Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NHỚ QUÁ

23 Tháng Năm 20151:12 SA(Xem: 17137)
Nguyễn Thị Thêm - NHỚ QUÁ

NHỚ QUÁ

Bau4

 Mấy hôm nay vùng tôi ở trời mù mịt như báo hiệu sẽ có những  cơn mưa lớn. Thế nhưng đã qua mấy ngày chờ đợi, những hạt mưa cũng không hề thấy xuất hiện. Đã bảo Cali thiếu nước nên thôi thì nghỉ tưới chờ mưa. Và thế mấy cây trong vườn mõi mòn chờ nước. Hôm nay cũng vậy. Trời thấp, mây mù bao phủ, gió thổi từng hồi. Tôi tính bước ra sân sau tưới cho mấy bụi rau thơm và cây nhản mới trồng. Nhưng gió lạnh đánh bạt tôi trở lại.

Lại thương mấy chậu rau , tôi vào nhà lấy áo lạnh khoác vào mình rồi dợm bước ra ngoài. Vì vườn sau hẹp, nên không thể trồng rau đại trà, tôi trồng vào từng cái chậu. Những rau húng quế, húng lủi, rau thơm, vấp cá, rau tía tô mỗi anh nằm riêng ngó nhau khoe lá tươi, lá héo.

Tôi có thói quen rất thích ăn rau. Món ăn nào có rau là tôi hay làm. Gì chớ bánh xèo thật dòn ăn chung với đủ loại rau trong vườn, bên ngoài là một lá xà lách hay cải bẹ xanh. Chấm nước mắm tỏi ớt chua chua, ngọt ngọt thì trời ơi, ăn no bao bụng.

Tôi cũng thích gỏi cuốn, nhất là những ngày ăn chay. Chỉ cần vài lát tàu hủ chiên, cuốn với rau chấm nước tương cay cay thì không hề nhớ tới cá thịt.

Tôi nhớ quá cái vườn rau ở căn nhà cũ. Đất sân sau rộng, con chó Lucy thuở mới tới nhà, còn trẻ con hay đào hay phá. Cho nên tôi phải làm một hàng rào lưới bao xung quanh. Trong đó tôi cũng trồng đủ thứ rau. Mùa này những cây đậu bắp đã bắt đầu có trái. Những trái đậu bắp thật non hái vô luộc, chấm với nước mắm cay thì ngon ơi là ngon. Mấy cây cà chua sai oằn những trái. Ông chồng tôi thích ăn cà vã chấm mắm ruốc. Bên này làm gì có cây vã . Cây vã chỉ thấy trồng ở Huế, Quảng Trị, và vài nơi ở miền Trung. Một giống cây khá hiếm hoi. Vì nghe đâu người ta tin dị đoan. Nhà nào trồng cây vã sẽ có nhiều chuyện bất lành... Thôi thì trồng cho ông chồng vài cây cà chua và cà  pháo. Chà cái giống cà pháo mà tìm được thật khó. Thế mà cũng kiếm được một cây  để thỉnh thoảng hái vài trái cà pháo, cà chua xanh, ra chợ mua một trái chuối Mễ cắt lát, ít rau thơm, làm một chén mắm ruốc thật cay , thật ngon là ông chồng tôi ăn luôn mấy chén cơm.

Tôi thì không thích cà pháo hay cà chua sống. Tôi thích ăn cà dái dê hay còn gọi là cà tím nướng, dầm nước mắm với hành tỏi phi, trộn một chút dầu mè. (Cái giống cà tím này người Mỹ gọi là eggplant bán hà rầm ở trong các tiệm bán cây trồng.) cái mùi thơm của hành tỏi phi, cà tím nướng cháy cháy, vị béo béo của dầu mè thì ăn ngon phải biết.

