Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - KHI MÙA THU TỚI

28 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 82272)
Nguyễn Anh Tuấn - KHI MÙA THU TỚI

KHI MÙA THU TỚI

anh_tuan-content

Nguyễn Anh Tuấn

 

Diệu Hương có liên lạc và nhờ tôi viết một bài nhân dịp Thanksgiving. Thú thật, tôi không phải là văn sĩ hay thi sĩ, nên văn chương chỉ ngần ấy thôi. Có nghĩa là 4 năm học Việt Văn ở trung học đệ nhất cấp cộng thêm 3 năm ở đệ nhị cấp. Đúng ra thì hình như học Việt Văn tới đệ tam thì hết. Lên tới đệ nhất thì được học Luân Lý Học và Tâm Lý Học.

Nhớ ngày nào ở đệ tam tôi ngán môn Việt Văn lắm, nhất là cổ văn. Bài "Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong" là một bài văn tế do Tiền Quân Nguyễn Văn Thành, một đại công thần triều Nguyễn soạn và đứng chủ tế lễ, truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong cuộc chiến giữa Chúa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn vào tháng chạp năm 1802, tại Thuận Hóa. Giọng thầy Thân Trọng Hưng sang sảng như để hồn vào bài văn tế:

"Than ôi! Trời Đông Phố vận ra Sóc Cảnh, trải bao phen gian hiểm mới có ngày nay; nước Lô hà chảy xuống Lương giang, nghĩ mấy kẻ điêu linh những từ thuở nọ, cho hay sinh là ký mà tử là quy; mới biết mệnh ấy yểu mà danh ấy thọ."

Thế mà tôi học hoài không thuộc. Nó có vẽ vừa tàu vừa ta. Tôi nuốt hoài mà sao nó không vô. Mà lạ nhỉ, không ai biểu, mà sao tôi nhớ vanh vách những bài thơ của TTKH. Từ bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti Gôn", "Bài Thơ Thứ Nhất", "Đan Áo Cho Chồng" và "Bài Thơ Cuối Cùng". Tôi đang ở tuổi vừa mới lớn, đang khát khao được nghe, được học những bài thơ tình của Hàn Mặc Tử, của Xuân Diệu, của Lưu Trọng Lư, để hình dung "con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô". Có lẽ thiếu vắng những lãng mạn của văn thơ tiền chiến, nên khối óc tôi filter out bài Văn Tế của ông Nguyễn Văn Thành chăng? Bây giờ nhìn lại, đọc lại bài "Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong" mới thấy nó hay, có ý nghĩa khi biết được những địa danh "Đông Phô, Sóc Cảnh, Lô hà, Lương giang". Giọng người Huế của thầy Thân Trọng Hưng ngày ấy như vẫn văng vẳng đâu đây. Lên đến đệ nhất tôi mê môn "Tâm Lý Học" và "Luân Lý Học" của thầy Lưu Ngọc Bích. Không biết các bạn ban Pháp Văn (1A2) ngày xưa đó, còn nhớ hay không. Giọng thầy Bích với tiếng Bắc thật nhẹ nhàng và những thí dụ thầy đưa ra thật dể hiểu cho môn học thật trừu tượng như "Luân Lý Học" và "Tâm Lý Học". Rồi môn Vật Lý của thầy Mai Kiến Phúc với những vận tốc đều, với vật thể rơi, với năng lượng và về sau nầy tôi có dịp tìm hiểu thêm qua phương trình nổi tiếng, nói sự liên hệ giữa năng lượng và trọng lượng của Einstein, E=mc² . Một vị thầy khác cũng đã khuyến khích và thường kêu tôi lên bảng làm toán đó là thầy Kỷ. Thầy dạy Lượng Giác Học (Trigonometry). Đối với tôi, đây là một môn toán mới mà tôi chưa bao giờ nghe. Nào sin, cosine, tangent, sin2 t + cos2 t = 1. Tới giờ thầy, tôi biết thế nào tôi cũng lên bảng làm toán. Thầy chia bảng ra làm hai, lần nào cũng vậy, một bên là tôi, một bên là Liên (em cô Tốt). Liên học giỏi và rất thông minh. Lần nào Liên cũng giải xong trước tôi. Thầy Kỷ lần nào cũng nói "mầy lại thua con Liên nữa rồi". Tôi về học ngày học đêm để cố làm xong trước Liên. Vì có được những vị thầy tận tâm như vậy, năm đó lớp tôi, tỉ số đậu tú tài hai rất cao. Bên lề những nhọc nhằn và những dễ thương của học trò tỉnh lẽ, tôi 17, 18 tuổi cũng có những mộng mơ của tuổi thần tiên. Chưa hề có một tình yêu. Lặng lẽ nhìn những tà áo trắng với chiếc nón lá trong sân trường ngày ấy .

