Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Thị Hoài Niệm - ƯỚC CHI CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ

28 Tháng Sáu 20212:12 SA(Xem: 7149)
Lê Thị Hoài Niệm - ƯỚC CHI CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ


ƯỚC CHI CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ…

Lê thị Hoài Niệm

uocmo 1

 

Hằng năm, người dân nước Mỹ có ngày của Cha (Father’s day-trung tuần tháng 6) và ngày của Mẹ (Mother’s day-ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 5), ngày của Ông Bà (Grandparents- ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ lao động vào tháng 9), ngày lễ Tình nhân( vào trung tuần tháng 2), thậm chí có ngày của Chó (dog’s day Aug-2) từ trước những năm 1980 của thế kỷ trước. Nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy ngày của vợ (Wife’s day) hay của chồng (Husband’s day), dẫu rằng đời sống vợ chồng gắn bó nhiều khi còn dài hơn cả thời gian sống gần với Cha hay Mẹ.

Ở trên thế giới này, thời buổi này, người ta cứ “theo thống kê” tại nước này có bao nhiêu phần trăm người ly dị ở lứa tuổi..., Bao nhiêu phần trăm đàn ông đưa vợ ra tòa, có bao nhiêu bà… kêu cảnh sát đến can thiệp vì bị chồng hành hung, đánh đập đến nỗi phải vào tạm trú trong “women center” và sau đó thì chia lìa đôi ngả, thành kẻ thù không đội trời chung. Thống kê có bao nhiêu người bị... trầm cảm rồi giết vợ hay giết chồng, thống kê có bao nhiêu ông… bỏ vợ lớn đi theo vợ bé, thống kê có bao nhiêu trẻ em sống mà chỉ có một mình mẹ hoặc cha, thống kê và thống kê, toàn là những con số chỉ sự chia lìa, rã đám, buồn thảm. Ngay cả những người VN tị nạn trên xứ người, số gia đình ly tán để đám con không có đủ cha mẹ nuôi dạy cũng khá đông. Nhiều lúc đi dự đám cưới “các cháu” chưa được bao lâu, thì nghe tin chúng đem nhau ra pháp đình nhờ ông Tòa phán cho “sugar you-you go, sugar mi -mi go, đường anh- anh đi anh đi, đường em- em đi em đi!” nghe chán lắm.

Nhưng điều đó cũng không thể làm lu mờ đi những gia đình hạnh phúc, những cặp vợ chồng gắn bó với nhau từ lúc còn trẻ đến khi răng long đầu bạc, sáu bảy chục năm trời, cho đến khi người phối ngẫu qui tiên, dĩ nhiên phải là “hòa bình trong danh dự”. Dù rằng cũng có đôi lúc “chén bay dĩa bay”, rồi cũng có lắm khi “đôi co, to tiếng”, đôi lần “hờn anh giận em” rồi hoa cẩm chướng nở tưng bừng từ trong nhà ra ngoài ngõ,…v.v… Nói chung là có “mâu thuẫn” trong đời sống, nhưng đã giải quyết ổn thỏa, trong ấm ngoài êm, trong đó có vợ chồng ông bà “bảo trợ” người Mỹ của gia đình chúng tôi, chỉ một lần kết hôn và sống với nhau đến 55 năm đến khi ông “về nước Chúa” trước, và còn nhiều và nhiều cặp khác nữa mà báo đài hay đưa tin khen tặng “tình yêu tuyệt vời”!. Người Việt nam thì vô số gia đình vợ chồng hạnh phúc, như cha mẹ của người viết chẳng hạn, họ sống với nhau cho đến ngày... tiêu diêu miền cực lạc ở lứa tuổi hơn chín mươi, dù rằng trong năm tháng bên nhau, cũng  có nhiều lần… khẩu chiến, giận nhau mất ngủ. Và ở tại thành phố này, vào ngay “hội già”, cũng sẽ gặp rất nhiều “Ông Bà Cụ” quấn quít bên nhau ngoài sáu, bảy mươi năm có lẻ. Thỉnh thoảng tôi thấy họ tổ chức những buổi “Anniversery” cho năm mươi năm tình đậm hay hơn nữa thật vô cùng trang trọng và thích thú. Tại sao người phối ngẫu không dám khen tặng và đề nghị một ngày đáng nhớ cho người kia nhỉ? Chẳng lẽ cứ ca tụng... riêng lẻ trong gia đình, hay một nhóm bạn? Có phải “uổng phí” cái tinh hoa đẹp đẽ, mà đáng lý ra phải làm những buổi “thuyết trình” về cách ứng xử ngày qua ngày cho lớp trẻ ngày nay “học tập” theo. Tại sao người ta không dám “ca tụng đối phương” nhỉ ? nhất là những người từng là “tù cải tạo”, có những người vợ thật tuyệt vời:

thân cò lặn lội chợ trời,

bán buôn ...đủ thứ kiếm lời nuôi con,

chạy gạo nuôi mẹ chồng luôn,

lại còn “tiếp tế” người đương trong tù”

(lthn),

Và những người đàn ông sang xứ người tị nạn rất sớm trong những ngày biến loạn, vì hoàn cảnh phải bỏ lại gia đình phía bên kia biển lớn, ngày ngày lo hì hục đi làm, dành dụm từng đồng gửi về cho vợ nuôi con, và lo bảo lãnh cho cả gia đình sang xứ tự do đoàn tụ. Nhiều và nhiều lắm chứ, sao không ai làm “cách mạng” lên tiếng ca ngợi người phối ngẫu của mình nhỉ? Khi còn ở bên mình mà không lên tiếng, chẳng lẽ đợi người quy tiên rồi ngồi đó khóc lóc kể lể?. Nhưng dẫu gì tôi cũng xin là người khởi xướng, tại sao không?.

