Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - SÀI GÒN VÀ TÔI (Phần Kết)

23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8069)
GS. Huỳnh Công Ân - SÀI GÒN VÀ TÔI (Phần Kết)


SÀI GÒN VÀ TÔI (Phần Kết)


Các đại nhạc hội ở Sài Gòn

 

Miền Nam trong khoảng 1956-1960 rất là yên bình. Năm 1957, nhân lễ Quốc Khánh chính quyền VNCH có tổ chức một hội chợ bên Thị Nghè. Ngỏ đi từ sở thú qua Thị Nghè có một cây cầu đúc, đêm khai mạc hội chợ người ta chen lấn, xô đẩy nhau trên cầu để vào hội chợ khiến 17 người chết và nhiều người bị thương vì dẫm đạp nhau và rơi xuống sông. Hội chợ vẫn tiếp tục mở cửa và mấy hôm sau má tôi dẫn anh em tôi đi chơi hội chợ thì thấy trên cầu chỉ còn lưa thưa người vào hội chợ, có lẽ người ta  e sợ tai nan có thể xảy ra nữa. Sau khi hội chợ chấm dứt thì khu hội chợ biến thành giải trí trường Thị Nghè, nơi có nhà hàng, trò chơi và trình diễn ca cỗ  do nghệ sĩ Lệ Liễu tổ chức.

Sau đó dù chiến tranh leo thang, tôi vẫn sống thời tuổi trẻ của mình trong hạnh phúc và hy vọng tương lai. Thời kỳ sinh viên, ngoài việc học tôi cùng các bạn đắm mình trong những cuộc vui chơi. Những ngày cuối tuần ban đêm chúng tôi đi bal, ban ngày đi dạo phố Bô Na (Bonard). Đôi khi chúng tôi đi xem đại nhạc hội.

Thời đó, đại nhạc hội là một chướng trình tạp kỷ bao gồm những tiết mục ca nhạc kịch, ảo thuật, xiếc, cải lương… Ban đầu ông bầu tổ chức là quái kiệt Trần Văn Trạch. Sau này là Duy Ngọc tại rạp Đại Nam và Tùng Lâm tại rạp Olympic.



image026

Quái kiệt Trần Văn Trạch

Ông bầu Duy Ngọc, sau năm 1975 vẫn hoạt động trong làng ca nhạc đến khi mất năm 2016. Đại nhạc hội của ông đã quy tụ những nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu nhiều thế hệ như tam ca AVT  (Lữ Liên, Tuấn Đăng, Vân Sơn); các nghệ sĩ cải lương Thành Được Út Bạch Lan, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Hùng Cường; các ngôi sao ca nhạc Giao Linh, Thanh Tuyền, Mai Lệ Huyền…; các nghệ sĩ kịch: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng. Người làm MC cho các buổi đại nhạc hội, thời đó gọi là hoạt náo viên nổi tiếng là Trần Văn Trạch, Ngọc Phu, Tùng Lậm..

 
image027

Bầu Duy Ngọc

 

Người ta còn nhớ thời đó có những lò đào tạo ca sĩ  mà về sau trở nên nổi tiếng trên vòm trời ca nhạc. Lò Nguyễn Đức có một lô ca sĩ họ Phương gồm Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc (Cẩm Hồng) hay trước đó là Hoàng Oanh< Thanh Lan và có cả nghệ sĩ hài như Thanh Hoài, Trần Tỷ. Lò Tùng Tâm giới thiệu Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến rồi Chế Linh, Giang Tử. Lớp nhạc Bảo Thu có Thanh Mai, Thanh Tâm sau này Kim Loan; Hoàng Thi Thơ có Sơn Ca, Bùi Thiện, Họa Mi;  Nguyễn Văn Đông đào tạo Giao Linh, Thanh Tuyền  …

image028Quái kiệt Tùng Lâm

 

 

Báo chí Sài Gòn

 

 

Miền Nam đi tiên phong trong lãnh vực báo chí. Tất cả những tờ báo đầu tiên của Việt Nam đều xuất xứ từ đây. Tờ Gia Định Báo ra đời ở Sài Gòn năm 1865 chỉ 3 năm sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ (1862).

