Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương I)

23 Tháng Ba 20191:22 SA(Xem: 14314)
GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương I)


T
  Sài Gòn đến Montréal, ni trôi theo vn nưc


H
i ký Hunh Công Ân

Ân_Thầy HUỲNH CÔNG ÂN

 

Chương 1: Nhng ký c nht nhòa ca  tui thơ

Điều xa xôi nhất trong quá khứ mà tôi còn nhớ  là trận hỏa hoạn trong chợ Cầu Cống, quận 6 (sau này là quận 4), Sài Gòn vào năm 1948, tức là khi tôi mới có 4 tuổi. Đám cháy xảy ra ban đêm và vì đa số nhà cửa lúc đó lợp bằng lá nên lửa hoành hành dữ dội. May là nhà tôi ở trong hẻm phía bên đây của đường Matelot Manuel (đường Tôn Đản ngày nay) nên chỉ sợ tàn lửa bay sang gây cháy. Ba má tôi dọn đồ đạc trong nhà ra sân banh phía sau hãng bóng đèn Khánh Hội để tránh lửa. Đêm đó vì quá sợ bóng đêm và cảnh tượng hỗn loạn nên tôi đã khóc to mãi đến khi đám cháy được dập tắt.

Một ký ức gần hơn của tôi là tấm lịch có hình một người đẹp nào đó đầu năm Tân Mão 1950 treo ở một tiệm giặt ủi gần nhà tôi. Chủ tiệm là một người miền Bắc. Vào thời buổi đó vùng chợ Cầu Cống có một số người Bắc và họ thường hành nghề thợ may, thợ giặt ủi hay thợ hớt tóc. Họ được người dân trong vùng gọi là phó may, phó giặt hay phó cạo. Ba tôi là người miền Nam duy nhất làm nghề may nơi đây.

Bên cạnh nhà tôi, phía bên mặt là nhà ông họa sĩ có tên là Chí Bửu. Trong vườn nhà ông bày la liệt các bức tranh đa số là chân dung các thiếu nữ có cái nằm trên giá, có cái để dưới đất dựa vách. Thời đó, kỷ thuật nhiếp ảnh còn phôi thai, để phóng to các ảnh chân dung người ta nhờ họa sĩ vẽ lớn lên. Nhờ ở cạnh nhà họa sĩ Chí Bửu nên tôi học cách kẻ ô vuông lên ảnh để phóng to hình lên.

Cạnh bên trái nhà tôi là nhà một bà cụ người Bắc bán vài thứ linh tinh trước cửa nhà. Con bà là ông phó cạo có tiệm hớt tóc phía sâu bên trong hẻm nhà tôi một chút. Ông này thường gọi bất cứ cô gái nào cũng là ái nữ. Vợ ông, bà phó thường giúp đỡ má tôi khi bà bệnh hay đi sanh các em tôi. Bà có một đứa con gái duy nhất thường gọi là cái Hải mà bà thường đùa sẽ gả cho thằng em thứ tư của tôi khi chúng lớn lên. Ông phó sau này mắc bệnh điên, bỏ nhà đi lang thang. Có người nói gặp ông ăn xin ở bắc Mỹ Thuận. Cuối cùng ông mất tích luôn, không biết sống chết ra sao.

Phia sau nhà tôi là nhà ông năm Bằng. Ông này không biết làm việc cho nhà nước Pháp hay là tay chân của Bảy Viễn (lãnh tụ Bình Xuyên) mà có vẻ hống hách lắm. Ông thường chửi rủa gia đình tôi mỗi khi ai đó gây tiếng động. Ba tôi là người hiền lành và cô thế nên luôn luôn nhẫn nhục chịu đựng.

Đối diện nhà tôi là nhà ông Tư thợ bạc, một căn nhà có bề ngang rộng bằng bốn, năm căn nhập lại. Bữa trưa, khi ông ngủ, đứa trẻ nào trong xóm làm ồn thì bị ông quát mắng dữ dội. Trẻ nít trong xóm, ai cũng sợ ông ta. Con ông ta là chú hai Phiến và cháu ông ta là bác tư Cọc thì trái lại rất hiền lành. Gia đình ông Tư sống bằng nghề thủ công: làm trang sức giả. Sau này khi ông ngoại  tôi từ Trà Vinh lên Sài Gòn trị bệnh lao, má tôi thuê một căn của ông Tư để ông ngoại tôi ở để tránh ông lây nhiễm cho chúng tôi.

Đầu hẻm, phía ông Tư là tiệm chạp phô của một gia đình người Tàu mà mọi người gọi là tiệm má con Siêu. Nơi đây, người ta có thể mua đủ thứ cần thiết trong nhà từ thực phẩm đến đồ dùng. Con gái lớn là con Siêu, con trai lớn là thằng Lẹo. Em trai của má con Siêu là chú hai Nện, sau có gia đình mua nhà ở đầu chợ Cầu Cống.

Kế tiệm má con Siêu, ở mặt đường Matelot Manuel là tiệm thuốc bắc cũng của người Tàu. Gia đình này vẫn còn sống tại đây đến ngày nay nhưng đã chuyển nghề từ thuốc bắc sang bán bánh mì và bây giờ là bán tạp hóa. Nghe nói trong gia đình này có một người con gái tự tử vì tình.

Cũng ngoài mặt đường, hướng xuống bến đò, từ tiệm thuốc bắc đến cống (khu này được gọi là xóm cây Keo), là nhà ông bán báo cụt tay, nhà ông Hộ Lắm (có hai cô con gái làm nữ trợ tá xã hội trong quân đội Pháp) và ông sáu Xuyến (cha của trùm du đảng: Phước đen).

Bây giờ trở lại hẻm nhà tôi, giữa tiệm má con Siêu và nhà ông Tư là nhà bà Lào, người Bắc bán xe bánh mì trước cửa  có thằng con tên Trừ và nhà bà Thầy. Bà sau này chuyên môn lên đồng bóng.

Đầu hẻm phía bên trái, ở mặt đường là một tiêm cà phê. Nơi đó ông chủ tiệm  có một cái máy hát dĩa mà mỗi khi ông mở cải lương hay vọng cổ thì lối xóm kéo tới đứng phia ngoài để nghe. Kế tiêm cà phê là mặt tiền nhà ông năm Bằng, người tôi đề cập ở trên mà hông nhà ông giáp phía sau nhà tôi. Tiếp theo là nhà của bác tám Tân, bộ hạ của Bình Xuyên. Tôi thường chơi với thằng A con của bác Tám. Có lần, tôi lấy một miếng ván nhờ thằng A cưa dùm một cây súng gỗ để bắn pháo. Tôi mãi chỉ cho nó cưa suýt chút nữa nó cưa đứt cả ngón tay trỏ của tôi. Hôm đó tôi sợ mất vía vì máu ra qua nhiều.

Trở lại trong hẻm, phía bên nhà tôi, kế tiệm giặt ủi là nhà bác tư Nhồng, hình như làm việc ở bến tàu. Nhà bác có cái sân phía trước được rào kỹ vì bác có nuôi một con chó berger to lớn. Bên cạnh nhà bác tư Nhồng là chùa Tịnh Độ Cư Sĩ  mà người ta gọi theo thứ của ông chủ là chùa Ông Ba. Chùa có một xe cam nhông nhỏ dùng để chở lá cây về làm thuốc phát không cho bá tánh.