Người Việt Nam mình đi đâu cũng đem theo cây sả sau vườn. Cây sả tiện dụng cho mọi việc. Này nhé , khi bạn cảm mạo, người lúc lạnh, lúc nóng, đầu nhức, mệt mõi, khó chịu. Bạn hãy cắt lá sả, lá ổi, lá chanh, lá cam,  rau tía tô, lá gừng nấu một nồi nước xông. Trùm mền lại, hít thật sâu mùi thơm quê hương đó, mồ hôi bạn tươm ra. Mà thật sự là hơi nước đọng lại trên cơ thể, kích thích lỗ chân lông nở  làm ấm người. Tung mền ra, lau khô, mặc lại đồ ấm, uống một viên thuốc cảm. Bạn ăn một tô cháu hành gừng thật nóng. Xong bạn nằm nghỉ ngơi. Đừng suy nghĩ viễn vông, đừng lo tiền nhà, tiền điện. Cứ nhắm mắt ngủ một giấc thật say. Tôi bảo đảm bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng.

Do đó dọc bên hàng rào phân ranh tôi trồng một hàng sả. Vào gần Tết, sả tới lúc phải nhổ nếu không sẽ đâm ra nhánh non để bắt đầu vụ tới, lúc đó sả chỉ là lá chứ không là củ. Tôi đào lên cả bụi, chặt sạch đem biếu cho bà con bào ra để dành trong tủ lạnh ăn từ từ. Nơi tôi tặng nhiều nhất là chùa. Các vị đạo hữu sẽ để dành nấu cà ri chay, đậu hủ ướp sả chiên và nhiều món khác để mời các đoàn hành hương đến chùa lạy Phật vào dịp Tết.

Để lại vài tép sả còn cả rễ, tôi lại đào đất và đặt nó xuống. Thế là có lại một hàng sả mới trồng. Nói vậy chứ tôi cũng thủ cẳng, để lại một bụi khá to phòng khi muốn ăn sả tươi thì cũng có ngoài vườn.

Thuở mới đến, ông chồng tôi còn khỏe mạnh. Chủ nhà cũ để lại một mớ cây gỗ nho nhỏ sau vườn. Chúng tôi cùng nhau làm một giàn bầu. Ôi chao giàn bầu trái sai ơi là sai. Trái cứ treo lủng lẳng dài thòng. Đó là giống bầu bông mà sau này hột giống tôi gửi cho các bạn trồng ở nhiều nơi, kể cả Canada. Thật ra không phải tự nó sai trái mà tôi mỗi sáng sớm đều ra thụ phấn cho nó. Khi thụ phấn đúng cách thì 90% trái sẽ đậu. Khi chàng tôi yếu, cái giàn bầu đã cũ và xập, tôi ươm hột và biến nó thành bầu đất, thả nó bò lang thang. Chà cũng sai trái chả thua ai. Nhưng chỉ tội là do nằm trên đất nên phần tiếp xúc với đất da nó không bóng láng đẹp như bầu giàn.

Con tôi cứ thỉnh thoảng ghé nhà lấy một ít đem biếu cho các bạn chung sở. Còn tôi, sáng cắt bầu, bỏ vào giỏ trước đạp xe đem đi cho. Đôi khi cắt bỏ bao đem lên khu chợ ABC biếu cho mấy bà má bán rau trước chợ. Có má tặng lại quyển báo gọi là cám ơn. Nhiều quá tôi cắt khúc muối làm bầu chua, cắt nhỏ phơi làm bầu khô. Các bạn có từng ăn canh chua bầu chưa? Rất ngon, vị chua thanh đạm. Vài lát cá, bầu muối chua xắt lát mỏng , rau ngò gai hay lá quế, vài lát ớt, nêm gia vị, sẽ là một món ăn thật tuyệt. Còn bầu khô có thể kho với cá hay thịt, sẽ dai dai, ngọt ngọt rất bắt cơm. Đó là những món ăn nhà quê , dân dã của những người dân miền Trung lão lụt quanh năm.