 

Đại diện cho “Husband’s Day”, nguyên là pilot trực thăng của không lực VNCH. Từ những ngày tháng cũ, người Lính trẻ trở về từ một quân trường huấn luyện trên đất nước Mỹ, đơn vị đầu tiên chàng “bốc thăm trúng” lại nằm ở phi trường Đà Nẵng, thuộc vùng một chiến thuật. Đối với một người gốc gác miền Nam sông nước hiền hòa, những tỉnh thành ở miền Trung  nó xa lạ đến nỗi không biết đâu là đâu hết cả, dù trên bản đồ dọc theo miền duyên hải từ Quảng Trị trở vào, chàng cũng có lần học thuộc lòng để trả bài “địa lý” cho Thầy giáo. Nhưng rồi cũng chẳng nhớ làm chi, nhất là những giọng nói thì chàng... ngọng, không hiểu họ nói gì và cũng không phân biệt được người đó ở tỉnh thành nào. Theo chàng, tất cả những người nói giọng trọ trẹ, hay những câu đùa của bạn bè về lối phát âm thổ ngữ “en không cho en, mẹc không cho mẹc, toái mới téc đèn súng đã pén pèng pèng rồi hô xung phoeng …” nghe được từ những người bạn lúc thụ huấn ở quân trường, là những người “nẫu” hết thảy. Biết thế là đủ.

Một người bạn quê ở Đà Nẵng xin “trao đổi” với chàng, vì người đó chọn đúng phi đoàn TT đóng quân ở Nha Trang. Đổi thì đổi, chỗ nào cũng… xa lắc xa lơ với vùng đất TN quê chàng. Và chàng đóng quân tại Nha Trang từ đó.

 

Với những người con gái mới lớn thời đó trên khắp lãnh thổ miền Nam, đang nhìn đời còn bằng con mắt màu hồng, chưa nếm mùi gian khổ của cuộc sống, và chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc chiến tranh, chưa hiểu được hết sự hy sinh to lớn của những người Lính chiến trong thời loạn. Từ trong sân trường học nhìn ra ngoài, hay khi lang thang ngoài phố, có lẽ những người Lính Không quân với những bộ đồ bay mặc trên người, có khi là màu đen, màu xám hoặc màu cam, có choàng thêm trên cổ áo chiếc phu-loa cột thắt điệu đàng, và cái nón ca-lô đội lệch, trông nó … lãng mạn, đẹp trai mà oai hùng lắm lắm(?) Nhưng với những người thiếu nữ đang ở thành phố Nha trang, những “thần tượng” cũng có phần mờ nhạt, vì thành phố có quá nhiều quân trường và nhiều đơn vị Lính, mà binh chủng nào cũng có lắm anh hùng với nhiều bộ đồ trận phong sương. Có điều đã “chạy trời không khỏi nắng” thì vẫn phải vướng vào. Âu cũng là cái số cả!

 

Những ngày cuối trước khi thành phố Nha trang “thất thủ” vào tháng tư của năm 75, nhiều người phân vân trong cảnh hỗn loạn giữa đi và ở. Nhưng đi để làm gì và đi về đâu vẫn là câu hỏi to tổ bố, khi mà cả một miền Nam Việt Nam vẫn còn hằng hà sa số lính với súng ống, đạn dược đầy người đang trấn giữ quê hương, khi mà những người Lính “có thẩm quyền” từ trong Sài gòn ra để họp với Tướng Lãnh quân khu hai dưới “thị trấn quân vụ” ở đường Duy Tân, hay đến nhà tôi vào buổi tối và “trấn an” với ba má tôi rằng: “nếu có phân chia lần nữa, thì chắc sẽ … cắt từ Đèo Cả, vậy thì Nha Trang mình chắc chẳng sao đâu!”. Tin thì cứ tin, nhưng nhìn hàng đoàn người di tản về thành phố đang tìm chỗ tạm cư, nhất là ngôi trường đang dạy, bỗng nhiên cho học sinh nghỉ hết để dành làm trại “tiếp cư”. Dĩ nhiên những tai ương khủng khiếp đổ xuống đời của những người chạy loạn kể lại chỉ tăng thêm sự hoảng loạn nơi tôi nên không còn nghĩ đến chuyện…ra đi, dù chàng có phương tiện trực thăng từ đơn vị sẽ dành cho tôi một chỗ ngồi… chạy giặc.

Và chàng, khi đơn vị về lại miền Tây, chàng vẫn còn phải trực chờ bay hành quân, vẫn còn lơ lửng trong những “quan tài bay”, đưa các quan ngài đi thị sát mặt trận hay họp tư lệnh vùng, vì lúc này VC tràn lan khắp nơi. Vì tin tưởng vào sự chỉ huy can cường của vị Tướng chỉ huy, để rồi cuối cùng, ngay lúc TT Dương Văn Minh đọc lời “đầu hàng giặc Cộng”, chàng đã cùng vài người bạn từ phòng hành quân chạy bạt mạng ra hang ga để “ăn cắp” chiếc trực thăng mà mỗi một ngày qua, nó gắn liền với đời sống gian khổ của người Lính như chàng...

