Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - CHƯỚNG NGẠI TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ?

18 Tháng Tám 20186:01 CH(Xem: 9942)
Thích Nữ Hằng Như - CHƯỚNG NGẠI TRONG VIỆC TU THIỀN LÀ GÌ?

Chướng Ngại

Trong Việc Tu Thiền Là Gì?

---------------------

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

thích nu hang-nhu 

TU THIỀN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

          Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.

          Thiền hay sống Thiền là sống trọn vẹn ngay bây giờ và ở đây với cái Biết như thật về hiện tượng thế gian, không phê phán khen chê, không quay về quá khứ cũng không hướng đến tương lai hoặc dính mắc với tham dục ở hiện tại.

          Giáo pháp của Đức Phật để lại không ngoài mục đích giúp con người Thoát Khổ, Giác Ngộ, Giải Thoát. Và con đường đi đến Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát đó phải thông qua thiền Định.

          Theo ngôn ngữ Phật giáo, chữ Thiền thường được kết hợp chặt chẽ với chữ Định (Samàdhi). Trạng thái ban đầu của Samãdhi trong kinh điển định nghĩa là Nhất tâm (Citta Ekagaya). Nhất tâm là trạng thái của Thiền chứng ở mức độ tịnh chỉ (Samatha), Ở giai đoạn này định Nhất tâm chưa hoàn thiện vì còn chịu ảnh hưởng khuấy động của Tầm và Tứ. Khi Tâm hoàn toàn được ổn định ở mức độ kiên cố, không còn tán loạn, nghĩa là Tầm và Tứ hoàn toàn yên lặng, thì lúc bấy giờ mới được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.

          Sự thành đạo của Đức Phật được biểu thị qua tiến trình tu chứng bốn bậc Thiền Định. Đó là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền, còn gọi là Sơ Định, Nhị Định, Tam Định hay Tứ Định.

          Kể lại kinh nghiệm chứng ngộ Sơ Thiền, trong Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật cho biết: "Tỷ kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ".

          Mức độ thứ hai là Nhị Thiền, Đức Phật dạy tiếp: "Vị Tỳ Kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm." Nội tĩnh Nhất tâm có nghĩa là Tâm yên lặng không còn bị Tầm và Tứ khuấy động nên Nhị Thiền này kết quả thù thắng hơn Sơ Thiền.

          Mức độ thứ ba, Đức Phật nói: "Vị Tỳ Kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú tam thiền." Trong kinh gọi tầng định này là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

          Mức độ cao nhất trong thiền Phật giáo lúc đó là Tứ thiền còn gọi là Định bất động tức ngôn hành, ý hành và thân hành không động. Đức Phật chia sẻ như sau: "Vị Tỳ Khưu ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú tứ thiền, không khổ, không lạc, "xả niệm thanh tịnh" tức kinh nghiệm trạng thái Tâm hoàn toàn thanh tịnh, do xả sanh .

          Muốn kinh nghiệm các tầng Thiền kể trên, bước đầu hành giả phải "Như lý tác ý" nhằm tẩy trừ các bất thiện pháp: "tham dục, sân hận, hôn trầm - thuỳ miên, trạo cử - hối quá và hoài nghi" là nguyên nhân cản trở sự tự chủ nội tâm nơi hành giả gọi là "năm triền cái".

          Như vậy bước đầu tu Thiền là sự tu tập để đoạn trừ "năm triền cái" và thay thế bằng "năm thiền chi" tức là năm tâm sở đối nghịch với năm triền cái, đó là: "Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm."

                           

"NĂM TRIỀN CÁI" LÀ GÌ ?

           Triền tức là trói buộc, trì kéo nặng nề hay là ngăn che. Năm triền cái là năm thứ trói buộc tâm con người trong phiền não, tạo nhiều nghiệp, phải chịu sanh tử luân hồi. Chức năng của triền cái là ngăn che trí tuệ khiến con người bị vô minh che mờ không Giác ngộ được. Đối với người tu Thiền thì năm triền cái chính là các ác pháp, tà pháp là: "Tham dục; Sân hận; Hôn trầm-Thuỵ miên; Trạo cử-Hối quá; và Nghi ngờ", làm cho hành giả tu Thiền không thể đạt được Tâm yên lặng, định tĩnh, là nền tảng phát huy trí huệ đưa đến Giác ngộ, Giải thoát.

          Đức Phật dạy muốn loại trừ năm triền cái: "Tỷ kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc" để ghê sợ mà viễn ly nó, thì con đường tu Thiền mới được suông sẻ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của mỗi triền cái như thế nào rồi mới áp dụng phương pháp Phật dạy để xa lìa nó.

          1) Tham dục: Là sự ham muốn được là tướng nam hay nữ đẹp đẽ, được nghe âm thanh ngọt ngào, mùi hương hấp dẫn, vị ngon của thức ăn nước uống và những cảm giác êm dịu đê mê của thân khi xúc chạm.

          Nói chung đó là những mong cầu dục lạc qua năm giác quan như sắc dục, thanh dục, hương dục, tỷ dục, vị dục, xúc dục và những ước muốn không bao giờ biết đủ về mưu cầu tiền bạc, người đẹp, danh thơm tiếng tốt cũng như uy quyền tột đỉnh của ý dục. Ngoài ra tham dục còn được kể đến như lòng khao khát ham muốn hưởng thụ khoái lạc trong những hoạt động tình dục, ăn ngon ngủ kỷ, thích này thích nọ, không muốn chịu đựng những cảm giác đau đớn, phiền muộn mà muốn luôn được sảng khoái dễ chịu trong mọi hoàn cảnh. Đó là những đòi hỏi của bản năng con người.

          Người đời thường nói ham muốn càng nhiều thì phiền não càng gia tăng. Điều này thật đúng, nhưng rất tiếc, tuy biết thế nhưnh đa số con người vẫn luôn ngụp lặn trong tranh giành được mất hơn thua do tham dục đòi hỏi, rồi than đau, than khổ!

          Người tu hành là người tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi cuộc sống dằn vặt bởi những ham muốn đó. Tu hành pháp môn nào cũng phải biết tri túc thiểu dục,  nhất là tu Thiền lại càng phải đoạn trừ tham dục thì Tâm mới an ổn, vì không còn khởi niệm ham muốn cái này, ham muốn cái kia, khiến Tâm lúc nào cũng lăng xăng dao động không đạt được mục đích an tịnh.