Cũng phía bên nhà tôi đi sâu vô trong hẻm hơn nữa có tiệm hút á phiện của ông năm Sú. Ông này có một đứa con gái lớn tuổi hơn tôi tên là Muối học chung với tôi ở trường Cao Văn. Nhà ông năm Sú  ở cạnh trạm y tế. Kế đó là ông sáu Tiếu, ba của chú hai A. Nhà ông tọa lạc trên một miếng đất rộng lớn được rào kẻm chung quanh, trong đó có một ao thật lớn thả rất nhiều cá mà ông nuôi chúng bằng bánh tây. Tôi  rất thích đứng ngoài rào nhìn cảnh cá trồi lên đớp bánh. Thích hơn nữa là tôi đợi đến mùa Vu Lan, ông sáu cúng cô hồn rất lớn, ông cho cắm cờ giấy có dán một đồng bạc quanh hàng rào. Đứa nào đến sớm giữ một cây cờ, đợi đến khi ông cúng xong cho giựt cờ thì nó hưởng được cây cờ để chơi và một đồng bạc để xài.Tôi nhớ lại lúc đó mỗi ngày đi học hai buổi: buổi sáng tôi được má cho 5 cắc, buổi chiều 3 cắc.

Từ nhà ông sáu Tiếu cách con hẻm nhỏ là nhà ông thợ hàn. Ông này có một người em trai từng lẻn vào nhà tôi ban đêm để ăn trộm và tôi đã trông thấy mặt. Kế nhà ông thợ hàn là nhà thầy ba thư ký một hãng buôn có thằng con trai tên Nho, nhỏ tuổi hơn tôi và sau 75 cũng bị bắt đi học tập cải tạo như tôi.

Trở lại phía nhà ông tư thợ bạc, bên hông nhà ông là một hẻm cụt rất nhỏ chỉ vứa đủ một người đi, giữa hẻm là nhà bác sáu Cải làm rờ sẹc (mật thám) cho Pháp, cuối hẻm là bác tám Lé có con gái lớn là chị Marie, con trai kế là thằng René mà chúng tôi thường gọi là chị Ri và thằng Nê.

Bên kia hẻm là một gia đình người Bắc mà người chủ gia đình là lính thủy của Pháp. Năm 1956, cả nhà đi sang Pháp, để nhà lại cho người em tên chú hai Nha. Kế bên là nhà ông Sĩ, người bắc chuyên bán guốc. Lại qua một con hẻm khác lớn hơn là tiệm chạp phô của chú Húng, người Tàu. Chú này sau bị cùi nhưng không hiểu sao vẫn được con bảo lãnh sang Mỹ. Rồi đến tiệm cà phê của ông bảy Duồn, tay chân của Bình Xuyên. Những nhà kế tiếp là nhà thằng Voi, nhà bà bảy Huê Kỳ mà ông chồng có xe chạy đường Phú Xuân nhà của ông bảy Địa, ba của thằng Tư Ngọng, nhà của bác Một, ba thằng Vân, thằng Nam, nhà bà ba Vốn, nhà ông bảy Bành chạy xe xich lô máy...

Mồng một tết năm Quý Tỵ, 1953, một đám cháy lớn gần chợ Xóm Chiếu thiêu rụi hơn 3000 căn nhà. Hôm đó nhà tôi dọn đồ đạc sang tỵ nạn ở sân nhà ông ba Lầu bên kia đường Matelot Manuel.

Tôi học tiểu học ở trường Cao Văn (sau đổi thàng Công Danh) mà ông đốc cùng quê với má tôi ở Trà Vinh. Trường này ở trên đường Matelot Manuel gần đường Jean Eudel.

Tôi còn nhớ mùa hè năm 1954, tôi vừa học xong lớp nhì để chuẩn bị niên học tới lên lớp nhứt, lần đầu tiên tôi bàn chuyện chính trị lúc 10 tuổi với đám trẻ nít trong xóm trước cửa chùa ông Ba về hiệp định Genève khi được biết ngày 20/7 sẽ là ngày các bên thỏa thuận là hạn chót để ký kết.

Tháng 3 năm 1955, công an xung phong Bình Xuyên đụng độ với quân đội quốc gia, gia đình chúng tôi di tản sang nhà cô tôi ở bên đường Mac Mahon (sau là đường Công Lý), Phú Nhuận.

Cũng năm 1955, tôi thi đậu bằng Tiểu Học. Hôm xem kết quả ở trường tiểu học Vĩnh Hội, khi thấy tên mình không bị gạch đỏ, tôi mừng quá đội mưa chạy về báo tin vui cho gia đình.

Cũng nên ghi lại một kỷ niệm: khoảng 9 hay 10 tuổi  gì đó tôi từng bị Tây bắt, không phải vì là thiếu nhi anh hùng tham gia kháng Pháp mà chỉ vì vi phạm giới nghiêm. Đêm đó tôi lén nhà đi với thằng bạn lối xóm tên Voi ra chỗ nhà thương Mụ Điếc (nhà bảo sanh Đại Đức) ở mặt tiền đường Matelot Manuel để bắt dế cơm. Bất ngờ, tên biện Tây mặt đỏ núp ở hẻm Ba Ta, ngoắc vô, bắt lên xe xích lô chở về bót quận 6 (bây giờ là quận 4). Họ để chúng tôi nằm ngủ trên sàn gạch trong văn phòng cho đến khi bác sáu Cải và ba tôi đến lãnh về lúc nửa đêm.

Quận 4 là quận nghèo nhất của Sài Gòn, thời đó chỉ có những nhà mặt đường lớn mới có điện. Nhà tôi cũng như các nhà khác ở trong hẻm phải xài đèn dầu. Lúc đó quận 4 còn nhiều đồng ruộng trồng lúa, còn khu dân cư thì nhiều ao, vũng nên về đêm muỗi rất nhiều. Tôi còn nhớ mỗi tối tôi chơi trò dùng miệng kêu u u để muỗi bu lại rồi dùng hai bàn tay đập vào nhau để giết muỗi, mỗi lần như vậy lòng hai bàn tay tôi đầy xác muỗi và máu tươi.

Nhà tôi là tiệm may, mỗi năm gần tết khách đặt hàng nhiều nên phải thức đêm may cho kịp. Những đêm đó ba tôi cho đốt đèn măng xông để mấy chú thợ cỏ đủ ánh sáng làm việc. Đó là những lúc tôi vui nhứt vì được thức khuya chơi.

Những buôi trưa hè được nghỉ học, tôi trốn ngủ trưa theo các bạn  đi vô ruộng phía trong chợ Cầu Cống (nay thuộc phường 14) hay phía hẻm 122 đường Tôn Đản ngày nay để bắt cào cào hay cá lia thia. Có khi tôi đi xem phim ở rạp Nam Tiến, đường Bến Vân Đồn ngày nay, gần nhà thờ cầu Ông Lãnh. Những phim tôi thích nhất lúc đó là: Tarzan, Zorro, Superman, cao bồi... Khán giả đa số là con nít nên mỗi lần Tarzan được con khỉ báo tin nàng Jane lâm nạn, đu dây đi giải cứu người yêu hay Zoro tuốt kiếm đuổi theo quân lính của tên lãnh chúa  hoặc anh ký giả đeo kính cận thay bộ đồ bay có chữ S trước ngực hay chàng cao bồi phi ngựa nghênh chiến với mọi da đỏ thì chúng tôi vỗ tay rần rần như để hoan hô những người hùng trên màn bạc. Những khán giả nhỏ tuôi này dễ dãi chấp nhận những  khuyết điểm của rạp như rạp chỉ có một máy chiếu, một phim có thể gồm hai hay ba cuộn phim nên hết một cuộn thì rạp bật đèn sáng để thay cuộn kế tiếp. Hoặc rạp rất khai mùi nước tiểu, ghế có nhiều rệp. Tệ nhất là có một thằng câm chắc do chủ rạp dung túng, khi bọn trẻ chen lấn mua vé thì nó đánh đập, khi bọn trẻ vào rạp thì bị nó dọa nạt đuổi không cho ngồi. Tôi cũng là một nạn nhân của nó. Nhưng vì mê coi phim và mê những thần tượng điện ảnh nên tôi đành nhẫn nhục chịu đựng.

