Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - Bùi Thị Lợi - ĐIỆP KHÚC THƯƠNG YÊU

30 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 27460)
Diệp Hoàng Mai - Bùi Thị Lợi - ĐIỆP KHÚC THƯƠNG YÊU


ĐIỆP KHÚC THƯƠNG YÊU

 

dkythuong-15jpg-large

Sài Gòn, sáng Thứ Bảy…

Không phải đợi đến ngày Hiến Chương Nhà Giáo, đám học trò già trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa mới nhớ thầy cô giáo cũ. Mà bất cứ lúc nào gặp nhau, điệp khúc “Trường cũ, Thầy xưa ” luôn là bài ca muôn thuở của chúng tôi. Từ lúc biết thầy Phạm Đức Bảo “trở về mái nhà xưa” trên đường Trần Quang Diệu, tháng mười một hàng năm chúng tôi đều ghé thăm thầy. Và lần nào, chúng tôi cũng mời thầy Trịnh Hồng Hải làm “thủ lĩnh” nhóm. Vốn là bạn học thân thiết với thầy Phạm Thăng Long – em ruột thầy Phạm Đức Bảo – nên thầy Hải khá gần gũi với gia đình anh của bạn mình. Ngay khi trở lại cố hương, thầy Bảo thường xuyên gọi thầy Hải. Nhờ vậy, thầy Hải dễ dàng “phiên dịch” giúp chúng tôi chuyện trò với thầy hiệu trưởng, để học trò không mang tội “hỗn” vì nói to tiếng với thầy.

Tháng mười một năm nay, ngoài thầy Trịnh Hồng Hải, chúng tôi mời thêm: Cô Đinh Thị Hòa; Cô Phạm Kiều Tiên; Thầy Đoàn Viết Biên, Thầy Trần Đình Tri; Thầy Lâm Tấn Văn cùng đến thăm thầy Phạm Đức Bảo … Cầu thang nhà thầy Bảo hơi khó đi, nên rất thương thầy cô “không còn trẻ” của chúng tôi, lần từng bước chân đến thăm “giang sơn” riêng của thầy hiệu trưởng. Vừa gặp thầy Phạm Đức Bảo, thầy Đoàn Viết Biên dang rộng đôi tay:

- A, đại ca!...

Thầy Bảo thoáng đăm chiêu, ngón tay trỏ gõ nhẹ vào đầu, rồi thốt lên:

- Này, Đoàn Viết Biên có phải không?A, lão … Trượng!...

Mọi người cười ồ, thán phục trí nhớ của thầy hiệu trưởng. Ngoài thầy Trần Đình Tri, cô Phạm Kiều Tiên và cô Đinh Thị Hòa – thường xuyên, hoặc thi thoảng ghé ghé thăm thầy – thì thầy Đoàn Viết Biên lâu lắm rồi thầy Bảo mới gặp lại. Trãi qua bao thăng trầm cuộc sống, thầy Bảo vẫn nhớ như in họ tên những vị giáo sư từng đứng trên bục giảng trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Nhiều lần ghé thăm thầy, tôi ấn tượng câu nói thầy thường lặp đi lặp lại, sau khi kể tên một loạt cựu giáo sư Ngô Quyền cùng thời quá vãng:

- Chết cả rồi, chỉ còn tôi, chưa … chết!?...

Tiếp theo câu nói vui, là nụ cười hồn nhiên đáng mến của một người từng trãi, đã hiểu biết quá nhiều lẽ sống ở đời. Thầy Bảo bây giờ sống an nhiên tự tại, mặc cho tuổi tác và bệnh tật chực chờ “hù dọa” ông lão tuổi chín mươi tư.

dkythuong-7jpg-contentdkythuong-4-content

dkythuong-5-contentdkythuong-6-content

 

Lo lắng cho sức khỏe của thầy hiệu trưởng, cô Kiều Tiên thúc giục mọi người về sớm để thầy nghỉ ngơi. Tôi là người sau cùng bước đến chào thầy, thầy lại nheo mắt nhìn tôi:

- “ Cái” Mai ở Biên Hòa, có phải không?

Tôi mừng quá chừng, mãi đến lần này tôi mới được thầy hiệu trưởng nhớ tên. Quay lại chào thầy lần nữa trước khi bước khỏi căn phòng, tôi cảm thấy chùng lòng … Thầy hiệu trưởng vẫn tần ngần đứng nhìn theo mọi người, chừng như thầy luyến tiếc thời gian thầy trò sum họp qua mau.