Chàng lái chiếc trực thăng “ăn cắp” bay ra Côn đảo sau giờ thứ 25 đó, trong màn mưa dày đặc, mưa như những giọt nước mắt “tiễn đưa” lần cuối những người bắt buộc phải từ bỏ quê hương ra đi. Cũng nhờ làn sóng “cấp cứu”  trên tần số... gạc (guard), chàng cũng từ giã tiếng bay xành xạch bằng cách xô tàu xuống biển khi đáp được trên boong của hàng không mẫu hạm MIDWAY thuộc đệ thất hạm đội Mỹ, mà tim thì cứ đập xành xạch liên hồi cộng với nước mắt mà ngỡ là nước biển văng lên.

Chàng thoát ách Cộng sản từ những ngày tháng đó.

 

Theo lời chàng kể thì những ngày đầu tiên được “sống trên đất Mỹ” cũng cay đắng trăm bề. Sau khi từ giã gia đình “người Thầy dạy bay năm xưa”, hiện là một Trung tá của quân đội Mỹ, đã vào tận trại tị nạn mà “bảo trợ” học trò mình, và đem chàng về nhà bằng chiếc xe jeep nhà binh, làm… lé mắt những người bạn tị nạn đang bơ vơ lúc đó. Nhưng khổ nỗi, chàng phải sống hơn nửa năm trời chẳng gặp gỡ ai ngoài hai vợ chồng họ, cùng  những người trong lớp học tiếng Mỹ đủ các giống dân, và một vài người đàn bà Việt nam đang là “hỏa đầu vụ” cho mấy vị Giáo sĩ trong nhà thờ của Mỹ gần đó. Cuối cùng, chàng xin từ giã gia đình Thầy đi đến thành phố khác và gặp lại những người bạn cùng cảnh ngộ. Mặc dù có sự giúp đỡ tạm thời của chính phủ bằng tiền “Food stamps”, được in bằng tên tị nạn người... Cu Ba, nhưng làm sao để sống còn vẫn là niềm trăn trở lớn cho những người bỡ ngỡ mới đặt chân đến xứ sở này...

Bảy người đàn ông độc thân, toàn là sĩ quan từ cấp thiếu úy đến đại úy đủ mọi binh chủng, có người độc thân thật, có người “độc thân tại chỗ”, cùng thuê một căn chung cư trú ngụ, thôi thì cứ nằm lăn nằm lóc cũng chẳng có sao. Chàng kể: Nghĩ cũng buồn cười khi mà năm người Pilot đi xin “dóp rửa chén” trong nhà hàng Tàu, mà không người nào được nhận, vì không có... chuyên môn (?). Chàng Đại uý thì dùng ngôn ngữ “đờ mờ” chửi văng mạng, vì tức cho thân phận, còn mấy người trẻ hơn thì cứ cười ha hả và tiếp tục đi gõ cửa từng nhà hàng, công ty khác. Họ không có thì giờ buồn, để ra công viên ngồi chơi như hai vợ chồng người bạn khác, để bị hai ông Mỹ da màu đến kê dao vào cổ và đòi họ đưa tiền cho… ăn cướp. Trong lúc sợ hãi tột cùng, không hiểu làm sao mà người chồng lại rút ra cái thẻ của ... Hồng thập tự cấp cho, có ghi chú: “những người cầm tấm thẻ này rất cần sự giúp đỡ”. Hai tên cướp bỏ đi một mạch, họ đang mừng rỡ vì ... thoát nạn, đang ngồi bàn tán xi xô thì hai ông lù lù xuất hiện trở lại, và trên tay họ là hai ổ bánh mì sandwiches tặng lại cho hai người tị nạn... không tiền. Hú hồn! 

Cuối cùng thì chàng được nhận vào làm phụ bếp cho một nhà hàng Tàu. “Khói lửa Trung quốc” từ đây giúp chàng hiểu rõ thêm thân phận của người tị nạn. Làm nhà hàng mới ngán ngẫm, không dám ăn thức ăn nhà hàng, nhất là... chả giò bán cho thực khách. Nhà hàng Tàu họ làm chả giò bằng da gà, bắp cải…v.v..., nhiều lúc họ còn kêu nhân viên đứng lên bắp cải mà đạp cho hết nước, rồi mới trộn vào nhưn (dơ bẩn hết biết?). Với đồng lương tối thiểu thời đó chưa tới hai đô la/giờ, vậy mà chàng cũng cố để dành được một số tiền nhỏ để mua chiếc xe hơi cà tàng sản xuất từ một ngàn chín trăm xa lắc. Sau đó ghi tên vào một trường Đại học trong thành phố. Công việc vừa học vừa làm trong trường cũng giúp chàng có thêm thu nhập. Nhưng có người giới thiệu cho chàng thêm công việc mới: lau chùi nhà cửa cho mấy nhà giàu, lương tối thiểu một đô la tám chục xu/giờ vào hai ngày cuối tuần. Mèn ơi! chàng nói vừa lau chùi (cả cầu tiêu, nhà tắm) mà vừa sợ, sợ vì nhà to cửa rộng quá ngỡ có ma, sợ vì lỡ làm vỡ một món đồ nào thì lấy tiền đâu mà... đền, vì thứ gì trong nhà họ đều là đồ cổ có giá trị cao. Vậy mà chủ nhà lại thích sự làm việc của chàng, còn muốn... giới thiệu thêm nhiều nhà bạn khác.

