Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Giải mã cái chết non yểu của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam (II)

20 Tháng Mười 20185:10 CH(Xem: 10043)
GS. Nguyễn Văn Lục - Giải mã cái chết non yểu của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam (II)

Giải mã cái chết non yểu của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam (II)



Giải mã vấn đề kỳ thị tôn giáo ở miền Nam

Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết. Các nước thuộc khối Ả Rập và Phi Châu là nơi đang diễn ra những thảm kịch nhân loại.

Nhìn về Việt Nam thì quả thực thảm kịch ấy chưa hề có bao giờ xảy ra.

Dưới thời Pháp họ đã hầu như thất bại trong âm mưu chia rẽ Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Ở Mỹ đã xảy ra biết bao nhiêu cuộc chém giết đẫm máu mà đã có lần nào cần đến sự can thiệp của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc? Dọc dòng sông Mississippi chảy qua xuyên bang nước Mỹ nay có vùng như Cairo nay trở thành một thành phố chết vì nạn kỳ thị đến nỗi cả hai phía đều rời bỏ để đến thành phố khác làm ăn. Bệnh viện, truờng học, tiệm buôn đều đóng cửa.

Nước Mỹ như thế thì tư cách gì dạy ai dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo? Mục sư Martin Luther King chết vì lý do gì?

Việc kỳ thị tôn giáo ở Việt Nam dưới thời Minh Mạng là có thật. Và đã đước quy định bằng văn bản pháp luật. Và cũng chưa bao giờ được khảo sát đúng mức.

Một tỉ dụ cho thấy có hai loại công dân trên cùng một vùng địa lý. Tại làng Đông Ngạc, đã có 63 người trong làng thi đỗ tiến sĩ, cử nhân. Nhiều gia đình cha con cùng thi đậu, thậm chí cả ba thế hệ đều có tên trong danh sách thi đậu. Nhưng chỉ cách một con sông ngay sát lang Đông Ngạc, có một làng công giáo là làng Ngọc Cục. Chưa hề có một người nào của làng này được ứng thi nói chi đến thi đậu.

Vậy mà chuyện đó được coi là bình thường. Và mặc dầu người Pháp là chỗ tựa cho người công giáo.

Nhưng trong khoảng 250 cuộc khởi loạn dưới triều Minh Mạng, người ta cũng không có một bằng cớ pháp lý nào cho phép đi đến kết luận là một trong các cuộc nổi loạn ấy do người Thiên Chúa giáo cầm đầu.


Vậy mà vào năm 1963 làm sao đã có thể nổ ra một cuộc biến động chính trị mà yếu tố then chốt là môt cuộc đàn áp tôn giáo đi đến kết thúc là sự sụp đổ một chế độ mà nguyên do chi là một chỉ thị về vấn đề treo cờ.


Ai đã có thể làm được một điều đến kỳ diệu như thế ?


Chúng ta trước hết thử nêu ra một trường hợp tiêu biểu về mối tương quan tôn giáo và chính trị tại nước Mỹ.

Kennedy là một người thứ hai theo đạo công giáo ra tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ. Mặc dầu sống trong một đất nước có truyền thống dân chủ hơn 300 năm, nhưng ông là một ứng cử viên Thiên Chúa giáo, tự nhiên vì là thiểu số nên ông có tâm trạng ngại ngùng, né tránh không muốn bày tỏ công khai việc này.

Patrick J. Slovan lúc đó còn là một sinh viên đã đặt câu hỏi sau đây cho Kennedy:

“Tôi còn nhớ cuộc tranh cử tổng thống năm 1928, ứng cử viên dân chủ Al. Smith vốn là một người công giáo đã bị ông ứng cử viên cộng hòa là Herbert Hoover đánh bại. Nhiều người thời đó cho rằng yếu tố tôn giáo là nguyên nhân thất bại của Al. Smith. Vậy thì nay ông có nghĩ rằng yếu tố tôn giáo sẽ có có ảnh hưởng trên việc thắng cử của ông không?”(2)


Đám đông đang reo hò cổ võ ứng cử viên Kennedy bỗng chốc im bặt. Câu hỏi đặt ra, đặt mọi người vào một hoàn cảnh khó xử, không tiện nói ra công khai.

Mặt Kennedy đang tươi cười rạng rỡ bỗng đanh lại, mắt sắc lạnh nhìn người đã đặt ra câu hỏi ấy.

Vì thế, thượng nghị sĩ Albert Gore, dân chủ, nhận xét vấn đề ‘công giáo’ là vấn đề không thể gánh nổi (Insurmontable problem) cho đảng Dân Chủ.


Tổng thống Ngô Đình Diệm, người được trao thiên mệnh (Geofrey Shaw). Nguồn: OntheNet.

Tổng thống Ngô Đình Diệm, người được trao thiên mệnh (Geoffrey Shaw). Nguồn: OntheNet.


Nước Mỹ vào năm 1960 mà còn bảo thủ và cố chấp như thế thì Việt Nam là một nước còn chậm tiến trên nhiều phương diện thì làm thế nào để có thể chấp nhận một tổng thống công giáo?

Trên cái lý khách quan, ông Diệm có thể không gánh nổi trách nhiệm vai trò một tổng thống công giáo trong một đất nước có rất nhiều người Phật giáo.

Đây là điều mà nhiều người không chịu nhìn thẳng vào sự kiện.

Người dân chưa có đủ điều kiện chín mùi để có thể chấp nhận một người công giáo đứng đầu nước một cách dễ dàng. Những khó chịu, những bực bội, những hiểu lầm đôi bên cứ thế mà lớn dần.

Người ta còn nhớ trước đây trong đám cưới của ông Ngô Đình Nhu lúc đó 34 tuổi, bà Nhu mới 18 tuổi. Sự khác đạo đã là lý do chính khiến cuộc hôn nhân suýt không thành. Đã có một buổi họp đại gia đình để quyết định về việc này. Bà cụ Ngô Đình Khả phản đối quyết liệt cuộc hôn nhân vì lý do tôn giáo, vì một bên là một gia đình đạo gốc từ lâu đời và bên kia, gia đình Trần Văn Chương thì không.

Sau này cho dù bà Nhu có đồng ý theo đạo thì việc theo đạo đó không có căn bản niềm tin. Ông Ngô Đình Khôi, người anh cả trong gia đình cũng không đồng ý. Ngô Đình Cẩn còn đặt thẳng thừng vấn đề bà vợ ông Trần Văn Chương là một người đàn bà có nhiều tai tiếng.

Ông Ngô Đình Nhu tuyệt vọng đòi tự tử nếu không lấy được bà Nhu. Ông cũng cương quyết xin từ bỏ không dính dáng vào những hoạt động chính trị của đại gia đình này vốn theo gương thân phụ của họ muốn con cái sau này tiếp tục tranh đấu dành được độc lập cho đất nước.

