Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - TỪ NHỮNG GIỌT MƯA

26 Tháng Giêng 20181:34 CH(Xem: 21048)
Nguyễn thị Thêm - TỪ NHỮNG GIỌT MƯA
Từ những giọt mưa

Tôi ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ. Những hạt mưa rơi thong thả  ngoài trời. Những giọt mưa thầm lặng trong buổi sáng

Nhà vắng ngắt. Mọi người đi làm, đi học. Trong cái tĩnh lặng của không gian. Mưa như nhắc nhở cái khôn cùng của tạo hóa. Những giọt nước từ trên không  rơi xuống. Thấm vào lòng đất. Nước bốc hơi thành mây rồi lại thành mưa. Cái vòng tròn bất biến không bao giờ thay đổi.

Tôi nhớ trong một bài kinh. Hãy rèn luyện tâm mình như nước. Nước dơ, nước sạch. Nước từ  thân thể con người. Nước từ sông hồ, ao biển. Nước không câu nệ mình dơ hay sạch. Không cần ai nghĩ gì về mình, nước vẫn tĩnh lặng, luân lưu, chảy một cách bình thản. Dữ dội hay hiền lành không phải do nước mà do nguồn chảy, do địa thế. Con ngươi và trái đất này vẫn cần nước. Nước là một thể lỏng rất dịu dàng, nhưng sức mạnh tiềm ẩn vô song.

Kết luận của  bài kinh là "Hãy tạo tâm mình tĩnh lặng như nước. Không cố chấp, không sân si. Không ngược về quá khứ. Không ảo vọng tương lại. Hãy sống ngay thực tại và an tịnh từ giờ, từng ngày. Giữ gìn và lắng nghe hơi thở. Hơi thở còn, sự sống còn.  Hơi thở mất, sự sống hũy diệt.

 

Nước đang rơi ngoài kia, những giọt mưa thánh thót. Những giọt nước làm cây cối sống  lại đâm chồi nẩy lộc. Những giọt nước làm người Cali vui  vì báo hiệu mùa hạn hán thiếu nước sẽ đở hơn. Nhưng từ trong thâm sâu tôi lại nghĩ đến những vùng bị nạn cháy rừng khốc liệt vừa qua. Liệu những cơn mưa này có đem bùn đất từ núi xuống làm đất chuồi nguy hiểm cho họ không?

Nước có tỉnh lặng không? Nước có linh hồn không? Nước nằm trong ly người ta gọi là ly nước. Nằm trong bình gọi là bình nước. Là sông, là hồ, là ao, là đầm, là vũng. Tên của nước thay đổi theo hình thể chứa nó. Nhưng cái gốc nước vẫn là nước. Bất biến.

Tôi nghĩ một cách nông cạn, linh hồn con người như nước. Do nghiệp căn hay thiện căn mà thay đổi số mạng, giới tính và xuất thân trong cõi đời này.

 .....

Cuối tuần này là  cúng 100 ngày cho chồng. Tôi lại nghĩ đến anh . Đến nụ cười hiền lành và chấp nhận. Tình yêu của những cặp vợ chồng già cho nhau nó thâm trầm và biểu lộ trong sinh hoạt hằng ngày.

Một nụ cười ấm áp. Một câu nói tếu. Một cái nắm tay an ủi. Một chén canh bổ dưỡng. Chén cháo nấu thật nhừ. Lời nói ngọt ngào dỗ dành đút ăn cho hết. Những hành động bình thường đó lại tác động tâm lý rất nhiều cho người bệnh.  Dù người bệnh có  khó tính thế mấy, hãy dùng tấm lòng khoan thứ và cảm thông mà đối đãi hết lòng.

 

Nhưng vòng tròn sinh tử không ai vượt thoát. Dù có đem hết tình thương yêu trì kéo lại, khi sức tàn lực kiệt, người thân chúng ta cũng phải bỏ ra đi. Người già đã đành, khi sinh mạng đã tận phải chấp nhận luật tử sinh. Thương cho những người còn trẻ. Bỏ lại bao nhiêu là ước mơ và tương lai. Bỏ lại vợ trẻ, con thơ với tất cả tình yêu còn dào dạt, ấm nồng.