Lúc nhỏ, tôi kén ăn nên thân hình ốm nhách. Tuy nhiên, tôi cũng đua đòi chúng bạn đi đá banh ở sân cát kho 11. Nhưng tôi đá dở quá nên thường bị bạn bè đuổi xuống giữ gôn. Tôi còn trốn nhà đi tắm sông ở Bến Súc. Tắm xong, tôi ngồi phơi nắng cho tóc khô mới dám về nhà.

Sau vụ hỏa hoạn tết năm 1953, chính quyền phóng đường biến con hẻm nhà tôi thành đường nồi thẳng tới đường Hoàng Diệu và đặt tên là Đỗ Thành Nhơn. Con hẻm bên chợ Cầu Cống là đường Đỗ Thành Nhơn nối dài. Bây giờ ông Ngô Đình Diệm đã lên nắm chính quyền nên ông cho đổi tên các con đường tên Tây sang tên Việt. Đường Matelot Manuel thành đường Tôn Đản, đường Jean Eudel thành đường Trình Minh Thế. Trình Minh Thế là một ông tướng Cao Đài về quy thuận với ông Diệm bị trúng đạn chết ở cầu Lăng Tô tức cầu Tân Thuận, ở cuối đường Jean Eudel.

Nhà cửa trong khu xóm tôi được cất lại khang trang hơn, nhưng đa số cũng chi là vách ván, mái tôn. Nhà tôi cũng cất lại và có một cái gác gỗ. Trên đó,  buổi trưa nóng như một cái lò lửa. Tiệm may của ba tôi từ trước đến nay chưa có tên nên sau khi cất lại nhà, ông cho vẽ bảng hiệu lấy tên là Huỳnh Tân.

Khi hẻm nhà tôi trở thành đường thì một số người bán nhà đi chỗ khác và một số người mới đến. Hoa sĩ Chí Bửu bán nhà cho một người miền Bắc làm bồi cho nhà hàng Continental bên quận nhứt. Có một người gốc ở Thu Đức đến thuê căn dưới nhà làm tiệm vàng, sau này ông ta mua lại căn nhà của bà thầy phía đối diện cất lên tiệm vàng Kim Phát. Còn nhà bà Lào thì bán lại cho má con Siêu. Nhà ông tư thợ bạc chia nhiều căn bán cho các tiệm vàng Hữu Tín và Kim Trang. Nhà bà cụ bên trái nhà tôi cho thuê căn dưới :bác hai Hè làm tiệm hớt tóc một bên và chú Ba sửa đồng hồ một bên. Tiệm cà phê đầu đường bán cho bà mẹ của chú tư Kim Trang làm tiệm vàng Kim Hoa.

Mùa hè năm 1955, sau khi đậu bằng tiểu học tôi được cha mẹ dẫn về quê nội, sinh quán của tôi: ấp Bến Đồng Sổ, quận Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một bằng tuyến xe lửa Sài Gòn Lộc Ninh. Chỉ có bằng tiểu học mà khi tôi về đến quê mọi người nhìn tôi như một ông nghè, ông cống vinh quy bái tổ. Ở Sài Gòn từ nhỏ nên ở quê có mấy ngày, tôi đã nhớ cuộc sống đô thành vui nhộn nên đòi ba má tôi đưa về Sài Gòn.

Cũng như bao đứa trẻ khác cùng lứa tuổi, tôi cũng tham gia nhiều trò chơi của tuổi thơ như bắn bi, tạt lon, đánh chỏng. Không có tiền nhưng chúng tôi cũng đánh bài ăn nắp chai, bao thuốc. Tôi thường đi bộ ra tận cột cờ Thủ Ngữ, nơi có nhà hàng Tour D'Argent (Ngân Đình) mà thực khách thời đó toàn là Tây nên họ uống những loại rượu đăt tiền và hiếm nên tôi lượm được những nắp chai lạ, được chúng bạn định mệnh giá cao. Tôi cúng tham gia nhiều trận xung đột giữa xóm tôi với các xóm khác. Xóm tôi được gọi là xóm Hòa Bình vì có rạp hát Hòa Bình của ông chín Độ. Chúng tôi thường xáp trận bắn nhau bằng dây thung với các xóm chợ Cầu Cống, xóm Cây Bàng hay xóm Ba Ta.

Tôi còn nhớ, phía bên kia đường đối diện với nhà tôi, đi về hướng chợ Xóm Chiếu gần nhà thằng hai Nhỏ, con ông thầy bói mù và tiệm hớt tóc bác Đối (đúng ra tên bác là Đấu nhưng người bắc thường gọi tên một người theo tên đứa con trai trưởng của ông ta, trường hợp bác này người ta gọi bác theo tên con bác là thằng Đối, một thằng bạn từ nhỏ của tôi) có một cái cổng chào ỏ đầu con hẻm mang tấm bảng Hòa Hiệp Tự. Trong hẻm đó có một ngôi chùa, nghe nói do ông chín Độ, hình như làm cặp rằng (đốc công) ở bến tàu, nhà ở trong chợ Cầu Cống, xây nên. Sau này, ông cất thêm phía trước chùa một rạp hát để mỗi năm, đến mùa lễ chùa các gánh hát bội đến hát. Những đêm chùa có hát bội, tôi liều mạng trốn đi xem hát dù chỉ đứng ngoài xem qua khoảng hở giữa hai người lớn. Tối về nhà gọi mở cửa thì ba tôi cầm sẵn cây roi mở cửa ra, quất cho tôi một trận đòn nên thân. Về sau, thấy để rạp hát trống khi không có hội lễ chùa thì quá phí, ông chín Độ đặt tên Hòa Bình cho rạp hát và cho các đoàn cải lương nhỏ thuê để hát. Nếu không có đoàn nào thuê thì ông cho chiếu phim bán vé. Nhưng phim ở rạp Hòa Bình cũ và không hay nên tôi thích đi xem phim ở rạp Nam Tiến hơn. Ông chín Độ có hai người con trai lớn tên Răng (Jean) và Tròn. Bọn con nít chúng tôi rất ngưỡng mộ hai người này, họ có vẻ công tử với cách ăn mặc chải chuốt và xài tiền hào phóng.