Đám cưới của ông Ngô Đình Nhu sau cùng chỉ được mọi người thỏa thuận với sự đồng ý của ông Ngô Dình Diệm, Ngô Đình Luyện và bà Ngô Đình Hiệp.

Phần ông Diệm, đã nhiều năm làm việc trong triều đình, ông hiểu rõ hơn ai hết cái hố sâu ngăn cách người của hai đạo giáo
.

  • Việc thứ nhất, cụ Ngô Đình Khả thường không tham dự vào ngày lễ tế Nam Giao của triều đình và thường ở nhà. Bà Ngô Đình Hiệp dù còn nhỏ đã đem cái thắc mắc ấy hỏi cha. Cụ Ngô Đình Khả từ tốn phân giải vì theo đạo công giáo chỉ thờ một Chúa nên không được phép cúng lậy ai khác. Vì lý do đó chắc cụ đã phải xin phép triều đình Huế đặc cách cho được miễn cho được ở nhà trong ngày đó. Nhưng điều đó chứng tỏ có những trở ngại không phải là lúc nào cũng dễ dàng vượt qua.
  • Cụ Ngô Đình Khả lại được vị vua trẻ là Thành Thái tin dùng, có một ảnh hưởng nhất định trên một số quyết định của triều đình. Những vị quan lại khác không khỏi xầm xì, bàn tán và nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của công giáo trên vị vua này.
  • Cụ Nguyễn Hữu Bài được phong thượng thư vào năm 1908. Ông còn có chân trong Viện Cơ Mật.. Ảnh hưởng của cụ đối với triều đình Huế cũng như người Pháp là hiển nhiên. Cụ được tháp tùng phái đoàn vua Khải Định vào năm 1922 sang Pháp, rồi nhân đó có ghé Rome. Tại đây ông được yết kiến Giáo Hoàng và ông đã thỉnh cầu Giáo Hoàng cho thiết lập một tòa Khâm sứ ở Đông Dương. Chính quyền Pháp nghi ngại vì lời thỉnh cầu này có thể đưa đến chính sách bản địa hóa hàng giáo phẩm bản xứ thay cho hàng giáo sĩ ngoại quốc. Sự e ngại ấy chẳng những đến từ phía người Pháp mà còn từ phía quan lại Việt Nam nữa, phần đông e ngại hoặc chống lại những người công giáo.(3)
  • Việc vua Bảo Đại quyết định chọn bà Nam Phương làm Hoàng hậu cũng tạo ra biết bao nhiêu điều dị nghị trong triều đỉnh. Bà mẹ vua Bảo Đại là người đầu tiên mà cũng không phải người cuối cùng phản đối cuộc hôn nhân này. Bà cho rằng, bà Nam Phương chẳng những là người công giáo mà rồi việc giáo dục con cái sau này sẽ ra sao? Lại còn việc thờ cúng tổ tiên, vấn đề giữa Đông và Tây, vấn đề đạo nho. Vua Khải Định theo đạo Phật, nhưng chùa chỉ được xây dựng ngoài cung điện nhà vua? Chẳng những thế, bà Nam Phương còn được đào luyện ở Tây Phương. Và bà Từ Cung mong muốn có một cuộc hôn nhân dựa theo truyền thống cổ truyền. Mặc dầu có rất nhiều sự chống đối, nhưng Bảo Đại cương quyết tiến hành và vì thế, đám cưới đã được cử hành vào ngày 20 tháng 3- 1934. Và trong dịp này, Bảo Đại đã phong cho bà Nam Phương tước hiệu là Hoàng Hậu. Tuy nhiên, ông cũng phải nhìn nhận, đây không còn phải là một vấn đề liên quan đến tôn giáo mà thôi, mà còn là vấn đề liên quan đến chính trị quốc gia.(4) (En réalite, il ne s’agit pas d’une affaire religieuse, mais d’une affaire d’Etat). Chẳng những thế, Bảo Đại còn viết thư cho giáo hoàng Pie XI lúc bấy giờ xin một số phép chuẩn, nhờ đó có sự xích lại gần giữa Đông và Tây giúp cho mối liên hệ bớt căng thẳng và hiểu nhau hơn.

Một người như ông Diệm với nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp với phía Phật giáo đã hiểu một cách sâu xa những suy nghĩ của ông với người Phật giáo như lời ghi lại của bà Ngô Đình Hiệp như sau:

‘We should always remember that we are a minority.’(5)


Sự cẩn trọng của ông Diệm trong sự phân biệt lãnh vực tôn giáo và chính trị đã được ông lưu tâm ngay từ khi chưa nắm chính quyền. Ở trong Nam thuộc khu vực Vĩnh Long, giám mục Ngô Đình Thục muốn yểm trợ cho ông Diệm nên đã lập ra những đoàn thể tôn giáo kiểu các tổ chức nhân dân tự vệ như ở Phát Diệm. Những tổ chức này chẳng những bị người Pháp nghi kỵ mà chính bản thân ông Diệm cũng cực lực phản đối. Việt Minh cũng không tha, tìm cách ám toán. Bà Trần Thị Liên trong tập sách của bà nhận định như sau:

‘La position de Mgr Thuc était donc très nettement critiqé vis-à-vis du gouvernement Bao Đại, tout comme celle de son frère Ngo Dinh Diem.’(6)
(Lập trường của giám mục Thục đã bị Bảo Đại phê phá một cách minh bạch và cũng bị chính người em của ông là Ngô Đình Diệm chỉ trích).


Do muốn yểm trợ cho người em là Ngô Đình Diệm theo lời trăn trối của người cha trước khi qua đời mà giám mục Ngô Đình Thục đã vấp phải sai lầm trầm trọng vì không hiểu được mối tương quan tôn giáo chính trị. Vì thế, trong những buổi họp của đại gia đình ông Ngô Đình Diệm đã không ngần ngại chỉ trích sai lầm của anh mình. Đối với ông Diệm, dùng thế lực tôn giáo hay một đảng công giáo như đảng Xã hội công giáo cho một mưu cầu chính trị lâu dài chỉ có hại mà không có lợi. Ông nói: “I can talk about the disavantages of Catholic parties myself.”(7)

Giám Mục Thục do thiếu kinh nghiệm đời, thiếu kinh nhiệm chính trị, lo sợ ông Diệm sẽ bị người Pháp ám toán nên giám mục Thục đã có lần dại dột gửi một thư cho toàn quyền Decoux ngày21-8-1944 mà nội dung có đoạn:

“Các em của tôi đã liên tục dâng hiến mạng sống họ cho nước Pháp trong dịp cộng sản nổi loạn. Diệm, em tôi đã ngã may mắn thoát chết do những viên đạn súng lục của người Tàu Chợ Lớn, người này được gởi tới Phan Rang, nơi Diệm hăng say ngăn chặn sự xâm nhập của các cán bộ cộng sản từ Nam Kỳ.”(8)


Một lần nữa ông Diệm lại nổi giận về việc làm của giám mục Thục.

