Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - TỪ NHỮNG GIỌT MƯA

26 Tháng Giêng 20181:34 CH(Xem: 21044)
Nguyễn thị Thêm - TỪ NHỮNG GIỌT MƯA
Từ những giọt mưa

Tôi ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ. Những hạt mưa rơi thong thả  ngoài trời. Những giọt mưa thầm lặng trong buổi sáng

Nhà vắng ngắt. Mọi người đi làm, đi học. Trong cái tĩnh lặng của không gian. Mưa như nhắc nhở cái khôn cùng của tạo hóa. Những giọt nước từ trên không  rơi xuống. Thấm vào lòng đất. Nước bốc hơi thành mây rồi lại thành mưa. Cái vòng tròn bất biến không bao giờ thay đổi.

Tôi nhớ trong một bài kinh. Hãy rèn luyện tâm mình như nước. Nước dơ, nước sạch. Nước từ  thân thể con người. Nước từ sông hồ, ao biển. Nước không câu nệ mình dơ hay sạch. Không cần ai nghĩ gì về mình, nước vẫn tĩnh lặng, luân lưu, chảy một cách bình thản. Dữ dội hay hiền lành không phải do nước mà do nguồn chảy, do địa thế. Con ngươi và trái đất này vẫn cần nước. Nước là một thể lỏng rất dịu dàng, nhưng sức mạnh tiềm ẩn vô song.

Kết luận của  bài kinh là "Hãy tạo tâm mình tĩnh lặng như nước. Không cố chấp, không sân si. Không ngược về quá khứ. Không ảo vọng tương lại. Hãy sống ngay thực tại và an tịnh từ giờ, từng ngày. Giữ gìn và lắng nghe hơi thở. Hơi thở còn, sự sống còn.  Hơi thở mất, sự sống hũy diệt.

 

Nước đang rơi ngoài kia, những giọt mưa thánh thót. Những giọt nước làm cây cối sống  lại đâm chồi nẩy lộc. Những giọt nước làm người Cali vui  vì báo hiệu mùa hạn hán thiếu nước sẽ đở hơn. Nhưng từ trong thâm sâu tôi lại nghĩ đến những vùng bị nạn cháy rừng khốc liệt vừa qua. Liệu những cơn mưa này có đem bùn đất từ núi xuống làm đất chuồi nguy hiểm cho họ không?

Nước có tỉnh lặng không? Nước có linh hồn không? Nước nằm trong ly người ta gọi là ly nước. Nằm trong bình gọi là bình nước. Là sông, là hồ, là ao, là đầm, là vũng. Tên của nước thay đổi theo hình thể chứa nó. Nhưng cái gốc nước vẫn là nước. Bất biến.

Tôi nghĩ một cách nông cạn, linh hồn con người như nước. Do nghiệp căn hay thiện căn mà thay đổi số mạng, giới tính và xuất thân trong cõi đời này.

 .....

Cuối tuần này là  cúng 100 ngày cho chồng. Tôi lại nghĩ đến anh . Đến nụ cười hiền lành và chấp nhận. Tình yêu của những cặp vợ chồng già cho nhau nó thâm trầm và biểu lộ trong sinh hoạt hằng ngày.

Một nụ cười ấm áp. Một câu nói tếu. Một cái nắm tay an ủi. Một chén canh bổ dưỡng. Chén cháo nấu thật nhừ. Lời nói ngọt ngào dỗ dành đút ăn cho hết. Những hành động bình thường đó lại tác động tâm lý rất nhiều cho người bệnh.  Dù người bệnh có  khó tính thế mấy, hãy dùng tấm lòng khoan thứ và cảm thông mà đối đãi hết lòng.

 

Nhưng vòng tròn sinh tử không ai vượt thoát. Dù có đem hết tình thương yêu trì kéo lại, khi sức tàn lực kiệt, người thân chúng ta cũng phải bỏ ra đi. Người già đã đành, khi sinh mạng đã tận phải chấp nhận luật tử sinh. Thương cho những người còn trẻ. Bỏ lại bao nhiêu là ước mơ và tương lai. Bỏ lại vợ trẻ, con thơ với tất cả tình yêu còn dào dạt, ấm nồng.

 

Đọc những bài viết về người già. Về những lựa chọn cuộc sống cho mình. Về nhà thương, thuốc uống. Về nursing home. Về lo hậu sự...Tôi thấy mình thật gần gủi với bệnh tật và cái chết. Mình không nên bi quan mà nên nhìn thẳng vấn đề. Phải tính trước những cái xấu nhất và bình tâm đứng ra đối phó.

 

Người Việt mình hay kiêng cử, sợ nói đến bệnh hoạn và cái chết. Những điều đó sợ xui hay nói con cái trù ẻo mình. Người Tây phương thực tế hơn. Họ dọn sẳn con đường cho tuổi già và chấp nhận cái chết. Họ không dựa vào con cái mà dựa vào những sự sắp đặt từ khi còn đi làm. Tiền hưu trí, tiền bảo hiểm nhân thọ, tiền saving. Họ chuẩn bị trước cho mình. Đặt niềm tin và gửi gấm mọi sự cho người bạn đời ở lại.

