Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - Bùi Thị Lợi - ĐIỆP KHÚC THƯƠNG YÊU

30 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 27445)
Diệp Hoàng Mai - Bùi Thị Lợi - ĐIỆP KHÚC THƯƠNG YÊU


ĐIỆP KHÚC THƯƠNG YÊU

 

dkythuong-15jpg-large

Sài Gòn, sáng Thứ Bảy…

Không phải đợi đến ngày Hiến Chương Nhà Giáo, đám học trò già trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa mới nhớ thầy cô giáo cũ. Mà bất cứ lúc nào gặp nhau, điệp khúc “Trường cũ, Thầy xưa ” luôn là bài ca muôn thuở của chúng tôi. Từ lúc biết thầy Phạm Đức Bảo “trở về mái nhà xưa” trên đường Trần Quang Diệu, tháng mười một hàng năm chúng tôi đều ghé thăm thầy. Và lần nào, chúng tôi cũng mời thầy Trịnh Hồng Hải làm “thủ lĩnh” nhóm. Vốn là bạn học thân thiết với thầy Phạm Thăng Long – em ruột thầy Phạm Đức Bảo – nên thầy Hải khá gần gũi với gia đình anh của bạn mình. Ngay khi trở lại cố hương, thầy Bảo thường xuyên gọi thầy Hải. Nhờ vậy, thầy Hải dễ dàng “phiên dịch” giúp chúng tôi chuyện trò với thầy hiệu trưởng, để học trò không mang tội “hỗn” vì nói to tiếng với thầy.

Tháng mười một năm nay, ngoài thầy Trịnh Hồng Hải, chúng tôi mời thêm: Cô Đinh Thị Hòa; Cô Phạm Kiều Tiên; Thầy Đoàn Viết Biên, Thầy Trần Đình Tri; Thầy Lâm Tấn Văn cùng đến thăm thầy Phạm Đức Bảo … Cầu thang nhà thầy Bảo hơi khó đi, nên rất thương thầy cô “không còn trẻ” của chúng tôi, lần từng bước chân đến thăm “giang sơn” riêng của thầy hiệu trưởng. Vừa gặp thầy Phạm Đức Bảo, thầy Đoàn Viết Biên dang rộng đôi tay:

- A, đại ca!...

Thầy Bảo thoáng đăm chiêu, ngón tay trỏ gõ nhẹ vào đầu, rồi thốt lên:

- Này, Đoàn Viết Biên có phải không?A, lão … Trượng!...

Mọi người cười ồ, thán phục trí nhớ của thầy hiệu trưởng. Ngoài thầy Trần Đình Tri, cô Phạm Kiều Tiên và cô Đinh Thị Hòa – thường xuyên, hoặc thi thoảng ghé ghé thăm thầy – thì thầy Đoàn Viết Biên lâu lắm rồi thầy Bảo mới gặp lại. Trãi qua bao thăng trầm cuộc sống, thầy Bảo vẫn nhớ như in họ tên những vị giáo sư từng đứng trên bục giảng trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Nhiều lần ghé thăm thầy, tôi ấn tượng câu nói thầy thường lặp đi lặp lại, sau khi kể tên một loạt cựu giáo sư Ngô Quyền cùng thời quá vãng:

- Chết cả rồi, chỉ còn tôi, chưa … chết!?...

Tiếp theo câu nói vui, là nụ cười hồn nhiên đáng mến của một người từng trãi, đã hiểu biết quá nhiều lẽ sống ở đời. Thầy Bảo bây giờ sống an nhiên tự tại, mặc cho tuổi tác và bệnh tật chực chờ “hù dọa” ông lão tuổi chín mươi tư.

dkythuong-7jpg-contentdkythuong-4-content

dkythuong-5-contentdkythuong-6-content

 

Lo lắng cho sức khỏe của thầy hiệu trưởng, cô Kiều Tiên thúc giục mọi người về sớm để thầy nghỉ ngơi. Tôi là người sau cùng bước đến chào thầy, thầy lại nheo mắt nhìn tôi:

- “ Cái” Mai ở Biên Hòa, có phải không?

Tôi mừng quá chừng, mãi đến lần này tôi mới được thầy hiệu trưởng nhớ tên. Quay lại chào thầy lần nữa trước khi bước khỏi căn phòng, tôi cảm thấy chùng lòng … Thầy hiệu trưởng vẫn tần ngần đứng nhìn theo mọi người, chừng như thầy luyến tiếc thời gian thầy trò sum họp qua mau.