Nhưng chàng hãi quá nên giã biệt luôn, để đi xin một chân... rửa nồi trong tiệm bán Chili. Không sợ gì hết khi mà cái thùng nấu chili to tổ chảng, cứ chui vào vừa đứng vừa rửa thoải mái, hát hò bên trong cũng chẳng ai nghe. Làm nhà hàng nào cũng trăm cay ngàn đắng, cũng phải đi sớm về muộn, dù không phải là thợ nấu chính, nhưng cũng bị đì tối đa. Một lần nữa chàng đi ra cho đời bớt khổ.

Làm người tị nạn độc thân cũng lắm điều phiền muộn mà cũng lắm chuyện cười ra nước mắt.

Nhưng rồi “đời bỗng dưng vui” khi có vài em tóc vàng, chân ngắn làm chung trong nhà hàng, hay nơi trường học… theo đuổi. Ấy cái đời của dân tị nạn ngỡ rằng bỏ đi nhưng cũng còn chút an ủi, nhưng an ủi cho qua ngày đọan tháng, không như người bạn của chàng vớ phải một em, “bồ bịch” mần răng mà đến một ngày đẹp trời em đến trình diện cái… trống cơm. Bài dân ca trống cơm của nhạc sĩ Phạm Duy nó dễ thương dường nào: “Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ố mấy bông mà nên bông...” bỗng chốc biến thành tai hoạ cho người bạn độc thân tại chỗ, vợ con đang mỏi mòn chờ đợi ở quê nhà khi người ấy tìm đường liên lạc được.

Những người có gia đình thường được chọn “gút sì pông-sô”, nên được giúp đỡ tận tình. Đúng là người Mỹ rất tốt, nhưng họ tốt trong điều kiện ắt có và đủ, có “điều tra lý lịch”  hẳn hoi, họ đưa cả gia đình tị nạn về và thuê phòng cho ở, xin trường cho học, xin công việc cho làm, có khi họ khuyến khích theo tín ngưỡng nhà thờ với họ, và từ đó…lập thân, Có vài gia đình còn tử tế “gả con gái” cho những chàng tị nạn “độc thân tại chỗ”, khi đó thì các chàng coi như trúng độc đắc cặp ba. Có nhiều người còn vào các nhà thờ, đa số là Tin lành để “rửa tội đứng”. Rửa tội xong rồi bèn đổi tên cho ra vẻ Mỹ, như anh chàng Vũ văn Bé nghe không được đẹp bèn đổi tên thành Bob Vu, anh chàng Phúc cứ bị mấy ông Mục sư gọi Fuck hoài nên phải đổi sang Philip cho dễ nghe, chàng Ngô Thật thì thành Thomas No, chàng Trần đại Dũng thì Mỹ gọi không dấu thành Dung là…cứt chó nên lẹ lẹ lẹ đổi sang Davis Trần, chỉ có chàng thì chả đổi làm chi vì Việt hay Mỹ thì cũng chẳng có gì khác biệt.

 Trong khi mấy chàng độc thân thứ thiệt thì buồn tàn thu vì khó tìm người để nói cùng “tiếng nước tôi”, vì lúc đó trong lớp người VN tị nạn có cảnh “nam thừa nữ thiếu”, muốn tìm một nửa để “ghép tim” cũng khó dàn mây. Nhiều chị dung nhan về chiều nhưng vẫn…dập dìu tài tử đón đưa, cái thời buổi vàng chưa lên giá, nhưng “con gái” đắt hàng, có khi rước nàng về dinh còn nhanh như chớp, sợ bị người khác khớp con ngựa ngựa ô về nước rút. Nhất là những người đàn bà có chồng Mỹ, được các chàng GI đưa về nước rất sớm trước năm 1975, lúc này là cơ hội cho quí nàng tìm về nguồi cội, đời cũng lên hương, nhiều người thương mến. Nhưng chàng phi công gãy cánh bay vẫn bị xếp vào lại … ế chỏng gọng, vì không quen “thổ ngữ” các nàng, suốt ngày cứ nghe “mời en an bép” (mời anh ăn bắp) nên không hiểu gì hết thì làm sao “tâm sự” cạn lời?.

Chàng pi lot cũng cố gắng đến trường học như ai, dù rằng phòng nội trú thì “nắng không ưa, mưa không chịu”, chẳng có điều hòa mà cũng không máy sưởi dù có bữa lạnh teo, đắp mấy cái mền cũng không đủ ấm, dù chàng cố gắng tìm… mền da cũng khó mà có được vì học chưa xong, tiền chưa có…

Và người “lỡ dại” ở lại khốn khổ vô vàn cả tháng trời trước khi toàn đất nước đổi chủ, thành phố đổi tên, tiền cũng… đổi nốt. Nhà cửa thì phải dọn vào chỗ ở chật chội, nhà rộng cho người mới vào ở cho mát. Chúng tôi cứ phải hát câu “quê hương em Bắc kỳ tràn vô quá nhiều”, nhiều đến nỗi văn phòng hành chánh, trường học, trường đời gì chúng cũng làm chủ nốt, chúng “lấn chiếm” và đẩy dân thành phố vào tù, về khu … kinh tế mới để “lao động vinh quang, lang thang thì chết đói, hay nói thì ở tù, không lù khù cũng phải đi kinh tế mới”. Tôi, vẫn còn “đứng lớp”, nên không bị lùa lên vùng kinh tế mới, nhưng cũng là một trong số nhiều người đếm đủ mùi gian khổ, cứ bị tập trung để “học tập đường lối cách mạng của bác và đảng”. Ở nhà thì suốt ngày cứ nghe “loa phóng thanh” chỉa thẳng vào nhà mà ra rả với cái giọng bắc kỳ lanh lảnh, chanh chua, xóc ốc rờn rợn nghe lạnh gáy, nhưng cứ phải nghe những lời tuyên truyền của “uỷ ban quân quản...” về “ ba dòng thác cách mạng” của cộng sản…