“Áo em trắng quá, mà tôi thì khờ khạo.
Áo trắng đi rồi, tôi ngơ ngẫn nhìn theo.”

Tôi có về thăm lại Biên Hòa năm 1999. Gặp lại người bạn cũ, Hồ Văn Nho. Bạn dẩn tôi về nhà bạn và đãi cho tôi một bữa ăn gia đình rất đầm ấm. Tôi đi thăm lại trường cũ, nhưng người ta đã đóng cổng. Tôi ngẫn ngơ cố tìm lại hình bóng cũ của mình, của bè bạn năm xưa. Nhớ đến những tà áo trắng, nhớ đến chiếc nón lá. Nhưng, chỉ có những cơn nắng gắt của mùa hạ, và mây trắng bay. Tôi ao ước được nhìn lại chiếc nón lá năm xưa, nhưng hình như ít có ai đội nón lá như những ngày tháng cũ:

“Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.” 

(thơ nói về nón lá, tác giả: không biết)

 Qua những thăng trầm của thời cuộc và vật đổi sao dời, cái nón lá cũng đi theo vận nước nổi trôi và đang đi vào lịch sử. Có lẽ 50, 100 năm sau, nó sẽ được người ta nhắc đến trong bảo tàng viện: "Đây là chiếc nón lá mà người Việt Nam ta dùng 100 năm trước", như bài thơ viết: "Nón rất Huế, nhưng đời không phải thế". Đúng vậy, đời không phải thế. Tôi không chua chát với đời, nhưng chỉ ghi lại những gì mình yêu mến, đã không còn thấy nữa ở những người trẻ hôm nay. Ngày xưa trong ca dao có câu:

“Trời mưa thì mặc trời mưa . 

Em không có nón thì chừa em ra” 

(Ca dao) 

Chiếc nón lá sẽ mai một và mất dần như những con vật của thời tiền sử.


Biên Hòa bây giờ có nhiều người hơn tôi tưởng tượng. Nhà cửa cất ra tận lề đường.Tôi không nhìn lại được góc phố năm xưa trên đường Trịnh Hoài Đức nữa. Dấu vết năm xưa nay chỉ còn trong dĩ vãng. Một nỗi buồn len lén tràn ngập trong tôi.

“Sông xưa rày đã lên đồng ,
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng đâu tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.”
(Trần Tế Xương)

Trời đã bắt đầu trở lạnh và những cơn mưa đã bắt đầu rơi trên thành phố. Mùa thu đã đến ngoài đầu ngõ. Mùa thu ở đây không rực rỡ như ở vùng New England (Maine, New Hampshire, Vermont, Massachusetts, Rhode Island, and Connecticut), nơi đã làm tôi say đắm trong những ngày đầu đến Mỹ. Mùa thu ở thung lũng hoa vàng chỉ bàng bạc với những lá vàng khiêm tốn, nhưng cũng đủ làm cho tâm hồn mình trầm xuống với cảnh vật của đất trời. 

 Mùa thu thường làm mình nhớ về kỷ niệm. Tôi nhớ đến kỷ niệm năm đầu đến Nhật. Nhớ đến một đêm tối đang ngồi học bài trong phòng mình ở cư xá sinh viên, bổng nghe văn phòng gọi tên mình trên speaker "Betonamu no Gu wyn An Ton-san o-denwa desu" (Sinh Viên Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn có điện thoại ). Tôi vội vã chạy xuống văn phòng từ lầu 3 cư xá. Vừa bắt điện thoại lên, nghe bên kia đầu máy , "Tuấn hả , Ẩn E đây". Lúc đó dân Ngô Quyền đi học ở Nhật có Ẩn E , Trần Thị Kim Ngân , Lâm Thị Mỹ Yến và tôi . Ẩn E đi học ở Chiba (một thành phố nằm dọc theo vịnh Đông Kinh về phía đông nam của thành phố Tokyo khoảng 1 giờ tàu điện). Tôi lên tiếng "ừ, Tuấn đây". Giọng Ẩn E nghe như muốn khóc, "Thằng Vạn chết rồi ", tôi hỏi lại vì không muốn tin đó là sự thật. Ẩn E tưởng tôi không nhớ "Mầy nhớ thằng Vạn không, nhà nó ở Tân Vạn đó. Nó ra trường, rồi đi Võ Bị Đà Lạt ". Tôi nhớ chứ, nhà Vạn gần một con rạch ở Tân Vạn. Nhớ năm 68, tôi đến nhà Vạn chơi. Rồi hai thằng kéo lên núi Châu Thới ngồi trên một tảng đá, nhìn xuống phía dưới là một đoàn tàu chạy qua. Khói tàu tỏa ra theo làn gió thoảng, sao thấy thanh bình quá, dù một thanh bình trong khoảng khắc, một thanh bình trong không khí dầy đặt chiến tranh của Mậu Thân vừa xong. Tôi hỏi Vạn, đậu tú hai xong, định làm gì. Vạn trả lời là thích đi Võ Bị Đà Lạt. Vạn hỏi tôi, còn mầy. Tôi trả lời là tôi thích đi Quân Y. Vạn đi Đà Lạt như ý. Còn tôi không đi Quân Y mà đi học xa. Không làm bác sĩ, mà đi làm về semiconductor. Nghe Vạn chết , tôi thở dài. Trở về phòng thay đồ, đi về phía nhà ga Okubo, đi đến Shinjuku, rồi đổi qua đường tàu Yamate chạy quanh thành phố Tokyo. Ngồi trên tàu điện nhìn qua khung cửa kiếng, trời mưa râm râm. Đông Kinh về đêm, sáng rựng ánh đèn. Người ta đi lại tấp nập, nhưng trong lòng tôi đầy những buồn tênh. Tôi trở về cư xá khi trời quá nữa đêm và sương mù xuống. Tôi khe khẻ hát "Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế, trời mùa đông Tokyo, suốt đời làm chia ly.."