 

Có thể nói, trước 1975 Sài Gòn là nơi mà báo chí phát triển và phong phú. Trừ một vài tờ báo là cơ quan thông tin và tuyên truyền của chánh quyền và quân đội, đa phần báo chí là của tư nhân.

image029

Ký giả Trần Tấn Quốc

 

Những người làm báo kỳ cựu ở Sài Gòn trước 1975 phải kể như các ông Nam Đình (Nguyễn Kỳ Nam) với tờ Thần Chung, Trần Tấn Quốc với tờ Tiếng Dội, Đinh Văn Khai với tờ Tiếng Chuông, bà Bút Trà với tờ Sài Gòn Mới...

Người Sài Gòn, không chỉ là người trí thức mà kể cả những người lao động đều có thói quen đọc báo mà người bình dân gọi là xem “nhựt trình”. Hình ảnh một ông công chức đeo kính trắng ngồi tréo chân trong một quán nước vừa ăn sáng, uống cà phê vừa đọc báo và một anh xích lô ngồi trên nệm xe xem nhựt trình trong khi chờ đợi khách là những gì người ta bắt gặp đây đó trong thành phố Sài Gòn.

Báo chí thời đó cung cấp đủ tiết mục khác nhau cho người đọc tuỳ theo sở thích của họ. Tin tức cho người theo dỏi thời cuộc, thể thao cho ai mê đá banh, bóng bàn, quần vợt, đua xe đạp..., kịch trường cho người thích cải lương, điện ảnh cho ai ham xem phim, nhứt là tiểu thuyết hay truyện dài đăng từng ngày (feuilleton) cho người mê đọc truyện.

 image030


Các ký giả được phân chía theo chuyên môn của họ: Kiên Giang, Nguyễn Phương, Trần Tấn Quốc ( cha đẻ giải Thanh Tâm của ngành cải lương) phụ trách trang kịch trường, Thiệu Võ, Huyền Vũ trang thể thao, Quốc Phong trang điện ảnh...Những danh xưng của các nghệ sĩ, ca sĩ, vận động viên thể thao được các ký giả đặt tên như “vua xàng xê” Minh Chí, “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết, “TV chi bảo” Phương Hồng Quế, “nhạn trắng Gò Công” Phương Dung, “nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh, “phượng hoàng” Lê Thành Các, thủ môn “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng...

image031

Nhật báo Trắng Đen

 

Nhưng thường một tờ báo ăn khách nhờ những tiểu thuyết, truyện dài từng kỳ. Tác giả đầu tiên viết tiểu thuyết feuilleton trên báo là Phú Đức với truyện trinh thám rất nổi tiếng Châu Về Hiệp Phố đăng nhiều kỳ trên báo Trung Lập và Công Luận từ năm 1926, về sau được đăng lại trên báo Thần Chung và Đuốc Nhà Nam trong những năm 60, 70. Hồi còn nhỏ tôi mê các nhân vật Hoàng Ngọc Ẩn, Lệ Thuỷ, Lục Tặc trong bộ truyện này.

 

image032

Bà Tùng Long

 

Những tác giả sau này như bà Tùng Long, Dương Hà, Ngọc Linh, Hoài Điệp Tử... cũng rất ăn khách với nhứng tiểu thuyết tình cảm xã hội đăng hàng ngày trên các nhựt báo ở Sài Gòn.

 image033

Tòa soạn báo Sống

 

Với làn sóng di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam, làng báo Sài Gòn được tăng cường những nhân tố mới làm phong phú thêm món ăn hàng ngày của dân Sài Gòn. Nhiều tờ báo mới do người Bắc di cư chủ trương như Tự Do mà chủ nhiệm là Phạm Việt Tuyền, Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung và đình đám nhứt là tờ báo Sống của Chu Tử sau khi bị đình bản trở thành là Sóng Thần. Chu Tử là tác giả nhiều tiểu thuyết tình cảm ăn khách với tuổi trẻ Sài Gòn lúc đó nhứt là cuốn Yêu mô tả chuyện tình của cháu Diễm và chú Đạt, bạn của cha Diễm. Chu Tử tử nạn ngày 30/4/75 khi tìm đường rời Việt Nam.

 

Phải kể thêm những tiểu thuyết đăng báo ăn khách khác vào thời kỳ nửa đầu thập niên 70 của Lê Xuyên với Chú Tư Cầu, Duyên Anh với Điệu Ru Nước Mắt, Nguyễn Thuỵ Long với Loan Mắt Nhung, Trần Đức Lai với Cậu Chó...