Cũng tại, bởi chúng tôi còn trong tuổi thanh niên, nên cứ bị chúng ép vào  câu thần chú: “việc gì cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, nên ngoài chuyện đi lao động trồng mì, sắn, bắp mà kết quả thu hoạch sau mấy tháng trời, củ nào củ nấy to bằng ngón … tay út. Còn phải lên rừng sống cả tháng trời với khỉ, cọp, beo, ngày ngày xuống suối múc nước để uống, nên phải uống thuốc ký ninh thường xuyên mới không bị sốt rét. Ăn thì cá khô, cơm nắm để đi phá rừng làm rẫy, có lúc bị “con sâu đo” cứ trên quần áo mà đo mà bò, khiến nhiều lần phải... chết giấc vì kinh hãi. Có những đêm thức trắng vì có tin “cọp dữ về”, nên phải thức đốt lửa để xua cọp. Công việc làm là cuốc đất trồng bắp, hay chặt cây lồ ô cho cán bộ xây nhà sàn nghỉ mát chơi.(?), có bữa đi đào đất lã mồ hôi hột, mà nhìn thấy mấy “cán bộ” mặc... pijama lụa trắng đứng quan sát “coi cai” mà ứa gan, lộn ruột, nhưng…?

Bị bọn Cộng sản đuổi riết, bóp riết nên dân miền Nam không thể nào sống nổi, phải tìm ghe leo lên chạy thoát ra biển dù biết rằng chín phần sẽ chết, nhưng vẫn hy vọng một phần sống sót. Còn một số khác thì len lỏi qua đường rừng mong thoát sang nước bạn tìm chút tự do. Tôi là một trong số người may mắn thoát nạn sau hơn năm năm dài nếm đủ mùi “giải phóng” bằng phương tiện “Ô Đi Ghe” (phải chi được đi diện ODP thì đỡ biết mấy.)

 

Và chàng, từ khi ra trường, thay đổi chỗ làm ba lần, thay đổi chỗ ở bốn lựợt, không kịp ghi lại địa chỉ cho bưu điện biết, nhưng thư tôi gửi từ trại tị nạn, bưu điện vẫn chuyển đến nơi chàng. Chuyện lạ trên nước Mỹ. Đúng là cái số “chạy trời không khỏi nắng”!

Chàng mừng húm! chàng nói thế và tôi cũng biết thế là đủ.

 

Vậy mà đã mấy mươi năm qua rồi, hai con đã lớn có gia đình riêng, giờ chỉ còn lại hai người có tuổi hủ hỉ với nhau, sau một thời gian dài với ba mươi bảy năm rưỡi chàng làm một hãng, một ca với overtime liên miên và chưa bao giờ bị… laid off. Và tôi, dù “mất dạy” nhưng cũng có nghề khác thế chỗ nên chẳng “vô lương”. Với cuộc sống đơn giản từ khi chúng tôi “kết án chung thân” vì biết “đủ là đủ”, không se sua, không bon chen, không cầu kỳ và đòi hỏi. Lại càng may mắn hơn khi chàng không có dây mơ rễ má gì với “tứ đỗ tường” của đa số đàn ông thời đại mắc phải, nên chi vật chất khộng là điều tối ưu trong cuộc sống đời thường. Ngày retire laị là ngày ‘hạnh phúc” vì từ đây khi đi có cặp, sinh hoạt có đôi…

Dù trong cuộc sống thường nhật, thỉnh thoảng có “khẩu chiến” vì bất đồng quan điểm gì đó, ông nói ông… nghe, bà nói bà…hiểu, âu cũng là chuyện thường tình. Vợ chồng già rất cần nhau mọi lúc mọi nơi, đỡ đần nhau trong mọi tình huống, ân cần săn sóc lúc bệnh khi đau, bữa cơm canh nóng khi bụng đói,… Ôi! nói chung là những người nào còn người bạn đời bên cạnh, phải “tuyên dương” đối phương tối đa, phải cùng nhau lập được một ngày “Wife or Husband”. Nếu có ngày đó chắc là vui và ngộ lắm, mấy shopping sẽ đông đảo người mua sắm quà tặng….

Nhưng chắc chỉ là… ước mơ thôi, trong thời gian bị dịch cúm Tàu ngồi nhà tù túng nên suy nghĩ để… ước mơ cho đời, và chắc phải chờ cho mọi người trở về đời sống bình yên như cũ mới hy vọng có tin vui….

Lê thị Hoài Niệm.

