Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY XUÂN ĂN TẾT

03 Tháng Hai 202110:57 CH(Xem: 10685)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY XUÂN ĂN TẾT
Ngày Xuân Ăn Tết Tựa

 

Tết Tết Tết, Tết đến rồi

Tết đến trong tim mọi người.

 

Có thế chứ. Trong trái tim người Việt Nam ngày Tết thiêng liêng lắm. Như con bé rời VN năm 7 tuổi thế mà nó vẫn nhớ như in tiền lì xì đầu tiên nó có. Cái thời ăn độn, tiền không có mua gạo lấy gì cho nhiều. Thế nhưng đó là kỷ niệm. Kể cả bộ đồ mới ngày Tết, má may tay bằng chiếc áo dài cắt ra sửa lại. Những đường chỉ may tay chắc là không đẹp nhưng ban đêm dưới ngọn đèn dầu lù mù má ngồi nắn nót từng đường chỉ là hình ảnh đẹp. Bóng má rọi trên vách nên dù má có xấu hay đẹp, cái bóng đó cũng bao trùm lấy nó, che chở cuộc đời nó. Nó với má là cuộc sống là niềm vui. Ngày Tết nó mặc áo mới may còn thơm mùi phấn và mùi của má. Ngày Tết nhà nghèo nhưng đẹp hơn bao giờ hết.

 

Nó ăn Tết đúng nghĩa vì được ăn thịt. Miếng thịt heo béo ngậy ngon hết biết. Thịt kho với tàu hũ trong cái nồi nho nhỏ chan lên chén cơm nóng làm cho ngày Tết huy hoàng và nhớ đời. Nó chạy nhảy tung tăng, được mặc mồ mới, được tiền lì xì, được ăn ngon. Đúng là Ăn Tết.

 

Hôm nay má nói ngày mai đưa ông táo về trời. Nó nhìn lên tờ lịch treo trên tường không có ngày ta. Công nhận má nó nhớ kỹ thật. Ngày mai ông Táo về trển sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng điều gì?

 

Táo quân với hai ông một bà, một gia đình không đi đúng luật hôn nhân, vậy mà nhà trời chấp thuận và cho làm tiên. Hay ở thiên đình theo chế độ mẫu hệ? Thế đàn bà VN ráng ăn ở thật tốt để được lên trên đó tha hồ điều khiển chồng. Bỏ những lúc ở dương gian chồng ham vui nhậu say về đánh vợ bầm dập. Bỏ những lúc chồng năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên phải thờ chỉ một chồng. Nó nhớ chị Bảy hàng xóm ngày xưa. Nó thương chị vô cùng. Chị bán bánh canh mỗi buổi sáng. Chị thức dậy không biết từ lúc nào mà khi nó còn ngủ nướng trên giường đã nghe chị rao vang ngoài ngõ:

- Bánh canh n..ó..n.g đay...đây.

Dáng chị nhỏ dần bên đôi quang gánh kĩu kịt trên đường. Cửa nhà chị vẫn đóng im chứng tỏ anh Bảy vẫn còn ngon giấc. Vậy rồi anh dậy với tô bánh canh nóng hổi và một vài cục xí quách bên chai rượu. Anh ngồi nhâm nhi tận hưởng cuộc sống. Anh nói không tìm được việc làm và để vợ lo sinh kế. Sướng quá sinh hư, anh lại rủ bạn bè ăn nhậu, ca hát, đề đóm. Chị lại oằn lưng trả tiền ghi sổ nợ ở quán cho chồng. Trả nợ anh vay xã hội đen đánh đề. Nhưng chưa yên thân đâu, thỉnh thoảng nhậu say anh còn đánh chị lên bờ xuống ruộng. Đi bán mà cái mặt bầm tím đôi mắt sưng vù. Sáng chị bán bánh canh, chiều gom mua ve chai. Chị tất tả để kiếm miếng ăn và trả nợ mà chồng không thương. Thử hỏi làm sao chị không mơ ước lên trời để làm tiên nữ ăn no mặc đẹp rồi múa hát tưng bừng.

 

Ước cũng không được, chị mãi vướng cái nợ trần gian. Khi anh uống rượu quá nhiều bị viêm gan nằm nhà thương chị lại một phen vay nợ lãi để lo cho chồng. Một thời gian chống chọi, anh chết đi để lại cho chị một mớ nợ với lãi mẹ đẻ lãi con chị phải gồng mình trả. Chồng chết tưởng chị được thoát nợ, nhưng không chị phải phu tử tòng tử. Chị không được sống cho mình, phải nai lưng làm để nuôi thằng con "Con giống cha là nhà có phúc"

 

Chị đã khóc với nó chiều 30 Tết, chị không dám về nhà vì phải trốn xã hội đen đến đòi tiền thằng con vay để cá độ. Chị cúi mặt xuống, lau hai dòng nước mắt:

- Chị biết lấy gì Ăn Tết bây giờ.