Trong một buổi họp gia đình, cả ông Nhu, ông Cẩn đều cho rằng Giám Mục Thục phạm sai lầm khi nhờ chính quyền Pháp bảo hộ tính mạng cho ông Diệm. Và theo Giám Mục Ngô Đình Thục, người Pháp đã từ chối vì cho rằng họ không đủ phương tiện để bảo vệ cho ông Diệm. Việc làm của giám mục Thục chẳng những không đem lại kết quả gì cho ông Ngô Đình Diệm mà còn để lại lá thư sau này nhiều người đã dùng lá thư đó tố cáo anh em Ngô Đình Diệm về sự hợp tác với người Pháp.

Điều mà trong suốt cả đời ông Diệm là bằng mọi giá, ông muốn mang lại cho Việt Nam một nền độc lập thoát khỏi sự cai trị của người Pháp.

Sự sai lầm của Giám Mục lại có cơ hội xảy ra một lần nữa trong vụ Phật giáo miền Trung mà thái độ của Giám Mục Thục tỏ ra không thức thời trong một thành phố như Huế vốn được coi như cái nôi hay Quê Hương của Phật giáo.

Huế là Phật giáo chẳng khác gì Phát Diệm là công giáo.

Theo tôi, ông Ngô Đình Thục là người thương em mà đã hại em đưa đến chỗ ông Ngô Đình Diệm bị thảm sát. Dĩ nhiên, cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm chủ yếu do Averell Harriman và vây cánh của ông như Forestall, John Keneth Galbraith.

Theo Patrick J. Slovan, những người này thuộc thành phần ‘anti-Diem activists’.(9) Cũng theo PJ Slovan, sau này khi biết việc mình làm, ông Forestall đã đệ đơn từ chức với TT.Kenedy.(10)

Những người ủng hộ ông Diệm như đại sứ Nolting biết rõ âm mưu của những người này thì đã bị thay thế. Phần bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Robert McNamara cũng bị gạt ra ngoài vòng -out of reach- tại vùng Grand Teton Mountains of Wyoming.

Phần Đại tướng Maxwell Taylor chỉ chuyên trách về quân sự nên cũng đã không được biết đến bức công điện 243- và ông chỉ được biết đến sau khi nó đã được gửi đi. Nhưng cũng xin ghi lại đây tâm tư của ông đối với ông Diệm:

“Our position ưas that Diem is certainly not ideal. He is terrible pain in the neck in many ways. But he ís an honest man. He is devoted to his country. And we are for him until we can find someone better- looking under the bushes for George Wagshington, I used to call it.”(11)


Sau này, nhờ Nguyễn Đệ, một người bạn đồng chí của ông Ngô Đình Diệm, đang làm Đổng Lý Văn Phòng cho Bảo Đại được nguồn tin mật tình báo cho biết, người Pháp sẽ trừ khử ông Diệm. Nhờ ông Nguyễn Đệ mà ông Diệm kịp thời trốn thoát và xuất ngoại.

Cũng theo tài liệu của cuốn sách “A lifetime in the eye of the storm”, người đưa ra ý kiến là ông Diệm nên đi ra ngoại quốc là bà Ngô Đình Hiệp – người em gái của ông. Người đọc “A lifetime in the eye of the storm” sẽ có một sự ngạc nhiên không nhỏ: Là bất cứ chuyện gì, hay một quyết định quan trọng nào, ông Diệm đều bàn với em gái.


Nhận xét về những người đồng chí từng sát cánh với ông Diệm hay cùng có thời có chung lý tưởng, nhưng sau này hầu như họ không còn có liên lạc với nhau nữa. Người viết nhận ra là ông Diệm có lập trường kiên định chống Pháp nên những người nào theo Pháp, ông Diệm cắt đứt liên lạc như trường hợp Lê Quang Luật, Trần Văn Lý, Phan Văn Giáo, các linh mục Phát Diệm như Hoàng Quỳnh. Riêng giám mục Lê Hữu Từ mới đầu ảnh hưởng lập trường cứng rắn của ông Diệm, sau cũng có thay đổi. Liên lạc giữa hai người, ông Diệm và giám mục Lê Hữu Từ không còn chặt chẽ khi vào đến miền Nam.

Sau nhiều năm trời, người viết bài này mới hiểu được tại sao có sự mâu thuẫn và cắt đứt liên lạc giữa ông Trần Văn Lý, ở miền Trung vốn là một đồng chí thân cận của ông Diệm? Chỉ vì ông Trần Văn Lý đã lập ra đảng Xã Hội công giáo và chủ trương phò Thái tử Bửu Long sau này lên nối ngôi Bảo Đại. Cả hai điều đó đều đi trái với lập trường chính trị của ông Diệm là: tách biệt lãnh vực tôn giáo ra khỏi chính trị, không cộng tác với người Pháp và ủng hộ việc đưa Hoàng Thân Cường Để nối nghiệp nhà Nguyễn.

Cho nên rất nhiều tài liệu sách vở sử học sau này thiếu công bằng đều hô hoán một cách vô bằng là có một chính sách kỳ thị tôn giáo, kỳ thị Phật giáo dưới thời Ngô Đình Diệm.


Nhiều người đã tin chắc chắn như thế. Nhưng nếu căn cứ vào những dẫn chứng ở trên -ai khác thì không biết- Riêng ông Diệm rất e ngại những dính líu của công giáo vào chính trị.

Vậy mà sau này ông đã chết vì chính những điều ông lo ngại.

Ai kỳ thị Phật giáo thì không biết. Nhưng nhất định không phải ông Diệm, ông Nhu cũng như ông Cẩn. Ông Nhu, một người trí thức theo Tây học, nhiễm tinh thần chống giáo trị (Anti-clérical). Đã có mấy ai thấy ông Ngô Đình Nhu trong những buổi lễ công giáo chính thức? Bạn của ông Nhu, bạn đồng chí nếu có tu sĩ công giáo nào thì đó là linh mục Parrel hồi còn ở Đà Lạt. Ông chỉ thực sự vào cuộc trong vụ Phật giáo khi có sự phát động chống chính phủ tại chùa Xá Lợi!