 

Tôi đã qua giai đoạn ấy nên nghĩ mình phải thực tế một chút. Mọi vấn đề pháp lý khi người chồng hay vợ nằm xuống là phải do người còn lại  quyết định. Con cái không có quyền gì hết nếu mình không ký giấy ủy quyền. Nếu người đó không còn vợ hay chồng còn sống, thì nhà quàn đòi hỏi phải trên phân nửa số con đồng ý và ký vào giấy tờ.

 

Người chết là hết. Nhưng hết làm sao để người chết không vương vấn mà người sống cũng thoải mái. Từ cách chọn cho mình cái chết như thế nào. Có cần giựt máy tối đa để cứu vãn sự sống hay nên để ra đi một cách nhẹ nhàng nếu Bác sĩ  bó tay. Từ cách chọn mời chư tăng. Từ cách để người chết lưu lại 8 tiếng hay mọi người trong gia đình đến nhìn mặt như vậy đủ rồi. Từ cách chọn trước nhà quàn để họ tới đem đi hay phó mặc cho bệnh viện, sau đó cả nhà mới ngồi lại bàn thảo quyết đinh sẽ chọn nhà quàn nào. Rồi vấn đề tài chánh, chi phí cho tang sự. Ước nguyện của  người chết lúc sống ra sao? Người  thân chúng ta muốn chôn hay thiêu. Rồi thiêu để hài cốt ở đâu hay đem về VN.

Nếu đã quyết định chọn là chuyển bình tro đi nơi khác (Thí dụ về VN đặt trong phần đất gia đình), thì không thể ghi tên chùa mình ký thác tạm. Như vậy sau này phải làm lại giấy tờ và xin thủ tục rất khó khăn và  phiền toái.  Hũ tro cốt như đại diện cho một con người. Chùa nhận hũ tro cốt phải có giấy tờ chính thức mới hợp lệ.

 

Cho nên không có gì tốt hơn và khỏi phiền con cháu là mình phải chuẩn bị trước ngày ra đi cho mình. Mình có thể chọn một nhà quàn mình tin cậy để lo lắng hậu sự sau này. Bây giờ có thể trả góp không tiền lời. (Mỗi tháng chỉ trả hơn 100$ và trong vòng 5 năm không tiền lời.) Có thể tự chọn cái giường thiên thu cho mình nằm êm ái. Có thể chọn cái bình xinh xinh để giữ nắm tro tàn. Có thể chọn hoa trên quan tài. Mẫu thiệp báo tin hay quyển ghi lưu niệm. Mọi việc tang sự gần như nhà quàn họ lo gần hết. Con cái không phải hoảng hốt ngồi lại tính toán chọn lựa và đôi khi có thể bất đồng với nhau làm mất hòa khí gia đình.

 

Khi mình đích thân làm những lựa chọn đó, mình sẽ có một tâm trạng sẵn sàng và không lo sợ. Đối diện cái chết mà không lo sợ thì có phải là yên bình lắm hay sao. Nói vậy cho vui, chứ ai biết cái chết sẽ đến lúc nào. Chết như thế nào và lúc đó mình ra sao. Không ai có thể bình tỉnh và đè nén nỗi sự lo sợ và đau đớn tột cùng, khi thoát bỏ cái thân xác đầy những vết  chém tàn khốc của thời gian và bệnh tật.

Tuy nhiên suy cho cùng, không ai có thể thoát khỏi cái vòng sinh tử này. Ngày rồi tới đêm. Chẳng ai kềm lại thời gian đang  xoay chuyển. Cho nên khi bước qua giai  đoạn cần thiết. Mình phải suy nghĩ và nhìn thẳng vấn đề. Vừa sắp xếp cho mình mà cũng không làm vướng bận khó xử cho con cái.

 

Ngày xưa ba  và chú tôi đặt trước cho bà nội tôi một áo quan rất chắc và đẹp. Khi đem về, nội tôi nhìn thấy quá sợ và bắt phải đem đi trả. Nhưng hòm mà làm sao trả lại được. Thế là ba tôi phải nói láo là đem đi trả rồi. Nhưng làm một cái chái sau nhà che kín lại đặt cái hòm trong đó. Chú tôi không lâu sau đó qua đời, yên lòng đã chuẩn bị ngôi nhà vĩnh cữu  cho mẹ. Bà nội tôi sống đến 95 tuổi mới ra đi.  

 

Tại nước Mỹ này tôi có một người thân. Khi còn khỏe mạnh, bà dấu các con, mua cho mình một package tang sự đầy đủ. Bà rửa lớn một tấm hình yêu thích chuẩn bị cho ngày tang lễ. Bà bỏ  trong một phong bì to với tiền và những giấy tờ cần thiết. Bà lên chùa trình bày với sư trụ trì nhờ người đến tụng niệm một mai bà sẽ ra đi. Bà cũng chuẩn bị  một số tiền dự trù  cho chi phí linh tinh.