--
14 Tháng Giêng 20242:15 SA(Xem: 2840)
Lần đầu tiên, sau 52 năm, hai người bạn gặp gỡ, tay bắt mặt mừng. Tôi sẽ giới thiệu cho vợ chồng bạn thành phố BH, và Chợ Đồn quê hương tôi.
13 Tháng Giêng 20242:18 SA(Xem: 3413)
Cuối năm trở lại Sài Gòn Những gì chứng kiến hết còn thiết tha! Sài Gòn đổi thịt thay da Xuyên qua đường phố nhận ra sự tình “Khôn hồn ngậm miệng làm thinh
11 Tháng Giêng 20241:53 SA(Xem: 1423)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
09 Tháng Giêng 202410:53 CH(Xem: 2987)
Xuân sắp sang với tươi xanh Đông này một thoáng qua nhanh đâu ngờ? Quê hương xa cách đôi bờ . Tuổi vàng còn lại đâu chờ riêng ai ?
02 Tháng Giêng 20249:27 CH(Xem: 2873)
Đêm nay là đêm cuối Năm hai không hai ba Ta ngồi nhìn tờ lịch Một tuổi đã rời xa Cuốn lịch của một năm Từng tờ ta xé phăng Như vất đi cuộc sống Tiếc nuối ta buồn thầm.
02 Tháng Giêng 20248:28 CH(Xem: 2020)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
01 Tháng Giêng 20241:42 SA(Xem: 991)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: HAPPY NEW YEAR - AULD LANG SCYNE Kiều Oanh thực hiện Youtube
01 Tháng Giêng 202412:55 SA(Xem: 1011)
Cuối năm khui rượu tự mời Uống thay cho bạn, đồng thời riêng Ta! 76 năm cõi Ta-Bà Đảo điên thế sự, thực thà mình ên! Tiếp ly tiễn biệt tất niên
31 Tháng Mười Hai 20236:39 CH(Xem: 3251)
Năm mới và những ước mong 2024 xuôi dòng thời gian Êm trôi nước chảy đầy tràn Bến đời thôi bớt lang thang sông dài.
31 Tháng Mười Hai 20236:00 SA(Xem: 1699)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
31 Tháng Mười Hai 20232:31 SA(Xem: 2893)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: QUÊ HƯƠNG ƠI! - Thơ Phạm Gia Hưng -
31 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3709)
Ngày đi tương tự ngày về Sóng to gió lớn tứ bề mông mênh Sài-Gòn, thành phố mất tên 49 năm trở lại Tôi quên rất nhiều
31 Tháng Mười Hai 20231:07 SA(Xem: 753)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KHÔNG TÊN CHO TẾT Thơ Miên Vũ Thanh, Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Văn Vĩnh.
29 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3190)
ĐÓN mùa xuân mới niên lai CHÀO tân niên đáo bướm bay lượn vòng NĂM dài tháng rộng duổi dong MỚI thêm chút nắng tưới hồng ngày xuân.
28 Tháng Mười Hai 20232:09 SA(Xem: 2844)
Đêm Thánh Vô Cùng vang khắp chốn Sông Ngân bát ngát rọi bên mành Giáo đường hực hỡ đèn giăng mắc Khắp chốn vui mừng Chúa Giáng Sanh
25 Tháng Mười Hai 20231:59 SA(Xem: 2704)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 202310:48 CH(Xem: 3295)
Hôm nay giữa ánh đèn Giáng Sinh Chúa rước chồng em về nước mình Tang trắng em quỳ Chúa đã thấy Vòng hoa khen tặng chữ Trung Trinh
24 Tháng Mười Hai 20232:51 SA(Xem: 1306)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
24 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2441)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 20233:00 SA(Xem: 2127)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
23 Tháng Mười Hai 20232:39 SA(Xem: 1078)
Merry Christmas & Happy New Year to all of you from Kiều Oanh and famiy Gia đình Kiều Oanh Chúc Mừng 2023 Noel & Năm Mới 2024
23 Tháng Mười Hai 20232:24 SA(Xem: 1231)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
22 Tháng Mười Hai 20233:58 SA(Xem: 2889)
Noel về có ngày Sinh Nhật Chị Đúng đêm Đông, Mẹ đem chị vào đời Mừng Giáng Sinh mọi năm đều ăn bánh Mà năm nay thì bánh vẫn còn đây!
22 Tháng Mười Hai 20231:04 SA(Xem: 1279)
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?
19 Tháng Mười Hai 20231:32 SA(Xem: 2452)
Chó chết có nghĩa trang chôn cất Hòm, hoa quả, nhang đèn tươm-tất Tiễn đưa lệ đổ kém chi người! Tôi tham dự mới tin là thật!
18 Tháng Mười Hai 20231:02 SA(Xem: 1193)
Gần tới Lễ Giáng Sinh, mời quý vi-hữu đọc chuyện cũ “Thần Bò Boul” cũng đồng thời để tưởng nhớ Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Bà Rosalynn Carter (1927-2023) mới qua đời,
17 Tháng Mười Hai 202311:15 CH(Xem: 1333)
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu
17 Tháng Mười Hai 202310:18 CH(Xem: 925)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Thơ: Lưu Trọng Lư Ngâm thơ: Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
16 Tháng Mười Hai 20233:26 SA(Xem: 2174)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 20232:34 SA(Xem: 2002)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
16 Tháng Mười Hai 20231:19 SA(Xem: 3006)
Tuổi già lắm nỗi đa-đoan Thất thường ngủ ngáy lan bang tâm thần Nửa đêm thức giấc băn khoăn Lăn qua lộn lại nhiều lần không yên Viễn vông nghĩ ngợi liên miên Nhớ về quá khứ sống miền đất xưa