Cũng có thể, chúng tôi chỉ mời thầy cô họp mặt lần này nữa thôi. Những năm kế tiếp, học trò dự định sẽ đến từng nhà thăm thầy cô giáo. Lòng mong muốn thầy cô được vui, nhưng học trò lo ngại thầy cô đi lại khó khăn rồi sinh bệnh, học trò sẽ buồn biết bao nhiêu. Dẫu biết gặp nhau cùng lúc vẫn đông vui hơn, nhưng thầy cô của chúng tôi nay tuổi đã quá cao – và học trò năm xưa của thầy cô bây giờ cũng … cao tuổi – nên việc đi lại không còn dễ dàng như xưa nữa. Tình thương yêu thầy trò ngày càng đong đầy, thì tuổi tác và sức khỏe thầy trò lại vơi dần theo ngày tháng. Biết làm sao khác được, qui luật sinh học tất yếu của đời người?...

dkythuong-0-large

Trước khi đến thăm thầy Phạm Đức Bảo, thầy trò chúng tôi có buổi họp mặt nho nhỏ ở café Suối Đá – Sài Gòn. Mặc dù đã cố gắng chọn … ngày lành, nhưng chúng tôi vẫn không sao tránh được chuyện … đụng đám. Thầy Đinh Hữu Quyến có hẹn với nhóm học trò cũ ở Bình Dương; Thầy Trần Thái Hùng bận làm chủ hôn cho cháu của thầy; Thầy Trần Kim Linh vào Chợ Lớn dự đám giỗ họ hàng từ sáng sớm; Thầy Lê Hoàng Long chân nay đã yếu mắt đã mờ… Về phía các bạn nhóm café Bê Ba, lần này báo tin “ đụng đám” quá chừng; Các anh chị khác bận công tác xa, không về kịp. Cuối cùng, khóa đàn anh ở Sài Gòn chỉ có anh Vũ Ngọc Giao và anh Khương Văn Mười đến dự. Anh Mười cho tôi xem lịch công tác dầy đặc như đám … đậu đen của anh, nhưng anh vẫn cố gắng đến thăm thầy cô, với câu chuyện vui hồi đi học:

- Anh nhớ hồi đó thằng Khôi lớp anh giấu cái giỏ xách của cô Hòa, làm cô khóc quá trời không biết làm sao, bèn bỏ xuống văn phòng thầy Bảo …

 

dkythuong-1-contentdkythuong-2-content

dkythuong-3-contentdkythuong-11jpg-content

Mọi người cười rần, cô Hòa ngồi cạnh anh Mười cũng cười theo. Hầu hết học trò cũ trường Ngô đều biết, cô Hòa hiền lành và hay khóc. Tuy nghịch như giặc, nhưng học trò đứa nào cũng thương mến cô. Thầy Lâm Tấn Văn vượt qua cơn đột quỵ, rất kiên trì tập vật lý trị liệu tại nhà. Nhưng chân của thầy vẫn còn yếu, nên đi lại khá khó khăn. Thầy rất quan tâm đến sinh hoạt của học trò cũ, đồng nghiệp xưa qua trang web Ngô Quyền. Thỉnh thoảng thầy gọi tôi, hỏi thêm thông tin về những người quen thân năm cũ. Với thầy Đoàn Viết Biên, tôi luôn lo lắng vì sức khỏe của thầy cứ … trồi sụt thất thường. Còn nhớ buổi chiều hôm trước gọi điện cho thầy, thầy rất vui nhưng cẩn thận dặn dò tôi:

- Thầy sẽ đến, vì thầy rất mong gặp lại đồng nghiệp cũ. Thầy dặn trước, bây giờ thầy đang khỏe đấy! Nhưng sáng ngày mai, thầy chưa biết sức khỏe của thầy ra sao đâu. Thầy sẽ điện báo cho em biết, nếu như thầy không đến được…

Điện thoại của anh Mười reo liên tục – nên dù đang dòn dã những câu chuyện vui – anh Mười đành xin phép kiếu thầy cô. Trước khi ra về, anh Mười làm một nghĩa cử vô cùng … đẹp, là “bao sân” hết chi phí chầu café và điểm tâm sáng cho mọi người. Hoan hô anh Mười – lần sau café họp mặt – bất cứ giá nào đàn em cũng “réo rắt” gọi, anh Mười ơi!...