Khỏi nói đến rau, vì rau trồng không thiếu loại gì. Cứ lên xanh là cắt để ăn, để biếu. Bởi nếu không cắt thì nó sẽ già mất ngon. Hẹ chợ bán là loại hẹ lá to nhưng không thơm mấy, hẹ nhà trồng lá không lớn lắm nhưng rất thơm. Khi bị cảm, ho, nấu tô canh hẹ sẽ cảm thấy ấm lòng. Bây giờ người ta nghiên cứu, phân tích tất cả các loại rau, trái Việt Nam đều có vị thuốc, có khi thổi phồng lên nghe như thuốc tiên. Thì ra dân nhà nghèo sống bằng thảo dược. Tôi đôi lúc không tin như thế, nhưng cũng phải công nhận có những loại rau cỏ dân dã, nhưng có bài thuốc bổ ích cho con người. Như bạn ho nhiều  thì cây rau tần dài lá có thể giúp được giảm ho. Hoặc cây nha đam hay còn gọi là cây lô hội là một loại cây trị phỏng khá tốt. Nếu đôi mắt có ghèn hay bị nhặm mắt thì phần trong thân là sẽ là một bài thuốc đắp mắt khá tốt. Nhưng đừng bao giờ cho mũ hay chất nhờn vương vào mắt sẽ rất nguy hiểm.

Úy chà! tôi không biết gì về thuốc men đâu các bạn. Tôi hay "Xưa bày nay bắt chước" tôi thực hành rồi thấy cũng đúng nên ba hoa chít chòe vậy thôi. Xin đừng cười hay rượt tôi chạy vì tội chưa học y mà ra làm bác sĩ.

Ngày tôi mới tới căn nhà này vườn hoang chả có cây gì. Thế là máu nhà vườn nổi lên, tôi phóng nọc rồi mua cây về trồng. Thật ra cây cũng có trái ngon lành, nhưng giống không tốt mấy và cũng không biết cách đề phòng sâu bọ nên trái nhiều mà ăn chẳng bao nhiêu.

Thí dụ cây táo Fuji nhà tôi thì ngon, ngọt và thật giòn. Các cháu thì mê cây táo của của bà ngoại lắm. Cứ đòi mẹ ghé bà hái về ăn. Nhưng khốn nỗi trái từng chùm mà sâu cũng từng chùm. Mấy chú chim lại cứ chọn trái nào vừa chín bóng , ngon lành là tới mỗ. Rốt cuộc bà chủ vườn là tôi phải ăn của thừa của chim. Hái vào, cắt bỏ phần chim ăn . Những trái đó ngọt ơi là ngọt. Đành thôi, tôi lấy giấy báo bọc những trái ngon lành lại giành phần với chim. Mấy trái trên cao thì thì chịu, đành cho không  biếu không lũ chim dễ thương tíu tít cả ngày.

Các bạn nghe tôi đừng bao giờ trồng cây táo tàu gần nhà. Tôi trồng một cây, xa tít tận hàng rào cuối vườn. Nhưng rễ nó bò tràn lan khắp nơi. Rễ tới đâu, nứt mầm lên cây tới đó. Những cây táo gai nho nhỏ rải rác khắp vườn. Đào chặt thật sâu, đứt rễ, nó lại lên không cách sao chận lại.

Tuy nhiên táo tàu vào mùa ra trái rất hấp dẫn, Trái thật sai, ngon  ngọt và giòn vô cùng.  Táo chín nhiều và cao không hái hết, tôi  dùng những tấm drap nối lại làm một cái lưới bao quanh cây rồi rung và đập cho trái rụng. Mỗi năm tôi đều phơi khô táo tàu. Cả ngày dang nắng với mấy mâm trái táo phơi khô. Bạn bè và những người quen thích lắm. Đó là một loại trái khô ăn để dễ ngủ. Họ bảo vậy và cứ tới mùa là tôi gửi đi để biếu. Táo tàu khô nấu chè, nấu kiểm, hầm đồ bổ ...thật ngon.

