Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - TẤM HÌNH CŨ

15 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 20019)
Diệp Hoàng Mai - TẤM HÌNH CŨ

TẤM HÌNH CŨ

 

Tấm hình chỉ đơn giản hai màu đen trắng – nhưng tôi đoan chắc – có đến bảy sắc cầu vồng kỷ niệm bàng bạc trong ký ức của thầy cô tôi. Hồi xưa trường còn ít lớp, hội đồng giáo sư chưa đông, nên thầy cô dạy cùng trường đều quen biết nhau, thân thiết lắm! Mỗi dịp nhà trường tổ chức “sự kiện”, là tiệm chụp hình Phạm Lung nổi tiếng ở Biên Hòa lại được mời đến, để ghi lại những hoạt động của trường. 

 ngo_quyen__thay_co_giao_cu_1-large

Chú thích hình Thầy Cô: ( từ trái qua phải)

- Cô Khương Thị Bàn, cô Đặng Thị Trí, cô Đào Thị Nga, cô Nguyễn Thị Xuân Hồng, thầy hiệu trưởng Huỳnh Quốc Tuấn, cô Huỳnh Thị Tâm, cô Võ Thu Thủy, cô Huỳnh Thị Hội, cô Nguyễn Thị Luông, cô Đinh Thị Hòa ( hàng ngồi)

- Thầy Đào Mạnh Đạt, thầy Thân Trọng Hưng, thầy Dương Hòa Huân, thầy Hoàng Phùng Võ, thầy Nguyễn Sơn, thầy Phan Thanh Hoài, thầy Bùi Quang Huệ, thầy Phan Thông Hảo, thầy Nguyễn Thất Hiệp, thầy Hoàng Quí Nam, thầy Phạm Văn Tiếng, thầy Đinh Văn Sái ( hàng đứng)


Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate. Những dịp lễ có tính chất trang trọng, giáo sư nam đều phải mặc vest chỉnh tề. Đó là trang phục bắt buộc, theo qui định của Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ.

Trong trí nhớ của cô Đào Thị Nga – nguyên giáo sư môn Anh Văn lớp đệ Thất của tôi – đong đầy ăm ắp những kỷ niệm xưa:

- Cô là học trò tiểu học của thầy Bùi Quang Huệ và thầy Đinh Văn Sái. Hồi đó mỗi ngày cô đạp xe từ Cù Lao đến gửi ở trường bán Mỹ Nghệ, sau đó cô đi bộ đến nhà thầy Sái thầy Huệ ở gần Lò Bò và Nhà bảo sanh Thanh Song, ôm cặp táp của thầy tới lớp. Hết giờ học cô ôm cặp của thầy về nhà của thầy, sau đó mới đi bộ đến trường bán Mỹ Nghệ lấy xe đạp về nhà. Học trò nào được thầy giáo cho phép ôm cặp của thầy đem đến trường, là cảm thấy sung sướng và vinh dự lắm!...

 

Sau này trở thành đồng nghiệp của thầy giáo cũ của mình, cô Đào thị Nga và các cô: Khương Thị Bàn, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Huỳnh Thị Tâm, Võ Thu Thủy, Huỳnh Thị Hội, Nguyễn Thị Luông, Đinh Thị Hòa … trở thành những nữ giáo sư trẻ tuổi nhất trường. Do hoàn cảnh gia đình nghèo, nhà ở khá xa, mà không có phường tiện đi lại – và do thiếu trường lớp bậc trung học nữa – nên khi xưa có không ít học trò Ngô Quyền vào trường bị trễ tuổi. Do vậy mà, tuổi thầy cô giáo trẻ mới ra trường và học trò không cách biệt bao nhiêu. Tuy vậy thời đó, tôn ti trật tự thầy và trò luôn được tôn trọng. Ngay khi đã trở thành đồng nghiệp và cùng dạy học chung trường, nhưng thầy cô của tôi vẫn một mực kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo cũ của mình.

 

Tình đồng nghiệp của thầy cô, vẫn bền bĩ dù trãi qua biết bao thăng trầm dâu bể. Câu chuyện của “đôi bạn thân xưa” Đào Thị Nga – Võ Thu Thủy về những kỷ niệm trường rất vui vẻ, dễ thương. Về thầy hiệu trưởng Huỳnh Quốc Tuấn, cô Thủy kể tôi nghe:

- Thầy Tuấn tuy là hiệu trưởng thứ hai – sau thầy Phan Văn Nga – nhưng lại là vị hiệu trưởng đầu tiên được bổ nhiệm chính thức. Thầy rất vui tính, hay nói chuyện tếu lâm với đồng nghiệp. Mỗi đầu tháng họp Hội Đồng, các giáo sư thường “ bị ”thầy hiệu trưởng Huỳnh Quốc Tuấn… “buộc” đi ăn liên hoan.