12 Tháng Mười Hai 202312:53 SA(Xem: 2140)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
12 Tháng Mười Hai 202312:43 SA(Xem: 11592)
Với bề dầy tuổi tác, kiến thức đa dạng và vốn sống vô cùng phong phú … thầy hiệu trưởng là kho tư liệu tuyệt vời cho tôi tha hồ khai thác và học hỏi.
12 Tháng Mười Hai 202312:26 SA(Xem: 2888)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức LÀM SAO CHO EM QUÊN - Nhạc LÊ HỮU NGHĨA Lời THY LỆ TRANG - Tiếng hát LÊ THU HÀ
12 Tháng Mười Hai 202312:16 SA(Xem: 3282)
Xin tạ ơn ai xin tạ ơn đời Cho mùa đông tôi còn bập bùng ánh lửa. Chờ mong. Chờ mong. Sẽ vẫn mãi chờ mong Chờ người một ngày cùng mở cửa đêm đông.
12 Tháng Mười Hai 202312:03 SA(Xem: 3565)
Tháng 12 giá lạnh căm Ngày sinh nhật Chúa đến gần nhân sinh Bước chân thiên địa vô hình Hai ngàn năm đã thấm tình chúa tôi.
02 Tháng Mười Hai 20239:54 SA(Xem: 2564)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 20239:20 SA(Xem: 2835)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2318)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 202310:11 CH(Xem: 1387)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
01 Tháng Mười Hai 20237:51 CH(Xem: 2299)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 20231:52 SA(Xem: 12436)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
01 Tháng Mười Hai 20231:41 SA(Xem: 3582)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng ... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
01 Tháng Mười Hai 202312:54 SA(Xem: 2373)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
01 Tháng Mười Hai 202312:38 SA(Xem: 3658)
Yêu người như thế yêu thân! Hư vô mộng ảo phù Vân kiếp người? Thương nhau xin tặng nụ cười! Sẻ chia may mắn với người bơ vơ.
01 Tháng Mười Hai 202312:11 SA(Xem: 3805)
Đừng lâm hoàn cảnh éo le Luôn luôn lành mạnh khỏe re cuộc đời “Cám Ơn Ân-Nghĩa Xứ Người Sống đành để bụng chết thời mang theo”
23 Tháng Mười Một 20231:49 SA(Xem: 3024)
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
23 Tháng Mười Một 20231:32 SA(Xem: 7390)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
22 Tháng Mười Một 20233:49 SA(Xem: 2820)
Tạ Ơn năm nay không ở nhà Thương con mẹ hứa sẽ đi qua Laptop không mang tay bị trói Chữ nghĩa vô tình cũng đi xa.
22 Tháng Mười Một 20233:24 SA(Xem: 1889)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
22 Tháng Mười Một 20232:49 SA(Xem: 2309)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
22 Tháng Mười Một 20232:40 SA(Xem: 2419)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
22 Tháng Mười Một 20232:14 SA(Xem: 3708)
Đón Đông sợ tuyết đầy sân? Mùa Thu quét lá tay chân rã rời! Đông sang nhiều lễ hội mời? Đường đi dự chẳng xa vời bao nhiêu? Dù cho băng tuyết chẳng nhiều! Mùa Đông lạnh giá nắng chiều tối mau?
22 Tháng Mười Một 20232:05 SA(Xem: 3619)
Tạ Ơn Trời Đất tâng tiu Nhân sinh thoát kiếp phập phều gian nan Nhẹ cơn đói khổ vai quàng Trái tim bồ tát nặng mang ân thừa...
22 Tháng Mười Một 20231:52 SA(Xem: 3498)
Dưới bóng dừa xanh nỗi buồn tôi ở đó. Vương vãi quanh đây là những mảnh khốn cùng. Sẽ gom cho em để nhớ về quê cũ. Đâu có khác gì dẫu cách một đại dương.
22 Tháng Mười Một 20231:14 SA(Xem: 2995)
Nên Người do bởi Mẹ+Cha Bây giờ hồi tưởng như là truyện phim Thôi đành cất giữ trong tim Làm kho cỗ tích tự niêm phong mình “Tôi không chọn chỗ khai sinh Được quyền lựa chốn thanh bình an cư”
19 Tháng Mười Một 20232:46 SA(Xem: 2018)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
18 Tháng Mười Một 20231:56 SA(Xem: 2042)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
18 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 3563)
.Mỗi ngày cõng chữ đến trường Cô Thầy ân điển đạo dường phước lai Ngọc trong đá phải dũa mài Không Thầy Cô dạy đố mày làm nên...
17 Tháng Mười Một 20232:47 SA(Xem: 2957)
Đêm dài giấc ngủ hụt hao Có khi thức trắng đảo chao tinh thần “Hữu Sinh Hữu Tữ” Cõi-Trần “Thân Tôi Tứ-Đại” cũng lần-lửa thôi! RỒI!
17 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 5991)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 20231:27 SA(Xem: 3318)
Thân tặng các bạn khối 9 Ngô Quyền Và các bạn đã đồng hành cùng tôi trong những chuyến rong chơi thật thú vị, thật đẹp.
13 Tháng Mười Một 20231:16 SA(Xem: 3153)
Nhìn hình ảnh bạn thực tươi! Nhớ thời dạy học đôi mươi thủa nào? Tình xưa lưu luyến dạt dào. Aloha mừng đón mời chào bạn thân!
13 Tháng Mười Một 20231:03 SA(Xem: 6327)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 20237:08 SA(Xem: 2508)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