 

Một hiện tượng nổi bật trong làng báo Sài Gòn của những năm 60, 70 là phong trào xem truyện võ hiệp của Kim Dung. Các báo tranh nhau đặt mua báo Hồng Kông sớm nhứt để có bài mới của truyên Kim Dung đăng trên báo Hồng Kông đem dịch và đăng báo của mình hầu ra trước báo khác để câu đọc giả. Những dịch giả Từ Khánh Phụng, Hàn Giang Nhạn nhờ cơn sốt truyện Kim Dung mà kiếm bộn bạc.

 

Sinh hoạt văn chương ở Sài Gòn

 

 

Văn chương miền Nam trước 1975 xét về khía canh văn phong có thể chia làm hai trường phái: văn chương trau chuốt của các tác giả gốc miền Trung và miền Bắc, văn chương miệt vườn của các nhà văn gốc miền Nam.

 

Trước 1954, nghĩa là trước làn sóng di cư của người miền Bắc vào Nam sau hiệp đinh Genève chia đôi đất nước, người ta đọc những tác phẩm của Phú Đức về trinh thám, Nam Đình về xã hội, Hồ Biểu Chánh về phong tục, Hồ Hữu Tường vừa trào lộng, vừa chính trị giả tưởng... Trong số các tác giả ấy có thể nói Hồ Biểu Chánh là người có gia tài văn chương đồ sộ nhứt. Má tôi là độc giả trung thành của nhà văn này dù bà học chưa hết bậc tiểu học vì những cốt truyện trong các tiểu thuyết của ông gần với những cảnh đời thường, tâm lý các nhân vật trong truyện giống như các hạng người trong xã hội đương thời và nhứt là lời văn bình dị như lối kể chuyện hay nói chuyện của người miền Nam.

 

Khi những nhà văn từ Hà Nội vào Sài Gòn và nhứt là khi lớp học sinh, sinh viên gốc miền Bắc ra trường (dù tốt nghiệp hay không) nhập vào lớp đàn anh đã thành danh tạo nên một lực lượng hùng hậu các người viết văn gốc Bắc gần như thống trị môi trường văn nghệ Sài Gòn. Những Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Nguyễn Vỹ...và tiếp nối là Viên Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thế Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Duyên Anh, Nguyễn Thuỵ Long...xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn hay có các tác phẩm in thành sách.

 

Các nhà văn miền Nam tuy có mặt trên văn đàn khiêm nhường hơn nhưng cũng rất ăn khách: Sơn Nam với những câu chuyện về các địa phương miền Nam như xứ Cạnh Đền, xóm Bàu Láng..., Bình Nguyên Lộc mà tác phẩm nổi tiếng nhứt là Đò Dọc, Lê Xuyên với Chú Tư Cầu, Ngọc Linh với Đôi Mắt Người Xưa...

image034

Nữ sĩ Nhã Ca

 

Các nhà văn gốc miền Trung cũng góp phần cho sinh hoạt văn chương Sài Gòn thêm náo nhiệt. Cũng nên kể ra một số khuôn mặt tiêu biểu như Võ Phiến, Võ Hồng, Trần Hoài Thư...


image035


Một hiện tượng đáng nhắc tới là các nhà văn nữ trong thời kỳ này cũng từng làm mưa làm gió trên văn đàn. Nhà văn gốc Bắc có Trùng Dương, miền Nam có Nguyễn Thị Thuỵ Vũ nhưng ba nhà văn nữ đình đám nhứt đều là gốc Huế: Nhã Ca, Tuý Hồng và Nguyễn Thị Hoàng. Đặc biệt, tác phẩm Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng trong những năm cuối của thập niên 60 đã gây bão tố trong làng văn chương và cả ngoài xã hội khi bà đã đưa chuyện tình của bà, một cô giáo (Trâm) với người học trò (Minh).

image036

Cũng trong thời kỳ này, các tạp chí, nguyệt san, tuần báo về văn nghệ như Bách Khoa , Văn, Văn Học, Khởi Hành... đưa những tác phẩm văn chương của các tác giả đến với người đọc. Tôi cũng có một số bài viết đăng trong Bách Khoa, Khởi Hành và một số nhựt báo ở Sài Gòn.

 


Tôi trở lại Sài Gòn

 

Cuốn phim đời Sài Gòn Và Tôi bị gián đoạn hơn hai năm sau ngày 30/4/1975 lúc tôi đi học tập cải tạo vì là giáo chức biệt phái. Mùa tựu trường niên khoá 1977-1978 tôi được cho dạy học lại tại trường Nguyễn Trãi quận 4, vốn là quận nhà của tôi cũng như bà xã tôi.