Vì thế không lạ gì, dù rất cẩn trọng, dù rất đề phòng, dù có thừa kinh nghiệm quản trị hành chánh, dù hiểu hết cái tâm tình tôn giáo của con người, ông Diệm lại rơi vào cái bẫy. Yếu tố tôn giáo đã được khai thác đúng lúc tạo nên một phong trào tranh đấu dữ dội đi đến chỗ góp phần vào việc lật đổ chế độ.

Nghĩ lại về điều này, tôi thấy chẳng những đó là điều bất hạnh cho ông Diệm và gia đình ông mà còn là điều bất hạnh cho chế độ cộng hòa non trẻ của chúng ta.

Chỉ đơn giản từ việc treo cờ trong một thông cáo xảy ra không đúng lúc.

Nghĩ lại trường hợp Việt Nam, Ông Diệm dù có là người có đạo đức, có yêu nước, có lý tưởng, nhưng đất miền Nam nhất là đất miền Trung thấm nhuần đạo Phật chưa có tâm thức sẵn sàng để có thể chấp nhận một tổng thống theo Thiên Chúa giáo. Và nói theo ông Ngô Đình Nhu khi trả lời phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc: Chưa có sự trưởng thành về ý thức tôn giáo và chính trị.(12)

Phật giáo ở miền Nam có ba sắc thái rõ rệt: Phật giáo miền Nam, Phật giáo di cư và Phật giáo miền Trung. Trong Phật giáo miền Nam có Hội Phật Học Nam Việt do cư sĩ Mai Thọ Truyền và chùa Xá Lợi. Cạnh đó có Giáo Hội Tăng Già VN do Thượng tọa Thích Thiện Hoa với chùa Ấn Quang và Phật giáo nguyên thủy nhóm Tiểu Thừa với chùa Kỳ Viên.

Các nhóm Phật giáo miền Nam thường có thái độ đứng ngoài chính trị, một thái độ xuất thế của người tu hành.

Nhóm Phật giáo di cư gồm khoảng 200.000 phật tử, nhưng tản mác khắp nơi chỉ có khoảng 100.000 người tụ tập chung quanh Sài Gòn và chia thành hai nhóm. Nhóm thuộc chùa Phổ Quang và Nghĩa Trang Bắc Việt với thượng tọa Thích Trí Dũng. Nhóm đa số và có ảnh hưởng thuộc chùa Từ Quang của TT Thích Tâm Châu.

Riêng Phật giáo miền Trung được coi là đông đảo và có tổ chức và sinh hoạt từ cấp Khuôn hội đến cấp Trung ương ở chùa Từ Đàm.

Phật giáo miền Trung với số lượng Phật tử lên đến 800.000 là thành phần chủ lực trong giai đọan khủng hoảng Phật giáo thời ông Diệm, do hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm hội chủ. Ông là một cao tăng đạo đức đã lớn tuổi nên mọi sự việc hành xử đều do các vị như Thích Trí Quang và Thiện Minh đảm trách.(13)


Điều đó hiểu được khi hiểu rõ tính cách địa lý, xã hội ảnh hưởng trên những cộng đồng một xã hội. Giữa đạo Phật miền Nam và đạo Phật miền Trung có sự khác biệt sâu xa về tâm thức đạo nên cách xử lý, ứng xử cũng vì thế có những phản ứng khác nhau. Cũng một lý do tương tự khi so sánh người công giáo miền Bắc di cư và tín hữu trong Nam, người ta cũng có thể nhận ra sự khác biệt như vậy.


Xét về mặt xã hội, cái thiểu số bao giờ cũng ở thế thiệt thòi nhượng bộ. Sống ở xứ người, chúng ta có thừa kinh nghiệm để đối phó với tình huống thiệt thòi đó.


Và vì thế, kẻ kỳ thị tôn giáo theo nguyên tắc phải đến từ phía đa số.

Đối với tôi, phải sống trong một tình trạng mà tôi gọi đó là nỗi bực tôn giáo trong một đất nước còn chưa phát triển và thiếu một ý thức chính trị dân sự và để cho tâm thức tôn giáo lấn lướt, thay thế.

Ngày nay, người ta càng có dịp hiểu sâu sắc tâm thức đạo thời VNCH khi so sánh tâm thức đạo của dân Hồi Giáo hiện nay. Tôn giáo đã biến thành một bạo lực tôn giáo có thể mù quáng và che mờ lương tri và lẽ phải của con người.

Ngày nay nhìn lại cho thấy sự bùng phát của cuộc khủng hoảng Phật Giáo ra ngoài ý muốn và dự liệu của các các người lãnh đạo miền Nam, dẫn đưa đến cuộc khủng hoảng quyền lực của cả một chính thể. Không một người lãnh đạo miền Nam nào lại có thể ngu dốt muốn loại trừ một tôn giáo lớn như đạo Phật ra khỏi xã hội miền Nam. Nay đọc lại những điều bày tỏ của bà Ngô Đình Hiệp, em gái ông Diệm trong A lifetime in the eye of the storm qua sự ghi chép lại của ông Nguyễn Văn Châu cho thấy nỗi oan nghiệt của ông Ngô Đình Diệm.(14)

Chùa Xá Lợi trở thành trạm thông tin nơi ra vào của các báo chí quốc tế. TT.Trí Quang theo như quan điểm của Nolting thì mục tiêu tối hậu của nhà sư này là lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.(15)

Phật giáo đã bị giật giây và lợi dụng và ông Trí Quang trở thành người lãnh uy tín vượt ra ngoài lãnh vực tôn giáo. Nhưng cũng nhà sư này đã bị chính bàn tay người Mỹ loại bỏ khi lá bài của ông trở thành không cần thiết nữa.

Ba năm sau,1966, ông trở về lại về chùa tiếp tục tu hành và quên đi những giây phút hào quang vì bị một tướng lãnh dẹp tan các phong trào nổi dậy ở miền Trung. Ông đã thắng được một tay mưu lược chính trị như ông Ngô Đình Nhu, nhưng lại thua một tay tướng tay mơ về chính trị.

Cuộc tuyệt thực 100 ngày của ông mà không chết ở bệnh viện Duy Tân chỉ là một lá bài chính với tẩy sất. Nó đã bị vô hiệu hóa một cách nhục nhã.

Câu hỏi còn lại cuối cùng là kể từ đó đến nay, ông đã làm gì và làm được gì cho Giáo Hội Phật giáo trong những tình huống mà đạo Phật có nguy cơ mất đạo?

Ai là người nay có thể là người gánh vác số phận Phật giáo trong cái giờ thứ 25 này?

Còn nhớ thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người Mỹ đã dùng linh mục Trần Hữu Thanh với lá bài chống tham nhũng.