          2) Sân hận: Nghĩa là Tâm tức giận đối với những hoàn cảnh không vừa ý hay do người khác làm trái ý mình. Người sân hận là người mang tâm trạng muốn chống đối, trừng phạt, gây gổ hay tàn phá. Sân hận là trạng thái tiêu cực tiềm ẩn trong mỗi con người, nó sẽ bộc phát khi gặp điều kiện thích hợp tác động. Cảnh báo sự độc hại của sân hận, Đức Phật cho biết tham, sân, si là tam độc, nó có khả năng phá hoại tâm hồn và thể xác con người không chỉ đời này mà còn nhiều đời sau. Trong kinh còn cho rằng sân hận tàn khốc và nguy hiểm hơn lửa dữ, nó như là giặc cướp, như là rắn độc, một niệm sân hận dễ dàng đốt cháy cả rừng công đức, cho nên phải tìm đủ mọi cách để ngăn chận loại trừ nó.

          Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ biểu hiện khác nhau ví dụ như: Chán ghét, buồn phiền, bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù. Sân hận biểu lộ qua hành vi nét mặt, lời nói và trong ý nghĩ. Biểu lộ bằng thái độ như nhăn mặt, nhíu mày, trợn mắt, nghiến răng. Biểu lộ bằng lời nói như la hét, quát tháo, chửi bới. Biểu lộ qua cử chỉ hành động như quăng ném đồ đạc, đánh đập, hành hạ, đâm chém, giết người....  Có khi nỗi sân hận oán thù không biểu hiện ra ngoài mà giữ kín trong lòng theo kiểu "sống để dạ chết mang theo" đồng nghĩa "đây là mối thù truyền kiếp" từ đời này qua đời khác. Sân hận khiến người ta tạo nghiệp xấu qua lời nói, ý nghĩ và hành động. Nó là nguyên nhân bất thiện đưa tới quả luân hồi sinh tử.

          Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.

          3) Hôn trầm-Thuỵ Miên: Là sự mệt mỏi của Thân và sự dã dượi của Tâm. Là trạng thái nặng nề uể oải của cơ thể và sự mơ màng của tâm thức. Trạng thái đầu tiên khi hành giả toạ Thiền là đánh mất Chánh niệm, phóng tâm lang thang ra khỏi chủ đề, sau đó rơi vào trạng thái vô ký nửa mê nửa tỉnh. Đây là trạng thái Tâm không ngủ mà cũng không thức gọi là hôn trầm.

           Tu Thiền là rèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm. Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.

          4) Trạo cử - hối quá: Trạo cử có hai mặt, trạo cử nơi Thân và trạo cử nơi Tâm. Thân thì không lúc nào ngồi yên một chỗ, cứ lắc lư thay đổi thế ngồi, mắt liếc nhìn qua lại. Hoặc do sự tinh tấn hành trì quá sức chịu đựng khiến cho cơ thể bị rả rời hay đau nhức, dễ đưa đến tình trạng chán nãn lười biếng trong việc tu tập.          Trạo cử của Tâm là trạng thái Tâm bị các niệm lăng xăng xẹt vô, xẹt ra, chi phối trong lúc hành Thiền. Tâm này trong kinh gọi là "tâm lang thang" hết suy nghĩ chuyện này sang suy nghĩ chuyện khác như chú khỉ chuyền cành không bao giờ chịu ngồi yên, hoặc là không hài lòng với đề mục tu tập nên phóng tâm ra ngoài tìm những đề mục khác hứa hẹn tốt hơn. Tìm những đề mục khác có nghĩa là hành giả đang bị sự nghi ngờ chi phối.

          Hối quá là trạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.

          5) Nghi ngờ: Trạng thái Tâm luôn do dự, không nhất quyết nhận ra điều nào thực sự đúng và điều nào thực sự nào sai, nghĩa là trong Tâm còn nhiều thắc mắc về khả năng tu tập của chính mình, hoặc nghi ngờ pháp học pháp hành không biết có đúng không? Có khi nghi ngờ khả năng chứng đắc của Thầy mình, hay chưa chắc chắn tin vào Tam Bảo.

          Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cử, khi trong đầu có quá nhiều kiến thức, nhiều khái niệm do đó Tâm rơi vào trạng thái lưỡng lự, không quyết định. Vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc trong lúc toạ Thiền cần phải được giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước khi thực hành.

          Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tập và hiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu.

 

"NĂM THIỀN CHI" CÓ KHẢ NĂNG LOẠI TRỪ

"NĂM TRIỀN CÁI"

          Đã sanh làm kiếp con người, có ai không ao ước mong muốn hoàn thành điều gì đó trong cuộc đời của mình. Cái mong muốn đơn giản mà ai cũng có, đó là xây dựng một đời sống tốt, một gia đình an vui hạnh phúc. Có mong muốn người ta mới cố gắng học hỏi, mới có nghị lực để làm việc, hầu đạt được mục đích. Nhưng thói thường, sự mong muốn đơn giản này dần dần sẽ nảy sanh nhiều mong muốn khác. Mong muốn thì không có hại, nhưng cái gì cũng muốn để phục vụ cho giác quan, cho bản ngã của mình, thì từ trạng thái mong muốn đã nhảy sang trạng thái tham lam khao khát sở hữu cái này, sở hữu cái kia. Khi con người vượt qua lằn ranh mong muốn bước sang vùng đất tham lam không biết dừng, thì con người đã sa vào hố sâu của tham dục. Càng lặn ngụp trong tham dục thì càng bị cơn xoáy bộc lưu cuốn sâu vào vùng vô minh đau khổ.

          Những ai đã bị tham dục lấn áp rồi, không thể một sớm một chiều mà buông bỏ được. Những thứ đó giống như những chất ghiền nghiện huân tập trong ký ức khó buông bỏ, nó biến thành lậu hoặc tập khí. Khi toạ Thiền chúng lần lượt bung lên khuấy động làm cho Tâm hành giả không thể nào được an tịnh. Vì không đạt được sự an tịnh trong lúc tu tập khiến cho hành giả bất mãn sinh chán ghét pháp tu, nghi ngờ pháp tu.

          Để chứng ngộ Sơ Thiền, Đức Phật dạy chúng ta cần "ly dục, ly bất thiện pháp", hay nói cách khác là phải đoạn trừ toàn bộ "năm triền cái" . Muốn đoạn trừ "năm triền cái" là những pháp bất thiện, thì bên cạnh việc tu Tâm, hành giả cần tu Tướng. Tu Tướng có nghĩa là hành giả cần: Có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, nắm vững pháp học (giáo lý) và pháp hành (kỹ thuật thực hành) để chế ngự lòng nghi ngờ. Giữ gìn giới luật không không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không sử dụng những chất say làm lu mờ tâm trí để chế ngự lòng tham cũng như trạo cử-hối quá khi ngồi Thiền. Ngoài ra hành giả cần sống tri túc thiểu dục trên mọi mặt để chế ngự lòng tham lam khao khát. Nuôi dưỡng lòng từ bi, rộng lượng với mọi người và mọi vật để chế ngự lòng sân hận.