 

Nhưng về sau, nghề dạy học dù có mở lớp dạy thêm ở nhà cũng không giúp tôi nuôi sống gia đình một vợ hai con nên chúng tôi nghĩ ra việc mở quán nhậu vì vợ tôi có khiếu nấu nướng. Lúc đó, Việt Nam đang ở trong thời kỳ bao cấp nên số nhà hàng, quán ăn rất ít vì vậy ban đầu chúng tôi cũng tạm sống thoải mái. Nhưng sau này, vì thấy quán chúng tôi đắt khách người ta kiếm chuyện hoặc tăng thuế quá mức khi chúng tôi mở quán tư nhân hay chấm dứt hợp đồng khi chúng tôi hợp tác mở cửa hàng ăn uống dưới hình thức hợp tác xã, vì vậy chúng tôi đành phải đi ra nước ngoài.

 

Nhưng sau 22 năm xa xứ, năm 2008 tôi về hưu, hàng năm vào dịp tết tôi về Việt Nam để tìm lại hương vị mùa xuân ở quê nhà. Ngày trước tôi là người “thường trú”, bây giờ tôi là khách “tạm trú” của thành phố Sài Gòn dù đây là nơi tôi đã sống cả nửa đời người.

 

Bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi. Thành phố lên cao hơn với những cao ốc chung cư đông hơn với làn sóng người đến từ miền Bắc, miền Trung và miền Tây và ồn ào hơn với khối xe gắn máy dày đặc trên các nẻo đường. Tôi không tìm thấy lại một Sài Gòn thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.

image037

Họp mặt với học trò cũ trường Ngô Quyền

 

Tuy nhiên, mục dích tôi trở về Sài Gòn, ngoài việc ăn tết còn để sống lại trong những thân tình của gia đình, bạn bè xưa và học trò cũ. Đó là những gì hạnh phúc và ấm áp trong buổi hoàng hôn của cuộc đời tôi.

 

Montréal, ngày 5/4/2021

 

 

 

