Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ X)

14 Tháng Sáu 20142:36 SA(Xem: 16949)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ X)


Sach_moi_NXH-2-large

Kỳ X


Khi mới quen Quỳnh, tôi không mấy rõ về gia đình cô. Tôi lấy Quỳnh chớ tôi đâu lấy gia đình của Quỳnh. Tôi chỉ biết Quỳnh có ông anh là Tuấn. Hắn là bạn học cũ của tôi. Khôn vặt. Láu cá. Ranh mãnh. Tuấn là đứa ưa gây mâu thuẫn giữa bạn bè, rồi làm ra vẻ người tốt đứng ra dàn xếp hòa giải đôi bên.

Tôi chưa bao giờ gặp ba Quỳnh, ngay cả khi chúng tôi đã chung sống với nhau. Tuy vậy, tôi biết rõ trong gia đình của Quỳnh, không một người nào muốn cô lấy tôi. Nhưng mọi người đều biết là không ai có thể ngăn cản được Quỳnh một khi cô đã quyết định, nên đành để mặc cô chọn con đường cô muốn đi. Chúng tôi sống với nhau, dọn vào ở chung với nhau, vì thấy không còn con đường nào khác.

Hãng hàng không Trung Hoa CAL cho Quỳnh nghỉ có lương vì lúc đó chờ ngày sinh, không ngờ Tháng Tư đổ ập xuống, CAL cũng đóng cửa luôn và Quỳnh thất nghiệp. Nhưng làn sóng đỏ trước khi tràn ngập Saigon vào Tháng Tư, nó đã cuốn qua miền Trung từ Tháng Ba. Gia đình Quỳnh có một tiệm bán thuốc tây và trong cơn hỗn loạn, bọn hôi của đã dọn sạch thuốc men không còn để lại một thứ gì ngoài căn nhà trống. Ba Quỳnh sau đó bị bắt đi học tập cải tạo vì thuộc thành phần tư sản. Hơn nữa việc ông quen biết lớn trước Bảy Lăm cũng làm ông mang thêm cái tội giao du “toàn bọn đầu sỏ phản động.”

Mười Tân ngồi im lặng khá lâu, bập bập điếu thuốc trên môi. Tôi thấy ông hết nhìn Quỳnh lại nhìn Tuấn. Khi Quỳnh nói xong, mắt ông ngó xuống mặt bàn, những ngón tay ông gõ nhịp đều đặn trên thành gỗ. Tôi có dịp nhìn kỹ ông. Một mái tóc gần như đã bạc trắng. Một khuôn mặt nhô xương. Hai con mắt vẫn còn sáng. Một vết sẹo lớn trên trán kéo xuống tận mắt trái chẻ ngang đường chân mày.

“Về trường hợp của chú,” ông Mười Tân ngừng lại một lúc, “Anh muốn nói ba của mấy đứa, việc học tập cải tạo là rất cần thiết. Đồng chí bí thư Tỉnh Ủy Phú Khánh là bạn của anh, nhưng anh không muốn can thiệp vụ này. Muốn làm việc lớn người ta phải biết đặt tình cảm cá nhân qua một bên. Vả lại đối với cách mạng chú còn nhiều lợn cợn cần phải làm cho sạch. Chánh sách nhà nước là luôn luôn khoan hồng đối với những ai biết nhận ra lẽ phải...” Tiếng nói ông Mười Tân dịu mà mạnh. Tôi thấy rõ mắt ông tiếp tục chiếu thẳng về phía Quỳnh.

“Vậy theo anh Mười thì điều anh Tuấn nói là đúng hay sao? Buôn bán là một tội lỗi à? Cả cái thế giới này đều là tội lỗi hết trơn hết trọi sao? Còn mấy người trong sạch sống với ai?” Quỳnh nói trong tiếng khóc. Tôi nghe tiếng cô gọi rất nhỏ. Đầu Quỳnh tựa lên vai tôi.

“Tất nhiên buôn bán không phải là cái tội. Nhưng vấn đề là buôn bán như thế nào, buôn bán cái gì, ai buôn bán, buôn bán với ai, thì mới có thể nói là có tội hay không có tội. Dù sao tư sản đã là có tội. Nhưng thôi...” Ông Mười Tân ngập ngừng, “Chẳng lẽ anh phải nói là chính các em cũng nên đi học tập cho thông suốt đường lối chính sách của nhà nước.”

“Em đã vào sinh hoạt trong Hội Trí Thức Yêu Nước. Em tin là em hiểu rõ đường lối chính sách của đảng và nhà nước.” Tuấn nói chen vào giọng kể lể, “Còn mày, Thăng, tại sao tao không thấy mày xuống hội sinh hoạt với anh em?”

“Tôi à?” Tôi cố nhướng to mắt nhìn xem Tuấn nói với một vẻ mặt như thế nào, nhưng bóng tối đã cho hắn chiếc mặt nạ quá tốt. “Bộ anh nghĩ tôi xứng đáng là một người trí thức sao?”


“Đây không phải là lúc để cãi nhau.” Ông Mười Tân ngừng gõ tay lên mặt bàn, lấy điếu thuốc ra khỏi môi.

“Anh nghĩ là Tuấn chưa biết gì về chính sách đảng và nhà nước ta đâu. Chính mấy ông chủ tịch và phó chủ tịch của hội cũng cần phải sinh hoạt nhiều mới nắm được đường lối chính sách của đảng ta. Nhưng thôi...,” đột nhiên ông Mười Tân đổi giọng, “Hôm nay anh đến đây cốt để thăm Quỳnh, để xem mấy đứa bây sinh sống ra sao. Anh mừng vì thấy Quỳnh không dính líu gì với chế độ ngụy, không phản động, không có nợ máu với nhân dân...”