 

Đọc những bài viết về người già. Về những lựa chọn cuộc sống cho mình. Về nhà thương, thuốc uống. Về nursing home. Về lo hậu sự...Tôi thấy mình thật gần gủi với bệnh tật và cái chết. Mình không nên bi quan mà nên nhìn thẳng vấn đề. Phải tính trước những cái xấu nhất và bình tâm đứng ra đối phó.

 

Người Việt mình hay kiêng cử, sợ nói đến bệnh hoạn và cái chết. Những điều đó sợ xui hay nói con cái trù ẻo mình. Người Tây phương thực tế hơn. Họ dọn sẳn con đường cho tuổi già và chấp nhận cái chết. Họ không dựa vào con cái mà dựa vào những sự sắp đặt từ khi còn đi làm. Tiền hưu trí, tiền bảo hiểm nhân thọ, tiền saving. Họ chuẩn bị trước cho mình. Đặt niềm tin và gửi gấm mọi sự cho người bạn đời ở lại.

 

Tôi đã qua giai đoạn ấy nên nghĩ mình phải thực tế một chút. Mọi vấn đề pháp lý khi người chồng hay vợ nằm xuống là phải do người còn lại  quyết định. Con cái không có quyền gì hết nếu mình không ký giấy ủy quyền. Nếu người đó không còn vợ hay chồng còn sống, thì nhà quàn đòi hỏi phải trên phân nửa số con đồng ý và ký vào giấy tờ.

 

Người chết là hết. Nhưng hết làm sao để người chết không vương vấn mà người sống cũng thoải mái. Từ cách chọn cho mình cái chết như thế nào. Có cần giựt máy tối đa để cứu vãn sự sống hay nên để ra đi một cách nhẹ nhàng nếu Bác sĩ  bó tay. Từ cách chọn mời chư tăng. Từ cách để người chết lưu lại 8 tiếng hay mọi người trong gia đình đến nhìn mặt như vậy đủ rồi. Từ cách chọn trước nhà quàn để họ tới đem đi hay phó mặc cho bệnh viện, sau đó cả nhà mới ngồi lại bàn thảo quyết đinh sẽ chọn nhà quàn nào. Rồi vấn đề tài chánh, chi phí cho tang sự. Ước nguyện của  người chết lúc sống ra sao? Người  thân chúng ta muốn chôn hay thiêu. Rồi thiêu để hài cốt ở đâu hay đem về VN.

Nếu đã quyết định chọn là chuyển bình tro đi nơi khác (Thí dụ về VN đặt trong phần đất gia đình), thì không thể ghi tên chùa mình ký thác tạm. Như vậy sau này phải làm lại giấy tờ và xin thủ tục rất khó khăn và  phiền toái.  Hũ tro cốt như đại diện cho một con người. Chùa nhận hũ tro cốt phải có giấy tờ chính thức mới hợp lệ.

 

Cho nên không có gì tốt hơn và khỏi phiền con cháu là mình phải chuẩn bị trước ngày ra đi cho mình. Mình có thể chọn một nhà quàn mình tin cậy để lo lắng hậu sự sau này. Bây giờ có thể trả góp không tiền lời. (Mỗi tháng chỉ trả hơn 100$ và trong vòng 5 năm không tiền lời.) Có thể tự chọn cái giường thiên thu cho mình nằm êm ái. Có thể chọn cái bình xinh xinh để giữ nắm tro tàn. Có thể chọn hoa trên quan tài. Mẫu thiệp báo tin hay quyển ghi lưu niệm. Mọi việc tang sự gần như nhà quàn họ lo gần hết. Con cái không phải hoảng hốt ngồi lại tính toán chọn lựa và đôi khi có thể bất đồng với nhau làm mất hòa khí gia đình.

 

Khi mình đích thân làm những lựa chọn đó, mình sẽ có một tâm trạng sẵn sàng và không lo sợ. Đối diện cái chết mà không lo sợ thì có phải là yên bình lắm hay sao. Nói vậy cho vui, chứ ai biết cái chết sẽ đến lúc nào. Chết như thế nào và lúc đó mình ra sao. Không ai có thể bình tỉnh và đè nén nỗi sự lo sợ và đau đớn tột cùng, khi thoát bỏ cái thân xác đầy những vết  chém tàn khốc của thời gian và bệnh tật.