Trong chợ Cầu Cống có ông ba Cao chuyên tổ chức sòng tài xỉu nhất là vào các dịp tết. Các người có máu cờ bạc đều sạch túi vì sòng tài xỉu này. Có nhiều bà nội trợ đi ngang qua đó gởi trọn số tiền chợ vô đó để về nhà chịu cho chồng mắng mỏ. Tôi được nghe đám tổ chức đánh bạc này gian lận bằng cách dán bằng keo một sợi chỉ nhỏ vào một trong ba hột xí ngầu, để đầu dây ló ra ngoài chén đặt hột. Khi mọi người đã đặt xong, người lắc hột nhìn hai cửa đánh xem bên nào đặt ít, bên nào đặt nhiều đồng thời hô to: "tay" (tức lấy tay ra không đặt nữa để nhà cái dở chén ra). khi đó nếu người chơi đặt bên xỉu nhiều thì người lắc sẽ kéo dây để có một mặt lục hiện ra Như vậy chỉ có 3 khả năng ra xỉu nếu hai hột thứ nhứt và thứ hai lần lượt ra 1-1, 1-2 và 2-1, còn lại 33 khả năng  là ra xỉu. Như vậy hầu như chắc chăn là nhà cái sẽ lời. Ngược lại nếu những người chơi đặt bên tài nhiều thì người lắc sẽ kéo dây cho một mặt nhứt hiện ra. Thời đó trong toán học chưa có môn xác xuất và phần tôi đến mười năm sau mới học môn đó trên đại học. Nhưng nhờ chú ý lần nào ra xỉu đều có mặt nhứt và ra tài đều có mặt lục và luôn luôn cửa đặt ít tiền đều thắng, nên tôi canh me đặt tiền vào phút chót bên đặt ít tiền. Tôi thắng liên tiếp vài bàn thì có người đến bên tôi nói: "Ê thằng nhóc, mày ăn bao nhiêu đủ rồi, đi chỗ khác chơi nếu không tao lấy lại hết". Những Casino hay những trò xổ số ngày nay trên thế giới cũng vận hành theo nguyên tắc gian lận đó nhưng tinh vi hơn nhờ sự phát triển của điện tử . Ai tìm được kẻ hở của trò chơi thắng được họ thì bị cấm cửa không cho chơi nữa. Ai tin vào sự may rủi của tró chơi thì máu say mê cờ bạc sẽ đưa họ đén chỗ bần cùng. Cũng nói thêm hai chú cháu bảy Xi và năm Cam đều xuất thân từ lò ba Cao.

Cũng trong chợ Cầu Cống có một nhân vật nổi tiếng khác là ông năm Phương. Ông này có cái bụng to như bụng ông Địa và thường ngồi trước cửa nhà chọc ghẹo các cô gái đi ngang nhà ông. Ai chỉ chỏ và cười nhạo cái bụng bự của ông thì bị ông chửi mắng dữ dội.

Còn một số nhân vật nổi tiếng ở khu này và cả quận 4 là các ông ba Lầu, sáu Tùng, bảy Duồn. Nghe nói họ là tay chân thân tín của Bảy Viễn, rất giàu có nhờ nắm những hoạt động ở bến tàu. Dãy nhà lầu của họ ở mặt tiền đường Tôn Đản, gần đầu chợ Cầu Cống với tường rào chung quanh ngạo nghễ như dinh thự của các quan lớn. Ông ba Lầu còn làm chủ công ty khai quan thuế Triệu Tiết gần ngả ba Tôn Đản và Trình Minh Thế.

Từ khu nhà lầu của ông ba Lầu, qua đầu hẻm Bata đến trường tiểu học Cao Văn là một dãy kho hàng có tên là kho Bata hay kho cộng sản vì trước đó chính quyền Pháp dùng để nhốt tù Việt Minh. Tôi còn nhớ những đêm kinh hoàng khi bọn Tây gõ cửa từng nhà trong giờ giới nghiêm để bắt hết đàn ông trong nhà ra ngồi xếp hàng trước kho Bata. Ba tôi và cậu tôi cũng bị dẫn đi trong nỗi sợ hãi, lo âu của má tôi và tôi. Ra tới kho, Tây dẫn một người bị trùm bao bố từ đầu đến chân chỉ khoét hai lỗ ở hai con mắt đến trước từng người đang ngồi chờ. Hễ người bao bố gật đầu thì người bị nhận mặt được dẫn ngồi riêng ra. Số phận người đó đã được định đoạt. May mắn lần nào ba tôi và cậu tôi cũng được thả về an toàn.

Lúc nhỏ,  tôi vui nhất là hôm nào được ba má tôi dẫn anh em tôi qua chợ cũ ăn cơm thố và đi xem chớp bóng hoặc má tôi dẫn tôi đi xem cải lương tại rạp Nguyễn Văn Hảo, đường Trần Hưng Đạo. Má tôi thích đi xem đoàn cải lương Hoa Sen của ông bầu bảy Cao với những tuồng như Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình... có xen kẽ những màn chớp bóng bắn súng đùng đùng. Có lần ba tôi và bác tôi dẫn tôi đi xem đoàn Thanh Minh ở rạp Thành Xương một tuồng nào đó có cô đào nhí Thanh Nga đóng. Cô đào Thanh Nga lớn hơn tôi hai tuổi. Gần tết, ba tôi dẫn tôi và thằng em kế tôi đi mua giày. Bàn chân thằng em kế tôi rất đặc biệt chiều dài thì ngắn nhưng mu bàn chân thì cao nên không thử vừa đôi nào cả dù đi khắp các tiệm ở quận 4 và quận 1. Cuối cùng ba tôi phải cho em tôi đo đặt theo ni như giày người lớn.

Khi tôi lên 10 tuổi thì tôi bắt đầu đi chơi xa, Sở Thú hay vườn Tao Đàn. Tôi đến Sở Thú không chỉ đi xem những loài thú hoang dã mà còn bẻ lén lá thuộc bài để đem về nhét trong tập, như vậy tôi học bài mau thuộc. Ở vườn Tao Đàn, tôi đã trông thấy nghệ sĩ Trần Văn Trạch đang hát nhạc bằng tiếng Pháp cho khán giả ngồi phía dưới tòan là ông Tây, bà Đầm trong hội Kỵ Mã.

Một người chị bà con tôi ở Trà Vinh được gia đình gởi lên nhà tôi học mà tôi gọi là chế Khỏe. Chị học cùng lớp với tôi ở trường Cao Văn chung với con gái của ông thầy thuốc nam Võ Tấn Phước là Cẩm Hồng, nhà bên cạnh nhà bảo sanh Con Cò, gần ngả ba Tôn Đản và Trình Minh Thế. Hồi nhỏ tôi rất nhát gái, mỗi lần Cẩm Hồng đến chơi với chế Khỏe tôi trốn lên gác. Ở trong lớp thầy Năm, ông đốc trường Cao Văn thường phạt tôi ngồi giữa hai đứa con gái mỗi khi tôi phạm lỗi, Lúc đó, tôi ngồi im không dám nhúc nhích. Còn nữa, sau này cậu Tư tôi làm thầy giáo ở trường này mỗi trưa thường bắt tôi cởi quần áo để ông tắm cho tôi trước mắt các bạn học có cả con gái.

Bên ngoại tôi ở xã Phước Hưng, quận Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông ngoại tôi là hương thân Định, con của một ông cai tổng rất giàu, có nhiều ruông đất ở vùng này. Khi ông mất đi, ông ngoại tôi còn nhỏ nên phần ruộng đất của ông được người anh lớn giám hộ. Ông này làm giấy tờ sang đoạt hết phần của ông ngoại tôi nhưng ông vẫn giữ được phần đất hương hỏa nên khi trưởng thành ông ngoại tôi vẫn sống sung túc. Ông bà ngoại tôi có ba người con: má tôi, dì ba và cậu tư. Má tôi hiền lành, dễ dãi còn di ba tôi thì rất cứng rắn. Các tá điền của ông ngoại tôi nói với nhau rằng nếu cô hai (má tôi) đi thâu lúa ruông thì họ có thể khất lần sau được còn nếu cô ba (dì ba tôi) đi thâu thì thiếu một lon lúa cũng không được. Ông ngoại tôi gởi cậu tư tôi lên học chương trình Pháp ở trương Nguyễn Văn Khuê, Sài Gòn. Cậu tôi học đến bằng Thành Chung (Brevet Élémentaire) thì chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, cậu phải nghỉ học. Cùng lúc đó ba má tôi đem tôi từ quê nội tôi xuống Sài Gòn. Cậu tôi ở chung với gia đình tôi ở trong hẻm đường Matelot Manuel mà không về quê vì dưới đó không còn an ninh nữa.

Có một lần lính Tây đến lục soát nhà tôi, thấy trong nhà có nhiều tiểu thuyết tiếng Pháp, chúng hỏi ai đọc những sách đó. Cậu tôi đứng ra nhận, bọn Tây hỏi sao cậu tôi biết tiếng Pháp mà không ra làm việc với chính quyền Pháp. Không biết cậu tôi trả lời thế nào với bọn Tây mà chúng không bắt ông đi. Để giúp đỡ gia đình tôi, cậu tư ra kho 5 làm phu khuân vác, nhưng bản chất thương người, ông thường nhường công việc lại cho những người lớn tuổi hơn hay người có gia đình đông con. Lần nào về tay không cậu đều bị mẹ tôi rầy rà. Về sau cậu tôi xin với ông đốc trường Cao Văn di dạy ở đó. Đến khoảng 1954, 1955 thì có lệnh tổng động viên, cậu tôi phải nhập ngũ.

Cậu tôi đi khóa hạ sĩ quan truyền tin, đóng quân lần lượt ở trại kho 11, rồi trại ở đường Tôn Thất Thuyết, sau cùng về căn cứ 6 truyền tin ở Gò Vấp. Lúc cậu tôi ở trại kho 11, mỗi lần trong trại có chiếu phim cậu tôi cho má tôi hay đễ dẫn anh em tôi xuống coi. Có một cuốn phim vẫn còn ấn tượng trong tôi tới ngày nay. Đó là cuốn phim diễn tả một đội quân Pháp hay Mỹ gì đó bị địch quân tàn sát hết. Họ được chôn chung ở một nghĩa địa mà đêm đêm họ hiện hình lên đi diễn hành như người sống. Tối hôm đó trên đường về nhà, tôi nắm chặt tay má tôi, nhìn dáo dác sợ gặp những người lính ma đó. Sau khi giải ngũ, cậu tôi làm cho hãng IBM của Mỹ. Năm 1975, cậu từ chối đi Mỹ  theo diện nhân viên sở Mỹ mà dẫn vợ con về quê Trà Vinh sinh sống. Ông mất năm 2011 vì đột quỵ dọc đường khi cưỡi xe đạp từ  Phước Hưng xuống Trà Cú để đi thăm đứa cháu cố đầu tiên của ông.

Sau khi khám phá ra mình bị bệnh lao (thời đó là một bệnh nan y), ông ngoại tôi lên Sài Gòn để chữa tri. Như đã nói ở trên, để cách ly ông với các cháu vì đó là bệnh truyền nhiễm, má tôi mướn một căn nhà của ông tư thợ bạc ở đối diện để ông ngoại tôi ở để tiện dịp chăm sóc ông. Tình hình an ninh dưới quê ngoại tôi càng ngày càng tồi tệ, dì ba tôi đem gia đình lên thuê nhà ở hẻm 122 đường Tôn Đản. Một hôm ông ngoại tôi đẫn anh em tôi cùng con dì ba tôi sang nhà chị chồng dì ba tôi ở cầu Dừa để dạy chúng tôi bơi. Ông vác một tấm ván lớn đem xuống sông cho chúng tôi tập bơi. Không may vì vác nặng, ông trở bệnh nặng và không bao lâu ông từ trần. Lúc đó ông chỉ mới ngoài 50 tuổi. Dì ba tôi sau dọn về ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận.

Bên nội tôi thì đều ở lại quê. Chỉ có ba tôi và cô bảy tôi ở Sài Gòn. Cô bảy tôi có chồng làm trong ngành hỏa xa nên thay đổi chỗ ở theo nhiệm sở của dượng tôi. Má tôi đã từng dẫn anh em tôi đi thăm cô tôi ở ga Gò Vấp để anh em tôi đi với hai thằng em cô cậu là Thu và Hùng đi hái trái keo. Lúc đó Gò Vấp chỉ là một vùng đồng trống có những gò cao. Má tôi cũng đã dẫn chúng tôi đi thăm cô tôi ở ga Thủ Đức, ở đó Thu và Hùng đẫ đưa chúng tôi đến hồ bơi Ngọc Thủy để tắm. Ga cuối cùng dượng tôi làm xếp là ga Hòa Hưng ở cống Bà Xếp. Ở đó Hùng, một thanh niên đẹp trai trở thành một tay anh chị khét tiếng với biệt danh Hùng Đầu Bò. Sau đó để tránh sự truy nả của cảnh sát, Hùng trốn về quê và vào rừng. Nghe nói, sau đó Hùng bị biệt kích bắn chết ở gần quê tôi. Anh của Hùng là Thu sau này là một sĩ quan truyền tin của VNCH, mất tích trong rừng khi vượt trại cải tạo. Đây là một bi kịch xảy ra cho nhiều gia đình ở miền Nam trong cuộc chiến vừa qua: hai anh em ruột ở hai chiến tuyến khác nhau. Có điiều đau đớn cho gia đình cô tôi là cả hai đứa con lớn mất đi đều không để lại một dấu vết gì.

(còn tiếp)