Nó nắm lấy tay chị Bảy, bàn tay đã múc bánh canh ngày nào, bỏ thêm cho nó thêm một miếng thịt và cười thật tươi với nó:

- Ăn cho nóng rồi đi học. Thêm cho em miếng thịt nè.

Ăn Tết có còn vui không khi cái tết làm con người thêm mủi lòng theo số phận. Thương chị Bảy, thương cho một phận đời. Thương cho người phụ nữ Việt Nam kiên trinh, cam chịu.

 

Việt Nam ăn Tết lớn lắm. Dường như mọi người đổ ra cả ngoài đường để vui chơi, ăn uống. Khắp các thành thị, huyện, thị xã nơi nào cũng có tụ điểm ăn chơi và du lịch. Nói đúng theo chữ nghĩa bây giờ là "Hoành tráng" Những địa điểm vui Xuân choáng ngợp với hoa với cảnh với thú đẹp với hình ảnh 3D bắt mắt. Nam thanh nữ tú áo quần đủ màu đủ kiểu. Tay nắm tay, hạnh phúc trong mắt trong tay, trong những món hàng đắt tiền. Việt Nam ăn Tết chưa chắc nước nào sánh kịp vì sự tổ chức choáng lộn, thức ăn bắt mắt, rất nhiều loại hấp dẫn cỡ nào cũng có.  Con người VN dường như dồn hết sức, dùng hết tiền cho ba ngày Tết.

 

Năm vừa rồi Tết con chuột. Ngoài đời nhìn con chuột là phát khiếp. Nhưng vào năm 2020, con chuột được tô điểm thiên hình vạn trạng, khoác lên mình một lớp mạ màu vàng. Thì ra con chuột vàng đem tài lộc đến cho mọi nhà. Trên mọi địa điểm du lịch người ta chụp hình với chuột, chơi trò chơi có chuột và em đẹp nhất năm... con chuột.

 

Bố khỉ, con chuột năm 2020 chả phải là con chuột tài lộc mà là con chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm. Nó nhiễm bệnh dịch và nó chui ra ngoài. Thế là dịch bệnh lan khắp mọi nơi. Cả thế giới chết không kịp chôn, chết cô đơn, chết thê thảm, chết uất ức vì không có thuốc chữa, thuốc ngừa. Gần suốt một năm nghiên cứu, tiêu không biết bao nhiêu tiền, làm bạc đầu những nhà khoa học thuốc chủng mới ra đời. Con chuột sau một vòng rong chơi 365 ngày nó hết nhiệm kỳ nên giao thế giới này lại cho anh trâu. Tàn dư nó để lại nằm trong những người dính dịch. Nếu biết đề phòng và kịp chích thuốc ngừa thì thế giới qua được cơn hiểm họa. Còn không, con cháu của Covid 19 sẽ phát triển sinh sôi thế hệ mới nguy hiểm hơn thành Covid 20. Chỉ còn một tuần nữa nó sẽ “say Goodbye” và mỉm cười hài lòng vì thành tích phá hoại một năm hết sức "chuẩn, hoành tráng, vĩ đại". Nó là đồ khốn.

 

Có nhiều người không biết, tưởng rằng "Cầu, dừa, đủ, Xoài" là 4 loại  trái cây đầy đủ ý nghĩa trong mâm ngũ quả. Không đâu. Bây giờ trên mâm đó thay đổi theo thời đại mới. Không chỉ 5 loại mà thứ nào đắt tiền nhất là ý nghĩa nhất. Nhất là loại trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc chưng Tết chắc ăn... như bắp, để bao lâu cũng không hư vì được ám xì bùa ngâm thuốc hoặc chích. Đặc biệt năm Canh Tý có một phong trào chơi cây kiểng rất lạ là chưng trước nhà rất nhiều cây bắp. Cây bắp đang trổ trái gần ăn được là bứng lên, trồng vào chậu đem bán như cây kiểng để chưng Tết. Theo phong trào, mỗi nhà ít nhất cũng có hai chậu đặt ở phía trước để có ý nghĩa ngày Tết. Sang hơn chơi 4 hoặc chục cây. Ở những khu vui Xuân trang trí như một vườn bắp với những trái đầy đặn ngon lành. Đố quý vị lý do vì sao? Vì "Chắc Ăn Như Bắp"

Chỉ bốn chữ thôi thổi vào tâm hồn người dân VN thích suy diễn và hiểu nghĩa sâu xa khiến mấy ông chủ vườn bắp hốt bạc tỷ. Khâm phục mánh khóe làm ăn.