          Nhờ sự tu tập hằng ngày chừa bỏ những ác pháp, thực hành những pháp lành, hành giả có thể ngăn chận "năm triền cái" lúc toạ Thiền. Khi có kinh nghiệm Định thì "năm thiền chi" xuất hiện lấn áp và làm cho "năm triền cái" không thể trồi lên được.

 

"Chi thiền Tầm và Tứ" có công năng đối trị

"hai triền cái Hôn Trầm - Thuỵ Miên và Nghi Ngờ"

          Tầm tiếng Phạn là Vitakka có nghĩa là "tư duy", là "hướng tới" hay "tập trung" Tâm vào một đối tượng duy nhất.

          Đơn giản và dễ hiểu, Hoà Thượng Thích Thông Triệt giải thích Tầm là "sự nói thầm" (tư duy, suy nghĩ) trong Tâm. Tứ là "đối thoại thầm lặng" trong Tâm. Cả hai là tiếng nói thì thầm bên trong Tâm. Nếu Tầm Tứ không dừng lại thì nó sẽ phát ra âm thanh tức nói ra lời tạo khẩu nghiệp.

          Trong kinh ghi chức năng của Tầm là hướng tâm hay tập trung tâm đến đối tượng, mang lại sự sâu lắng cho Định. Tứ thì gắn chặt và neo Tâm vào đối tượng nghĩa là duy trì sự định tâm nơi đối tượng đã thành tựu từ Tầm. Trong sự liên hợp này Tầm-Tứ là hai yếu tố thiết yếu cho sự thành tựu và ổn định của Sơ Thiền.

          Khi Tâm của hành giả đang tư duy, hay đang hướng đến, hoặc tập trung vào một đối tượng tức là "thiền chi Tầm" đang có mặt, thì hành giả không thể rơi vào trạng thái hôn trầm. Cũng như trong Tâm đang có sự hiện diện của "thiền chi Tứ" đang làm công việc gắn chặt sự hướng tâm của Tầm vào đối tượng, thì chứng tỏ rằng hành giả đang tinh tấn tu tập, không có sự nghi ngờ về pháp học hay pháp hành ở đây.

          Như vậy chúng ta có thể nói khi  "hai thiền chi Tầm và Tứ" có mặt trong trạng thái Định thì "hai triền cái hôn trầm và nghi ngờ" không thể trồi lên được.

          Có điều quan trọng, hành giả cần ghi nhớ Tầm và Tứ là hai chi xuất hiện trong Sơ Thiền, nhưng muốn tiến cao hơn thì hành giả cần phải buông cả Tầm và Tứ, cũng như không dính mắc với hỷ lạc, thì mới đạt được Định sâu lắng vững chắc ở tầng Thiền thứ hai.

 

"Thiền chi Hỷ và Lạc" có công năng đối trị

"hai triền cái Sân Hận và Trạo Cử"

          Chi thiền thứ ba có mặt trong Sơ Thiền là Hỷ tiếng Phạn là "Pìti". Hỷ có nghĩa là sự hân hoan, thích thú, vui mừng, hỷ duyệt, hài lòng, phấn khởi của Tâm. Chức năng của Hỷ là làm cho Thân và Tâm được tươi tỉnh, phấn chấn. Như vậy "thiền chi Hỷ" trái ngược với sự buồn bực, thù hằn, sẵn sàng trừng phạt, la hét của "triền cái Sân Hận". Như vậy Hỷ có khả năng đối trị sự Sân hận.

          Chi thiền thứ tư có mặt trong Sơ Thiền là Lạc tiếng Phạn là "Sukha". Chữ Lạc được dùng như danh từ thì có nghĩa là: Sự dễ chịu, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng. Nếu dùng như tĩnh từ thì Lạc có nghĩa là: trạng thái an lạc, trạng thái dễ chịu. Lạc biểu thị cảm giác dễ chịu ngược với khó chịu bất mãn là khổ. Trong lúc toạ thiền mà có kinh nghiệm "dễ chịu, hài lòng" thì trạo cử không xuất hiện.

         

"Chi thiền Nhất Tâm" có công năng loại trừ

"triền cái Tham Dục"

          Nhất tâm là thiền chi thứ năm. Ở mức Sơ Thiền, Nhất tâm có thể hiểu là trạng thái Samatha nghĩa là tịnh chỉ mọi hoạt động trong Tâm, nhưng vẫn còn Tầm và Tứ. Khi nào Tầm và Tứ cũng yên lặng luôn thì Nhất tâm được gọi là Samãdhi tức Định vững chắc.

          Nhất tâm ở Sơ Thiền tích tụ một sức mạnh đặc biệt nhờ bốn chi thiền kia hợp nhất, neo Tâm vào một đối tượng vững chắc được gọi là định căn. Chức năng của Nhất tâm là ngăn ngừa những ảnh hưởng bất thiện tác động vào Tâm, đặc biệt là tham dục. Bởi vì nó duy trì một sức mạnh ổn định nên gọi là định lực. Định lực đưa Tâm đến trạng thái tịnh chỉ, tức trạng thái Samatha. Samatha là nền tảng của Samãdhi, mà Samãdhi là nền tảng cho tuệ giải thoát phát huy sau này.

          Trong lúc hành Thiền, hành giả kinh nghiệm trạng thái Nhất tâm có nghĩa là Tâm hoàn toàn yên lặng, không còn dính mắc đến thân thể hay hoạt động của năm giác quan, vì thế tham dục không thể khởi lên.

         

KẾT

          Trên bước đường tu tập, nhất là tu Thiền thì năm triền cái: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối và Nghi hoặc là những chướng ngại lớn nhất. Khi hành giả bắt đầu ngồi xuống toạ thiền, thì một trong những triền cái, hay toàn bộ năm triền cái nổi lên quậy phá, khiến cho hành giả đánh mất chánh niệm, đánh mất sự tỉnh giác, thả hồn lang thang theo hết hiện tượng này qua hiện tượng khác. Năm triền cái tựa như một chiếc xe hứa hẹn đưa chúng ta đi vào con đường luân hồi sinh tử. Chúng tác động vào Tâm khiến chúng ta đánh mất những giới hạnh cao quý, lăng xả vào dục vọng thế gian, hành xử bất thiện, tạo những nhân xấu trong đời sống nhiều hơn là nhân tốt. Cho nên muốn hành trì giáo pháp để đi đến Giác ngộ Giải thoát thì việc đầu tiên là phải đoạn trừ năm triền cái. Đoạn trừ bằng cách nào? Trước hết là phải "Như lý tác ý" không được "Phi như lý tác ý".