15 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 4520)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
15 Tháng Mười 202212:21 SA(Xem: 6487)
Ta mê công chúa tiền triều Thuở trăng chưa khuyết, thuở chiều chưa phai Phụ hoàng còn ngự trên ngai Bá quan kim mão, gấm hài muôn tâu.
14 Tháng Mười 202212:35 SA(Xem: 7074)
Những điều em nói đó Hai đường thẳng song song Chẳng phải ta chung phòng Hai đường chỉ còn một.
13 Tháng Mười 202211:27 CH(Xem: 4524)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 20221:52 SA(Xem: 5122)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 20221:43 SA(Xem: 4455)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
09 Tháng Mười 20224:53 CH(Xem: 7296)
Cuộn tròn nỗi nhớ trong chăn Gởi em thơ viết mấy hàng trong mưa Ví dầu mưa tạnh hay chưa Cội tình cũng đã xác xơ nhánh buồn.
08 Tháng Mười 20222:32 SA(Xem: 6824)
Ta ngồi ôm lấy chợ quê Bao năm gìn giữ vẹn thề trong tim Giữa đời bảy nổi ba chìm Phố reo tiếng hát gợi mềm giấc mơ.
08 Tháng Mười 20222:21 SA(Xem: 6196)
Bạn đã thấy Thu về rồi đấy nhỉ Trên sườn đồi, bên khe núi, vườn sau Lá trên cây nay đã đổi sang màu Đỏ tím thẩm hay úa vàng ảm đạm Khắp mọi nẻo sương lam giăng màu xám
03 Tháng Mười 202211:06 CH(Xem: 5344)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.
02 Tháng Mười 202211:18 CH(Xem: 5272)
Lịch sử nhân loại đã ghi lại những cuộc vượt thoát bi hùng của những dân tộc để trốn bỏ sự cai trị tàn bạo của một chế độ.
01 Tháng Mười 202211:39 CH(Xem: 20130)
Ngày ba tôi giã biệt trần gian, phố Biên mưa gió trắng trời. Mưa u hoài, như điệu nhạc buồn ru ba giấc ngủ thiên thu. Vậy là sau hơn chín mươi năm dung thân cõi tạm, ba tôi giờ đã an lành cưỡi hạc qui tiên…
01 Tháng Mười 202212:30 SA(Xem: 4582)
Nó đâu biết rằng trong tiềm thức di truyền của các con trâu còn lại trong đàn kia cũng được nhắc nhở như thế, và chính vì vậy nên bọn đó mới e sợ nó mà tránh xa... .
01 Tháng Mười 202212:06 SA(Xem: 6541)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Nhạc Ngô Thụy Miên Lê Dung trình bày
25 Tháng Chín 202210:18 CH(Xem: 6303)
Năm năm ta với người chia cách Rằm trung thu đốt nén hương trầm Hương linh người chứng giám lòng thành Mâm cơm cúng vái người siêu thoát.
25 Tháng Chín 20221:25 SA(Xem: 6346)
Nhớ đêm gió mát trăng vàng Lang thang bãi biển rộn ràng khách du Mối tình Huyền thoại Thiên thu Hằng Nga cung Quảng viễn du lên Trời
24 Tháng Chín 20221:10 SA(Xem: 5392)
Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
23 Tháng Chín 20222:06 SA(Xem: 5386)
Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.
22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 5583)
Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn.
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5956)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
22 Tháng Chín 202210:48 CH(Xem: 2983)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 5187)
Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến.
20 Tháng Chín 202210:41 CH(Xem: 5978)
Bao giờ thôi hết hoang mang, Sống trong tỉnh thức - đang là nơi đây ! Khi nào mới hết lây quây, Cho ta ngắm lại khuôn đầy vóc xưa!
20 Tháng Chín 202210:27 CH(Xem: 6576)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Quý Hương trình bày
12 Tháng Chín 202212:40 SA(Xem: 4740)
Thì đó. Còn có ai, và có gì thích hợp hơn, là Phong trào giáo dục Hướng Đạo, để làm công việc cần thiết này. Tạo cho xã hội những công dân, với những đức tính trên.
12 Tháng Chín 202212:20 SA(Xem: 5382)
Như vậy, trong đầu tháng 9 năm nay hai ngôi sáng chói trong một thời gian dài, một tượng trưng cho một giòng họ quý tộc nước Anh và một trong phạm vi nhỏ hẹp hơn ở nước Việt Nam: điện ảnh...
11 Tháng Chín 202212:52 CH(Xem: 5822)
Buổi sáng… mưa buồn lặng lẽ rơi Nghe tin Ngọc mất dạ sầu tơi! Ninh Kiều một tối… tay nâng nhẹ Du lịch năm cô*… mắt rạng ngời Điệu nhạc Rumba còn khắc khoải Bài ca Tân cổ vẫn chơi vơi