Cũng cây táo này mà em trai tôi phải đi nhà thương cấp cứu, nứt cả xương sườn. Bởi đứng trên ghế cao để hái rồi ghế ngã thế là phải đi nhà thương. Nằm bệnh viện mấy ngày đau đớn vô cùng. Bây giờ mỗi khi trở trời vết thương cũ vẫn còn râm nhức. Tôi giận lắm, muốn chặt bỏ mà cũng tiếc. Muốn trim bớt nhánh, nhưng gai góc chằng chịt, đành chịu thua. Bây giờ tôi không còn ở nhà đó. Không biết chủ mới có thanh toán nó hay vẫn để nguyên.

Trong vườn còn có một cây chanh, trái nó to và mọng nước, đặt biệt khi còn non nó có hột, nhưng khi trái chín thì hột không còn, đôi khi chỉ có vài hột mà thôi. Cây chanh và trái chanh là tiện dụng nhất vào mùa hè. Tôi vắt ra, bỏ vào ngăn đá nhỏ. Khi cần uống chỉ thả viên chanh vào, cho đường, thêm nước là đã có một ly đá chanh đầy vitamine C. Nghe nói sau khi tôi đi, cây chanh đã chết. Thật là tội nghiệp. Cám ơn em chanh đã cho tôi biết bao nhiêu là trái. Tuy chua nhưng thật hữu ích cho đời sống.

Cây tôi thích nhất là hai cây ổi xá lị. Trái nó mới to và giòn làm sao. Nhất là những năm trái ít. Mỗi trái to hơn gần bằng trái bưởi ổi. Tôi lấy giấy bao nó lại để dấu mấy chú chim. Khi hái vào nhà, xẻ một trái là một dĩa to. Mỗi khi cúng Phật vào ngày rằm hay mồng một. Cây trái trong vườn đơm một dĩa xum xuê. Nào ổi, nào táo, nào lê , nào hồng dòn, hồng mềm. Hoa trong vườn cũng cắt vào  cắm vào bình . Hương, hoa, trái trang nghiêm cúng Phật bằng tất cả lòng thành kính của tôi.

Nhớ quá ngôi nhà cũ tôi đã ở trên 20 năm. Về đây ở với con gái vì hai thằng con trai đã vào quân đội. Ông chồng già bệnh hoạn lại chẳng nhớ được gì. Mấy lần ông  đi lạc khiến cả nhà hoảng kinh. Đêm hôm có chuyện gì không ai tiếp ứng. Con gái nỉ non:

- Mẹ cũng lớn tuổi rồi, gần tới 70 mẹ đâu biết chuyện gì xảy ra đêm hôm khuya khoắt. Về ở chung có tụi con trông nom ba và mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi.

Thế là cái giang sơn cây trái đó tôi bỏ lại cho người. Vườn nhà sau của con nhỏ xíu, chưa trồng được gì thì lệnh thống đốc tiết kiệm nước 25%. Thôi thì tạm dừng lại mọi kế hoạch trồng trọt, mẹ già vui cùng cái computer và ít rau và hoa trong vườn.

Chiều nay trời chuyển mưa, gió lạnh, nhìn ra sân sau, nhớ cái vườn xưa da diết. Không còn quét lá sân trước từng đụng mỗi khi thu về. Không còn làm cỏ, bỏ phân sân sau toát mồ hôi hột. Không còn hì hục với mấy rễ cây táo tàu ương ngạnh mọc vung vít khắp vườn. Hai vợ chồng tôi về đây với con, sống nhàn nhã yên phận cuối đời.