Tháng 11/2013

Diệp Hoàng Mai


 

PHỤ ĐÍNH HÌNH ẢNH BUỔI THĂM VIẾNG THẦY HIỆU TRƯỞNG PHẠM ĐỨC BẢO (Ngày 23 tháng 11, 2013)

dkythuong-8jpg-contentdkythuong-9jpg-content

dkythuong-14jpg-contentdkythuong-17pg-content

dkythuong-18pg-contentdkythuong-17jpg-content

dkythuong-13jpg-contentdkythuong-10jpg-content

dkythuong-12jpg-contentdkythuong-16jpg-content


 

Biên Hòa, ngày Chủ Nhật…

 

Nhận e-mail của Diệp Hoàng Mai báo tin, sáng Thứ Bảy 23 tháng 11 đến quán café Suối Đá – Sài Gòn ăn sáng với Thầy Cô, và các bạn cựu học sinh Ngô Quyền. Đồng thời sáng Chủ Nhật 24 tháng 11 ở Café Cội Nguồn – Biên Hòa cũng có buổi hop mặt Thầy Cô và bạn bè, thì tôi hiểu ngay nhóm CHS.NQ tổ chức tri ân Thầy Cô ở hai nơi. Tiếc là Thứ Bảy tôi phải về quê cúng giỗ, nên chỉ tham dự buổi sáng Chủ Nhật mà thôi.

 

loi_dscf6020-large

 

Tôi báo tin cho Hoàng Mai biết, sẽ rủ thêm những người bạn lớp Tứ 3 Khóa 9 của tôi, Hoàng Mai hết sức hoan nghênh. Còn nhớ đêm tri ân Thầy Cô năm 2012, nhóm bạn khóa 9 thuê nguyên chiếc xe du lịch 15 chỗ, ngồi không đủ phải đi thêm xe riêng từ Biên Hòa xuống Saigon họp mặt đến khuya mới về. Năm nay nghe báo tin không phải đi xa, các bạn càng hăng hái hơn. Với lòng mong muốn được thăm lại Thầy Cô và gặp gỡ bạn bè, Hồ Bạch Tuyết cho biết các bạn được báo tin đều nhận lời tham dự. Tiếc là hơi vội, nên không gọi được đông đủ.

Chưa đến 8 giờ sáng, tôi đã có mặt ở điểm hẹn. Sáng sớm quán còn vắng khách, tôi nhớ nơi đây lần đầu tôi đến để gặp lại bạn Châu Thị Huệ sau hơn 30 năm bặt tin. Cũng nơi đây, nhiều lần tôi đến họp mặt anh em cựu hướng đạo Biên Hòa. Café Cội Nguồn có điều gì đó gần gũi với tôi – phải chăng do phong cách của chủ quán – một cựu học sinh NQ, và cũng là một cựu HĐS. Biên Hòa?

Người đến sau tôi là bạn Lê Kim Loan. Nhiều lần Loan gọi điện rủ tôi về BH ghé nhà bạn chơi, mà tôi chưa có dịp. Hôm nay nghe tin tôi về, bạn chạy đến ngay địa điểm họp mặt để hội ngộ bạn bè. Kế đến là Nguyễn Thị Tâm và Nguyễn Thị Phụng khóa 10, nhưng chơi thân với Trần Thị Lưu lớp tôi. Mà nơi nào có Lưu, nơi đó sẽ có Tâm và Phụng. Rồi lần lượt Châu Thị Huệ, Nguyễn Thị Chẳn, Trần Thị Chu, Ngô Ngọc Hương, Kim Tuyết, Bạch Tuyết, Kim Ngọc, Kim Loan, Thanh Thu, Tống Kim Mỹ, em Châu Nữ Hiền khóa 14 … Một vài gương mặt khác như anh Thông, anh Chiếu khóa 8; anh Sơn khóa 10; anh Ánh khóa 11 tôi cũng có quen, nên tôi tíu tít tiếp đón anh chị em và các bạn.

loi_dscf6043-large-contentloi_dscf5999-large-content

loi_dscf6030-large-contentloi_dscf5979-large-content


Nhìn thấy hai người lớn tuổi bước vào, tôi đoán là Thầy Cô của mình nên bước tới chào. Đúng là thầy Nguyễn Văn Có và cô Vũ Thị Kim Liên. Tôi mời Thầy Cô bước vào bên trong, mới thấy Hoàng Mai và Ngọc Dung đã có mặt từ lâu đang sắp xếp bàn ghế. Tôi quay trở ra vừa kịp đón cô Đào Thị Nga và cô Khương Thị Bàn cùng đến. Tôi không nhìn thấy Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn nên hỏi thăm, Cô Nga cho biết thầy Ẩn bận việc không đến được, thật tiếc quá! Nghe Hoàng Mai nói có nhiều Thầy Cô đã nhận lời mời, nhưng sáng nay báo tin bận dự đám nên không đến được. Nhóm tổ chức cũng dự tính, chỉ họp mặt thân mật trong tình Thầy Trò.