          "Như lý tác ý" nghĩa là khởi ý, tác ý học hỏi và áp dụng thực hành những chân lý mà Đức Phật đã dạy. Chân lý là những điều thiện lành đúng đắn không bao giờ thay đổi bởi thời gian và không gian. Thí dụ như chân lý vạn vật Vô thường, Khổ, Vô ngã; chân lý Tứ Diệu Đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế gồm tám nhánh như Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...

          Người tu hành không nên "Phi như lý tác ý" nghĩa là không tác ý thích sống trong tham dục, trong giận hờn, ghen tuông, sân hận ... "Phi như lý tác ý " ở đây chính là "năm triền cái".

          Chúng ta thực hành "Như lý tác ý" để hướng Tâm đến đối tượng thiện lành. Tâm được huân tập những thói quen tốt, thì khi toạ thiền chúng ta ít bị triền cái phá rối. Nhưng nếu triền cái có ló dạng thì chúng ta "Như lý tác ý" buông bỏ liền vì đã biết đó là bất thiện pháp.

          Còn "năm thiền chi" chỉ xuất hiện sau khi "năm triền cái" không có mặt. Lúc bấy giờ công năng của "năm thiền chi" như là ánh sáng, còn "năm triền cái" như là bóng tối. Hễ cái này có mặt thì không có cái kia. Nhưng nếu "năm thiền chi" hiện diện yếu ớt, thì triền cái sẽ có dịp trồi lên. Cho nên phải có định lực vững chắc thì mới hoàn toàn diệt được "năm triền cái".

          Tóm lại, trong lúc hành Thiền, năm triền cái là chướng ngại khiến cho việc tập trung Tâm vào đề mục đang hành trì rất khó khăn. Chúng ta cần kiểm điểm xem chúng ta đã vướng phải triền cái nào: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối hay Nghi ngờ? Từ đó chúng ta tìm phương cách hoá giải thích hợp để vượt qua hàng rào ngăn che đó, hầu vượt lên mức Thiền Định cao hơn.

          Thí dụ như tham dục quá mạnh thì chúng ta cần quán hiện tượng bất tịnh, vô thường, khổ, vô ngã của tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Áp dụng pháp tu phòng hộ sáu căn, tiết độ sự ăn uống, ngủ nghỉ v.v...

          Nếu như chúng ta dễ dàng nổi sân đối với mọi người thì chúng ta nên chọn đề mục Thiền từ ái. Quán xét những nghiệp mình gây ra, quán xét bản chất vô thường về tài sản mình đang sở hữu.  Thường xuyên Như lý tác ý làm việc lành, nói lời lành, tu hạnh bố thí v.v... để tạo thành thói quen trợ giúp cho việc phát triển tâm Từ và loại bỏ sân hận.

          Nếu như thường xuyên bị hôn trầm, chúng ta cần biết lý do của hôn trầm phần lớn là do ăn uống quá độ, hoặc thiếu ngủ, hay đích thực là cơ thể đang quá mệt mỏi. Vì thế chúng ta không nên ăn quá no trước khi ngồi thiền, nên ngủ đủ giấc để thân tâm khoẻ khoắn khi toạ Thiền. Chọn chỗ ngồi Thiền thoáng mát, không quá tối tăm. Tư thế toạ Thiền cũng rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, hai vai ngang với hai trái tai v.v... Khi buồn ngủ thì không nên nhắm mắt.

          Trạo cử, hoài nghi phần lớn do chúng ta chưa có niềm tin vững chắc về pháp tu hoặc kiến thức của chúng ta quá rộng rãi, nên có nhiều thắc mắc. Để trị hai căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về cuộc đời và đường lối tu tập cũng như sự chứng ngộ của Đức Phật. Tìm hiểu về giáo pháp của Ngài. Khi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật thì phải thông suốt giới luật, đặt trọn niềm tin nơi Tam Bảo. Lý thuyết tức pháp học phải vững chắc thì khi thực hành mới không bị trạo cử hay nghi ngờ.

          Nói chung sự đè nén năm triền cái bằng pháp Như lý tác ý ở bước đầu rất cần thiết để chứng Thiền. Không những giúp cho hành giả chứng Thiền, mà nó còn có khả năng kéo dài Thiền chứng ấy nữa.

          Ở giai đoạn đầu của Nhất tâm, chúng ta có thể nhờ vào định lực đè nén sự nổi dậy của năm triền cái, nhưng vì chúng ta chưa Chánh Tư Duy rốt ráo và chưa tu tập pháp "Như lý tác ý"  để làm suy yếu tiềm năng của chúng, thì chúng vẫn còn tiềm tàng ẩn náu trong tiềm thức chúng ta. Chúng là những chất ô nhiễm, là lậu hoặc, tập khí bám chặt trong Tâm và có khuynh hướng "nổi loạn" nhằm chọc thủng sự tịnh chỉ (Samatha), phá tan định lực của chúng ta khi có cơ hội.

          Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái". Qua được "năm triền cái" rồi, chúng ta còn phải buông bỏ Tầm và Tứ để an trú trong tầng Thiền thứ hai tức Định không Tầm không Tứ. Đây là cửa ải khó khăn nhất. Khi Tâm chúng ta đã quen thuộc với sự tĩnh lặng không Tầm không Tứ rồi thì "năm triền cái" không có cơ hội xen vào cuộc hành trình của chúng ta. Do đó trước mặt của chúng ta là con đường thênh thang rộng mở, chúng ta sẽ nếm được pháp vị của Thiền và từ đó thẳng tiến tu cho đến khi nào kinh nghiệm được mục tiêu Thoát khổ, Giác ngộ, Giải thoát ngay trong đời này.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

August 17-2018

 

Tài liệu:

- Kinh Sa Môn Quả (Sàmannaphala Sutta) – Kinh Trường Bộ - ĐLHT Thích Minh Châu dịch.

- Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả: Đoạn Xả Ly Năm Triền Cái của Hoà Thượng Thích Nhuận Thịnh.