Đời người phải có lúc già rồi chết. Mọi sự việc đều có điểm đến và điểm dừng lại. Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng người Việt Nam xa xứ không thể nào bỏ quên những gì thuộc về quê hương và kỷ niệm. Đó là những thứ rau trái quê nhà. Thiếu nó như thiếu đi sức sống và mất một phần đời. Nhớ vườn rau ở căn nhà cũ cũng như nhớ vườn cây ăn trái của gia đình ngày xưa. Đôi khi tôi quay quắt bởi bao nhiêu hồi ức. Quê hương mãi mãi ở trong lòng để thương, để nhớ cho đến hết cuộc đời.

Nguyễn thị Thêm

22/5/15

 

 

 

 

 

 

04 Tháng Tám 2020(Xem: 11161)
Nhà báo Hà Tường Cát, cựu tổng thư ký nhật báo Người Việt, qua đời lúc 7 giờ 30 phút sáng Thứ Hai, 3 Tháng Tám, tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi, vì bệnh già.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 13147)
Cũng như hết mùa hè mùa Thu sẽ đến. Cháu tôi không được đến trường nhưng vẫn được học online. Những đóa hoa của vườn hồng Portland cũng sẽ héo tàn, nhưng những nụ hoa mới sẽ mọc lên, thay thế và rực rỡ vào mùa Xuân tới.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 12179)
Anh ghé lại chiều thu vàng vọt Nho cuối mùa, anh lỡ cuộc tình Chẳng thể nào hò hẹn ba sinh Thôi cứ thế, em mãi là 18.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 8795)
Mục đích là hướng dẫn về tai biến mạch máu não, cung cấp những tin tức về nghiên cứu và điều trị,và những chương trình sẽ làm trong cộng đồng.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 12765)
Ngày sinh nhật này có ý nghĩa lớn lao đối với em. Em sẽ dành cho chồng em những gì lãng mạn nhất để chuộc lỗi lầm..Đương nhiên em sẽ giấu kín như bưng chuyện ngày hôm qua, một ngày vô vị nhất trong cuộc đời em. Tất cả điều tồi tệ xảy ra vì em đã quá GHEN.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14646)
Sáng nay nhìn bạn mừng sum họp Tôi bỗng thấy đời như giấc mơ Những gương mặt ấy thời con gái. Rưng rưng xúc động thuở dại khờ.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14394)
Tình Ta chân chất đậm đà Dù cho xa cách lòng già nhớ thương. Mặc dù Đại dịch nhiễu nhương. Ngày xưa thân ái như đương trở về.
18 Tháng Bảy 2020(Xem: 13161)
Lucy đã từ giã chúng tôi để trở về nơi nó bắt đầu. Mạng sống của sanh linh đều đến rồi đi. Tôi rồi cũng sẽ ra đi như nó.Tôi không biết nó từ đâu đến, nhưng nó đã chấm dứt cuộc đời ở tại nơi này, trong tình thương của đại gia đình chúng tôi.
17 Tháng Sáu 2020(Xem: 15685)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI TÂM SỰ CÙNG CHA – Thơ Ngọc Quý- Phổ nhạc: Đăng Phương Hòa âm: Quang Đạt - Kim Ngân trình bày
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 14521)
Con sẽ bay theo gió Và rơi xuống gốc cây Ủ mục theo ngày tháng Thêm đất màu nơi này Một mầm non lại nhú Những chiếc lá tái sinh Cây cội nguồn Đất Mẹ Bao thế hệ giữ gìn.
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 13183)
Xin đừng đập phá. Xin đừng mang theo gạch đá, búa và gậy gộc để đập phá cửa kiếng. Khi một tiếng bụp vang lên. Những tấm kiếng rả ra và gục xuống rệu rạo. Có khác gì một thây người bị thương quỵ xuống.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 15130)