28 Tháng Năm 20171:39 SA(Xem: 13118)
Tuổi đời của chúng ta khá cao, thời gian còn lại thật quá ngắn. Tôi mong được gặp các Bạn cùng vui, cùng cười càng nhiều lần càng tốt.
27 Tháng Năm 20174:55 SA(Xem: 16668)
Chỉ với năm chữ rất đơn giản và bình dị“Mần thơ là mần thinh,” “cái-không-lời” và “cái-không-nói” đã về “an trú” ngay trong ngôn ngữ “câm” nhưng lại rất thâm hậu,
26 Tháng Năm 201710:52 CH(Xem: 25737)
Chiều nay ướt áo trời mưa Mà người thuở ấy vẫn chưa thấy về Giáo đường say giấc ngủ mê Bốn mươi năm chẵn bộn bề dấu chân
26 Tháng Năm 201710:42 CH(Xem: 22028)
Đêm tỉnh giấc sao tâm mình bận rộn Trời về khuya yên ắng thật lạ thường Người thực nằm kia, tiếng ngáy thật ồn Mộng và thực. Cũng đều là tạm bợ...
26 Tháng Năm 20171:27 CH(Xem: 18773)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIẤC NGỦ TRÊN ĐỒI XANH - Nhạc Trần thiện Thanh - Tứ Ca Nhật Trường trình bày CHUYỆN MỘT ĐÊM - Nhạc Anh Bằng - Tiếng hát Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
26 Tháng Năm 20174:03 SA(Xem: 24917)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN THA PHƯƠNG - Nhạc: Lsmt- Hoà âm Võ Công Diên - Ca sĩ : Quốc Duy trình bàY Duy Quang thực hiện Slide show
25 Tháng Năm 20171:54 CH(Xem: 26195)
Nhớ ngày tháng cũ tuổi thơ, Em mang áo trắng mộng mơ tới trường. Áo bay đi khắp phố phường, Em như tiên nữ thiên đường xuống đây.
25 Tháng Năm 20171:45 CH(Xem: 21394)
Tuổi hoa ươm mộng vườn hồng Ta về tìm lại ngược dòng thời gian Mỗi năm ba tháng hè sang Ve kêu rời rã điệu đàn chia tay...
25 Tháng Năm 20171:19 CH(Xem: 19866)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
21 Tháng Năm 201710:55 CH(Xem: 19929)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung - Hồng Vân diễn ngâm - Duy Quang thực hiện Youtube
21 Tháng Năm 20176:55 SA(Xem: 38257)
Mẹ lo tất cả vì con, Trời cao biển rộng, Mẹ còn lớn hơn. Cha làm chẳng đợi trả ơn, Công Cha như núi Thái Sơn cao vời.
21 Tháng Năm 20172:35 SA(Xem: 16372)
Đó là lý do nhóm bạn Bê Ba bất chợt mời thầy cô café điểm tâm cuối tuần. Khi tuổi đời học trò càng cao, thì cơ hội gặp gỡ thầy cô giáo cũ càng ít lại dần
21 Tháng Năm 20172:34 SA(Xem: 15915)
Hôm nay tôi vui lắm. Niềm vui của một cô giáo già có học trò cũ đến thăm. Một cuộc họp mặt bất ngờ, kỷ niệm 50 tình nghĩa.
21 Tháng Năm 201712:34 SA(Xem: 20057)
Nghe tin em về Biên Hòa Vội leo hái bưởi làm quà tặng em Kiến vàng đặc nghẹt, bu đen Cắn răng chịu trận, một phen hú hồn
21 Tháng Năm 201712:28 SA(Xem: 15422)
Một buổi gặp gỡ bạn bè trong niềm vui khôn tả. Những người bạn thất 3, thất 4 của khóa 8 NQ gặp gỡ cùng bạn Thọ, Thọ Huỳnh Hiệp,
21 Tháng Năm 201712:20 SA(Xem: 21689)
Lặng lẽ một mình ở nơi đây , Xuân về trăm hoa chen chúc đầy . Cớ sao đơn lẻ thân chiếc bóng ? Bỗng dưng khơi nguồn, nỗi buồn lây!
20 Tháng Năm 20177:30 SA(Xem: 20028)
Chói chang nắng rát da người Thèm nghe tiếng suối xa xôi chảy về Thèm hàng cây bóng mát che Nghiêng nghiêng vành nón em khoe nụ cười
20 Tháng Năm 20177:20 SA(Xem: 23768)
Thời gian cái chớp mắt nhanh Quanh đi quẩn lại soi nhành hoa mơ Tương lai nào có đợi chờ Chừng như gió thoảng bến bờ khơi xa.
20 Tháng Năm 20177:03 SA(Xem: 18614)
Trời tháng Năm, trăng rằm sáng tỏ Mây bâng khuâng, gọi gió đưa về Đêm chập chùng, sao khuya lẻ bạn Ngập ngừng đây dấu ấn thời gian
20 Tháng Năm 20176:53 SA(Xem: 9701)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
14 Tháng Năm 20171:18 SA(Xem: 18316)
Tôi để lại món tiền này, vì tôi đã nhận món qùa khác, một món quà vô giá từ ông bà Minh Vũ và Minh Tâm. Đó là lòng tử tế, bao dung.”
14 Tháng Năm 20171:08 SA(Xem: 9469)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ GIAN NAN - Nhạc: Thành An - Tác giả trình bày Duy Quang thực hiện PPS
14 Tháng Năm 201712:21 SA(Xem: 20751)
Buổi học tàn áo trắng em về qua phố Anh ngẩn ngơ nhìn em vội bước chân mau Đường chiều giăng mây tím se mong đợi
13 Tháng Năm 20176:34 SA(Xem: 15789)
Và những cánh hoa tulip phương xa, đã là làn gió mát xoa dịu tâm hồn người nhận, tựa cơn mưa rào tưới mát mùa hè bão lửa quê xưa.
13 Tháng Năm 201712:24 SA(Xem: 20420)
Hoa rơi rồi ... cây buồn xác xơ! Còn ai để ngóng ...để mong chờ ! Chỉ thấy trăng sầu chênh chếch bóng, Lặng lẽ soi mình, đứng chơ vơ .
11 Tháng Năm 201710:28 CH(Xem: 19212)
Đem chút sương mai đặt vào hoa cỏ Sợ nắng tháng 5 làm lá héo vàng Thương cỏ non xanh xinh xinh bé nhỏ Phải ngỡ ngàng trong nắng hạ chang chang.
11 Tháng Năm 201710:23 CH(Xem: 16761)
Hãy thương mẹ lúc này đây Nuôi con khôn lớn thân gầy gió sương Nói lời trìu mến ngọt đường Để lòng mẹ ấm niềm thương con dìu
11 Tháng Năm 20171:11 CH(Xem: 17724)
Mừng Ngày Từ Mẫu Mẹ ơi!! Câu thơ con viết tỏ lời tạ ơn Bao chừ sông cạn núi mòn Còn nghe máu đỏ tim son căng phồng...
11 Tháng Năm 201712:48 CH(Xem: 20829)
Đêm nay, vằng vặc sao khuya Vầng trăng đâu vắng, mây che lưng trời Bên hiên lặng ngắm sao rơi Lòng con nhớ Mẹ phương trời xa xăm
11 Tháng Năm 201712:34 CH(Xem: 19677)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
06 Tháng Năm 201711:29 CH(Xem: 15307)
Bây giờ có lẽ em là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Em đã cho tôi nhiều quá. Hy sinh cho gia đình tôi nhiều quá để tôi có được cuộc sống yên vui như bây giờ.
06 Tháng Năm 201712:28 CH(Xem: 18088)
Có ai đo được biển đông Có ai đo được tấm lòng Mẹ yêu Vì con Mẹ khổ trăm điều Vì con lặn lội sớm chiều, nuôi con
06 Tháng Năm 20175:58 SA(Xem: 10084)
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.
06 Tháng Năm 20173:52 SA(Xem: 17389)
Đã mấy mươi năm dài lưu lạc, anh em mình vẫn choàng tay trái sát cánh bên nhau “Rời xa nhau nhớ lâu nhé, tình anh em chớ quên nhé!
06 Tháng Năm 201712:46 SA(Xem: 17595)