11 Tháng Chín 202212:42 SA(Xem: 5229)
Tấm gương trong sáng, hiền đức uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của Sư Ông mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
11 Tháng Chín 202212:22 SA(Xem: 5164)
Năm năm lỗi hẹn đá vàng Trăng rằm vẫn sáng khăn tang cất rồi Tro người rải giữa biển khơi Sóng dâng từng đợt, lệ rơi từng dòng
11 Tháng Chín 202212:01 SA(Xem: 6804)
Vui chung cùng với bạn bè. Thầy xưa Trò cũ đâu dè gặp nhau Tuổi vàng dần sẽ qua mau! Hãy vui hiện tại mai đau xa vời?
10 Tháng Chín 20227:35 CH(Xem: 7079)
Từ em bỏ đất về trời Bỏ thân tứ đại, bỏ người trần gian Cuộc trăm năm, bỗng lỡ làng Nghìn thu tắt lịm tiếng đàn tri âm Em về cõi ảo cao thâm Dãi dầu sương tuyết, gió trăng chập chùng
10 Tháng Chín 202212:58 CH(Xem: 6113)
Sân ngập lá vàng trăng nhớ thu Dáng mờ xa khuất đỉnh sương mù Vân du mộng huyễn tình cay đắng Điện vỡ đêm tàn Nguyệt nhạt lu
10 Tháng Chín 20222:33 SA(Xem: 5947)
Ngày 11/9 tang thương Ba ngàn sinh mạng đổi nhường gian manh Khơi mào cho cuộc chiến tranh Đôi tòa tháp bỗng tan tành bể dâu.
10 Tháng Chín 202212:52 SA(Xem: 6483)
Tôi yêu cuộc đời Bằng tiếng hát reo vui. Còn ông! Hỡi nhà thơ nhiều tuổi Hãy hát như tôi bằng trái tim nóng hổi Đan ý thơ bằng những nụ cười tươi.
01 Tháng Chín 202212:50 SA(Xem: 16911)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 202211:04 SA(Xem: 8001)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
31 Tháng Tám 20223:17 SA(Xem: 5194)
Xin cám ơn sự cống hiến và sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm “Mùa Địa Ngục” với các bạn đọc gần xa.
31 Tháng Tám 202212:38 SA(Xem: 6242)
Áo bay... Em có nhớ hôm nào ? Trăng sáng bên thềm gợi ước ao... Hương cốm vào thu tràn nắng mới Đầu xuân xác pháo nhuộm hoa đào.
30 Tháng Tám 202212:52 SA(Xem: 6588)
Không làm sao con kể Hết những điều mẹ làm Cả một đời gian nan Mẹ vì con tất cả. Chiều nay con nhớ mẹ Nhớ mùi mẹ ngày xưa Nhớ không bến không bờ Giá con còn có mẹ.
29 Tháng Tám 20221:48 SA(Xem: 6866)
Trước đó, ngày thứ bảy 13/8/2022, cũng đã có buổi họp mặt liên khóa CHS NQ BH, trong khuôn viên Nhã Viên quán,
27 Tháng Tám 20222:21 SA(Xem: 6996)
Hạ đi nắng đỏ bơ vơ Thu về lá chết ngẩn ngơ đứng chào Nửa Vòng Trái Đất Gặp Nhau Đâu gì ngăn cách cản rào dậu thưa.
27 Tháng Tám 20222:15 SA(Xem: 8015)
Gặp nhau đây - giữa đời thường Cũng xao xuyến cũng vấn vương nặng lòng Những chiều nắng xế vòm song Bút son ý thắm ngập giòng suối thơ
27 Tháng Tám 20222:00 SA(Xem: 7817)
Gặp em ở ngã ba đường Một phương về đất, một phương về trời Một phương ở lại làm người Để yêu thương - để khóc cười với nhau
27 Tháng Tám 202212:34 SA(Xem: 6926)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ THÁNG MẤY - Nhạc Từ Công Phụng - Quý Hương trình bày
22 Tháng Tám 20229:31 CH(Xem: 2531)
Trên đây là tựa bài đăng trên trang 6 tờ nhật báo Công Luận, số ra ngày 23 tháng 4 năm 1936 được phát hành tại Sài Gòn, của tác giả TÂM THẬP LỤC Biênhòa
20 Tháng Tám 202212:26 SA(Xem: 5474)
Nhà tôi có một quán nước ở mặt đường, và căn nhà trong hẻm, nằm giữa Xóm Chùa và Xóm Đạo, gần chợ Đồng Tâm. Thực ra, trước khi tiểu Vinh có mặt, thì ngôi Chùa không phải lúc nào cũng êm ả như dòng sông
19 Tháng Tám 202211:54 CH(Xem: 5582)
Mong sao truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo sẽ mãi mãi trường tồn mọi lúc mọi nơi, để trở thành một trong những thước đo cho sự văn minh và phát triển của xã hội.
19 Tháng Tám 202211:26 CH(Xem: 4865)
Tình thầy trò sau hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua vẫn đầm ấm dù đôi bên ngày nay đều tóc bạc như nhau.
19 Tháng Tám 20223:00 SA(Xem: 5371)
Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ?
18 Tháng Tám 202210:27 CH(Xem: 7147)
Mãi là nỗi nhớ dễ chi nguôi Dâng nén tâm hương lạy Phật Trời Linh hiển Thế Tôn Ngài tế độ An lành Cực Lạc, kiếp luân hồi.
18 Tháng Tám 202210:23 CH(Xem: 6473)