- Tài liệu học tập thuộc giáo trình giảng dạy các cấp lớp Bát Nhã của HT. Thích Thông Triệt (ThiềnTánh Không)

22 Tháng Năm 201511:26 CH(Xem: 32344)
Giọt nước mắt vẫn chảy xuống mỗi lần đến ngày Memorial Day,... 40 năm đã trôi qua, giấc mơ hay là hiện thực? " Bức tường đen" vẫn hiện diện trước mặt tôi.
22 Tháng Năm 201511:19 CH(Xem: 23739)
Được nghe những tiếng chim vui ríu rít trên cành, hòa trong niềm vui tôi chợt nhận ra trong một khoảnh khắc của cuộc đời, tôi có thể buông bỏ mọi thứ nhưng không thể buông bỏ tình bạn Ngô Quyền.
22 Tháng Năm 201511:00 CH(Xem: 24881)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
22 Tháng Năm 20155:53 CH(Xem: 27955)
Còn nhau ánh mắt trông theo Nhớ xưa nhạc ngựa lá reo bên đường Xa người để nhớ để thương Sài gòn muôn thuở tình vương vấn tình .
22 Tháng Năm 20155:27 CH(Xem: 27032)
xa xa bướm trắng Ngô-Quyền, đến giờ rời tổ huyên thuyên chuyện trò. từng đôi tung cánh nhấp nhô, lượn lờ trên thảm nên thơ, hữu tình.
22 Tháng Năm 201512:24 SA(Xem: 20189)
Một năm lo việc học hành Hạ về chim hót trên nhành líu lo Thương sao tuổi ngọc học trò Dòng sông dĩ vãng con đò bé thơ. Tháng năm, mùa hạ mong chờ...
21 Tháng Năm 20152:49 CH(Xem: 28167)
Tác giả: Phạm Duy Trình bày: Thanh Lam Âm nhạc: Vương Hương, Luân Vũ
16 Tháng Năm 20151:05 SA(Xem: 24613)
Tháng Năm là tháng của hoa Muguet. Trong ngôn ngữ của loài hoa, Hoa Muguet mang thông điệp "Sự trở lại của hạnh phúc" ...Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh.
15 Tháng Năm 20152:47 SA(Xem: 25805)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức Nhạc: CON YÊU - FREDDIE ANGUILAR - Lời Việt: CẨM VÂN - Trình bày: Tấn Phước
15 Tháng Năm 201512:10 SA(Xem: 35587)
Nguyện cầu Mẹ sống mãi trăm năm Đại thọ Mẹ tròn tuổi chín lăm Sáng suốt tinh anh vầng nguyệt rạng Tâm hồn minh mẫn tựa trăng rằm
14 Tháng Năm 201512:29 SA(Xem: 31527)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh MÙI CỦA MẸ - Thơ Nguyễn Văn Anh - Tác giả diễn ngâm
13 Tháng Năm 20151:58 CH(Xem: 28193)
Chẳng lẽ đến cuối đời Cũng chưa lần gặp lại Để gọi khẽ người ơi! Như ngày xưa thân ái??
13 Tháng Năm 20151:26 CH(Xem: 25234)
Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con ...
13 Tháng Năm 20152:42 SA(Xem: 25634)
Kể bạn nghe Câu chuyện về ngày lễ Mẹ Người đàn bà ko6ng còn trẻ Tôi đoán chừng... vì màu tóc bạc phơ
12 Tháng Năm 20152:06 CH(Xem: 26979)
Vắng bóng em tôi, Xa tít mù khơi. Tí tách mưa rơi, Gieo sầu vạn cổ, Cho đến bao giờ, Phai hết tình tôi.
11 Tháng Năm 20152:10 CH(Xem: 29523)
Với tay sợi tóc muộn phiền Tình yêu gảy cánh đảo điên cuộc đời Lỡ sinh ra kiếp con người Yêu đương hờn giận cuộc chơi rồi tàn Chờ em, một chuyến đò sang....
09 Tháng Năm 20151:14 SA(Xem: 22188)
"Tiễn con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương.
09 Tháng Năm 201512:30 SA(Xem: 25802)
Biên Hùng đó! Cố nhân đâu?! Hẻm hun hút nhớ, cúi đầu bóng cây Ngô Quyền ơi! Tôi về đây Bâng khuâng nghe lạnh trăng gầy bên hiên
09 Tháng Năm 201512:22 SA(Xem: 30266)
Má là... cả cái gì thân thiết nhất. Không thể hình dung, không thể trình bày. Má nằm trong tim nhịp đập mỗi ngày. Trong hơi thở vẫn thơm mùi của má.
08 Tháng Năm 20155:34 CH(Xem: 28526)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh AI TRỔ VỀ XỨ VIỆT - Nhạc Võ Tá Hân - Bảo Yến trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Năm 20152:35 CH(Xem: 28857)
Mời thưởng thức BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN - Nhạc của Đức Huy - Tiếng hát ChsNQ khóa 14 Thanh Lan - Trình bày The Friend Vương Hương & Luân Vũ
08 Tháng Năm 201511:27 SA(Xem: 16525)
Hồng bưng cà phê ra. Một gói ba số năm vàng rực. Khói cà phê thơm phức làm ruột tôi cồn cào. Cà phê thứ thiệt. Trời ơi, cà phê thứ thiệt. Tôi cúi xuống cái phin, giở cái nắp ra.
08 Tháng Năm 20152:46 SA(Xem: 28368)
Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, tội nhớ lại giọt nước mắt cuối cùng của Mẹ tôi, giọt nước mắt vô giá mà tôi không sao tìm lại được … cho dù trong cả suốt cuộc đời tôi,
08 Tháng Năm 20152:19 SA(Xem: 27979)
Thu đi chưa trọn một năm Vĩnh Minh giờ cũng xa tầm nhân gian Nghe tin sao quá ngỡ ngàng Sáu hai tuổi cũng đa đoan phận người
07 Tháng Năm 20155:50 CH(Xem: 27857)
*Xin bấm vào phần youtube bên dưới để thưởng thức Còn Hoài Một Câu Hỏi - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâmKiều Oanh thực hiện youtube
07 Tháng Năm 20152:04 SA(Xem: 26651)
Xuân đến, là xuân của đất trời Trần gian chưa thấy được yên vui Vẫn còn khắc khoải tâm vô định Vẫn thấy gian tham ngợp cõi người
02 Tháng Năm 20154:23 SA(Xem: 27694)