Rất may, Linh Mục Trần Hữu Thanh thì không phải tầm cỡ Thích Trí Quang và Nguyễn Văn Thiệu thì cũng không phải Ngô Đình Diệm. Nhưng yếu tố chính là miền Nam đã có nguy cơ rơi vào tay cộng sản và mục đích loại trừ Nguyễn Văn Thiệu đã không còn còn là điều cần thiết nữa!

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline


Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh họa và phụ chú:

(1) Lan Cao, Monkey Bridge
(2) Patrick J. Slovan, The politics of Deception, trang Lời mở đầu.
(3) Charles Keith, Annam Uplifted: The First Vietnamese Catholic Bishops and the Birth of a National Church, 1919–1945 – Annam vùng lên. Những vị giám mục đầu tiên của Việt Nam và sự hình thành giáo hội, giai đoạn dân tộc 1919 -1945, Phạm Minh Ngọc dich, Talawas.org, số mùa Thu 2009.
(4) S.M Bao Dai, Le Dragon d’Annam, trang 63-64
(5) A lifetime in the eyes of the storms, Nguyen Van Chau, Chapter “A time for Indecision”
(6) Tran Thi Lien, Les catholiques Vietnamiens pendant la gue2rre d’inde1pendance (1945-1954) entre la reconque6te Colonioale et la resistance commununiste, trang 363.
(7) Nguyen Van Chau, Ibid., chương 17.
(8) Chinh Đạo, Cuộc Thánh Chiến chống Cộng, trang 388.
(9) Patrick J. Sloyan, Ibid., trang 180.
(10) Patrick J.Sloyan: When the humiliated Forrestall realized what he had done, he submitted hí resignation to the president. Trang 181
(11) Patrick J. Sloyan, Ibid., trang 183
(12) Xem tài liệu về phái đoàn Đoàn Điều tra Liên Hiệp Quôc tại Việt Nam, phỏng vấn ông Ngô Đình Nhu.
(13) Lương Khải Minh, Cao vị Hoàng, Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống, trang 330-331
(14) Nguyen Van Chau, A lifetime in the eye of the storm.Ngo Dinh Hiep, A toufger sister of late President Ngo Dinh Diem
(15) Patrick J. Slovsn, Ibid., trang 138.