Những người bạn Ngô Quyền ở Nhật năm xưa bây giờ thì mỗi người mỗi ngã. Ẩn E thì ở Nhật, nhận Tokyo làm quê hương, tôi biết làm sao Ẩn E bỏ Tokyo được. Còn Ngân thì ở Canada. Yến ở Úc và tôi... thì vẫn tiếp tục đi làm về semiconductor ở miền bắc Cali.

Người Mỹ có phong tục rất hay, có ngày Thanksgiving để tạ ơn trời, để tạ ơn gia đình, tạ ơn bạn bè, tạ ơn những người chung quanh đã giúp mình. Tôi nhận lấy phong tục nầy. Xin được tạ ơn trời, tạ ơn cha mẹ, tạ ơn gia đình, tạ ơn thầy cô : thầy Phúc, thầy Hiệp , thầy Kỷ , thầy Bích, thầy Quyến (Pháp Văn), thầy Lan (Anh Văn), thầy Văn (Vạn Vật), thầy Hưng, cô Oanh (Sử Địa) và tất cả những thầy cô ở Ngô Quyền năm xưa. Tôi muốn viết một bài để tạ ơn thầy cô như nhà văn, nhà giáo Nguyễn Xuân Vinh viết trong "Thầy Còn Nhớ Tôi Không". Nhưng giáo sư Nguyễn Xuân Vinh viết hay quá. Tôi không thể nào viết một bài hay như thế được, xin thầy cô nhận nơi đây như những lời tạ ơn của em trong mùa lễ Tạ Ơn. Cũng xin tạ ơn các anh chị trong ban Chấp Hành Hội Ái Hữu CHS Ngô Quyền Biên Hòa đã tạo cơ hội cho chúng ta có dịp tìm lại nhau sau một quãng thời gian dài xa cách tưởng như không còn dịp gặp nhau nữa. Tôi đã tìm lại được những người bạn cũ, những bạn của một thời mới lớn: Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Võ Hải Vương, Huỳnh Xuân Hóa. Cũng xin tạ ơn các bạn Phan Kim Phẩm, Lê Văn Tới, Trương Kiến Xương, Huỳnh Quan Minh, và cô láng giềng, đàn em, Diệu Hương, lúc nào cũng sốt sắng liên lạc các anh chị khác cho những cuộc họp mặt Ngô Quyền ở miền bắc Cali.

Và cũng không quên tạ ơn nước Mỹ, người Mỹ đã mở rộng vòng tay đón nhận những người Việt Nam tỵ nạn chúng ta. Tôi cũng xin được tạ ơn và ngã mũ kính cẩn trước những bậc tiền bối, những đàn anh, những người bạn cùng trang lứa và những người em đã ngã xuống cho quê hương. 

“Some people come into our lives and quickly go. Some stay for awhile and leave footprints on our hearts. And we are never, ever the same.”

 

Thung Lũng Hoa Vàng

Mùa Lễ Tạ Ơn 2010

 

Nguyễn Anh Tuấn

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80545)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74013)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65693)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78459)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68760)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76194)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73935)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72677)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75552)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74219)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80506)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74098)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75844)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69098)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73741)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69346)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66521)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .