Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - DƯ ÂM CỦA LẮNG NGHE

09 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 56227)
Nguyễn Thị Minh Thủy - DƯ ÂM CỦA LẮNG NGHE


Nguyễn Thị Minh Thủy


Dư Âm Của Lắng Nghe


lang_nghe-large-content


Mùa Vu Lan một lần nữa lại trở về. Nhân dịp này, tác giả xin gửi tới quý thầy cô và quý anh chị cùng bạn hữu một vài cảm nghĩ đã được viết ra trong dịp Lễ Mẹ vừa qua, vì thiển nghĩ Vu Lan hay Lễ Mẹ cũng cùng mang một ý nghĩa, cũng cùng là dịp để nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ công đức sinh thành.

Ngày Lễ Mẹ năm nay, lần đầu tiên tôi “được” đi chùa cùng với con trai và cũng là lần đầu tiên tôi tham dự một buổi pháp đàm tại tu viện Lộc Uyển. Diễn ra ngay sau thời thuyết pháp do một tăng sĩ phụ trách, pháp đàm là một hình thức họp nhóm để trao đổi những suy tư về đề tài vừa được giảng.

Mỗi nhóm được thành hình với số người vừa phải và có cùng một mẫu số chung nào đó, như tuổi tác, sinh ngữ, vân vân. Kết quả là con trai tôi đi vào nhóm thanh niên thiếu nữ trẻ nói tiếng Anh và tôi thuộc nhóm nói tiếng Việt. Điểm đặc biệt trong nhóm tôi là số tăng ni tham dự nhiều gấp đôi số Phật tử. Ngồi giữa những bộ áo nâu thuần hậu mà đa số là trẻ tuổi, một cảm tưởng nhẹ nhàng dễ chịu tự dưng dâng lên trong tâm tư tôi. Từ chỗ tôi, qua khung cửa kính trong suốt, tầm mắt tôi lại được tận hưởng cảnh sườn núi xanh um cây cối chung quanh thật thú vị vô cùng.

Bắt đầu, vị tăng sĩ trẻ phụ trách hướng dẫn nhóm đã trình bày mục đích cùng thể thức của phần sinh hoạt gọi là “pháp đàm” này cho những người mới tham dự lần đầu, như tôi, được nắm vững. Tham dự viên nào cần chia sẻ chỉ việc chắp tay xá nhẹ là mọi người sẽ biết ý và chờ đợi lắng nghe; và việc lắng nghe là thuần túy lắng nghe mà thôi, không phê bình, không góp ý, không bàn luận chi cả. Vì hôm ấy là ngày Lễ Mẹ nên vị sư cô thuyết pháp đã giới thiệu sơ về ngày Lễ Vu Lan của Phật Giáo bên cạnh bài giảng chính (là giảng về lục độ Ba La Mật, con đường tu tập của các bậc Bồ Tát). Buổi pháp đàm trong nhóm tôi, vì thế, cũng bàng bạc tinh thần ghi ơn, tưởng nhớ hình ảnh mẹ hiền.

“Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Hồi nhỏ tôi đọc như vẹt câu ca dao này nhưng càng lớn mới càng thấm thía cụm từ “nước trong nguồn.” Như mạch nước tuôn chảy không bao giờ dứt, tình mẹ thương con là như thế và cũng bởi thế, nhắc tới mẹ, kể lại những kỷ niệm về mẹ nơi mỗi người là một điều phong phú vô cùng. Mỗi người có một mẹ để được thương yêu bằng nhiều hình thức, nhiều cách thế, nhiều khung cảnh khác nhau nhưng tựu chung tất cả đều đẹp như những hình ảnh hiện ra trong ống kính vạn hoa mà tôi từng say mê trong thuở thiếu thời.

Theo mỗi cái lắc nhẹ, kính vạn hoa cho ra một mẫu hình, cái thì kiêu sa diễm ảo, cái thì tao nhã nhẹ nhàng, cái thì đài các mỹ lệ, cái thì thanh tú đơn sơ. Dưới con mắt thưởng ngoạn dễ tính của tôi, hình nào cũng đẹp, cái đẹp của sự ngộ nghĩnh bất ngờ và nhất là rất đối xứng chỉnh chu. Chuyện kể về mẹ cũng vậy, chuyện nào cũng đẹp, cái đẹp của tình thương yêu trọn vẹn không lằn mé bến bờ.

Này nhé, tôi xin lấy lời phát biểu của một bác thiện nam ngồi ở cuối bàn làm thí dụ. Đầu tiên bác phân tích về hình ảnh mẹ trong văn hóa Tây phương rồi văn hóa Đông phương, để cuối cùng bác cho biết bác mồ côi mẹ rất sớm, năm bác chưa đầy một tuổi. Vào thời chiến tranh loạn lạc, trên đường chạy giặc người mẹ đã vướng bệnh sốt rét ngã nước. Theo lời người thân kể lại, trong giai đoạn cuối cùng của bệnh này, mẹ bác đã hầu như mất trí vì vi trùng đã tấn công vào óc, thế nhưng bà lúc nào cũng khư khư ôm lấy đứa con nhỏ (là bác) trên tay. Cái chi tiết đó đã làm bác xúc động và đi theo với bác hơn bảy mươi năm nay, và suốt cuộc đời bác vẫn nghĩ mình luôn có mẹ bên cạnh để phò hộ đỡ đần.