Một sáng, sau bửa điểm tâm, bà ngồi đọc báo và yên bình từ giả cõi đời. Khi bà mất, trong di chúc để lại, bà dặn các con cứ theo sự chuẩn bị của bà mà làm. Một đàn con rất đông và giàu có, nhưng không ai phải lo lắng điều gì về  sự ra đi của mẹ.  Di nguyện của bà là các con hãy đùm bọc giúp đở lẫn nhau. Đem tình thương yêu, lo lắng dành cho bà gửi đến những người tàn tật, nghèo khó, bệnh hoạn cần được giúp đở.

 

Cũng có nhiều ý nghĩ ngược chiều là như vậy sẽ làm buồn các con. Chúng không có dịp được trả hiếu và lo cho cha mẹ. Không lẽ cha hay mẹ chết mà chúng không lo hay sao? Nhưng ai mà biết trước tới lúc đó chúng sẽ nghĩ gì và làm gì? Hay chúng sẽ cám ơn cha mẹ đã chu toàn để chúng khỏi phải khó xử.

 

Cái tốt nhất bây giờ khi cha mẹ còn sống là con cái phải hết lòng thương yêu, quan tâm săn sóc. Có thể cùng nhau mua cho cha mẹ một bảo hiểm nhân thọ để cha mẹ yên tâm những ngày cuối đời. Hay mua cho cha mẹ một package hậu sự với sự đồng thuận chọn lựa của cha mẹ.

Không có gì quá sớm, cũng không có gì kiêng cử khi ta đang sống trong một nước tân tiến. Luôn luôn có sự nhìn xa và dự kiến thực hiện lâu dài.

 

Cha mẹ nào cũng muốn con mình học cao, chức lớn. Cả một đời vất vả hy sinh cho con thành tài. Nhưng càng thành tài, lương càng cao, càng không có thời gian gần gũi cha mẹ. Không một ông bác sĩ luật sư nào bỏ một tuần một tháng, không làm việc để hầu hạ cha mẹ, trong những giờ phút bệnh nặng hay cận kề cái chết.

Chúng ta không trách con cái mình được vì "Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống" Chúng còn phải lo cho gia đình, con cái chúng. Chúng ta hy sinh cả sinh mạng mình qua đây không hề mong muốn con mình thất nghiệp hay sống nhờ vào tiền lương Chăm sóc người già người bệnh gọi là In home support services (IHSS) để ở nhà phục vụ chúng ta.

 

Sự thật nhiều lúc nói ra thật đau lòng. Nhưng thực tại là như thế. Đành phải chấp nhận mà thôi. Hãy mở lòng ra với con cái và cả với bản thân mình. Hãy yêu thương và quý mến người bạn đời còn đi song bước bên cạnh mình. Mai kia, một trong hai người ngã quỵ, người còn lại sẽ là người chăm sóc cho ta. Sự chăm sóc một người già, người bệnh thật không phải dễ dàng. Ngoài nhiệm vụ một người y tá, còn là trái tim yêu thương của một người vợ, người mẹ đầy chịu đựng và hy sinh.

 

Hãy dành những ngày tháng vàng của tuổi về hưu mà sắp xếp lại cuộc sống của mình. Hãy cho người phối ngẫu bên cạnh mình những dấu ấn cuối đời tươi đẹp. Hãy chuẩn bị trước những gì mai kia có thể  xảy ra.

Hãy sống những ngày có ý nghĩa và vui vẻ trong đời. Hãy làm những gì mình thích mà thời gian trước bận bịu mình không thể thực hiện. Hãy kết nối bạn bè nhiều hơn để cuộc sống không buồn tẻ. Hãy chăm sóc sức khỏe nhiều hơn vì thân thể này là của mình. Sự đau đớn vì bệnh hoạn không ai có thể gánh vác thế được.

 

Mùa Xuân đã về,  trẻ con thêm một tuổi đời để lớn lên. Người già đã mất đi một tuổi thọ. Năm qua một vài người thân yêu của ta đã nằm xuống. Đôi khi nghĩ đến họ, ta có cảm giác họ đã đi chơi ở một nơi xa nào đó. Rồi ta nghĩ lại mình, cái nơi họ đi xa đó chừng nào mình sẽ tới và tới bằng phương tiện gì, có dễ dàng lắm không?

 

Cái nhà, căn phòng đầy những đồ vật quá cũ kỹ, ta cần dọn dẹp thu vén để đón mùa Xuân mới. Cuộc đời ta đầy những muộn phiền, lo âu ta cũng nên quăng bỏ rác bụi sân si bớt đi. Như vậy ta sẽ thong dong, nhẹ nhàng trong những ngày nàng Xuân đến để thay đổi cuộc đời ta. Vui hơn, hạnh phúc hơn trong an lạc.

 

Ngoài kia những giọt mưa vẫn rơi đều đặn. Buổi sáng mùa Xuân Cali đẹp hơn với những cơn mưa.

Chúc các bạn một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 



27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75733)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92002)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34562)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65372)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65292)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75315)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69990)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68824)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161989)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84344)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64365)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68648)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76048)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68199)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67177)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41894)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93336)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70379)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70938)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69024)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68782)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70003)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71572)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73074)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146820)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71326)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70258)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69952)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...