Mẹ ơi! Con biết mình bất hiếu Trăm ngàn cái lạy cũng bằng không Cúi đầu tạ tội con quỳ xuống Trăm nhớ nghìn thương chảy một dòng
18 Tháng Tám 20229:39 CH(Xem: 7867)
Nhà cũ đã vào tay chủ lạ Vườn xưa còn đọng bóng trăng lơi Bốn mươi năm lẻ, đời dâu bể Chạnh nghĩ tình quê luống ngậm ngùi.
17 Tháng Tám 202211:46 CH(Xem: 8250)
Chuyến du ngoạn Las Vegas lần này cũng là dịp để các thi nhân trường Ngô Quyền thỏa chí đam mê, sáng tác
17 Tháng Tám 202211:12 CH(Xem: 7367)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NỖI ĐAU MUỘN MÀNG - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
17 Tháng Tám 202210:50 CH(Xem: 2904)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
12 Tháng Tám 202211:31 CH(Xem: 6196)
Ngày tôi hát những câu ru con chết người đó má tôi đã cắt tóc, cạo đầu như dứt bỏ những thường tình mà một người phụ nữ phải có, để vượt lên thành một người phụ nữ tuyệt vời cao thượng nhất.
12 Tháng Tám 20229:45 CH(Xem: 6370)
Cành hoa trắng con cài lên ngực áo “Nhớ Mẹ Hiền”… vào Đại “Lễ Vu Lan” Mười Hai năm, Mẹ giã biệt trần gian Mà con tưởng Mẹ vẫn còn đâu đó…
12 Tháng Tám 20221:29 CH(Xem: 7206)
Biển xanh mây trắng tuyệt vời! Tro Anh theo nước tới Trời thênh thang! Tiễn biệt Anh lệ chứa chan! Cám ơn Thầy Bạn sẻ san tình sầu.
12 Tháng Tám 202212:59 SA(Xem: 6986)
Vĩnh biệt em mái tóc dài lưu luyến Đã theo anh xuyên suốt một quãng đời Vẫn giữ trong tim mái tóc buông lơi Của riêng anh thôi, chẳng ai thay thế.
10 Tháng Tám 20223:39 CH(Xem: 5617)
Qua thời gian nước Ý đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm, tôi đã đến nước Ý hai lần nhưng nếu có cơ hội tôi muốn quay lại thăm nước Ý một lần nữa.
10 Tháng Tám 20221:32 SA(Xem: 11170)
Cùng với Hoàng Mai, em kính lời tri ân đến cô Nguyễn Khoa Diệu Dung và cô Hoàng Minh Nguyệt.
09 Tháng Tám 202210:56 CH(Xem: 4711)
8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này
08 Tháng Tám 202210:26 CH(Xem: 4790)
Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng
08 Tháng Tám 20221:17 SA(Xem: 2910)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BẢY NGÀY ĐỢI MONG - Nhạc Trần Thiện Thanh - Quý Hương trình bày
07 Tháng Tám 202212:26 CH(Xem: 7567)
em về ảo mộng chơi vơi nguyệt tà lẩn khuất bên trời sương tan em về dỗ giấc mơ tàn lung linh bóng khói bàng hoàng cung mê
31 Tháng Bảy 20223:11 CH(Xem: 6857)
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
31 Tháng Bảy 202212:37 SA(Xem: 10436)
Tôi thật sự quá xúc động với chuyến phiêu lưu đến North Carolina - Miền Đông nước Mỹ cùng Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai…
30 Tháng Bảy 20229:25 CH(Xem: 5311)
Tạm biệt cô thầy, tạm biệt bạn bè Hai ngày vui quá ở trên xe Kính chúc mọi người đầy sức khỏe Hẹn gặp sang năm cũng dịp hè
30 Tháng Bảy 20224:07 CH(Xem: 7440)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: MÙA THU CHO EM - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
30 Tháng Bảy 20224:02 CH(Xem: 7822)
Đã biết chắc con đường còn rất ngắn Đừng bất an đừng buồn khổ phân vân Hãy đi tới bằng bước chân tự tại Bởi đời người sinh tử chỉ một lần.
30 Tháng Bảy 202212:26 CH(Xem: 7237)
Rồi một ngày ta ung dung nằm xuống Bên bìa rừng hiu quạnh bóng trăng soi Hiểu cho ta có đôi vầng nhựt nguyệt Bao yêu thương còn gởi lại trên đời
30 Tháng Bảy 202212:21 CH(Xem: 6764)
(Thương tiếc người bạn Phạm Trọng Lệ cùng trường Chu Văn An, cùng nghề dạy học trước đây và cùng họ Phạm)
29 Tháng Bảy 202212:59 SA(Xem: 8075)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
27 Tháng Bảy 20221:09 SA(Xem: 6791)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
26 Tháng Bảy 20221:17 SA(Xem: 6119)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
23 Tháng Bảy 20223:36 SA(Xem: 11417)
Một lần nữa, Sáo chân thành cảm tạ quý thầy cô, các anh chị, các bạn và các em… về tất cả những yêu thương trường cũ trò xưa. Xin tạm biệt…
23 Tháng Bảy 20221:01 SA(Xem: 5639)