tiếng oa oa nhỏ. nhẹ. êm dần... từ lúc nào. Bà đã được nghe tiếng oa oa. Em buổi sáng, còn nguyên. thành phố mới good morning, Em!
05 Tháng Năm 201711:50 SA(Xem: 17530)
Áo trắng bay như mây trời phiêu lãng Hơn nửa đời người vẫn nhớ không quên Tay tìm tay trong dấu yêu bè bạn Mắt chan hòa trăm thương nhớ triền miên.
05 Tháng Năm 201711:46 SA(Xem: 18808)
Cám ơn đời sớm nay khi tỉnh thức Nghe tiếng chim líu ríu hót trên cành Tiếng chim hót như một lời chúc phúc Tôi vội cầm với hi vọng mong manh
05 Tháng Năm 201711:29 SA(Xem: 17530)
Tháng Năm đến, tháng Năm mừng Lễ Mẹ Con ngậm ngùi, thắp lên nén hương trầm Bên ảnh Mẹ, con lặng lẽ trầm ngâm Gọi Mẹ ơi! Qua khói nhang nghi ngút
04 Tháng Năm 20178:31 CH(Xem: 20539)
Ngậm ngùi, thương tiếc, nhớ nhung Một năm qua, đã nghìn trùng biệt ly Hôm nay, khấn nguyện em về Giáp năm, ngày giỗ đầm đìa giọt châu
04 Tháng Năm 201712:58 CH(Xem: 17436)
Cầm tay đưa tiễn tháng tư Tháng năm về đến gầm gừ mưa dông Hạ qua nắng lửa phiêu bồng Lung linh mây gió đợi trông mưa mùa.
04 Tháng Năm 201712:48 CH(Xem: 8239)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
30 Tháng Tư 201712:40 SA(Xem: 19341)
hỡi dòng sông tự bao giờ đã ngập tràn nước mắt. nói gì. với gia đình anh tôi không nhớ rõ làm sao. tôi qua được chuyến đò anh đi rồi sông buồn. giữ lại. bóng hình anh...
29 Tháng Tư 20171:06 SA(Xem: 9036)
Tháng Tư thắp nén hương lòng. Kính dâng lên những anh hùng Việt Nam "Sống vi tướng, tử vi thần" Gương anh linh đó sáng ngần sử xanh
29 Tháng Tư 201712:05 SA(Xem: 14197)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp"-Nguyễn Văn Đông; Phương Vũ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Tư 201712:07 CH(Xem: 16272)
Có những lần về, ngã tư xa lộ... Đường Hàng Xanh vào... ôi, đẹp quê hương, Em bé nhởn nhơ... cắp sách đến trường... Thiên hạ đó... có vương gì sầu hận.
28 Tháng Tư 201712:01 CH(Xem: 16696)
Tháng tư người đi, người ở lại Đường chông chênh, đường trắc trở sầu Quay lại nhìn nhau buồn tê tái Mưa ngập trời nghiêng giọt thương đau.
28 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 17528)
Cầm tay gọi gió tháng tư Lô xô nắng nhớ theo từ tháng ba Dấu thân trong ngọn tháp ngà Che tay cúi mặt mưa sa gọi về.
28 Tháng Tư 201711:46 SA(Xem: 17527)
Đậu trên vai cho quên hết ngỡ ngàng Ơi giọt nắng tháng tư giữa Sài Gòn thứ bảy Bước tiếp đi gởi nỗi sầu ở lại Phố vắng thưa người Ta trĩu nặng nỗi niềm riêng…
28 Tháng Tư 201712:11 SA(Xem: 16436)
Lần đầu tiên trong đời tui biết trên thế gian này nhân loại không phải chỉ có Nam và Nữ là cái hôm đi coi cine ở rạp hát Vĩnh Lợi Sài Gòn.
26 Tháng Tư 20172:21 CH(Xem: 17836)
Ngày toàn dân Việt ấm no, Nhân quyền dân chủ dành cho mọi người. Việt Nam đất nước rạng ngời, Mừng Xuân chiến thắng như thời Quang Trung.
26 Tháng Tư 20171:42 CH(Xem: 17050)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
22 Tháng Tư 201711:52 CH(Xem: 15672)
Tháng Tư năm nay, Cô Hạnh Nhân đã ra đi, nhưng công việc quyên góp trợ giúp Thưởng Binh - Quả phụ chắc chắn sẽ còn được tiếp tục.
22 Tháng Tư 201710:06 SA(Xem: 17528)
Có một vì sao đã rơi sáng nay Trong bệnh viện Cali : Fountain Valley Đôi mắt hiền từ bình yên khép lại Đẹp tuổi chín mươi tóc trắng như mây.
22 Tháng Tư 20179:58 SA(Xem: 25355)
Nhưng tấm lòng trân trọng Thầy xưa – Trường xưa và Hướng Đạo xưa, vẫn là chất liệu ngọt ngào gắn kết tình thân anh em Thiên Mã đến tận bây giờ,
22 Tháng Tư 201712:34 SA(Xem: 16545)
Tháng tư về, nỗi buồn thêm chất ngất. Tưởng hòa binh, Nam Bắc kết một nhà. Nhưng ngờ đâu lại xáo thịt nồi da Giết người Việt để lập công Tàu Cộng.
21 Tháng Tư 201712:26 CH(Xem: 15966)
Mặc dù năm tháng trôi qua, Bốn tư năm vẫn thiết tha ngày về. Năm đầu cuộc sống lê thê, Miệt mài tiến bước không nề gian nguy.
21 Tháng Tư 201711:53 SA(Xem: 16147)
Tháng tư nắng đổ quắt quay Dấu hờn binh lửa đất cày đạn bom Quê em chẳng kém gì hơn Ra đi từ độ đất còn bỏ hoang.
21 Tháng Tư 201711:23 SA(Xem: 16676)
Trong quân ngũ tôi gọi bà bằng chị, Trong đời thường bà đáng tuổi mẹ tôi. Từ thanh xuân cho đến cuối cuộc đời, Chị phụng sự cho quê hương dân tộc.
21 Tháng Tư 201711:09 SA(Xem: 17134)
Sáng nay, ngồi ngắm giọt mưa rơi Mưa tháng Tư rã rời, buồn lắm! Buồn như ngày tang thương đất nước Nỗi buồn này, muôn thuở khó nguôi!
20 Tháng Tư 201712:14 CH(Xem: 17069)
Mặc dù năm tháng trôi qua, Bốn tư năm vẫn thiết tha ngày về. Năm đầu cuộc sống lê thê, Miệt mài tiến bước không nề gian nguy.
20 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 18716)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
16 Tháng Tư 201711:33 SA(Xem: 18504)
Thì cũng dựa vào nhau từng trí nhớ Bụi chiến hào xưa quanh quẩn trong tâm Đêm hỏa châu giở từng trang quân sử Có trang nào còn dấu bước chân anh?
16 Tháng Tư 201711:25 SA(Xem: 16675)
Nó biết bố nó nặng lòng với quê hương, đất nước. Nặng lòng với quân đội, một quân đội ngoan cường mà phải bị bức tử, chết yểu.
16 Tháng Tư 20171:23 SA(Xem: 15166)
Thú thật tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình. Tôi sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam.
15 Tháng Tư 20172:06 SA(Xem: 17034)
cám ơn Thượng Đế tặng quê tôi đóa hoa Huệ Trắng đẹp tuyệt vời ngây thơ, e ấp xuân hàm tiếu rạng rỡ,mặn mà hạ thắm tươi thoảng bay trong gió mùi bông bưởi
15 Tháng Tư 20171:23 SA(Xem: 16394)
Tháng Tư ngày xưa, đất nước mình tao loạn, Những chia lìa, tang tóc với phân ly. Tháng Tư ngày nay, lại trên một chuyến đi, Máu lại chảy, đau lòng người dân Việt.
15 Tháng Tư 201712:31 SA(Xem: 16520)
-"Vâng - bao giờ ra trường về phép, Anh xuống thăm Em, viếng Kiến Hòa. Thăm cảnh ngày xưa ... giờ đã mấ! Để buồn nhớ lại ... thuở chia xa ..."
14 Tháng Tư 201712:22 CH(Xem: 16553)