Ngừng một đỗi lâu, Mười Tân tiếp, “nhưng trường hợp Thăng tôi muốn nói một điều...” ông đổi giọng, bất ngờ xưng là tôi, tôi nhận rõ điều đó, “đời sống của Thăng là không tốt. Tôi biết rõ tên Lý, cha vợ trước của Thăng là một tay tư sản mại bản có cỡ. Tôi cũng có trong tay báo cáo đầy đủ về những liên hệ gia đình tên Phan, một trong mấy tay phản động gộc của ngụy quyền. Tôi không nghi ngờ hành vi của Thăng. Một người như cậu Thăng đây không làm được cái tích sự gì ngoài cái thẩm mỹ học của cậu đâu...”

Tôi không hiểu ông Mười Tân ám chỉ điều gì khi nói đến chữ thẩm mỹ học, “Tuấn có nói với tôi về đám bạn bè văn nghệ của Thăng. Thật tình, tôi không hiểu tại sao Thăng đi dạy học mà chỉ chơi với đám văn nghệ là thế nào? Toàn một bọn phản động đồi trụy. Dù sao tôi muốn nói với Thăng một điều: xã hội mới này không dung nạp cách sống phóng đãng đó đâu. Cải tạo lại nếp sống cũ là điều rất tốt!” Ông Mười Tân bất ngờ đứng dậy ngay khi vừa dứt câu, “Có lẽ tôi phải đi. Tôi có một buổi nói chuyện ở Thành đoàn.”

Tuấn cũng đứng dậy đi theo ông Mười Tân. Tôi thấy Tuấn mặc sơ mi trắng bỏ ngoài quần, cái “mốt” khá thịnh hành sau ngày Ba Mươi Tháng Tư. Tôi nhắm mắt cũng biết thêm là Tuấn đi dép râu.

“Tao phải theo anh Mười.” Tuấn nói tự nhiên.

“Anh không cần nói tôi cũng biết mà!” Quỳnh mỉa mai. Cô đứng dậy kéo tay tôi, tiễn ông Mười Tân ra cửa.

Cả khu Mã Lạng vẫn còn chìm trong đêm Saigon thiếu điện.

Khi đặt chân xuống con hẻm, ông Mười Tân quay lại phía chúng tôi.

“Rất tiếc! Rất tiếc!”

Và ông quày quả bỏ đi. Tuất lọt tọt theo sau. Ngay lúc đó, tôi thấy có hai bóng đen ở cuối ngõ hẻm đi nhanh tới, một người lách ra trước ông Mười Tân, và một người đi sau lưng ông. Như một yếu nhân của một chế độ, Mười Tân được bảo vệ quá cẩn mật. Và bỗng nhiên chữ “rất tiếc!” của Mười Tân vọng lại làm tôi nổi da gà. Tôi mơ hồ hiểu những gì sẽ chờ đợi tôi.

“Thôi mình vào đi em!” Tôi ôm vai Quỳnh.

Tóc Quỳnh đã dài, khá dài. Tôi nghe mùi bồ kết tỏa ra từ mái tóc quen thuộc của người đàn bà đã chia sẻ cùng tôi da thịt. Hai tay Quỳnh vòng qua lưng tôi. Chúng tôi ôm lấy nhau quấn quít như ngày mới quen nhau. Tôi nghe tiếng âm nhạc bay trong gió. Có lẽ rạp Quốc Thanh đã có điện riêng và vở diễn lại tiếp tục. Chúng tôi hôn nhau dưới một bầu trời đêm của Saigon đổi đời. Nhìn sâu vào mắt Quỳnh tôi như thấy lại tất cả cái khu phố nghèo nàn này. Bên tay trái tôi, sâu trong hẻm Mã Lạng này, trước kia chui rúc một số con người nghèo khổ, lợp nhà trên những nấm mồ vô chủ, giờ đây những con người còn cùng cực hơn chen chúc nhau trong những căn nhà che bằng những tấm tôn lỗ chỗ những đầu đinh tựa lên những tấm ván ép nát, cất tạm bợ trên những mồ mả không người thừa nhận. Mấy đứa bé con anh chị Sáu sửa xe đạp đầu hẻm, bụng ỏng ở trần chạy dưới mưa, lội bì bõm trong nước đục bẩn thỉu, thứ nước vọt lên từ những ống cống thành phố.

(Còn tiếp)





07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71364)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75963)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74131)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75163)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32557)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76859)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74427)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 59796)
Ngày hay tin bạn mất Mây tím buồn rưng rưng Hai phương trời cách biệt Ôi tiếc nhớ vô cùng
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74238)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 77240)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83403)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84493)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82721)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 86373)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 92259)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88581)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82574)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82606)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63169)
Em về, bỏ lại vầng trăng Cho tôi ngồi ngắm mỗi lần thu sang Bến tình lững chiếc đò ngang Bến đời tôi ngập lá vàng... chờ em!
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63746)
Ta vẫn trải sầu theo tiếng thơ Em đi mắt lạnh mấy thu chờ Đường tình em bước thênh thang quá Nhớ giữ dùm ta ánh mắt xưa!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81078)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82376)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83615)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84707)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100192)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93878)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
16 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63608)
                       Đông về lá rụng sương rơi Nhớ anh em thấy bồi hồi ngày qua......
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79802)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi