Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - BÀI HỌC THƯƠNG YÊU ĐẦU ĐỜI

22 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 30035)
Nguyễn Thị Minh Thủy - BÀI HỌC THƯƠNG YÊU ĐẦU ĐỜI

Bài Học Thương Yêu Đầu Đời


Nguyn Th Minh Thy

 

ba_chau-large-content

Trong mớ hình cũ mà chị tôi tình cờ tìm được và gửi sang cho tôi, bức ảnh làm tôi xúc động nhất lại là tấm hình chụp năm tôi lên mười, ngồi chồm hổm bên cạnh một con chó. Đó là con Tô Tô, chú chó thân yêu một thời tuổi nhỏ của tôi.

Trải qua gần nửa thế kỷ, mầu ảnh đã vàng úa, lốm đốm nhiều nơi. Không chỉ gợi nhớ bao kỷ niệm ấu thơ, bức ảnh làm sống lại nhiều tình cảm ân hận, thứ tình cảm mà khi lớn khôn tôi mới có được và thường lấy đó để nhắc mình sống cho tử tế.

Được kể lể về cục cưng bốn chân của mình dường như là một hạnh phúc cho những ai có chó. Đương nhiên tôi cũng muốn được kể về Tô Tô của tôi với đầy đủ chi tiết, nhưng thiết nghĩ cái chết của nó mới là một trang sách đẹp và buồn đáng đọc nhất, nếu đời nó được viết thành sách.

Chó chết thì có gì là lạ, khi mà kiếp chó quá ngắn so với kiếp người, bạn sẽ nói như vậy phải không? Nhưng cái chết của Tô Tô một phần cũng vì sự vô tâm, ích kỷ của tôi, cái đó mới là đáng nói.

Lu Lu, con chó mà vợ chồng tôi đang nuôi, năm nay lên chín. Con gái của chúng tôi, vô tư là thế, mà còn biết hỏi, “Mẹ ơi, Lu Lu đang già phải không mẹ? Chừng mấy năm nữa thì nó chết?” Vậy mà ngày xưa tôi đã thật sự mù mờ về sự kiện này. Con chó thân yêu già yếu tới nơi mà tôi nào có biết.

Có thể vì lúc nuôi con Tô Tô, tôi còn nhỏ dại hơn con gái tôi bây giờ. Cũng có thể vì trong xã hội Việt Nam nhất là vào thời xa xưa ấy, nuôi chó cốt là để giữ nhà bên cạnh lý do thứ yếu là cho con nít chơi cho vui chứ chưa có quan niệm “chó là bạn của loài người” như ở xứ Mỹ này nên tôi không quan tâm tới đời sống của chó cho lắm.

Thật vậy, khi ba tôi xin con chó con Nhựt Bổn lông xù xinh xắn như một món đồ chơi này từ bác Tư tôi thì tôi hãy còn là một cô bé lên năm lên sáu. Tôi đùa giỡn nghịch ngợm với nó như chơi một món đồ chơi đặc biệt. Thích nhất là đồ chơi này biết chạy biết giỡn và biết… ăn. Khi tôi ăn mía thì nó cũng nhai một khúc, tôi gặm hột xoài thì nó cũng “làm” một hột, tôi cạp bắp luộc thì nó cũng cạp bắp luộc, rồi ổi, rồi mận, ôi thôi đủ thứ. Trái cây mà nó còn xơi được thì nói gì đến bánh ngọt, bánh nướng là những thứ thơm tho hấp dẫn hơn nữa.

Còn bé thì hú hí với nhau như vậy đó, ấy mà khi bước vào “lứa tuổi thích ô mai” thì tôi đành đoạn quên người bạn nhỏ thiếu thời, bây giờ nhớ lại mới thấy mình quá tệ. Đã vậy, khi thấy nó ghen với em tôi, tôi ngạc nhiên và thất vọng biết bao thay vì hiểu biết và thông cảm. Số là má tôi, sau khi hạ sanh một loạt sáu đứa con cách nhau hai năm mà tôi là Út, mười một năm sau bà cho chào đời một cậu “Út thêm” nữa. Em bé kháu khỉnh nhỏ nhít nhất nhà dĩ nhiên là được cả nhà thương yêu. Nhưng Tô Tô thì không, không bao giờ. Khi em bé mới về, nó gầm gừ thiếu điều có thể gây nguy hiểm cho “đối thủ”, mà “đối thủ” thì ngây thơ có biết gì đâu, tới tuổi lẩm đẩm biết đi cứ lăm lăm đuổi theo Tô Tô mà đòi nắm đuôi mới chết chứ. Thế là Tô Tô càng quạu, và càng quạu thì càng bị mắng, bị rầy.

Ba tôi vốn nổi tiếng nghiêm trị con cái cũng như tất cả các thành viên trong gia tộc. Tô Tô cũng không ra khỏi nội qui “thưởng phạt phân minh” của ông. Ở Việt Nam, ngoài đức tính trung thành là chuyện đương nhiên, một con chó được yêu quý, làm nở mặt nở mày cho chủ là phải khôn ngoan, biết giữ nhà, biết “làm vệ sinh” đúng chỗ, biết phân biệt người quen kẻ lạ, biết giữ của, và biết tuyệt đối vâng lời (tuy chủ đang cầm cây roi đợi sẵn cũng phải bò lết tới mà chịu tội). Tội nghiệp Tô Tô, với đầy đủ những nết na phẩm hạnh đó, nó luôn được tôi đề cao khoe khoang mỗi khi bè bạn tới nhà. Nhưng tôi có thực sự dành cho nó một tình bạn đúng nghĩa không, một tình thương vô điều kiện không? Sau này nhìn lại, tôi phải công tâm mà nhìn nhận rằng không. Hay là ở tuổi mới lớn người ta thường có khuynh hướng vị kỷ? Biện minh cách nào đi nữa thì tôi cũng phải xấu hổ mà nhìn nhận rằng có một thời mình vô tâm như thế.