 

Năm nay năm con trâu. Con trâu có được gì đâu. Cả ngày cày ruộng mệt muốn ngất ngư con tàu, lại bị ông chủ đánh vào lưng vào mông đau điếng. Thả cái cày ra chỉ được ăn tí rơm khô. Phải ăn cho lẹ, nuốt cho mau như mấy ông lính mới huấn luyện trong quân trường, hay thời kỳ tù tội nhai nuốt cho kịp kẻo hết giờ. Ban đêm khi mọi người ngủ, con trâu phải nằm đó thức trắng ói rơm ra nhai lại. Thật khổ cho cái thân trâu.

Vậy đó, năm nay con trâu nhận bàn giao từ cho chuột tinh ranh hôi hám một tài sản chưa bao giờ tệ hơn. Con trâu to con nhưng hiền lành, đưa tay nhận ấn tính bàn giao mà nước mắt ròng ròng.

Một thế giới còn chìm ngập trong dịch bệnh. Số người nằm trong bệnh viện vẫn còn đầy ở các phòng cấp cứu. Thuốc chủng ngừa mới tìm ra chưa đủ cung cấp kịp thời cho toàn dân thì nó lại biến thể.

Cả năm nay thế giới đóng cửa, người buôn bán không bán được, máy bay không bay, ngành du lịch dừng lại lỗ vốn. Các công ty do tình hình dịch phải đóng cửa. Nói chung kinh tế xuống dốc thê thảm. Tinh thần người dân cũng xuống dốc và stress vì lo sợ và tù túng.

Trường học đóng cửa chỉ học online, trẻ em rồi sẽ hư mắt phải đeo kiếng cả thôi. Vì ngoài nhìn trên màn hình để học, các cháu lại mê game, thích chơi trên iphone, ipad. Các cháu sẽ có khuynh hướng cô lập bản thân, thích chơi và sinh hoạt với người ảo, hình ảo và niềm vui ảo. Một hình thức suy thoái tinh thần và thể chất cho giáo dục vì tác hại của học online.

Còn nữa, song song dịch bệnh và kinh tế là tình hình chính trị đảo lộn cả thế giới. Nước Mỹ với kỳ bầu cử Tổng Thống có một không hai đã ảnh hưởng toàn cầu. Trung Quốc như kiếm sĩ rút gươm sau khi hoàn thành bí kíp.  Đài Loan, Hồng Kông, biển đảo đang dậy sóng. Tình hình Liên Xô và các nước Âu Châu cũng không yên. Tại Mỹ hai đảng phái cũng đang tranh chấp kè cựa. Cựu Tổng Thống Trump dù hết nhiệm kỳ cũng vẫn là đề tài nóng bỏng trên chính trường nước Mỹ. Ngài tân Tổng Thống ký sắc lệnh liên tục làm những nhà phân tích chính trị bình luận hết cả giấy mực. Dân chúng đang thấp thỏm chờ tiền cứu trợ đợt ba. Năm 2021, Tổng thống tân nhiệm xóa tất cả những chính sách tiền nhiệm và làm mới. 

Năm nay các bạn biết VN có khuynh hướng chưng cây gì vào dịp Tết không? Cây Bắp hả? Xưa rồi Diễm. Năm nay chơi kiểu khác ý nghĩa hơn. Chơi cây lúa. Nghe nói năm nay sẽ dùng cây lúa cho vào chậu trang trí trước nhà như cây bắp năm 2020. Vì lúa biểu tượng cho nông nghiệp là nghề của chàng trâu. Lúa tượng trưng cho no đủ. Lại nhớ đến đồng tiền của VNCH xưa có hình bông lúa. Đừng nghĩ "Lúa là xuống dốc, tàn đời hay nhà quê như Hai Lúa nha" Hãy nghĩ lạc quan hơn một chút là sung túc, thịnh vượng, no đủ.

Tuy nhiên với tình hình du lịch còn đóng cửa, dịch bệnh đang lan mạnh và biến thể, chưa biết người VN có chơi Tết lớn như năm con chuột không?

 

Ngày mai đưa ông Táo về trời. Má nó đã chuẩn bị ngâm đậu và đã mua trái cây. Bà sẽ nấu chè tiễn Táo Quân sớm. Nó hỏi má nó :

- Ổng bả về trời bằng gì? Không máy bay, không cá chép?

Má nó cười bảo:

- Các ngài là thần tiên cần gì mấy cái đó. Nó đâu có chịu thua nó hỏi

- Vậy sao người ta mua cá chép để thả xuống sông?