Xin cám ơn các CHS Ngô Quyền, cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội nhìn thấy "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" hôm nay qua Tiền Hội Ngộ và Đại Hội Ngô Quyền
22 Tháng Bảy 20221:50 CH(Xem: 6358)
Trời vô tình xui khiến Nàng gặp người nhẫn tâm Nàng chết trong âm thầm Đời nàng sao phận bạc. Tối nay lần tràng hạt Nguyện ơn trên từ bi Rước hương linh nàng đi Được về nơi cõi tịnh.
21 Tháng Bảy 202212:31 CH(Xem: 3280)
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc. Ta cám ơn đời hôm nay có được Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân Dẫu đường đời còn lại rất gần Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
19 Tháng Bảy 202211:25 CH(Xem: 5786)
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
19 Tháng Bảy 20229:57 CH(Xem: 5334)
Ban Tổ Chức chân thành cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp ...
18 Tháng Bảy 20221:42 SA(Xem: 5322)
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình. Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
17 Tháng Bảy 20222:19 CH(Xem: 4008)
Nam Cali nắng ấm rạng rời Mừng thầy, đón bạn tiếng cười đoàn viên Biên Hòa trường cũ Ngô Quyền Đồng Nai tiếng gọi nối liền bờ vui.
17 Tháng Bảy 202212:02 SA(Xem: 5550)
TIỆC TIỀN HỘI NGỘ (Ngày 02/07/2022) Hình ảnh & Thực hiện Youtube: Nguyễn Thị Thêm
16 Tháng Bảy 20226:58 CH(Xem: 7860)
Xin tất cả nợ trần gian xóa sạch Buổi trở về thanh thản chẳng tơ vương Cõi Vô Ưu trên đỉnh trời chất ngất Dẫu thiên thu hay một thoáng vô thường.
15 Tháng Bảy 20226:57 CH(Xem: 5425)
Trưa nào em đến thăm Như loài hoa trinh trắng Bài tình ca anh tặng “ Hoa soan bên thềm cũ “ Mình thương nhau từ đó Mình thương nhau muôn đời.
13 Tháng Bảy 20224:44 CH(Xem: 4363)
Hãy mỉm cười hạnh phúc Dù bệnh đau nhọc nhằn Có anh luôn bên cạnh Gánh vác mọi khó khăn. Trân trọng cuộc tình này Yêu quá tình đắm say Đôi chân dìu chân bước Mắt tôi chợt cay cay.
13 Tháng Bảy 20222:52 SA(Xem: 7182)
Mắc mớ gì sao "LẠI CHÁN ĐỜI " Tội gì phải thế, cứ vui tươi Tình đời sau trước, không như ý Cuộc thế xưa nay cứ đổi dời
13 Tháng Bảy 20221:16 SA(Xem: 5170)
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn . Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên Mãi mãi ba sẽ gọi tên con. Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
12 Tháng Bảy 202211:59 CH(Xem: 3275)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
11 Tháng Bảy 202212:05 SA(Xem: 5731)
Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh
10 Tháng Bảy 202210:47 CH(Xem: 2679)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÁC PHẨM "QUÊ CŨ TÌNH XƯA" - NHÀ THƠ THÁI HƯNG Nhạc nền: SUỐI MƠ - Văn Cao Tiếng hát: Ngọc Hạ
09 Tháng Bảy 20224:49 CH(Xem: 6578)
Thế giới tiếc thương người chính trực Toàn cầu ca tụng đấng tu mi Nara thành phố rền lởi nguyện Đất nước Anh Đào Dũng-Trí-Bi
09 Tháng Bảy 20224:37 CH(Xem: 7037)
Rằng: Về gom chữ ca dao Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không Tự nhiên rất mực tâm đồng Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi. Ta đi về phía chân trời Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
30 Tháng Sáu 20222:09 CH(Xem: 5244)
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương? Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
28 Tháng Sáu 20221:13 SA(Xem: 10514)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!
27 Tháng Sáu 202211:27 CH(Xem: 7901)
Mùng ba tháng bảy năm nay Mừng vui hội ngộ Cô Thầy trò xưa Nắng mưa dầu dãi bao mùa Không quên mái ấm ân thưa tình hồng.
26 Tháng Sáu 20224:25 CH(Xem: 5424)
Ôi tình yêu người lính chiến miền Nam sao thơ mộng, lãng mạn nhưng cũng đầy đau thương, bi hận ...
25 Tháng Sáu 20221:32 CH(Xem: 2611)
Ta mê nghe hát Ả Đào, Hội Xuân vừa mở lễ nào vui hơn? Tuổi U chín chục nhớ ơn Trời cho khỏe mạnh keo sơn chúng mình! (1)
25 Tháng Sáu 20221:09 SA(Xem: 5245)
Tôi lan man nghĩ đến mình. Cả đời không nghiện gì nhưng về già hình như tôi nghiện Iphone. Phải công bằng một chút là tôi nghiện internet.