Tuy nhiên suy cho cùng, không ai có thể thoát khỏi cái vòng sinh tử này. Ngày rồi tới đêm. Chẳng ai kềm lại thời gian đang  xoay chuyển. Cho nên khi bước qua giai  đoạn cần thiết. Mình phải suy nghĩ và nhìn thẳng vấn đề. Vừa sắp xếp cho mình mà cũng không làm vướng bận khó xử cho con cái.

 

Ngày xưa ba  và chú tôi đặt trước cho bà nội tôi một áo quan rất chắc và đẹp. Khi đem về, nội tôi nhìn thấy quá sợ và bắt phải đem đi trả. Nhưng hòm mà làm sao trả lại được. Thế là ba tôi phải nói láo là đem đi trả rồi. Nhưng làm một cái chái sau nhà che kín lại đặt cái hòm trong đó. Chú tôi không lâu sau đó qua đời, yên lòng đã chuẩn bị ngôi nhà vĩnh cữu  cho mẹ. Bà nội tôi sống đến 95 tuổi mới ra đi.  

 

Tại nước Mỹ này tôi có một người thân. Khi còn khỏe mạnh, bà dấu các con, mua cho mình một package tang sự đầy đủ. Bà rửa lớn một tấm hình yêu thích chuẩn bị cho ngày tang lễ. Bà bỏ  trong một phong bì to với tiền và những giấy tờ cần thiết. Bà lên chùa trình bày với sư trụ trì nhờ người đến tụng niệm một mai bà sẽ ra đi. Bà cũng chuẩn bị  một số tiền dự trù  cho chi phí linh tinh.

Một sáng, sau bửa điểm tâm, bà ngồi đọc báo và yên bình từ giả cõi đời. Khi bà mất, trong di chúc để lại, bà dặn các con cứ theo sự chuẩn bị của bà mà làm. Một đàn con rất đông và giàu có, nhưng không ai phải lo lắng điều gì về  sự ra đi của mẹ.  Di nguyện của bà là các con hãy đùm bọc giúp đở lẫn nhau. Đem tình thương yêu, lo lắng dành cho bà gửi đến những người tàn tật, nghèo khó, bệnh hoạn cần được giúp đở.

 

Cũng có nhiều ý nghĩ ngược chiều là như vậy sẽ làm buồn các con. Chúng không có dịp được trả hiếu và lo cho cha mẹ. Không lẽ cha hay mẹ chết mà chúng không lo hay sao? Nhưng ai mà biết trước tới lúc đó chúng sẽ nghĩ gì và làm gì? Hay chúng sẽ cám ơn cha mẹ đã chu toàn để chúng khỏi phải khó xử.

 

Cái tốt nhất bây giờ khi cha mẹ còn sống là con cái phải hết lòng thương yêu, quan tâm săn sóc. Có thể cùng nhau mua cho cha mẹ một bảo hiểm nhân thọ để cha mẹ yên tâm những ngày cuối đời. Hay mua cho cha mẹ một package hậu sự với sự đồng thuận chọn lựa của cha mẹ.

Không có gì quá sớm, cũng không có gì kiêng cử khi ta đang sống trong một nước tân tiến. Luôn luôn có sự nhìn xa và dự kiến thực hiện lâu dài.

 

Cha mẹ nào cũng muốn con mình học cao, chức lớn. Cả một đời vất vả hy sinh cho con thành tài. Nhưng càng thành tài, lương càng cao, càng không có thời gian gần gũi cha mẹ. Không một ông bác sĩ luật sư nào bỏ một tuần một tháng, không làm việc để hầu hạ cha mẹ, trong những giờ phút bệnh nặng hay cận kề cái chết.

Chúng ta không trách con cái mình được vì "Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống" Chúng còn phải lo cho gia đình, con cái chúng. Chúng ta hy sinh cả sinh mạng mình qua đây không hề mong muốn con mình thất nghiệp hay sống nhờ vào tiền lương Chăm sóc người già người bệnh gọi là In home support services (IHSS) để ở nhà phục vụ chúng ta.

 

Sự thật nhiều lúc nói ra thật đau lòng. Nhưng thực tại là như thế. Đành phải chấp nhận mà thôi. Hãy mở lòng ra với con cái và cả với bản thân mình. Hãy yêu thương và quý mến người bạn đời còn đi song bước bên cạnh mình. Mai kia, một trong hai người ngã quỵ, người còn lại sẽ là người chăm sóc cho ta. Sự chăm sóc một người già, người bệnh thật không phải dễ dàng. Ngoài nhiệm vụ một người y tá, còn là trái tim yêu thương của một người vợ, người mẹ đầy chịu đựng và hy sinh.