12 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 3129)
“Lâm Chung Vui Vẻ Sẵn-Sàng” Dứt hơi tắt tiếng nhẹ nhàng Đời-Tôi! Chỉ vài năm, lẹ làng thôi Tương lai viễn-ảnh nổi trôi khó lường
04 Tháng Mười Một 20232:24 SA(Xem: 5654)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 20232:02 SA(Xem: 4300)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 2803)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 2772)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 20231:17 SA(Xem: 3176)
Hôm nay nghe Thu về lòng tê tái Lữ khách buồn, nhìn chiều thắm dâng hương Bụi cúc vàng nở rộ bên cánh hiên Tim trĩu nặng, lại … “Thu Vàng” nhung nhớ
04 Tháng Mười Một 20231:06 SA(Xem: 1805)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
04 Tháng Mười Một 202312:48 SA(Xem: 3111)
Đây đang đêm. Đó đang ngày Lang thang thế giới giãi khuây lúc già Gặp người đủ mọi quốc gia Màu da, ngôn ngữ thực là khác nhau
04 Tháng Mười Một 202312:42 SA(Xem: 3828)
Ngồi đây, tim con héo mòn Nhớ Mẹ, nhớ chị, lòng con sụt sùi Tháng Mười buồn lắm Mẹ ơi! Tháng Mười giỗ Mẹ, tháng Mười nhớ nhung
04 Tháng Mười Một 202312:26 SA(Xem: 3255)
Ở bên đó – Nhà em xa bên đó Đến thăm em, anh lạc lối đường về Thôi hãy đợi xuân sang trời sẽ đẹp Nắng sẽ hồng trên từng bước anh đi.
03 Tháng Mười Một 20232:52 SA(Xem: 1432)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
24 Tháng Mười 202312:49 SA(Xem: 3681)
Thoạt nghe tưởng chuyện chiến trường “Mỡ-Đường-Máu” tự tìm đường thoát thân Mạng mình, mấy kẻ bất cần? Không lo sống chết phước phần do thiên!
23 Tháng Mười 20233:25 SA(Xem: 3127)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
23 Tháng Mười 20231:53 SA(Xem: 3873)
Cũng đành, nói giã từ em Nào đâu Cõi Mộng vô biên...vô cùng Đảo điên một kiếp hồng trần Nhân sinh hữu hạn, phù vân nghĩa gì !
23 Tháng Mười 202312:03 SA(Xem: 3903)
Đắm chìm trong cõi nhân luân Lại về Lễ Halloween hạn kỳ Oan hồn khóc nghẹn tử qui Chỉ là hư ảnh chút gì vấn vương Theo chân các thánh chỉ đường...
21 Tháng Mười 20232:22 SA(Xem: 3084)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 20232:21 SA(Xem: 3888)
Trăng thu trăng viễn xứ kìa Một mình ngắm ánh trăng khuya… một mình Trăng vàng tỏa sáng lung linh Bỗng nghe thu nhạc khúc tình duyên thơ
21 Tháng Mười 20232:08 SA(Xem: 3244)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
21 Tháng Mười 20231:59 SA(Xem: 3729)
Thôi thì trao đổi số phone Sẽ liên lạc lại để ôn chuyện đời Giã từ chóng vánh nghẹn lời Ôm nhau nhớ thuở thiếu thời thơ ngây “Tao+Mày” tiếp tục qua đây Tình-Quê gắn bó tháng ngày xa xưa
21 Tháng Mười 20231:37 SA(Xem: 4111)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ Thu Hát Cho Người “ do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Aug 26th - 2023. Do chị Kiều Oanh chuyển
20 Tháng Mười 202312:28 SA(Xem: 4083)
Vòng tròn có một cái tâm sẽ là tín hiệu báo tin “hết dấu đường” nhằm kết thúc hành trình một trò chơi lớn… Để rồi hàng thế kỷ qua “hết dấu đường” đã trở thành biểu tượng Gone home,
06 Tháng Mười 20231:08 SA(Xem: 3116)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
06 Tháng Mười 202312:35 SA(Xem: 4474)
Mắt là cửa sổ linh hồn Người Đời gọi CỤ khiến bồn chồn lo Tưởng rằng nhỏ hóa ra to Hai con mắt lão lệ rò rỉ rơi
05 Tháng Mười 20234:06 SA(Xem: 5286)
NGÔ QUYỀN HÀNH KHÚC này cũng chỉ là một Quyết tâm, một Ý chí, một ước mơ của Học sinh Trung Học NGÔ QUYỀN hôm nay và mai sau
24 Tháng Chín 202310:55 CH(Xem: 4569)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Trình bày: Quý Hương
23 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3374)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 20231:22 SA(Xem: 3558)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 20231:20 SA(Xem: 4858)
Dòng đời như gió thoảng mây bay Ngẫm lại buồn vui được mấy ngày Sự nghiệp, công danh dường giấc mộng Giàu sang, phú quý tựa cơn say
23 Tháng Chín 20231:05 SA(Xem: 3438)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3265)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
22 Tháng Chín 202311:09 CH(Xem: 4116)
Bạn đi trước Tôi sẽ theo sau! Chắc chắn chúng mình gặp lại nhau... Thế gian này đâu ai sống mãi ? Rồi đây phiên Tớ vắng Bạn chào...!
12 Tháng Chín 202311:42 CH(Xem: 3348)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3131)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
11 Tháng Chín 202311:35 CH(Xem: 4841)
Đà thôn* mây thấp, sương mù Thọ tang từ mẫu hồn Thu não buồn. Ta tìm đến cỗng Sài Môn Quán Thơ lặng lẽ, bên tường lá rơi
11 Tháng Chín 202311:25 CH(Xem: 2059)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...