02 Tháng Mười Một 20179:53 SA(Xem: 24314)
Em ngồi chải tóc mượt mà Chải luôn mấy sợi thơ qua quấn lòng Ru em tròn bước thong dong Mùa thu vương vấn ẵm bồng dung nhan
02 Tháng Mười Một 20179:43 SA(Xem: 22922)
Thu vàng nhìn lá thu rơi, Mơ làm mây trắng rong chơi non bồng. Thu về gợi nhớ mênh mông, Trăng thu vằng vặc bên sông Biên Hòa.
28 Tháng Mười 201710:54 CH(Xem: 18669)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu & Tiếng Hát Học Trò" - Ngọc Lan - Ngọc Hạ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Mười 20175:01 CH(Xem: 21150)
Tận đáy lòng, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng tri ân và cảm tạ các thầy cô, bà con cô bác xa gần. Các bạn đồng nghiệp, đồng môn, đồng khóa, cùng lớp.
28 Tháng Mười 20174:52 CH(Xem: 19815)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
28 Tháng Mười 201712:02 CH(Xem: 27291)
Gót hài bước nhẹ trên lối vắng Một chút nhớ thôi thấy mỏi mòn Mùa thu trở lại trời chưa nắng Thêm gió heo may lạnh nửa hồn
27 Tháng Mười 201710:07 CH(Xem: 17903)
Cơn mưa giăng nhớ phương trời Ai cầm dù biếc che người phương xa Ai lau mái tóc mượt mà Mà lòng sũng ướt tình qua êm đềm?
27 Tháng Mười 201710:01 CH(Xem: 19491)
Bạn bè tri kỷ mấy người Biết nhau từ thuở lên mười lên năm Như là ruột thịt tình thân Sẻ chia nồng ấm khi lần gian nan.
27 Tháng Mười 20179:55 CH(Xem: 22099)
Các cháu, con quanh quẩn ở bên mình Chấp tay lại, nguyện cầu ông siêu thoát Trên bàn Phật, khói hương trầm bát ngát Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn hương linh.
27 Tháng Mười 201712:39 CH(Xem: 21072)
Lòng tôi đó... Nàng lẵng lặng thinh?! Buồn bã bước đi... như vô tình! Chắc quê tôi nghèo, Nàng không đến, Thôi! Đến mà chi? Khi người bỏ ra đi!
27 Tháng Mười 201712:32 CH(Xem: 26784)
Nghe Thu mưa đổ tiếng buồn, Niềm thương, nỗi nhớ cội nguồn biết bao? Muốn về chẳng được, làm sao? Nhớ Thu Hà Nội ngày nào tuổi xanh.
27 Tháng Mười 201712:24 CH(Xem: 10418)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
21 Tháng Mười 201712:09 CH(Xem: 20758)
Hãy yên lòng nghe anh. Hãy trở về nơi mình sẽ đến với một tâm hồn tự tại, thanh thản. Em chấp tay cầu nguyện. Em nhắm mắt lại và gọi tên anh. Lạy đức A Di Đà hãy tiếp dẫn hương linh anh về nơi an bình nhất.
21 Tháng Mười 201711:48 SA(Xem: 22808)
Trong chiều thu lạnh và mưa. Buồn vui chia sẻ với "người trò xưa". Lời naò diễn tả cho vừa. Đôi dòng lệ nhỏ tiễn đưa Trai về.
20 Tháng Mười 201710:42 CH(Xem: 16254)
Nhân 49 ngày cùa NQK14 Phạm Kim Phi Hùng (OCT 24 2017), và NQK7 Nguyễn Ngọc Xuân (OCT 29 2017) xin mượn bài này kèm theo lời thành tâm cầu nguyện đưa hai ông anh NQ về hư không)
20 Tháng Mười 201710:24 CH(Xem: 20174)
Từ em bỏ xứ ra đi Phố buồn ngả ánh trăng khuya rã rời Em đi bỏ lại nụ cười Đỏ lòng hoa phượng nắng rơi bên đường
20 Tháng Mười 20176:54 CH(Xem: 42512)
Ta sẽ theo mây về với gió ngàn. Chút tro thân xác gửi thế gian. Biển rộng, trời xanh bay khắp chốn Hồn ta theo Phật. Ánh đạo vàng.
20 Tháng Mười 201712:34 CH(Xem: 19822)
Hôm nay đón mùa Thu hoan hỉ Trời tháng Mười, hoa cúc đầy sân Thu nơi đây, xinh đẹp lạ thường Rừng xanh ngát, ngả màu vàng thắm
20 Tháng Mười 201712:29 CH(Xem: 18707)
Làm sao gom hết lá vàng Đem về sưởi ấm cho Nàng được vui Đêm thâu Nàng mãi bùi ngùi Mai cây trụi lá cành xui hững hờ Còn gì đâu để mộng mơ?!
20 Tháng Mười 201712:15 CH(Xem: 20333)
Mùa Thu trở lại rộn ràng, Một năm xa cách vắng Nàng đã lâu. Đợi Nàng thức suốt canh thâu, Chim bay cá lặn, Thu đâu hỡi Trời?
20 Tháng Mười 201712:01 CH(Xem: 8776)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
19 Tháng Mười 201712:28 SA(Xem: 17379)
Mùa về gió bão mưa tuôn Nổi đau chồng chất nỗi buồn bám đeo Thương thay họa kiếp dân nghèo Mỗi Mùa Mưa Bão gieo neo phận người...
14 Tháng Mười 201711:50 CH(Xem: 10466)
Dù thành đạt, danh vọng hay bình thường yên ả, dù ở trong nước hay nước ngoài đều nhớ về mái ấm Ngô Quyền với bao hoài niệm đẹp -
14 Tháng Mười 201712:01 SA(Xem: 17501)
Chẳng duyên sao vẫn nợ nhau! Để em nhớ mãi những câu giao tình Dệt vần thơ mộng hương trinh Đắm say trong giấc mơ tình ái ân
13 Tháng Mười 201711:33 CH(Xem: 13109)
Vì vậy tôi tin dù Nai Bạch Mã đã lìa rừng trước, nhưng Sói Trầm Lặng còn ở lại chắc chắn không cô đơn…
13 Tháng Mười 20171:54 CH(Xem: 20911)
Đôi khi ta thoáng gặp nhau Mà như đã gặp ở đâu xa rồi Như là sóng vỗ trùng khơi Cát vàng đã ngấm những lời yêu thương
13 Tháng Mười 20171:45 CH(Xem: 30579)
Em qua phố vắng ngùi trông Mưa Chiều Thứ Bảy lạnh nồng gió reo Buồn ơi, lá chết bay theo Hôn tình mưa đổ vòng vèo lá rơi.
13 Tháng Mười 20171:35 CH(Xem: 21537)
Không thấy Nàng Thu nở nụ cười, Mắt buồn rười rượi nét đăm chiêu. Có phải sầu tình muôn thuở trước? Hay nặng lòng ai? Mãi ưu tư!
13 Tháng Mười 20171:26 CH(Xem: 8321)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
10 Tháng Mười 20176:45 CH(Xem: 22131)
Hạnh phúc biết bao nhiêu, khi lớp đàn em của tôi tiếp tục nối dài truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của gia đình trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa,
10 Tháng Mười 20176:38 CH(Xem: 18155)
Dặn lòng đừng nghĩ chi chi!!! Cô đơn cũng mặc, mắc gì nhớ em...Lang thang ngược chuyến tàu đêm, Ôm hai tai chặt, chẳng thèm lắng nghe.
09 Tháng Mười 201711:23 SA(Xem: 23355)
Chiều Thu hiu hắt mưa mù, Giỗ đầu tưởng nhớ mặc dù ở đâu! Tình yêu sẽ chẳng chìm sâu, Bạn xưa, trò cũ bạc đầu nhớ nhau…
08 Tháng Mười 20173:12 CH(Xem: 19515)
Nhân ngày giỗ đầu_Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo: Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !
07 Tháng Mười 201711:46 CH(Xem: 9747)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 201711:38 CH(Xem: 17622)