Cũng có thể, chúng tôi chỉ mời thầy cô họp mặt lần này nữa thôi. Những năm kế tiếp, học trò dự định sẽ đến từng nhà thăm thầy cô giáo. Lòng mong muốn thầy cô được vui, nhưng học trò lo ngại thầy cô đi lại khó khăn rồi sinh bệnh, học trò sẽ buồn biết bao nhiêu. Dẫu biết gặp nhau cùng lúc vẫn đông vui hơn, nhưng thầy cô của chúng tôi nay tuổi đã quá cao – và học trò năm xưa của thầy cô bây giờ cũng … cao tuổi – nên việc đi lại không còn dễ dàng như xưa nữa. Tình thương yêu thầy trò ngày càng đong đầy, thì tuổi tác và sức khỏe thầy trò lại vơi dần theo ngày tháng. Biết làm sao khác được, qui luật sinh học tất yếu của đời người?...

dkythuong-0-large

Trước khi đến thăm thầy Phạm Đức Bảo, thầy trò chúng tôi có buổi họp mặt nho nhỏ ở café Suối Đá – Sài Gòn. Mặc dù đã cố gắng chọn … ngày lành, nhưng chúng tôi vẫn không sao tránh được chuyện … đụng đám. Thầy Đinh Hữu Quyến có hẹn với nhóm học trò cũ ở Bình Dương; Thầy Trần Thái Hùng bận làm chủ hôn cho cháu của thầy; Thầy Trần Kim Linh vào Chợ Lớn dự đám giỗ họ hàng từ sáng sớm; Thầy Lê Hoàng Long chân nay đã yếu mắt đã mờ… Về phía các bạn nhóm café Bê Ba, lần này báo tin “ đụng đám” quá chừng; Các anh chị khác bận công tác xa, không về kịp. Cuối cùng, khóa đàn anh ở Sài Gòn chỉ có anh Vũ Ngọc Giao và anh Khương Văn Mười đến dự. Anh Mười cho tôi xem lịch công tác dầy đặc như đám … đậu đen của anh, nhưng anh vẫn cố gắng đến thăm thầy cô, với câu chuyện vui hồi đi học:

- Anh nhớ hồi đó thằng Khôi lớp anh giấu cái giỏ xách của cô Hòa, làm cô khóc quá trời không biết làm sao, bèn bỏ xuống văn phòng thầy Bảo …

 

dkythuong-1-contentdkythuong-2-content

dkythuong-3-contentdkythuong-11jpg-content

Mọi người cười rần, cô Hòa ngồi cạnh anh Mười cũng cười theo. Hầu hết học trò cũ trường Ngô đều biết, cô Hòa hiền lành và hay khóc. Tuy nghịch như giặc, nhưng học trò đứa nào cũng thương mến cô. Thầy Lâm Tấn Văn vượt qua cơn đột quỵ, rất kiên trì tập vật lý trị liệu tại nhà. Nhưng chân của thầy vẫn còn yếu, nên đi lại khá khó khăn. Thầy rất quan tâm đến sinh hoạt của học trò cũ, đồng nghiệp xưa qua trang web Ngô Quyền. Thỉnh thoảng thầy gọi tôi, hỏi thêm thông tin về những người quen thân năm cũ. Với thầy Đoàn Viết Biên, tôi luôn lo lắng vì sức khỏe của thầy cứ … trồi sụt thất thường. Còn nhớ buổi chiều hôm trước gọi điện cho thầy, thầy rất vui nhưng cẩn thận dặn dò tôi:

- Thầy sẽ đến, vì thầy rất mong gặp lại đồng nghiệp cũ. Thầy dặn trước, bây giờ thầy đang khỏe đấy! Nhưng sáng ngày mai, thầy chưa biết sức khỏe của thầy ra sao đâu. Thầy sẽ điện báo cho em biết, nếu như thầy không đến được…

Điện thoại của anh Mười reo liên tục – nên dù đang dòn dã những câu chuyện vui – anh Mười đành xin phép kiếu thầy cô. Trước khi ra về, anh Mười làm một nghĩa cử vô cùng … đẹp, là “bao sân” hết chi phí chầu café và điểm tâm sáng cho mọi người. Hoan hô anh Mười – lần sau café họp mặt – bất cứ giá nào đàn em cũng “réo rắt” gọi, anh Mười ơi!...