Cứ mỗi lần đi ngang qua trường cũ Nước mắt lại đầy lấp lánh bờ mi Kỷ niệm ngày xưa tưởng là yên ngủ Bỗng trào dâng nghìn con sóng đổ về.
02 Tháng Năm 20154:00 SA(Xem: 24883)
Tôi cũng khóc cho những ước mơ của tôi vừa chớm nở ̣đã tàn lụi... Tôi bỏ lên sân thượng ngước mắt nhìn lân bầu trời cao thẳm... bầu trời hôm đó tối như bầu trời của đêm ba mươi...
02 Tháng Năm 20153:50 SA(Xem: 27187)
Bốn mươi năm đã bao thay đổi Tóc bạc da nhăn cỗi lẫn cằn Thương người dân mãi nhọc nhằn Sống đời kềm kẹp giữa lằn quê hương
02 Tháng Năm 20152:15 SA(Xem: 29413)
Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L. “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Ca Dao)
02 Tháng Năm 20151:54 SA(Xem: 30065)
Phượng hồng lấp ló đầu cành Ngập ngừng nắng úa vàng hanh sân trường Em ngồi ôm lấy hạ thương Chín mươi ngày đủ nỗi buồn chia xa.
02 Tháng Năm 20151:21 SA(Xem: 27704)
Mời thưởng thức Nhạc phẩm AI TRỞ VỀ XỨ VIỆT - Thơ Minh Đức Hoài TrinhNhạc Phan Văn Hưng - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Năm 201512:11 SA(Xem: 26156)
Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con.
02 Tháng Năm 201512:05 SA(Xem: 28225)
Sài Gòn sáng nắng chiều mưa. Không ai xóa được tên xưa Sài Gòn. Em hát to nhạc Sài Gòn. Em vinh danh thuở Sài Gòn 70. Em giơ biểu ngữ rợp trời. Sài Gòn vẫn sống muôn đời trong em.
01 Tháng Năm 201511:34 CH(Xem: 29598)
Con viết cho Ba bài thơ của Đêm Vắng bóng trăng hiền soi hàng hiên lặng Bên cạnh con, sách triết Marx-Lénine Nhưng trước mặt, sau lưng là tối tăm vây hãm Bữa cơm chiều ăn sắn khoai no tạm
01 Tháng Năm 201512:06 CH(Xem: 18146)
Sài Gòn mưa. Mưa tầm tã. Mưa bong bóng phập phồng. Mưa mù mịt. Mưa thối trời, thối đất. Mưa quất rát mặt, rát da. Mưa như một triệu cây roi đập tứ phía. Mưa từ Hồng Thập Tự,
25 Tháng Tư 20152:59 SA(Xem: 25395)
Tôi sẽ về để nghe Chích Choè trên cây khế trước nhà tung tăng réo gọi .Nước mắt nào rơi-giấc mơ vừa tỉnh thức ...tháng Tư buồn thổn thức giữa đêm thâu...thương quá Việt Nam ơi !
25 Tháng Tư 20152:45 SA(Xem: 30100)
Ngày 30 tháng 4 là ngày đầu tiên tôi đã thấy Bố rơi lê, cho thân phận GĐ ,cho Tổ Quốc và cho một chuyến lưu vong đã không thành. ..Giờ nầy Bố Mẹ tôi đã ra người thiên cổ, nắm tro tàn cũng đã nằm trong lòng đất lạnh.
24 Tháng Tư 201511:28 CH(Xem: 30068)
Những hình ảnh những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam trong ngày hội ngô văn hóa toàn cầu 40 năm tị nạn, đáng vinh danh và trân trọng
24 Tháng Tư 20155:23 CH(Xem: 28840)
Anh ở đây. Đành thôi em ạ! Nước mất nhà tan làm kẻ bại binh Đêm trăng lạnh gối đầu bên núi Nhớ thuở hiên ngang, áo trận nhà binh.
24 Tháng Tư 20154:49 CH(Xem: 20277)
Tháng tư đen tháng tư buồn hận tủi. Của bao người của nước Việt lầm than Mời xem youtube do Kiều Oanh thực hiện - Nhạc phẩm "HẬN LY HƯƠNG"
24 Tháng Tư 20151:22 SA(Xem: 27831)
Bây giờ đã là 40 lần 30/4 lại về. Biết bao oan khiên đã xảy ra cho dân tộc VN. Bao nhiêu xác người bỏ thây trên biển đông vì hai chữ tự do, bao nhiêu mạng tù nhân CS chết ức oan trên núi rừng Việt Bắc,
24 Tháng Tư 201512:50 SA(Xem: 30790)
Em viết tịnh khúc sao buồn Mùa đông vừa hết mưa nguồn đã tan Em đi trên đống tro tàn Khói hương tình mộ vẫn râm ran buồn
24 Tháng Tư 201512:47 SA(Xem: 27824)
Tháng tư có nhớ gì không... Máu xương đủ kết nên vòng hoa tang Lập lòe nến tỏa đôi hàng Áo sô khăn trắng vỏ vàng mộ sâu Buồn ơi, rút ván qua cầu...
24 Tháng Tư 201512:27 SA(Xem: 26171)
Cho những bạn bè thân thương của tôi mong một ngày về - TRẢ NỢ CHO NHAU! - Ta còn nợ nhau Như lời thề ước Mai về Cố Quốc TRẢ NỢ CHO NHAU!!!...
23 Tháng Tư 20152:12 SA(Xem: 26690)
Ta còn nợ nhau, Miền Nam nhuộm đỏ, Ba mươi tháng tư, Toàn dân đói khổ, Bao giờ.... phục lại quê hương????
19 Tháng Tư 20151:55 SA(Xem: 29613)
Người là ai và Người ở đâu Tuyên ngôn xuất trận thuở ban đầu “ Nam Quốc Sơn Hà”… Vua Nam ở Vách đá chưa nhòa ngàn năm sau
19 Tháng Tư 20151:30 SA(Xem: 36203)
Tháng tư về, tháng tư lần nữa Bốn mươi năm ta hiểu đời đau Trong vòng tay con cháu thương trao Tim người lính thôi buồn hóa đá...
19 Tháng Tư 20151:23 SA(Xem: 28236)
Ai ra đi một chiều xưa biền biệt, Có mơ về con đường cũ xa xăm. Ta ở lại, nỗi nhớ mong bất diệt, Chút tình xưa vương vấn đến bao giờ.
18 Tháng Tư 201511:42 CH(Xem: 29569)
… 30 tháng 4, một ngày của mỗi năm, một ác mộng đã khởi dậy trong cuộc đời tôi, … 40 năm trôi qua, 40 lần của một cơn ác mộng. Giá của sự tự do mà tôi phải trả quá đắt.
18 Tháng Tư 20156:06 CH(Xem: 28270)
Nhân dịp lên xem Lễ Hội Hoa, vào đúng lúc hoa nở. May mắn chụp được một số ảnh của ngày “Cherry Blossom Festival”--April 11, 2015, xin chia sẻ cùng quý vị những hình ảnh đẹp
18 Tháng Tư 201512:14 SA(Xem: 27044)