Nhưng những người bạn cũ, bạn cùng khóa, cùng lớp của chúng tôi tình bạn sẽ không thay đổi và luôn nhớ đến nhau.
06 Tháng Mười 201710:39 CH(Xem: 22108)
Trung Thu Trăng Sáng Rạng Ngời Đèn đêm dạ hội lã lơi Cung Hằng Chú Cuội ngủ giấc mơ trăng Trăng thu tháng tám mỗi năm lần về...
06 Tháng Mười 20175:59 CH(Xem: 16085)
Nhát chém hư vô trong bài thơ này không nhận chìm con thuyền mà đó là vết chém của Trí Tuệ. Đó chính là sự cắt bỏ sự, từ bỏ của tất cả...
06 Tháng Mười 20175:41 CH(Xem: 15205)
ánh trăng Thu năm nay đẹp quá. Trời trong xanh, trăng trên cao vằng vặc tỏa sáng góc vườn sau, chiếu lung linh trên những chậu cúc nở hoa vàng rực rỡ.
06 Tháng Mười 201712:54 CH(Xem: 22200)
Hôm nay Thu, lành lạnh heo may về, Chạnh lòng, thương nhớ những tình quê. Những người năm ấy, còn hay mất?! Cảm xúc nào dâng? Buồn lê thê...!
06 Tháng Mười 201712:49 CH(Xem: 24890)
Người lính của tôi đã nằm xuống Bỏ lại trần gian xác thân này Không đớn đau, không u uất mỗi ngày Và lặng lẽ trở về cát bụi.
06 Tháng Mười 201712:43 CH(Xem: 24805)
Buồn nào hơn được buồn này? Bài thơ Ta viết đêm nay u tình. Đời người ai cũng tử sinh, Nghe tin Em mất sao mình lệ rơi.
05 Tháng Mười 201711:06 CH(Xem: 11375)
Trung thu ngồi nhớ ngày xưa Chiếc lồng đèn cũ cũng vừa lướt qua Ngẩn ngơ ngồi ước giá mà Ta đừng khôn lớn chỉ là trẻ con...
01 Tháng Mười 20173:48 SA(Xem: 20173)
Thôi, em không chờ anh nữa Vì sợ nắng thắp chưa đầy Những sợi nắng thu vàng thiếu phụ vội vàng qua Ai sẽ ru em níu kéo xuân thì...
01 Tháng Mười 20173:27 SA(Xem: 15280)
Để ba mươi sáu năm sau gặp lại – trong hai hoàn cảnh cũng xa lắc xa lơ – nhưng tình bạn tôi và Thanh Châu vẫn không có khoảng cách.
01 Tháng Mười 20173:07 SA(Xem: 16846)
Cuộc đời như một sân khấu rộng lớn, mà ai cũng đều có một vai tham dự, và vào vai nào thì có ai được chọn? Như người đàn ông gục chết chẳng ngờ kia, sao chọn vai chi cho ông mà buồn đến vậy?
01 Tháng Mười 20172:56 SA(Xem: 17796)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Ngô Thụy Miên & CHIỀU VÀNG --Nguyễn Văn Khánh Lê Dung & Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Mười 20172:30 SA(Xem: 15421)
Hãy gắng lên ông xã. Mọi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục. Hãy yên lòng điều trị. Gia đình sẽ ở bên ông xã.
29 Tháng Chín 20172:26 CH(Xem: 21613)
Thùng thình trống hội múa lân Thùng thùng trống nhịp gõ lần hội vui Con lân say trống thậm thùi Đưa tay phá cổ ngọt bùi trung thu...
29 Tháng Chín 20171:57 CH(Xem: 24249)
Hè đi Hè đến cũng mau, Hết mưa trời nắng trước sau hai mùa. Cười lên, ca hát vui đùa, Đón Thu vàng tới, tiễn mùa Hè qua.
29 Tháng Chín 201710:35 SA(Xem: 19698)
Hai bên nội ngoại gia phả nhà chúng tôi chỉ cách nhau hai bờ sông. Bên kia bờ sông là quê Nội: BÌNH LONG. Bên nầy sông là quê Ngoại: TÂN UYÊN.
29 Tháng Chín 201710:00 SA(Xem: 22565)
Ngày về, cứ ngỡ rồi sẽ sang, Lời hứa, ngờ đâu đã lỡ làng! Thu về lạnh lẽo, đông càng buốt! Lẻo đẻo một mình... mãi lang thang!
28 Tháng Chín 201710:06 SA(Xem: 37664)
Trong lòng tôi đẹp nhất những đêm trăng. Ánh sáng lung linh tuyệt vời tạo hóa Những huyền thoại bị lột tàn phá, Chỉ làm cuộc đời thêm trần trụi, xấu xa.
23 Tháng Chín 20177:20 CH(Xem: 24061)
Thấy không anh mùa thu nên thơ quá Mau trở về kịp ngắm lá trở vàng Kịp đi giữa đường trăng lai láng đổ Kẻo suốt cuộc đời cứ mãi hoang mang.
23 Tháng Chín 201712:45 SA(Xem: 19479)
Trái đất này tròn (?!) và thế giới này thật nhỏ bé – Nếu hữu “duyên” sẽ có một ngày, gia đình tôi được trùng phùng cùng anh Dũng…
22 Tháng Chín 201711:47 CH(Xem: 18753)
Lòng rộn ràng hôm nay đón Thu sang Nhìn bầy trẻ hân hoan vào lớp học Hồi tưởng lại thời vàng son thơ mộng Mà giờ đây đã vời vợi xa bay
22 Tháng Chín 201710:37 CH(Xem: 22049)
Nếu, nếu thực sự có kiếp nầy và kiếp sau, tôi cầu nguyện cho anh tôi mãn nguyện tất cả hoài bão anh có từ kiếp anh mới vừa buông tay sang kiếp mới nhẹ nhàng sáng sủa.
22 Tháng Chín 20173:11 CH(Xem: 18749)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 20172:51 CH(Xem: 38405)
Sinh ra trong cỏi người ta May nhờ rủi chịu cũng là phước căn Ai ai cũng có duyên phần Do thiên tạo định lượt lần nghiệp duyên.
22 Tháng Chín 20172:30 CH(Xem: 23447)
Nhớ thương khóc để vơi sầu, Đôi mình xa cách theo màu thời gian. Bạn vàng vĩnh biệt thế gian, Tiếc thương khôn tả, ly tan đâu ngờ.
22 Tháng Chín 20171:46 CH(Xem: 24409)
Con đường nào? dừng lại bước đi! Bịn rịn chia tay, chẳng nói gì! Nàng đã khuất dần...trong tuyết mỏng... Thức giấc, mãi còn luống bận suy...!
22 Tháng Chín 20171:40 CH(Xem: 24208)
Con đường dài tấp nập. Sao mình lại trống không. Thương một người ở lại. Đêm chắc dài mênh mông.
17 Tháng Chín 20177:48 SA(Xem: 18399)
tất cả rồi sẽ qua, rồi sẽ quên chỉ còn chút hình ảnh và chử viết được thu góp về 1 nơi dành cho những ai muốn tìm https://sites.google.com/site/nguyengocxuan/
17 Tháng Chín 20177:43 SA(Xem: 18060)
đây là bài viết trên FB Mai Chu về NNX trước ngày bạn qua đời https://www.facebook.com/1948MaichU/posts/1463654173727773
16 Tháng Chín 20177:31 SA(Xem: 17113)
Chỉ vài năm ngắn ngủi quen biết anh qua những cánh điện thư. Dù sống cách nhau nửa vòng trái đất nhưng anh đã để lại trong lòng tôi tình anh em đồng môn thật gắn bó.
16 Tháng Chín 20173:56 SA(Xem: 11547)
Tưởng Nhớ NGUYỄN NGỌC XUÂN 1 tấm lòng, 1 cây viết tích cực trên trang nhà NGÔ QUYỀN
16 Tháng Chín 20173:36 SA(Xem: 19360)
Anh Xuân ơi, Không ai chọn được nơi ta sinh và chọn nơi ta ở, cũng không ai đếm được ta sống được bao năm và ta cười khóc bao lần?
15 Tháng Chín 201710:51 CH(Xem: 18086)