Má nó không trả lời. Bà nhìn đâu đâu xa vắng. Nó biết bà đang nhớ về thời nghe chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa nên “Xưa bày nay bắt chước”. Nó không đề cập hay tranh luận với mẹ về những niềm tin mà nó cho là không hợp lý. Cùng một bến sông, chỗ này thả cá tạo phước, chỗ kia lưới bắt lại đem bán. Cũng như tục lệ phóng thích chim. Những con chim bị đặt bẫy, giăng lưới đem bán và thả ra làm phước. Xong cũng con chim đó bị bắt lại để chờ phóng sinh. Phóng sinh đâu không thấy, chỉ thấy chim bị chết không biết bao nhiêu. Tại sao không để chúng sống với rừng xanh, nước biếc, một cuộc sống tự do chim trời, cá nước. Cái vòng luẩn quẩn tham lam của loài người. Chỉ tội cho những con vật sống không yên, chết cũng không yên.

 

Năm hết Tết đến, nó vẫn đi cày mày miệt, đóng thuế ứ hự. Con cái vào đại học chẳng được ưu tiên giúp đỡ như những gia đình nghèo dù học giỏi. Lý do là ở income vừa cán mốc quy định. Đành thôi phải đem căn nhà ra thế chấp để cho con tiếp tục con đường học vấn.

Nó ước, giá như những nhà làm luật nghĩ lại một chút cho những người làm Healthcare Worker. Trong một năm nay, nó và đội ngũ ngành y chăm sóc sức khỏe chạm mặt tử thần, đối diện với sống chết, giành giật với con Covid 19 cứu bệnh nhân. Sự hy sinh, mệt nhọc, căng thẳng, nguy hiểm và vô cùng bất an. Giá... giá như đừng có nói ngoài miệng cám ơn suông mà hãy có một quy định giảm thuế nào đó hay giúp đỡ gì cho họ thì có ý nghĩa hơn không.

Nó nhớ câu hát ngày xưa ba nó hay ngân nga: "Đừng yêu lính bằng lời.." thì bây giờ nó cũng muốn nói về nghề nghiệp của nó ý nghĩa y chang như vậy.

 

Ngày Xuân ở nước Mỹ ăn Tết không vui. Năm nay ai ở nhà đó. Chùa không làm lễ mừng Xuân Di Lặc, không có hội Xuân. Thầy, Sư Cô cũng như Phật tử đặt sự an toàn lên trước. Vào chùa mặt đeo khẩu trang bịt kín lạy Đức Thế Tôn. Ngài nhìn xuống từ ái khoan dung.

- Rồi mọi tai biến sẽ qua. Trái tim bình an thế giới bình an. Tâm hồn thanh thản, cuộc sống hạnh phúc. Tâm không vướng mắc, sức khỏe tráng kiện. Biết đủ để an vui, tâm hồn thanh thản.

Sao mà dễ dàng, sao mà đơn giản chỉ gộp lại một chữ Tâm. Nhưng suốt đời con người lặn ngụp trong đời sống, mấy ai đã giác ngộ, mấy ai đã tâm an.

 

Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.

 

Nguyễn thị Thêm

 

 

 

 

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73068)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73803)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73902)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72630)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 81015)
  Hôm nay “Hội Ngộ Trùng Phùng”, Thầy trò, bè bạn, vui mừng gặp nhau. Thỏa lòng mong ước bấy lâu, Tha phương hội ngộ cố tri Ngô Quyền.
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 71975)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73819)
Nếu dân ca được đặt lại khúc Mười Thương Mình sẽ hát Thương Trường Tôi Thứ Nhất Em sẽ hát Một Thương kỷ niệm một thời còn xanh ngắt Những thương nhớ khác nào cũng xếp thứ hai, ba …..
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75299)
    Năm mươi ngọn nến, thắp lung linh, Sinh nhật trường ta thắm đượm tình.  
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75497)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74180)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80472)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74034)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75807)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69290)
  Để tưởng nhớ Anh Nguyễn Phong Cảnh và  chia sẻ nỗi buồn với chị Ma thị Ngọc Huệ,  cựu học sinh Ngô Quyền .  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69064)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73697)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 71375)
    Ảnh xưa nhìn thật đâu ngờ, Thầy, Cô, Bạn cũ bây giờ nơi đâu ?
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69306)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66477)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36026)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 72048)
Mừng Vui Hội Ngộ Ngô Quyền Cựu Chúc Nhau Giai Lão Bách Niên Lưu.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34776)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 70150)
Mười năm trên đất Mỹ Dẫu có nhiều cuộc vui Nhưng tận cùng nỗi nhớ Vẫn ngậm ngùi chưa nguôi.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 74334)
ĐÓN mấy Đông qua nơi đất khách, CHÀO Xuân tuổi hạc mãi dần cao, NGÀY tháng trôi nhanh vẫn ước ao HỘI ngộ cùng nhau sẽ có ngày, TRÙNG dương bão nổi gây ngăn cách.... PHÙNG thời sẽ giúp gặp cố tri
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73039)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42132)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65394)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73650)
Ai thắp trong tôi niềm tin tuổi dại Tin ngày mai đường ngọc mát chân son.