Sau lời tri ân ngắn gọn, Hoàng Mai nhờ các anh chị đại diện trao tặng quà kỹ niệm cho Thầy Cô. Quý Thầy Cô xúc động với tấm chân tình của học trò cũ, và bày tỏ niềm vui với đồng nghiệp xưa, sau bao ngày không gặp được nhau. Tuy chỉ là café sáng Chủ Nhật, nhưng cũng không thể thiếu phần văn nghệ tặng Thầy Cô. Tam ca “ Nữ Hiền – Bạch Tuyết – Ngọc Dung” mở đầu với bài Bụi Phấn, có phần hát phụ họa của mọi người, ai thuộc câu nào hát câu đó:

Khi Thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng. Có hạt bụi nào, vương trên tóc Thầy?...”


loi_dscf5983-large-contentloi_dscf6006-large-content

loi_dscf5985-large-contentloi_dscf5986-large-content

loi_dscf6040-large-contentloi_dscf6005-large-content

 

Tiếp theo, nhóm bạn Tứ 3 hợp ca bài “ Hè Về ” nhắc nhớ Thầy Lê Hoàng Long. Lần nầy bạn Phụng có đem theo bài hát, nên cả nhóm hát suông sẽ từ đầu đến cuối, chứ không kết thúc bằng câu “Chúng em quên rồi Thầy ơi” như lần trước, được Thầy Cô vỗ tay khen ngợi. Sau đó, giọng ca vàng Kim Ngọc hát bài “Nắng đẹp miền Nam” tặng Thầy Cô. Giọng ca mượt mà cao vút của Ngọc, được cô Nga khuyên nên đi dự thi Chương trình ca nhạc “Tiếng Hát Mãi Xanh” của Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh, thế nào cũng đoạt giải.

Thầy Hoan trước khi ra về, có gọi tôi đến góp ý. Thầy nói “Truyền thống học sinh Ngô Quyền xưa nay không cho phép nói hai tiếng Mầy –Tao, nên khi Thầy nghe các em gọi nhau Tao – Mầy, Thầy nhắc nhở…” Tôi thưa với Thầy, chuyện nầy tôi mới nghe lần đầu, nhưng cũng xin ghi nhận và nhân tiện hát tặng Thầy bài hát “Đừng nói Mầy Tao”( bài hát trong sinh hoạt Hướng Đạo). Tôi bắt giọng và Hoàng Mai phụ họa: “Đừng nói hai tiếng Mầy Tao nha, nghe sao mà nghe quê quá xá. Đừng nói hai tiếng Mầy Tao nha, nghe sao mà quê quá chừng hè…”

Khi Thầy Hoan về rồi, cô Nga và cô Bàng cũng nói, chưa nghe ai nói về truyền thống NQ không nói Mầy Tao. Dù sao cũng xin thưa với Thầy Cô: “Lớp tụi em đều trên 60 tuổi rồi, mà còn có cơ hội nói hai tiếng Mầy Tao với bạn bè, sao thấy mình thật hạnh phúc và thấy như trẻ lại thời còn cắp sách đến trường…”

Đến gần 11 giờ, quý Thầy Cô ra về. Anh Ánh bắt nhịp hát bài “Gặp nhau đây rồi chia tay…” Tôi thật sự xúc động, cứ mỗi lần được gặp gỡ Thầy Cô và Bạn bè tôi lại bồi hồi. Nhìn Thầy Hoan đạp xe đạp ra về; Cô Kim Liên dìu Thầy Có bước đi; Người con trai của Cô Bàng đi xe Honda đến đón mẹ; Cô Nga cũng chờ người nhà đến chở cô về …

Ước gì, Thầy Cô của chúng em luôn mạnh khỏe. Ước gì, chúng em được thêm nhiều lần nữa nói lới tri ân Thầy Cô nhân ngày Hiến chương Nhà giáo. Ước gì, chúng em có điều kiện đưa đón và chăm sóc Thầy Cô chu đáo hơn… Được như thế, niềm vui hội ngộ Thầy Cô của chúng em mới thật trọn vẹn. Thôi thì xin quý Thầy Cô hiểu cho tấm lòng của chúng em. Những đứa học trò mà bây giờ, mỗi khi đi họp mặt có bạn đề nghị tụi em phải nhuộm cho tóc đen trở lại, để tụi em luôn là những học trò nhỏ của Thầy Cô hồi xửa hồi xưa…

Ngày 28 tháng 8 năm 2013

Bùi Thị Lợi

 

PHỤ ĐÍNH HÌNH ẢNH HỌP MẶT NGÀY 24/11/2013 (CLICK VÀO LINK NÀY ĐỂ XEM SLIDE SHOW)

28 Tháng Bảy 2009(Xem: 71301)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa
27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75888)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92335)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34632)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65752)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65575)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75505)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70236)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69186)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162218)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84565)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64757)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 69043)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76312)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68560)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67522)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 42046)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93555)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70718)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 71269)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69345)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69023)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70262)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71829)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73318)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146953)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71565)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70420)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.