 ngo_quyen__thay_co_giao_cu-large

 Từ trái qua phải:Thầy Nguyễn Tấn Hoan, thầy Nguyễn Hữu Lợi, thầy Ngô Văn Sơn, thầy Phùng Thái Toàn, thầy Đinh Văn Thanh, cô Đào Thị Nga;

Cô Thủy cũng kể tôi nghe nhiều mẫu chuyện vui buồn thời tuổi trẻ, mà bây giờ bây giờ khi đã từng trãi, cô có những cảm nhận và suy nghĩ khác xưa. Có câu chuyện cũ khiến cô ân hận mãi – bởi một lời nói vô tình – cô đã gieo nỗi đau vào tâm hồn một học trò lớp đệ lục. Hồi đó cô có giờ Anh Văn dạy thế cho đồng nghiệp, cô bèn hỏi tên học sinh ba thứ hạng đầu. Một trong ba học sinh đó không trả lời được câu hỏi kiểm tra tiếng Anh của cô, cô bèn chê em:

- Học như vậy mà cũng xếp hạng nhì!...

 

Đứa học trò nhỏ đó, sau này trở thành Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện tỉnh Đồng Nai. Một lần cô đến phòng khám của anh điều trị, anh nhận ra cô Thủy và nhắc cô câu chuyện năm xưa. Chia sẻ với tôi kỷ niệm đời dạy học, cô Thủy cứ băn khoăn mãi về câu chuyện cũ này:

- Nếu có dịp gặp, em nhắn dùm cô lời xin lỗi đến em ấy. Cũng may nó thành đạt, nếu không thì cô ân hận suốt đời …

Giữ lời hứa với cô, tôi tìm đến phòng khám của vị bác sĩ. Anh là chs.NQ khóa 12, trên tôi một lớp. Anh cười lớn, khi tôi nhắn gửi lời xin lỗi muộn của cô. Anh bảo rằng, câu chuyện xưa anh nhớ hoài, nhưng không hề trách phiền gì cô Thủy cả. Tôi tạm biệt anh sớm, vì ngại khách của anh sốt ruột đợi chờ. Qua những dòng này, tôi mong anh một lần ghé thăm cô Thủy, để tuổi già của cô được thanh thản nếu như anh trực tiếp bày tỏ “ không hề giận cô ” một tẻo tẹo nào…

 

- Hồi đó ở trường mình, thầy Hoàng Phùng Võ và cô Đào Thị Nga hay được giao làm “speaker” trong các dịp lễ hội lớn của trường …

 

- Đó em coi, chuyện chỉ như vậy mà hồi đó cô giận thầy Hoàng Phùng Võ … Bây bây giờ nghĩ lại, cô thấy mình có những giận hờn vô duyên hết sức!...

 

Cô Đào Thị Nga nhớ lại:

Hồi đó, chị Luông rất hiền lành, tính tình khiêm tốn. Chị không làm phiền ai, kể cả đồng nghiệp lẫn học trò…

Rất nhiều câu chuyện “ hồi đó ” rất thú vị của thầy cô trường Ngô Quyền, tôi được nghe kể mỗi khi có dịp thăm thầy cô. Những lúc đó tôi hạnh phúc chi đâu, khi cảm nhận thời tuổi trẻ sôi nổi ngày nào, vẫn tươi mới trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của thầy cô tôi.

 

Trong hình, tôi nhận biết được hình ảnh thời trẻ của các thầy: Thân Trọng Hưng, Dương Hòa Huân, Nguyễn Sơn, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái. Còn các thầy cô: Nguyễn Thị Xuân Hồng, Huỳnh Thị Hội, Đào Mạnh Đạt, Hoàng Phùng Võ, Phan Thanh Hoài, Phan Thông Hảo, Nguyễn Thất Hiệp, Hoàng Quí Nam, Phạm Văn Tiếng … tôi chỉ được biết qua hình ảnh, những trang viết, và lời kể chuyện của thầy cô giáo cũ.

 

Trong suốt cuộc đời dạy học mấy mươi năm, cô không thể nhớ hết có bao nhiêu ngàn đứa học trò cô đã dạy. Nhưng những đứa học trò còn nặng tình với thầy cô giáo cũ như các em, cô thường ví như những viên ngọc quí của thầy cô. Mà hơn cả ngọc quí nữa, các em là những viên kim cương…” Cô Đào Thị Nga từng chia sẻ tình cảm của cô, đối với những đứa học trò cũ trường trung học Ngô Quyền như vậy. Riêng tôi thì nghĩ khác, chính thầy cô giáo cũ mới là những “viên kim cương” quí báu, thật quí báu trong trái tim những chs.NQBH năm mươi tám năm xưa …

 

Tháng 04/2014

Diệp Hoàng Mai

 

 

 

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69871)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18463)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37704)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86903)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37551)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32676)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67457)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67554)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77611)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74857)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81947)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37186)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 64193)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 70309)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 68013)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88000)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 70032)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65375)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66290)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71922)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67518)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67337)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69451)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71643)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67268)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66054)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69254)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...
27 Tháng Ba 2009(Xem: 70600)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!