 

Hãy dành những ngày tháng vàng của tuổi về hưu mà sắp xếp lại cuộc sống của mình. Hãy cho người phối ngẫu bên cạnh mình những dấu ấn cuối đời tươi đẹp. Hãy chuẩn bị trước những gì mai kia có thể  xảy ra.

Hãy sống những ngày có ý nghĩa và vui vẻ trong đời. Hãy làm những gì mình thích mà thời gian trước bận bịu mình không thể thực hiện. Hãy kết nối bạn bè nhiều hơn để cuộc sống không buồn tẻ. Hãy chăm sóc sức khỏe nhiều hơn vì thân thể này là của mình. Sự đau đớn vì bệnh hoạn không ai có thể gánh vác thế được.

 

Mùa Xuân đã về,  trẻ con thêm một tuổi đời để lớn lên. Người già đã mất đi một tuổi thọ. Năm qua một vài người thân yêu của ta đã nằm xuống. Đôi khi nghĩ đến họ, ta có cảm giác họ đã đi chơi ở một nơi xa nào đó. Rồi ta nghĩ lại mình, cái nơi họ đi xa đó chừng nào mình sẽ tới và tới bằng phương tiện gì, có dễ dàng lắm không?

 

Cái nhà, căn phòng đầy những đồ vật quá cũ kỹ, ta cần dọn dẹp thu vén để đón mùa Xuân mới. Cuộc đời ta đầy những muộn phiền, lo âu ta cũng nên quăng bỏ rác bụi sân si bớt đi. Như vậy ta sẽ thong dong, nhẹ nhàng trong những ngày nàng Xuân đến để thay đổi cuộc đời ta. Vui hơn, hạnh phúc hơn trong an lạc.

 

Ngoài kia những giọt mưa vẫn rơi đều đặn. Buổi sáng mùa Xuân Cali đẹp hơn với những cơn mưa.