Tháng 11/2013

Diệp Hoàng Mai


 

PHỤ ĐÍNH HÌNH ẢNH BUỔI THĂM VIẾNG THẦY HIỆU TRƯỞNG PHẠM ĐỨC BẢO (Ngày 23 tháng 11, 2013)

dkythuong-8jpg-contentdkythuong-9jpg-content

dkythuong-14jpg-contentdkythuong-17pg-content

dkythuong-18pg-contentdkythuong-17jpg-content

dkythuong-13jpg-contentdkythuong-10jpg-content

dkythuong-12jpg-contentdkythuong-16jpg-content


 

Biên Hòa, ngày Chủ Nhật…

 

Nhận e-mail của Diệp Hoàng Mai báo tin, sáng Thứ Bảy 23 tháng 11 đến quán café Suối Đá – Sài Gòn ăn sáng với Thầy Cô, và các bạn cựu học sinh Ngô Quyền. Đồng thời sáng Chủ Nhật 24 tháng 11 ở Café Cội Nguồn – Biên Hòa cũng có buổi hop mặt Thầy Cô và bạn bè, thì tôi hiểu ngay nhóm CHS.NQ tổ chức tri ân Thầy Cô ở hai nơi. Tiếc là Thứ Bảy tôi phải về quê cúng giỗ, nên chỉ tham dự buổi sáng Chủ Nhật mà thôi.

 

loi_dscf6020-large

 

Tôi báo tin cho Hoàng Mai biết, sẽ rủ thêm những người bạn lớp Tứ 3 Khóa 9 của tôi, Hoàng Mai hết sức hoan nghênh. Còn nhớ đêm tri ân Thầy Cô năm 2012, nhóm bạn khóa 9 thuê nguyên chiếc xe du lịch 15 chỗ, ngồi không đủ phải đi thêm xe riêng từ Biên Hòa xuống Saigon họp mặt đến khuya mới về. Năm nay nghe báo tin không phải đi xa, các bạn càng hăng hái hơn. Với lòng mong muốn được thăm lại Thầy Cô và gặp gỡ bạn bè, Hồ Bạch Tuyết cho biết các bạn được báo tin đều nhận lời tham dự. Tiếc là hơi vội, nên không gọi được đông đủ.

Chưa đến 8 giờ sáng, tôi đã có mặt ở điểm hẹn. Sáng sớm quán còn vắng khách, tôi nhớ nơi đây lần đầu tôi đến để gặp lại bạn Châu Thị Huệ sau hơn 30 năm bặt tin. Cũng nơi đây, nhiều lần tôi đến họp mặt anh em cựu hướng đạo Biên Hòa. Café Cội Nguồn có điều gì đó gần gũi với tôi – phải chăng do phong cách của chủ quán – một cựu học sinh NQ, và cũng là một cựu HĐS. Biên Hòa?

Người đến sau tôi là bạn Lê Kim Loan. Nhiều lần Loan gọi điện rủ tôi về BH ghé nhà bạn chơi, mà tôi chưa có dịp. Hôm nay nghe tin tôi về, bạn chạy đến ngay địa điểm họp mặt để hội ngộ bạn bè. Kế đến là Nguyễn Thị Tâm và Nguyễn Thị Phụng khóa 10, nhưng chơi thân với Trần Thị Lưu lớp tôi. Mà nơi nào có Lưu, nơi đó sẽ có Tâm và Phụng. Rồi lần lượt Châu Thị Huệ, Nguyễn Thị Chẳn, Trần Thị Chu, Ngô Ngọc Hương, Kim Tuyết, Bạch Tuyết, Kim Ngọc, Kim Loan, Thanh Thu, Tống Kim Mỹ, em Châu Nữ Hiền khóa 14 … Một vài gương mặt khác như anh Thông, anh Chiếu khóa 8; anh Sơn khóa 10; anh Ánh khóa 11 tôi cũng có quen, nên tôi tíu tít tiếp đón anh chị em và các bạn.

loi_dscf6043-large-contentloi_dscf5999-large-content

loi_dscf6030-large-contentloi_dscf5979-large-content


Nhìn thấy hai người lớn tuổi bước vào, tôi đoán là Thầy Cô của mình nên bước tới chào. Đúng là thầy Nguyễn Văn Có và cô Vũ Thị Kim Liên. Tôi mời Thầy Cô bước vào bên trong, mới thấy Hoàng Mai và Ngọc Dung đã có mặt từ lâu đang sắp xếp bàn ghế. Tôi quay trở ra vừa kịp đón cô Đào Thị Nga và cô Khương Thị Bàn cùng đến. Tôi không nhìn thấy Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn nên hỏi thăm, Cô Nga cho biết thầy Ẩn bận việc không đến được, thật tiếc quá! Nghe Hoàng Mai nói có nhiều Thầy Cô đã nhận lời mời, nhưng sáng nay báo tin bận dự đám nên không đến được. Nhóm tổ chức cũng dự tính, chỉ họp mặt thân mật trong tình Thầy Trò.