Tiếng rao mỗi ngày 'Bờ Lút" tới lui. Bánh mì nóng dân Phi đem bán Cám ơn Phi Luật Tân rời Bataan một sáng. Để nhớ hoài thời tị nạn buồn vui.
17 Tháng Tư 201511:18 SA(Xem: 18225)
Buổi chiều đang xuống. Trời còn sáng nhưng mưa lất phất. Tôi nghe Quỳnh nói tên. “Xin anh chị chờ.” Tiếng sỏi khua dưới chân lạo xạo. ..
17 Tháng Tư 201512:21 SA(Xem: 27736)
Gửi nồng nàn vào chập chùng đá núi Nhé Sơn Trà cánh lá chở yêu thương Để đá bớt thiên thu sầu vạn cổ Cùng núi miệt mài ôm giữ trà hương.
16 Tháng Tư 20154:26 CH(Xem: 49728)
Trôi vào hư ảo trăng vàng Con thuyền không bến vơi đầy hoàng hôn Chênh chếch nửa bóng trăng suông Cô liêu... một chiếc vô thường nhẹ tênh
13 Tháng Tư 201512:17 SA(Xem: 28459)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh SÀI GÒN NGÀY TRỞ LẠI - Nhạc Lê Tín Hương - Ca sĩ Anh Dũng Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
13 Tháng Tư 201512:03 SA(Xem: 26312)
Mỗi tháng Ba về, tôi nhớ anh… Mặt trời bên ấy, phải rạng rỡ hơn bên này? Có chắc gì “bên này” vui hơn “bên ấy”? Có chắc gì, tôi hạnh phúc hơn anh?
12 Tháng Tư 20159:05 SA(Xem: 23591)
Tụi anh bi giờ vậy đó cô Mai, hễ muốn “rụng” giờ nào là rụng, đâu ai biết trước được? Nên mỗi khi có dịp gặp gỡ “mầy tao, mầy tớ” với nhau như hồi đi học, tụi anh cảm thấy hạnh phúc gì đâu…
12 Tháng Tư 20151:23 SA(Xem: 26118)
Tháng Tư Mẹ buồn lặng lẽ. Nhìn ba con như chiếc lá khô vàng. Những chiếc lá tháng tư bay tứ tán hoang mang Trên biển, trên rừng, trên đường di tản. Bài lịch sử con học trên trường cùng bạn. Đã không thật thà, chính xác , rõ ràng.
12 Tháng Tư 20151:16 SA(Xem: 30672)
Bao nhiêu năm nữa biển vẫn màu xanh, Đẹp cho đời thường cho người thơ mộng, Bao nhiêu năm nữa biển còn dậy sóng, Trong lòng những người vượt biển năm xưa.
12 Tháng Tư 20151:05 SA(Xem: 30689)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 201512:56 SA(Xem: 28377)
Nghe nói nhóm người phương Bắc đến San bằng Dốc Nhỏ, đắp sân Gôn Mây chiều lãng đãng vương đầu ngõ Tiếng cú đêm đêm khản giọng buồn
12 Tháng Tư 201512:24 SA(Xem: 28207)
Cây xanh nhờ máu dân mầy Nước ngàn sông ngọt nhờ thây chết nhiều Việt Nam mầy khát khao yêu Nhưng đau xót những thân yêu không về !
11 Tháng Tư 201511:13 SA(Xem: 19768)
Sau đó hai mẹ con ôm nhau cười.” Chị cũng kể một câu chuyện thương tâm mà chị nghe được trên đường từ Bắc trở về. Nó còn địa ngục hơn là địa ngục chị đang sống.
11 Tháng Tư 20156:25 SA(Xem: 27755)
Bốn mươi năm về thăm trường cũ Nhìn cổng NGÔ QUYỀN mắt chợt cay Hàng cây nghiêng bóng che đầu bạc Gió chuyển mùa buông tiếng thở dài...
07 Tháng Tư 201511:59 CH(Xem: 25741)
... cùng chia sẻ với gia đình người bạn, người em những mất mát, bệnh tật và những lo toan khi đối diện những bài toán nan giải của cuộc đời. Trong chốn thinh lặng nào đó, tự hỏi riêng mình… Đời có vui?
07 Tháng Tư 20154:19 SA(Xem: 29019)
Bốn mươi năm đủ dạ thưa Nhìn nhau tóc trắng theo mùa nhớ thương Tháng tư chớp bể mưa nguồn Rừng xưa đâu dễ vùi chôn phận người Ngồi buồn giọt lệ tuôn rơi...
07 Tháng Tư 20151:18 SA(Xem: 27266)
Có những tình cờ trong cuộc sống để lại một dấu ấn suốt đời mang theo. Xin được ghi lại vài nét của một trong những chuyện không bao giờ quên trong lịch sử thuyền nhân.
06 Tháng Tư 201511:40 SA(Xem: 20768)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Bài " Ma Femme" Ca sĩ Claude Bazotti - Hạnh Phạm thực hiện youtube Video clip - Hạnh Phạm
06 Tháng Tư 201511:40 SA(Xem: 27235)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Nhạc phẩm "Cỏ Vẫn Xanh" trình bày Sĩ Phú
06 Tháng Tư 20157:36 SA(Xem: 24992)
Anh về quê cũ, dù Xuân muộn Xin giữ cho nhau giọt nắng tàn Giọt nắng một thời vương áo trận Theo mình chiến đấu giữ giang sang!
06 Tháng Tư 20157:31 SA(Xem: 28302)
Mong lắm nhé, ngày bên sông đầy gió, Để tóc bay, chờ ai đến bâng khuâng. Trời tháng tư, nắng sao vẫn miệt mài, Tôi vẫn đợi, bên dòng sông trôi mãi.
06 Tháng Tư 20157:28 SA(Xem: 29280)
Anh mang uất ức nén trong câm nín. Để ngậm ngùi kéo xác bạn đi chôn.
03 Tháng Tư 201511:42 SA(Xem: 17774)
Tôi không yêu nổi chính con người tôi, tôi còn có thể yêu nổi được ai. Và như vậy nếu không ai yêu tôi, không yêu nổi tôi, điều đó cũng chẳng có chi là lạ.
03 Tháng Tư 20157:12 SA(Xem: 39168)
Rất cảm ơn gió đã trả chị về Tiếng nói Dạ Lan một thời yêu dấu Dẫu xuân thì đã úa tàn trên tóc Giọng nói ngày xưa vẫn thế ngọt ngào.
29 Tháng Ba 20151:09 SA(Xem: 36565)
Em về đâu cô bé tóc cột nơ Đứng ngắm cụm hoa vàng bên cửa sổ Mai sau khóc những roi đòn định mệnh Có người về lau nước mắt bơ vơ (Trích “Tuyển Tập Thơ” NGÔ TỊNH YÊN - sắp phát hành)
29 Tháng Ba 20151:06 SA(Xem: 26062)
