Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Xuân Hoàng - XIN LỖI VÀ CÁM ƠN.

25 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 97906)
GS Nguyễn Xuân Hoàng - XIN LỖI VÀ CÁM ƠN.

THƯ CUỐI NĂM

blank 

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Xin lỗi và cám ơn!

 

Buổi chiều cuối năm, ngồi bên ly cà phê với người bạn đến từ một tiểu bang xa. Bạn tôi hỏi, ba điều bốn chuyện, chuyện sức khoẻ, chuyện gia đình, chuyện công ăn việc làm, chuyện người sống người chết, chuyện quê hương, chuyện quê nhà... Sau cùng bạn hỏi: "Năm qua cậu đã làm được những gì, đầu óc có thoải mái không?" Tôi nửa đùa nửa thật: Đầu óc thì không, còn làm được việc gì thì không biết.

Bạn tôi là một người chơi nhạc, không phải nhạc sĩ sáng tác, nhưng kiến thức về âm nhạc thì khá cao, và chơi đàn tây ban cầm xuất sắc. Mặc dù ở xa chúng tôi vẫn thường liên lạc nhau qua email. Có lần anh đưa ra một nhận xét bất ngờ về một bài viết của tôi, anh làm tôi sửng sốt. "Phong cách của bút pháp. Đó cũng là một vấn đề," anh nói. Đọc nhiều, biết thưởng thức hội họa, và nói về văn chương và kịch nghệ thì thuyết phục lắm... tuy vậy bạn tôi không phải là người viết văn làm báo.

Cà phê nóng. Tôi uống một ngụm. Mùa đông năm nay ở miền bắc Cali lạnh hơn năm ngoái, lạnh hơn cả những năm trước nhiều. Tôi mở gói mật ong châm thêm vào ly cà phê. Hôm nay là ngày cuối tuần, tôi không ngồi ở quán quen Starbucks của tôi, mà là quán Peet’s coffee. Cà phê ở đây đậm hơn cà phê starbucks. Khung cảnh cũng thân mật và ấm cúng, từ cái bàn cái ghế, những gói cà phê, … Mấy bức tranh treo trên tường cũng đơn giản và nồng ấm. Quán hơi vắng. Có hai người khách sát bàn tôi: một người Mỹ râu tóc bạc phơ, ăn mặc rất bụi đời [áo quần giày dép và cái mũ chụp đầu bằng len cũ kỷ tả tơi] và một phụ nữ Á châu ăn mặc sang trọng, nhưng nét mặt hơi thô và lạnh. Tôi biết quán Peet’s coffee này hơi trễ, chỉ chừng hơn 1 năm nay thôi, nhưng tôi rất thích.

Bạn tôi nhắc: “Sao lúc này không thấy cậu viết gì? Phải viết đi chứ! Ở không lâu quá đâu có tốt.” Tôi nói không viết gì vì không biết viết gì, nhưng ở không thì cũng không hẳn là ở không đâu. “Nghĩa là cậu không còn chuyện văn chương chữ nghĩa nữa à?” Tôi nói chuyện chữ nghĩa thì còn nhưng mà chuyện văn chương thì không. Tôi lúc này thích chuyện thời sự hơn. “Nói tóm lại là cậu không có thì giờ?” bạn tôi hỏi. Tôi nói, thì giờ đâu nữa mà còn. Từ mấy năm nay tôi đã đọc ít đi. Thiếu cái nguồn nước liên lỉ ấy, cái giếng sẽ khô cạn dần, mạch nước ấy khi không còn thì cái ngọn lửa kia cũng từ từ tàn lụi, lấy nhiên liệu đâu mà đốt lên? “Cậu nói sao?” bạn tôi hỏi. “Cậu không đọc sách nữa à? Bỏ cái chuyện vớ vẩn ấy, chết tiệt ấy đi cậu ơi. Tin trong nước, tin ngoài nước, tin thế giới, tin xe cán chó chó cán xe, tin trong nhà ngoài phố. Cái thứ mì ăn liền ấy mà! Đau đầu!” Ừ, tôi nói, đau đầu thật!

…..

Bạn tôi nói: “Cậu có biết chuyện ký mục gia Art Buchwald không?” Ông nói sao? Tôi hỏi. Ông Art Buchwald à? Ông ấy mất từ tháng Giêng năm 2007 kia mà! “Đúng vậy!”, bạn tôi nói, “Tôi biết chứ, ông ấy mất đã gần bốn năm rồi, nhưng cậu không biết là ông Art Buchwald trước khi chết ở tuổi 82 vẫn còn viết không?” Ừ, thì sao? “Còn cậu, còn lâu cậu mới tới tuổi đó, sao cậu lười thế?” Tôi hỏi, ông nói thế là thế nào? Bạn tôi cười, “Thế cậu không thấy chuyện này không dính líu gì tới cậu à?” Dính líu gì? Tôi hỏi. “Hãy bắt chước Art Buchwald đi, nếu đời không có gì vui, thì sao không mang tặng cho đời một nụ cười?” Bạn tôi hỏi lại.