Sau lời tri ân ngắn gọn, Hoàng Mai nhờ các anh chị đại diện trao tặng quà kỹ niệm cho Thầy Cô. Quý Thầy Cô xúc động với tấm chân tình của học trò cũ, và bày tỏ niềm vui với đồng nghiệp xưa, sau bao ngày không gặp được nhau. Tuy chỉ là café sáng Chủ Nhật, nhưng cũng không thể thiếu phần văn nghệ tặng Thầy Cô. Tam ca “ Nữ Hiền – Bạch Tuyết – Ngọc Dung” mở đầu với bài Bụi Phấn, có phần hát phụ họa của mọi người, ai thuộc câu nào hát câu đó:

Khi Thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng. Có hạt bụi nào, vương trên tóc Thầy?...”


loi_dscf5983-large-contentloi_dscf6006-large-content

loi_dscf5985-large-contentloi_dscf5986-large-content

loi_dscf6040-large-contentloi_dscf6005-large-content

 

Tiếp theo, nhóm bạn Tứ 3 hợp ca bài “ Hè Về ” nhắc nhớ Thầy Lê Hoàng Long. Lần nầy bạn Phụng có đem theo bài hát, nên cả nhóm hát suông sẽ từ đầu đến cuối, chứ không kết thúc bằng câu “Chúng em quên rồi Thầy ơi” như lần trước, được Thầy Cô vỗ tay khen ngợi. Sau đó, giọng ca vàng Kim Ngọc hát bài “Nắng đẹp miền Nam” tặng Thầy Cô. Giọng ca mượt mà cao vút của Ngọc, được cô Nga khuyên nên đi dự thi Chương trình ca nhạc “Tiếng Hát Mãi Xanh” của Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh, thế nào cũng đoạt giải.

Thầy Hoan trước khi ra về, có gọi tôi đến góp ý. Thầy nói “Truyền thống học sinh Ngô Quyền xưa nay không cho phép nói hai tiếng Mầy –Tao, nên khi Thầy nghe các em gọi nhau Tao – Mầy, Thầy nhắc nhở…” Tôi thưa với Thầy, chuyện nầy tôi mới nghe lần đầu, nhưng cũng xin ghi nhận và nhân tiện hát tặng Thầy bài hát “Đừng nói Mầy Tao”( bài hát trong sinh hoạt Hướng Đạo). Tôi bắt giọng và Hoàng Mai phụ họa: “Đừng nói hai tiếng Mầy Tao nha, nghe sao mà nghe quê quá xá. Đừng nói hai tiếng Mầy Tao nha, nghe sao mà quê quá chừng hè…”

Khi Thầy Hoan về rồi, cô Nga và cô Bàng cũng nói, chưa nghe ai nói về truyền thống NQ không nói Mầy Tao. Dù sao cũng xin thưa với Thầy Cô: “Lớp tụi em đều trên 60 tuổi rồi, mà còn có cơ hội nói hai tiếng Mầy Tao với bạn bè, sao thấy mình thật hạnh phúc và thấy như trẻ lại thời còn cắp sách đến trường…”

Đến gần 11 giờ, quý Thầy Cô ra về. Anh Ánh bắt nhịp hát bài “Gặp nhau đây rồi chia tay…” Tôi thật sự xúc động, cứ mỗi lần được gặp gỡ Thầy Cô và Bạn bè tôi lại bồi hồi. Nhìn Thầy Hoan đạp xe đạp ra về; Cô Kim Liên dìu Thầy Có bước đi; Người con trai của Cô Bàng đi xe Honda đến đón mẹ; Cô Nga cũng chờ người nhà đến chở cô về …

Ước gì, Thầy Cô của chúng em luôn mạnh khỏe. Ước gì, chúng em được thêm nhiều lần nữa nói lới tri ân Thầy Cô nhân ngày Hiến chương Nhà giáo. Ước gì, chúng em có điều kiện đưa đón và chăm sóc Thầy Cô chu đáo hơn… Được như thế, niềm vui hội ngộ Thầy Cô của chúng em mới thật trọn vẹn. Thôi thì xin quý Thầy Cô hiểu cho tấm lòng của chúng em. Những đứa học trò mà bây giờ, mỗi khi đi họp mặt có bạn đề nghị tụi em phải nhuộm cho tóc đen trở lại, để tụi em luôn là những học trò nhỏ của Thầy Cô hồi xửa hồi xưa…

Ngày 28 tháng 8 năm 2013

Bùi Thị Lợi

 

PHỤ ĐÍNH HÌNH ẢNH HỌP MẶT NGÀY 24/11/2013 (CLICK VÀO LINK NÀY ĐỂ XEM SLIDE SHOW)

20 Tháng Ba 2021(Xem: 14676)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.
13 Tháng Ba 2021(Xem: 16301)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 12022)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 14864)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 9589)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 12816)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 10461)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 14507)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 12401)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11891)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 9468)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 8460)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 10959)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10345)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12888)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10599)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12265)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 13838)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10798)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10880)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 14256)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 13511)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 14426)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 11361)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 13108)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 15697)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9977)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11531)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này