Tô Tô đã ở tuổi xế chiều mà tôi nào để tâm. Cho đến một buổi sáng nó nôn ói ra ngay trong phòng khách nơi tôi vừa quét dọn xong. Thường ngày nó luôn làm vệ sinh ở chỗ vùng đất mãi tận mé rào, không khi nào tiêu tiểu hay ói mửa trên khoảnh xi măng của sân huống chi là trên nền gạch trong nhà. Tôi tức mình vì tiếc công mình vừa lau nhà nên dậm chân dậm cẳng la mắng nó. Thế là nó hốt hoảng bỏ chạy ra sân trong lúc tôi lo tìm nùi giẻ để giải quyết chỗ dơ. Mãi đến chiều, vì không thấy nó xuất hiện để ăn tối, má tôi mới đi quanh nhà tìm kiếm.

Trong nhà, có lẽ má tôi là người duy nhất ban cho nó thứ tình thương vô điều kiện. Dù nó ngoan hay hư bà vẫn trộn cho nó những bữa ăn mà nó không chê vào đâu được. (Thậm chí hôm nào nó ể mình chê thức ăn thông thường, bà chế ra món cơm trộn đường tán băm nhuyễn hoặc với sữa đặc để dỗ cho nó ăn). Có lẽ do trực giác, chính má tôi là người đã phát giác ra Tô Tô nằm chết trong khoảng hẹp giữa hai bức vách của hai căn nhà, nơi dựng những chiếc xe Honda hai bánh của gia đình. Hôm đó ông anh họ tôi vừa làm việc ở một căn cứ Mỹ về và ghé thăm chúng tôi. Anh cũng dựng xe trong góc ấy, nơi con Tô Tô tìm chỗ yên ắng ẩn mình. Không hiểu sao hôm ấy xe anh sực nức mùi thuốc khai quang hay thuốc sát trùng chi đó đến độ ai ngửi thấy cũng muốn ói. Có người còn kết luận rằng có lẽ xe anh đã bị nhiễm chất hóa học trong sân cỏ nơi căn cứ Mỹ mà anh làm việc.

Quỳ cạnh cái xác lạnh ngắt cứng đơ, nước mắt tôi chảy ròng và trái tim như có ai bóp thắt. Tô Tô ngẫu nhiên tới ngày giờ phải từ giã cõi đời hay chết vì bị nhiễm hơi hóa học đúng lúc cơ thể đang yếu, tôi thực sự không biết được. Tuy nhiên, niềm ân hận bùng vỡ cõi lòng tôi lúc ấy. Có lẽ tại nó sợ bị la rầy nên tìm một chỗ kín nhất để nằm, tôi nghĩ vậy. Nếu tôi đã không la mắng nó thì chắc nó chưa đến đỗi mất mạng vì cái mùi thuốc hóa học đáng kiếp này rồi.

Thật điềm tĩnh, má tôi trịnh trọng lo hậu sự cho nó ngay tối đó với đôi mắt đỏ hoe. Lần đầu tiên tôi thấy mình vụt lớn. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…

Westminster, tháng 3, 2013

Nguyn Th Minh Thy

 

04 Tháng Giêng 2021(Xem: 11861)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13751)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12505)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10751)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13908)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
19 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11009)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12499)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11875)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12416)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
13 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10678)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
12 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11472)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
28 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12435)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11679)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13736)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10410)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12994)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13935)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11171)
Vì đại dịch COVID-19, chừng như nhân loại đang phải có một thời gian ngủ đông như loài gấu trắng ở Bắc cực. Hy vọng đây là lần “ngủ đông” duy nhất của loài người trong thế kỷ 21.
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12776)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm hàng cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa....
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10904)
Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12947)
Từ ấy đông Biên Hòa trở lạnh Trăm năm sông vẫn mịt mờ sương Lối quen sao đường về lạc hướng Người ơi người quanh quất buồn tênh.
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13202)
Năm nay bầu bán thật là buồn Virus giờ này chẳng chịu buông Xã hội hô hào binh với chống Gia đình tranh chấp ghét và thương
08 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10461)
Anthony và chủ các nhà hàng khác vẫn cầu nguyện và hy vọng ở một mùa xuân năm tới khí hậu ấm lên, và sẽ có thuốc ngừa đại dịch. Người ta có nghị lực tranh đấu để tồn tại nhờ hy vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng...
07 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11407)
Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11209)
Tin hay không tin có ma tùy bạn. Nhưng xin các bạn đừng ghét ma vì họ rất tội nghiệp. Các bạn đừng chọc phá hay làm bạn với ma quỷ. Hãy để ma sống yên bình với thế giới của riêng họ.
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11751)
Hóa mã... cô cười vui tợn nhỉ? Thành ngưu... cậu nhảy thích ghê mà! Bù cho thuở nọ... ta còn bé Chỉ chộ hình ma đã khóc òa!
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13373)
Đêm Halloween đốt hương em thủ thỉ Ma năm nay không xin kẹo "Trick or Treat Ba ngày tới bầu Tổng Thống định kỳ Mà kết quả sao lần này đáng sợ.
24 Tháng Mười 2020(Xem: 10610)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?