Bạn tôi kể “Từ tháng Hai năm 2006, khi bác sĩ cho biết vì ông không chịu lọc máu hàng tuần nên ông chỉ còn sống vài tháng nữa thôi, ông quyết định dọn vào hospice, một loại housing ‘tống tiễn’ những người chờ chết và muốn ra đi một cách êm thắm không làm phiền ai. Chính tại nơi chốn này, ông vẫn không ngừng viết và còn in cả một cuốn sách mang tựa Too Soon To Say Good Bye (Còn quá sớm để nói lời từ biệt).

Ly cà phê của tôi đã cạn. Tôi đứng nhổm dậy. Bạn tôi biết ý. “Thôi cậu ơi. Đủ rồi! Tối rồi, đâu phải buổi sáng mà không ngừng cà phê thế này. Mai tôi bay về lại tiểu bang ngập lụt New Orleans của tôi, tôi vẫn muốn hỏi lại cậu một câu: năm qua cậu đã làm được những gì?” Năm qua? Tôi có làm được gì đâu. Toàn những chuyện vớ vẩn. “Sao lại vớ vẩn?” Thì đấy, chuyện thì nhiều mà có ra cái khỉ gì đâu! “Vậy có nghĩa là cậu cũng có làm đôi ba chuyện phải không? Cậu nghĩ gì về những chuyện khỉ của cậu?” Tôi biết bạn tôi nhất định không buông tha tôi. Thì đành. Tôi nói: Tôi muốn nói lời xin lỗi. “Xin lỗi ai?” Xin lỗi tất cả mọi người. Tôi muốn xin lỗi những người tôi yêu thương, những người tử tế và cả những người không tử tế với tôi. Tôi muốn xin lỗi bạn, xin lỗi những người tôi quen, lẽ ra tôi phải làm điều này không nên làm điều kia, nhưng tôi đã làm nhiều điều ngược lại. Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi. Cảm tạ những người đã từng giúp đỡ mình, đã từng chăm sóc mình, lo lắng cho mình, những người đã bất chấp những rào cản của cuộc sống đã đem cho mình tình yêu thương mà rồi đây suốt cả đời sẽ không bao giờ tìm thấy... Và trong túi áo kia là những lời xin lỗi vì mình đã không xứng đáng với lòng tử tế của họ, đã không hết lòng với họ, đã không trải lòng ra lắng nghe tiếng nói của họ. Tôi muốn nói lời xin lỗi với những độc giả của tạp chí Văn, tờ báo tôi đã làm ở Việt Nam sau anh Trần Phong Giao, và nay ở Mỹ sau nhà văn Mai Thảo, tờ báo đã đình bản mà không một lời xin lỗi. Cái lỗi đó quá lớn. Tại sao? Cả một năm qua, tôi nằm chờ chuyện đi xa, chờ từng ngày… “Cậu thật là vớ vẩn! Cậu đã nói bao nhiêu lần câu này rồi?” Tôi nhớ tôi đã nói nhiều lần. Và cách đây mấy năm, nhà văn Võ Phiến có viết cho tôi một lá thư tay về cái ý nghĩ “vớ vẩn” đó của tôi đấy. “Ông Võ Phiến viết gì cho cậu vậy? Tôi muốn đọc được không?” Muốn đọc thật à? Lần tới tôi sẽ cho ông đọc. Nhưng ngay lúc này thì chưa được. Ừ, tối rồi, không cà phê nữa. Bây giờ tôi đưa ông đến một quán cơm Ý, tôi muốn uống một ly rượu đỏ với ông trước khi chia tay.

Mùa đông, mặt trời đi ngủ sớm. Bóng tối tràn ngập khắp bãi đậu xe trước quán cà phê Peet’s coffee. Và lạnh.... “Đúng, cậu vớ vẩn thật!” Bạn tôi nói.


Tháng 12, 2009 

blank
 

12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 80030)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91541)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97328)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67427)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82098)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91579)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94730)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210413)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100453)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100938)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96052)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69625)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71439)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 67055)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68858)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68267)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69712)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69143)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65836)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73338)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82757)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66485)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87716)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34813)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 67078)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 70128)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69506)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66718)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.