Xin cám ơn Khánh Minh đã cho tôi một cảm nhận rất cụ thể rõ rệt về “cái-đang-là” của một “Mái Ấm”. Cám ơn ngôn ngữ trong veo của Khánh Minh đã giúp tôi tái hiện lại một vùng “Ký Ức của Bóng”
29 Tháng Ba 201512:32 SA(Xem: 30133)
Tôi tự trách tôi. Nếu ngày đó tôi đừng chú ý gì nhiều đến em (dù đồng hương), tôi không để những tình cảm, xúc động lan tràn quá nhiều đến em, ... Hôm nay chắc có lẽ tôi cũng chẳng phải cảm thấy gì hơn.
28 Tháng Ba 201511:00 CH(Xem: 27921)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "Gửi Người Em Gái Miền Nam" - Nhạc Đoàn Chuẩn - Anh Dũng trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 20154:37 SA(Xem: 17318)
Tôi tên là Giang Đồng Nai, tên cũ là Giang Phước Long, tên thân mật là Sông Đồng Nai. Thưa bà con cô bác mấy tháng này tôi đau đớn quá, vì hàng vạn tấn đất đá đã trút lên thân thể của tôi
28 Tháng Ba 20154:26 SA(Xem: 31727)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HUẾ MỘT LỜI HẸN CHƯA THÀNH- Thơ Trần Kiêu Bạc - Nhạc Nguyễn Hữu Tân - Hồng Vân diễn ngâm
28 Tháng Ba 20152:40 SA(Xem: 30868)
Sao nở chặt đi những hàng cây. Những hàng cây xanh chứng nhân lịch sử. Là yêu thương là ấm mát thân yêu. Kỷ niệm anh dìu em vào những buổi chiều.
28 Tháng Ba 20152:17 SA(Xem: 29862)
Ngồi buồn nghĩ lại mà thương. Đời trôi muôn nẽo vô thường phút giây. Còn trong máu nóng tim nầy. Cho xin sống lại tuổi hai mươi buồn. Chợt nghe nắng xế chiều buông...
28 Tháng Ba 20152:07 SA(Xem: 29759)
Đại dương xa cách đôi bờ, Vượt ngàn vạn dặm đâu ngờ gặp đây? Thơi gian trôi tựa như mây, Mong ngày "gặp lai"ngất ngây Xuân Hồng.
27 Tháng Ba 20159:01 CH(Xem: 28632)
Mẹ đi chấm thi xa Gửi bé về nhà bà Vào ra bà nhắc mãi "Cháu đừng đi đâu xa"
22 Tháng Ba 20155:44 SA(Xem: 30750)
rồi năm tháng sẽ qua như mùa Đông đã hết, em vẫn cứ hoang mang về một nỗi buồn không biết vì sao? bắt đầu từ lúc nào? bởi không ai giải thích.
21 Tháng Ba 20152:11 SA(Xem: 28898)
Ở cuối con đường mưa rất nhẹ. Nghiệng vai thầm gôi tiếng ai về Có buổi đứng chờ theo hạnh phúc Chở đầy vào mắt biếc thơ ngây
20 Tháng Ba 20154:49 CH(Xem: 31382)
Tháng ba, núi khóc sông buồn Chia tay Đại Lộ Hoàng Hôn đỏ màu Hẹn ngày về lại Chu-Pao Plei-Ku, phố núi cao cao đứng chờ...
20 Tháng Ba 20154:29 CH(Xem: 26890)
Đầu Xuân vang dậy tiếng cười, Mừng nhau cạn chén cho đời nên hương. Dù cho xa cách muôn phương, Hãy luôn liên lạc, tình thương chan hòa.
20 Tháng Ba 20153:55 CH(Xem: 28369)
Tôi hằng tin ba trăm năm sau và thêm nhiều lần ba trăm năm nữa, thi phẩm Kiều của cụ Nguyễn Du vẫn tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với nhân gian…
20 Tháng Ba 20152:34 CH(Xem: 26411)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh "MƠ HOA"- Nhạc Hoàng Giác - Ca sĩ Ngọc Bảo Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Ba 201511:21 SA(Xem: 17432)
.....Máu của cả một dân tộc đổ xuống, xương của nhiều thế hệ xếp lại để cho cả bọn mua bán quyền lực đưa đẩy đến ngày Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm.
15 Tháng Ba 20151:07 SA(Xem: 28398)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức : CHÀO EM MÙA ĐÔNG - CHIẾC LÁ MÙA ĐÔNG - TIỄN NHAU MÙA ĐÔNG - MÙA ĐÔNG VÀ MÂY XƯA - GỌI NHAU MÙA ĐÔNG - ĐÔI TAY MÙA ĐÔNG - DẤU CHÂN MÙA ĐÔNG - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông
15 Tháng Ba 201512:03 SA(Xem: 30968)
“Người Biên Hòa dù sống nơi đâu cũng là đồng hương Biên Hòa”. Cảm nghĩ chân thật của giới trẻ Lưu Tuyết Hương như đã nói lên được sự mong ước sự đoàn kết thương yêu và quý mến của người Biên Hòa.
14 Tháng Ba 20158:17 CH(Xem: 27386)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh XUÂN THÌ - Nhạc Pham Duy - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
14 Tháng Ba 20154:19 CH(Xem: 21014)
Cho nên bạn hãy yên tâm khi kết bạn với người nẫu. Họ thiệt thà, chơn chất nhưng tốt bụng. Họ sẽ là những người bạn đáng tin cậy. Hãy tin tui đi. Vì tui cũng là "người nẫu"
14 Tháng Ba 201511:04 SA(Xem: 21715)
Nhiều đêm tôi nghe có tiếng gõ cửa nhưng tôi không buồn ngồi dậy. Kệ nó. Chẳng phải là công an đâu. Nếu công an nó đâu để mình yên. Có lẽ một ông quen nào đó. Chờ lâu không thấy trả lời rồi họ cũng đi thôi.
14 Tháng Ba 20153:12 SA(Xem: 29716)
(Tặng Phẩm & Lynh) Anh như mây trắng trên trời, Nay đây mai đó cuộc đời thênh thang. Nỗi buồn riêng để Em mang, Những ngày "Xa vắng" Em sang "bên nhà"
14 Tháng Ba 20152:01 SA(Xem: 29973)
Mùa Xuân chị về thăm quê. Dù cho năm tháng bộn bề áo cơm. Mây mùa đuổi bóng hoàng hôn. Nghe chừng nước mắt thôi dồn bờ vai.
13 Tháng Ba 20158:44 CH(Xem: 27365)
Một nỗi đau nào ai có hay ! Phượng Hoàng đã khuất cuối đường bay Ta tìm mộng cũ trong đêm vắng Hồn chuốc cơn sầu giữa rượu cay