Chúc mừng cháu hôm nay thành tựu Tốt nghiệp học sinh giỏi của trường Hết hè này cháu phải lên đường Sống tự lập đời sinh viên Đại học.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 13404)
Ngày Memorial Day, tôi treo lá cờ Hoa Kỳ trước nhà để tưởng niệm và tri ân. Trong nhà, tôi mua hoa và trái cây đặt lên bàn thờ ba tôi. Tôi đốt hương khấn nguyện cho hai người cha, hai người lính.
23 Tháng Năm 2020(Xem: 13073)
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau.
22 Tháng Năm 2020(Xem: 14794)
Nếu một ngày điều này có thật Thì con ơi! chuyện đó cũng thường Hãy tin đi ở cõi vô thường. Mẹ an lạc bình yên, siêu thoát.
15 Tháng Năm 2020(Xem: 15357)
Để Mẹ ra đi lòng thanh thản. Vui cùng cây cỏ với trăng sao. Tự hào phủi sạch bao nghiệp chướng. Nhẹ nhàng hồn phách bay lên cao.
10 Tháng Năm 2020(Xem: 9307)
Chúng ta đã bước vào tháng Năm. Tháng của an vui và hạnh phúc. Hãy chúc lành cho nhau và mong rằng nắng ấm tháng năm sẽ đem đến nhiều tin tốt hơn về dịch bệnh, kinh tế và chính trị. Chào mừng tháng Năm, tháng của những hy vọng.
09 Tháng Năm 2020(Xem: 15108)
Năm nay Phật Đản chẳng đi chùa Dịch cúm hoành hành phải chịu thua Trong bếp rộn ràng nồi cháo nấm Ngoài sân tíu tít cháu chơi đùa
03 Tháng Năm 2020(Xem: 13359)
Hôm nay thứ năm ngày 30/4/2020. Tôi thức dậy sau một đêm không ngon giấc. Tối qua trên iphone một mình cô độc, tôi nằm xem những bài viết, những video nói về ngày 30/4 mà thao thức.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15427)
Tháng tư đói rạc nơi nơi Bo bo cho ngựa, nay người phải ăn Từ nay xuống kiếp lầm than Đọa đày dân Việt hàm oan tội gì?
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15263)
Thư bất tận ngôn! Xin chúc bạn: Ráng mà gầy dựng chút tương lai Phần ta, còn quãng đời hiu hắt Như khói hoàng hôn muộn cuối ngày.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 18025)
Nguyện Mẹ siêu sanh cõi vĩnh hằng Hương linh của mẹ được vinh thăng Theo chân Phật Tổ về Tịnh Độ Thoát vòng sinh tử dứt nghiệp căn.
26 Tháng Tư 2020(Xem: 13279)
Nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Phật Tử Lê Văn Tới Pháp danh Nhật Minh tạ thế vào 20/4/2020 nhằm ngày 28/3 năm Canh Tý tại San Jose về cõi niết bàn.
24 Tháng Tư 2020(Xem: 14191)
Thoát xa cõi tạm xô bồ Sát na hơi thở bên bờ tử sinh Con đường riêng chỉ một mình Giữa mùa dịch bệnh hành trình lẻ loi
18 Tháng Tư 2020(Xem: 15295)
Không ai muốn mình có một vết sẹo trên người cũng không ai muốn mình sống với những nỗi đau. Những ai gây ác nghiệp chắc chắn sẽ nhận hậu quả, mọi sự việc trên đời vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ xem mọi việc sẽ phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 16247)
Đám tang chị tôi đầy nước mắt Vỏn vẹn 10 người. Chồng, con, cháu chỉ được 8 người Nhà quàn hai người Đúng như luật lệ. Tôi đứng xa xa như người viếng mộ Tham dự chui tang lễ chị mình.
14 Tháng Tư 2020(Xem: 12393)
Có lẽ hai ông Tổng thống và Thống đốc chỉ huy chiến tuyến chống dịch, trước những con số kinh khủng cũng đã tìm thấy mối đồng cảm trong cõi đời phù du này chăng?
13 Tháng Tư 2020(Xem: 9402)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?