Chúc các bạn một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 



10 Tháng Hai 2010(Xem: 59577)
Anh biết không Tết bên nầy tuyết lạnh Không như xứ mình nắng ấm mây hồng Anh biết chăng Tết đây buồn cô quạnh Nhìn tuyết rơi em lạnh buốt cả hồn
10 Tháng Hai 2010(Xem: 56207)
Yêu là cho nhau-yêu là xa nhau Nợ nần chi mà tính chuyện cau trầu Phải thế không anh-hỡi người yêu dấu Hoan lạc ̣đêm ǹào như tuyết tan mau
10 Tháng Hai 2010(Xem: 59774)
Cả Đất trời trở giấc Chào đón phút linh thiêng Mùi khói nhang thơm ngát Mừng hạnh phúc đoàn viên.
10 Tháng Hai 2010(Xem: 77149)
Tha hương phương trời xa lạ Đông tàn, nhớ bóng mẫu thân Nôn nao ngày về, mẹ ạ! Mẹ còn…, còn Tết, còn Xuân…
09 Tháng Hai 2010(Xem: 60576)
Xa rồi ngày ấy chia tay Bao xuân thắm thoát xa bay ngút ngàn Phương trời cuộc sống tha nhân Xứ người lại đón mùa xuân xa nhà
09 Tháng Hai 2010(Xem: 57839)
Ngỏ hẹp thuở ấy mình quen nhau Ngô Quyền đưa đón chưa biết sầu Áo trắng ngày xưa thơ ngây quá Tình mình đẹp tựa như ánh sao
09 Tháng Hai 2010(Xem: 63289)
Nhìn làn tuyết trắng con đường Nhớ hoài mái tóc điểm sương mẹ hiền Xuân về hoa lại giăng thềm Thêm mùa mai nở tháng Giêng ngã buồn.
08 Tháng Hai 2010(Xem: 62848)
Con bên nầy nhớ Mẹ bên kia Như xa lộ thẳng đường không sao khác Chiều nay nhớ nhà xe chở đầy hương Tết Con chở theo mình mùi Mẹ đầu năm !
08 Tháng Hai 2010(Xem: 63441)
Mùa Xuân có phải là những nụ hồng trên cành lá biếc như môi xinh tươi chờ người hôn vội.
08 Tháng Hai 2010(Xem: 59829)
Đôi cánh mùa xuân chở đầy nắng ấm Nên hoa mai hoa cúc rực rỡ vàng Chỉ còn áo của em và mây trắng Chờ gió đùa nên nắng chỉ mơn man.
08 Tháng Hai 2010(Xem: 62348)
Giao thừa đi lễ chùa với mẹ Đêm nồng hương hoa lá chào xuân Tiếng lộc non trở mình khe khẽ Hứng ngọt ngào từ những giọt sương .
08 Tháng Hai 2010(Xem: 57691)
Rau, hoa, lá vườn quê Sáng mai đi chợ tết Kĩu kịt trên đường đê Nắng đầy đôi quang gánh.
08 Tháng Hai 2010(Xem: 59129)
Đón Xuân những luống ngại ngùng Vườn Xuân hoa bướm ngập ngừng về đâu? Xứ người Xuân lạnh làm sao! Sao xuân đến vội để sầu tâm tư?
08 Tháng Hai 2010(Xem: 56985)
Ngày đó tung tăng áo học trò Tóc rối bay bay theo dốc mơ Đong đưa ánh mắt, tìm ai đó? Tan buổi chợ chiều, mà ngẩn ngơ
08 Tháng Hai 2010(Xem: 54076)
Còn nhớ không, lời hứa với em? Tình ta sẽ mãi giữ trong tim Lời thề năm ấy anh còn nhớ Tình lỡ xa rôi thương nhớ thêm .
08 Tháng Hai 2010(Xem: 40294)
C hưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ, nhất là các anh chị đã từng là vận động viên của trường Ngô Quyền luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của trường xưa.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89798)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 71875)
Ngoài trời, mưa đã ngừng tuôn Nhìn Hoa rơi rụng cũng buồn lòng Ta Hợp đây rồi cũng chia xa Nhớ Em đẹp tựa đóa hoa “Anh Đào”.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84362)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91347)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97557)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
20 Tháng Giêng 2010(Xem: 83147)
Tựa bài ghi nhớ này tôi chỉ muốn viết ra để kỷ niệm lần gặp gỡ Thầy, Cô cùng Bạn bè cựu học sinh Ngô Quyền hiện còn sinh hoạt cùng gia đình tại quê nhà (một vài bạn từ nước ngoài về đúng dịp nữa chứ) chứ không phải nói về lứa tuổi 17…bẻ gảy sừng…trâu bò gì cả nha các Bạn.
18 Tháng Giêng 2010(Xem: 71080)
Tuyết rơi thành thơ – bài thơ tặng anh! Cuộc đời chồng vợ như gió mong manh Cùng trợ lực nhau - trọn thành nguyện ước Tuyết đã tan rồi – như vậy đi anh!
17 Tháng Giêng 2010(Xem: 72438)
Bài thơ ơi, Hãy dừng lại ở vần điệu cuối Đừng viết tiếp lời tình yêu. Những lời nghẹn ngào, thổn thức,
17 Tháng Giêng 2010(Xem: 74099)
Hương bưởi ơi, tôi muốn dỗ dành Đồng Nai nước đục lại trong xanh Hương có bay đi xin trở lại Để mãi là hương của chúng mình.
11 Tháng Giêng 2010(Xem: 72171)
Như một thông lệ đã có từ ngày tôi và Lynh đặt chân đến USA, chúng tôi dùng San Diego là địa điểm hội ngộ gia đình trong mỗi mùa Noel. Tuy nhiên, trong chuyến đi lần nầy, ngoài việc họp mặt gia đình, chúng tôi có cơ may được gặp gỡ cũng như tham dự những sinh hoạt liên quan đến Ngô Quyền mà tôi muốn chia sẻ nơi đây cùng Thầy Cô và các bạn .
08 Tháng Giêng 2010(Xem: 56184)
Sẽ không còn Thầy đứng trước bảng đen Không lời giảng bài giọng cao sang sảng Lớp phấn trắng từng bay theo lãng mạn Sẽ rơi nhanh, không đậu trên tóc Thầy
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 74942)
Vạn dặm đường xa, vạn dặm xa Khói chiều vương vấn bóng quê nhà Lòng nặng lòng nghe hoàng hôn xuống Một khối tình em, một mẹ già