Tưởng niệm tám lần Thu vắng anh Tám năm Ngày Giỗ thoáng qua nhanh Âm, dương cách biệt lòng đau thắt Anh đã đơn thân bước độc hành
15 Tháng Chín 20178:01 CH(Xem: 14925)
Như một lời từ giã, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi trôi mãi... như những người bạn đã ra đi ...bỏ lại con đò...
15 Tháng Chín 20173:41 CH(Xem: 16159)
Từ California, xin chân thành thắp nén hương lòng hướng về Toronto và Đà Nẵng, cầu mong hai anh được thanh thản ở thế giới bên kia.
15 Tháng Chín 20171:01 CH(Xem: 22594)
Vi vu tiếng sáo đêm trường, Trăng Thu sáng tỏ phố phường lặng im. Kỷ niệm xưa mãi trong tim, Bốn mươi năm lẻ im lìm qua mau.
15 Tháng Chín 20176:58 SA(Xem: 21214)
Em cười đôi má hây hây Gót sen nhí nhảnh, cỏ cây giật mình Người về bến vắng buồn tênh Tre buồn rũ xuống cho mềm nhớ nhung.
14 Tháng Chín 20171:12 CH(Xem: 20373)
Nhớ thương lại gọi 'Mình ơi' Xin gió hãy chuyển đến người tôi yêu Tháng chín đến nhớ thương nhiều Một trời kỷ niệm nghìn điều bâng khuâng...
14 Tháng Chín 20171:09 CH(Xem: 27670)
Gối đầu tường đá xanh rêu Mơ trăng cổ độ phập phều hồn đau Xa em từ độ Thu nào Gác tay đỉnh nhớ gió trao tình buồn.
09 Tháng Chín 201710:59 CH(Xem: 16467)
Thu lại sắp về! Tôi nghe lòng mình lăng lắng rơi theo con nắng ngoài kia đang nhạt dần, lòng chợt im như một nốt lặng trầm,
09 Tháng Chín 20178:29 SA(Xem: 22273)
Vu Lan hoa trắng muốt lòng Trắng như lòng mẹ sáng trong một đời Dãi dầm mưa nắng sương rơi Gian nan vất vả dưỡng nuôi con mình
09 Tháng Chín 201712:08 SA(Xem: 19550)
Để rồi Phạm Kim Phi Hùng cũng chọn một ngày đầu thu ngủ giấc thiên thu, đặt dấu chấm hết cho hành trình xuôi ngược đời người…
08 Tháng Chín 201711:38 CH(Xem: 15240)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Cánh Hoa Duyên Kiếp" - Nhạc Đoàn Chuẩn-Từ Linh - Ca sĩ: Lan Ngọc Kiều Oanh thực hiện youtube
08 Tháng Chín 201710:42 CH(Xem: 25525)
Hai hàng hoa ngọt ngào lời mẹ gọi Xanh xanh màu cây lá ấm tình cha Thiên đường ấy rất gần không xa lạ Thuở nồng nàn chan chứa những niềm yêu.
08 Tháng Chín 201710:38 CH(Xem: 21567)
Mỗi năm tháng bảy mùa chay Báo ân hiếu đạo ơn dày Mẹ Cha Phổ hiền Phật tự di đà Vắng Cha mất Mẹ bông hoa trắng cài...
08 Tháng Chín 20179:27 CH(Xem: 22785)
Hoa đỏ , mang về tặng Mẹ yêu , Hạnh phúc bên nhau, thật mỹ miều Hoa trắng, mang đi ...buồn lặng lẽ.! Mộ chí Mẹ nằm, quá quạnh hiu !
08 Tháng Chín 20178:43 CH(Xem: 19304)
Vĩnh biệt má yêu kính nhân từ của con. Con không khóc được dù con thương và yêu kính má vô cùng.
08 Tháng Chín 20178:37 CH(Xem: 19657)
... Con sẽ về bên cạnh má và sẽ có cây phương vĩ, nơi hai mẹ con mình sẽ gặp lại. Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau.
08 Tháng Chín 20171:17 CH(Xem: 19850)
Em là đốm lửa đêm đông, Đem yêu thương để tô hồng ước ao. Chiều đang dần tối buồn sao? Từng giờ ngóng đợi khát khao gặp người.
08 Tháng Chín 20171:00 CH(Xem: 9574)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 20179:01 SA(Xem: 36728)
Nhìn đóa hoa hồng trắng ngậm ngùi Con nhớ Ngoại đã lâu rồi khuất bóng Tháng bảy về với nỗi niềm lắng đọng Vần thơ buồn nhớ Ngoại khóc rưng rưng
03 Tháng Chín 20178:32 SA(Xem: 17734)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
03 Tháng Chín 201712:21 SA(Xem: 18981)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Đại Lễ Vu Lan (2017) Bên Thềm Trăng Sáng & Lá Thư Gửi Mẹ (Hà Thanh & Lệ Thanh) Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Chín 20174:34 CH(Xem: 25638)
Vu Lan năm nay, hoa trắng cài lên áo. Mẹ mất rồi. Tôi thành kẻ mồ côi. Lần đầu tiên đi chùa, chỉ một mình thôi Con cầu nguyện. Mẹ vãng sinh Cực Lạc Quốc.
01 Tháng Chín 201710:28 CH(Xem: 16362)
Người viết bài này có nhiều kỷ niệm với “người đi trên mây:” lúc làm bài thơ năm 20 tuổi, năm 1960, ký tên Hoang Vu, một cách tình cờ
01 Tháng Chín 201710:23 CH(Xem: 20340)
Em xưa xinh đẹp như hoa Buông làn tóc xõa mượt mà dễ thương Bước chân tha thướt con đường Gió bay ngan ngát mùi hương dịu dàng
01 Tháng Chín 201710:18 CH(Xem: 24027)
Chuyện xưa kể lại rằng: Một đêm buồn... không gió trăng. Hai mẹ con trong căn lều nhỏ, Con tuổi còn thơ, mẹ già đang bịnh trầm kha.
01 Tháng Chín 20171:51 CH(Xem: 21920)
Ngày rằm tháng Bảy lễ Vu Lan Báo hiếu tứ ân đến đạo tràng Nghĩa Mẹ ơn Cha còn tại thế Nguyện cầu chư Phật độ bình an
01 Tháng Chín 20171:45 CH(Xem: 17448)
Làm con đạo hiếu trầm tư Mục Liên cứu Mẹ ngục tù cỏi xa Vô vi giữa chốn ta bà Nam Mô cứu khổ hằng sa vong hồn...
01 Tháng Chín 20171:38 CH(Xem: 22970)
Bà ru Ta ngủ ngày thơ, Mẹ Ta mất sớm bơ vơ một mình. Trẻ mồ côi thật tội tình, Đầu đường xó chợ, sân đình lang thang.
01 Tháng Chín 20171:31 CH(Xem: 8328)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
26 Tháng Tám 201710:38 CH(Xem: 17362)
Cám ơn tác giả Dương Quân đã cho tôi và những đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng đọc qua, cùng thưởng thức bài thơ hay, chứa chan tình cảm.
26 Tháng Tám 201711:04 SA(Xem: 26645)
Vì sao Ta ở nơi đây? Lạ người lạ cảnh sao khuây nhớ nhà. Nhớ về Quê Mẹ thiết tha, Xóm làng, phố cũ giờ Ta xa vời.
25 Tháng Tám 201711:20 CH(Xem: 22572)
Con đường em đi nhiều gai góc quanh co. Nhưng đứng vững nhờ các con hiếu thảo. Em chấp tay. Xin trời ngừng giông bão. Vì tuổi đã già không chịu nỗi nữa anh ơi!
25 Tháng Tám 201710:58 CH(Xem: 21007)
Sinh mạng và cuộc sống mỗi người đã được ơn trên sắp đặt. Mong tất cả khó khăn sẽ được giải quyết và đi đến những điều tốt đẹp nhất. Hy vọng vẫn là điểm tựa cho con người, để mình còn có chút niềm vui.
25 Tháng Tám 201712:25 CH(Xem: 14061)
Đời người ngắn ngủi vô thường Nói năng cẩn trọng, nhúng nhường mọi khi Đường trần khúc khuỷu, thịnh suy Không ganh đua chớ so bì thiệt hơn