Chị Phật Tử bên cạnh tôi cũng kể vài kỷ niệm về mẹ thật dễ thương. Gia đình chị thuở xưa bố là quân nhân, mẹ ở nhà nội trợ; con thì đông, lương lại ít, thời buổi khó khăn gạo châu củi quế nên bố mẹ chị phải xoay sở chật vật lắm mới lo đủ ăn cho cả nhà. Chị nhớ có lần mẹ chị sai chị chạy ra cái quán gần nhà mua cục đường đen (chắc là loại đường mía sơ chế) cho mẹ kho cá. Còn rất bé lại quá thèm ngọt, chị vừa đi vừa cắn bớt cục đường đến nỗi về nhà cục đường còn có tí xíu. Khi bị mẹ gặn hỏi, “Sao đường có ít vậy?” chị òa khóc và thú thật với mẹ. Mẹ chị đành kho cá với chỗ đường còn lại và dĩ nhiên nồi cá kho hôm đó kém ngon vì thiếu đường. Hai ba ngày sau, chị đang đứng chơi gần bếp thì bỗng có tiếng mẹ gọi khe khẽ biệt danh của chị, “Cá Nục, Cá Nục! Lại đây!” (Chị bảo mẹ chị thỉnh thoảng gọi chị bằng biệt danh này vì bà bảo chị tròn trĩnh như… con cá nục.) Chị tới gần thì được mẹ dúi cho chị một mẩu đường tán nhỏ. Sau này lớn lên chị mới nghiệm ra được rằng mẹ phải gọi khẽ như thế vì sợ mấy đứa con khác so bì. Câu chuyện đơn sơ mà đẹp làm sao, phải không bạn?

Tình mẹ con của tăng sinh sau đây cũng dễ thương không kém. Thầy còn rất trẻ, nét mặt vừa vui tươi vừa nhút nhát e dè như mắc cỡ. Phát biểu trước đại chúng, thầy xưng pháp danh nghe thật hồn nhiên. Thầy nói cách đây một tuần thầy nhận được thùng quà của mẹ. Đáng lẽ vào dịp Lễ Mẹ, thầy phải gửi quà cho mẹ mà mẹ lại gửi quà cho thầy, trong cách tự trách của thầy người ta đọc được một niềm hạnh phúc dạt dào.

Mở thùng quà, rồi mở lá thư trong đó, vừa đọc ba chữ đầu tiên lòng thầy xúc động vô vàn: “T. thương của mẹ.” Thầy kể với thính chúng rằng mẹ thầy đã nhiều lần được người nhà nhắc nhở rằng phải gọi thầy bằng “thầy” chứ đừng gọi tên như lúc chưa xuất gia nhưng mẹ bảo mẹ vẫn chưa quen. Thầy trấn an mẹ là thầy thấy không hề chi vì thầy lúc nào cũng là con của mẹ. Bây giờ, một trong những niềm ao ước của thầy là có ngày về thăm mẹ, cầm theo cây đàn và vừa đàn vừa hát tặng mẹ bài “Bông Hồng Cài Áo.”

Sở dĩ có ao ước này là vì trước khi xuất gia, khi còn là một thiếu niên, thầy rất mê chơi đàn và rất có khiếu thẩm âm nên nhiều lần xin mẹ cho học đàn nhưng mẹ không chấp thuận vì không muốn con mình trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ. Vì mẹ cấm, thầy không dám xin tiền mẹ mua đàn và đành cầu cứu với bà ngoại. Với số tiền bà ngoại cho, thầy tậu được một cây đàn tây ban cầm nhưng phải gởi ở nhà một người bạn. Thầy học đàn “ké” với bạn và tập dợt cũng ở nhà bạn chứ không dám mang đàn về nhà, cho tới ngày thầy xuống tóc đi tu. Thầy cười lỏn lẻn, nói bây giờ thì mẹ thầy không còn lo thầy sẽ trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ nữa, và thầy muốn được vừa đàn vừa hát dâng lên mẹ một bài hát ca tụng tình mẹ như bài hát ấy. Ôi! Còn biểu lộ nào đẹp đẽ hơn, phải không bạn?

Lắng nghe những câu chuyện xuất phát từ những trái tim chân thành cũng như lắng nghe tiếng chim thỉnh thoảng cất lên lảnh lót giữa khu rừng im ắng trên đường thiền hành ban sáng. Kể từ hôm ấy, hạnh phúc do sự lắng nghe đem lại, đối với tôi, đã là một kinh nghiệm có thật trong đời rồi đó bạn ơi.

Nguyễn Thị Minh Thủy

24 Tháng Mười 2020(Xem: 10760)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?
24 Tháng Mười 2020(Xem: 12689)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13308)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12628)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 13618)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 11159)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 13593)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 13387)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 12572)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 14716)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13612)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 15155)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 13077)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12599)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 14449)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 12899)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 15760)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12185)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 13063)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 12222)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 12054)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 14130)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 13896)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 10041)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9471)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 14555)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 15443)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 13946)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...