Cuộc đời là những thương đau Có nghe bản ngã ba đào cuộn dâng Bao giờ trả dứt nợ trần Giang tay cảm nhận đất gần trời xa...
14 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 17382)
Tháng Tư về, trong bàng hoàng nỗi nhớ Mang nỗi buồn đau xót tận đáy tim Bốn mươi hai năm, thoáng quanh đâu đó Mà quê hương vẫn mờ mịt tối tăm
13 Tháng Tư 20171:12 CH(Xem: 17680)
Bạn xưa trường cũ tình sâu, Xa xăm cách trở bao lâu im lìm. Bóng hình ghi dấu trong tim, Mong ngày gặp lại niềm tin đá vàng.
13 Tháng Tư 20171:03 CH(Xem: 17687)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
08 Tháng Tư 20178:12 SA(Xem: 18454)
Anh đi xa mang nửa vầng trăng hẹn Bỏ lại quê mảnh trăng khuyết đợi chờ Biết bao giờ anh đem vầng trăng nhớ Về cho tôi để trang trải vào thơ.??
08 Tháng Tư 20171:03 SA(Xem: 22355)
có một người yêu mùa xuân. yêu quá chờ mùa Xuân. hoa xuyên tuyết cựa mình** mùa lễ Phục Sinh hay viết bài thơ nhỏ kể về một đoạn đời trong sáng. rất xa... xưa…
08 Tháng Tư 201712:55 SA(Xem: 17150)
"Cám ơn mình! "- Anh nhủ Người vợ lính thủy chung. Bao mưa gió bão bùng. Vẫn cùng anh song bước. Đường đời không biết trước. Ngõ ngoặc sẽ ra sao.
08 Tháng Tư 201712:53 SA(Xem: 17858)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀI THƠ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên - Mỹ Thể trình bày MÙA HOA ANH ĐÀO - Nhạc Thanh Sơn - Ngọc Lan trình bày
08 Tháng Tư 201712:52 SA(Xem: 19254)
Giá mà biết chắc chưa chồng Mặc sâu kệ lá... bỏ công tìm nàng. Hoa hồng thêm chút nắng vàng, Thấy con bướm lượn tìm đàng xà nhanh
08 Tháng Tư 201712:10 SA(Xem: 17537)
Nếu có dịp ghé qua Bến Gỗ, ăn một dĩa thịt chuột nướng sả ớt, hay thịt chuột quay lu, lai rai với xị đế ngon nổi tiếng của lò rượu ông Năm Mạnh mới cất,
07 Tháng Tư 201711:41 CH(Xem: 17594)
Chiều buông nắng rũ pha màu, Nhớ Người, thương Nước, hồn đau hơn lòng . Đau xót đó ... chất chồng năm tháng , Lạnh lùng thôi ... Ngao ngán riêng tôi: "Người thương nay đã chết rồi
07 Tháng Tư 201712:07 CH(Xem: 18570)
Thời gian thấm thoát qua mau, Bảy mươi, tám chục trước sau cũng già. Yêu người tình nghĩa thiết tha, Trời cao ban phát cho Ta trẻ dài. Quên đi dĩ vãng u hoài, Yêu đời mà sống miệt mài tu thân.
07 Tháng Tư 20178:04 SA(Xem: 16571)
Bây giờ gãy kiếm bên trời Nhớ thương bè bạn một thời kiếm đao Tháng tư gửi lại câu chào Bạn nằm yên nghĩ rồi vào thiên thai...
07 Tháng Tư 20177:56 SA(Xem: 16531)
Con vào thăm ngoại Thanh minh Bằng lăng nở rộ lung linh ven đường Trời còn che phủ màn sương Mây giăng lãng đãng nhớ thương ngập tràn
07 Tháng Tư 201712:48 SA(Xem: 8753)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
02 Tháng Tư 201712:35 SA(Xem: 16538)
Quê hương thời thanh bình vào cuối thập niên 50 của ông Bình Nguyên Lộc giờ đây có còn mấy cậu công tử Quờn quê mùa một cách đáng yêu?
01 Tháng Tư 201711:33 CH(Xem: 16289)
Khi mây nhẹ nhàng bay ngang trường cũ Ngô Quyền một thời đầy ấp thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường.
01 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 16107)
(Viết theo một chuyện tình có thật trong thời chiến tranh Việt Nam, tên tuổi đã được sửa đổi theo lời yêu cầu của các nhân vật trong chuyện)
01 Tháng Tư 20179:44 SA(Xem: 17090)
Người đi lặng lẽ bờ sông vắng Ta nhấp ngậm ngùi chén rượu cay Tuyết ngập đồi hoang bao nỗi nhớ Men tràn gió lạnh mấy lần say?
01 Tháng Tư 20173:32 SA(Xem: 16917)
Chiều Xuân "Tảo Mộ" nghĩa trang, Nghe chuông chùa đổ ngân vang đêm về. Lòng thương nhớ Mẹ tái tê, Lập lòe đom đóm hồn về nơi đâu?
01 Tháng Tư 20172:06 SA(Xem: 15542)
Như đi trên triền dốc Nỗi nhớ mệt ứ hơi. Thở không được nữa rồi. Tâm hồn đầy mõi mệt. Nỗi nhớ như ly biệt, Kéo dâng tràn mênh mông.
01 Tháng Tư 20171:17 SA(Xem: 18400)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim
01 Tháng Tư 20171:15 SA(Xem: 17322)
Tháng tư mưa gió rập rình Ngồi trông mưa đổ lặng thinh cúi đầu Buồn nghe ngày tháng qua mau Bốn hai năm đã đi vào lãng quên...
31 Tháng Ba 201712:18 CH(Xem: 17738)
Nhìn cánh hoa, xinh tươi màu hồng tím Thương đời hoa: mới nở vội tàn mau Như duyên ai, chập chững mối duyên đầu Theo Quỳnh Hương một đêm rồi cánh rủ…
30 Tháng Ba 20171:28 CH(Xem: 17577)
Chẳng những trong giai đoạn này, Quốc Trưởng đã bị loại ra khởi trò chơi quyền lực, mà nó còn xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam.
26 Tháng Ba 201710:22 SA(Xem: 15710)
để bây giờ khi bước vào tuổi hoàng hôn, cứ mỗi độ xuân về nơi đất khách, ngược dòng thời gian trở về quá khứ nhìn lại những phần đời của mình đã trải qua.
26 Tháng Ba 20172:10 SA(Xem: 15268)
Ngồi trước máy, tôi cứ muốn viết một cái gì đó về Tuân. Những ý từ phát sinh từ lúc biết Tuân đang đối phó với căn bệnh thập tử nhất sinh này.
25 Tháng Ba 20177:59 SA(Xem: 17035)
Mưa bây giờ nhiều bất an trắc trở Nên nhớ vô cùng mưa của ngày xưa Nơi nào đó phương trời xa rực rỡ Có nhớ quê nhà yêu dấu và mưa?
24 Tháng Ba 20177:44 CH(Xem: 25211)
Dù Nam đã về cùng đất, nhưng cây mai lùn xủn xưa của anh nay vẫn tươi màu. Cũng như tâm nguyện của Nam lúc sinh thời –
24 Tháng Ba 20171:06 CH(Xem: 16716)
Biết nói sao cho vừa Nhìn hoa vương kỷ niệm Màu hoa đào quyến luyến Mùa Xuân về trong tôi...
24 Tháng Ba 20178:10 SA(Xem: 15758)
Ta giờ có cũng như không Gió vi vu hát cành thông ven đồi Chiều về gió vuốt tóc tôi Yêu em! Yêu cả phương trời viễn du.
23 Tháng Ba 20171:02 CH(Xem: 17092)
Mỗi ngày có được niềm vui Trái yêu thương chín ngọt bùi sớt chia Vi vu lướt net sớm khuya Nào ai biết trước ngày lìa thế gian.
23 Tháng Ba 201712:55 CH(Xem: 17258)
Đêm Xuân nằm mộng mơ màng, Hằng Nga cung Quảng rộn ràng đón ta. Ngắm trăng say đắm thiết tha, Nhìn đôi hạc trắng bay xa tít trời.