Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (III)

30 Tháng Ba 201811:24 CH(Xem: 9383)
GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (III)
Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (III)

Ảnh hưởng của TLVĐ đối với văn học

Tháng 9 năm 1932...

Vào một tòa nhà hai tầng, ở giữa phố 80 Quan Thánh và phố Hàng Bún. Lên lầu là tòa soạn báo Phong Hóa. Chính ở nơi đây mà những nhà văn như Khái Hưng, Nhất Linh, Tú Mỡ gặp nhau để làm báo. Như một cái định mệnh chung gắn bó lấy họ. Một tờ báo bán 7 xu. Và những kỷ niệm khó quên. Nhất Linh kể đã có lần báo Xuân đưa in, trời rét quá, mực đỏ đóng cục lại máy không in được. Sau cùng ông chủ nhà in quyết đốt lò than hồng đặït gần máy để sưởi nó. Quả nhiên máy lại chạy được. Phải chăng máy cũng muốn được ấm như người...

Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như thế mà họ làm báo. Và đã thành công. Làm báo, dù thời xưa hay thời nay thì đều có những hy sinh, cùng khổ. Nhưng từ đó dấy lên một niềm vui? Nếu không thì làm làm gì?

Sự thành công cũng như ảnh hưởng của TLVĐ trong văn học không phải do một người mà một nhóm người. Cho mãi đến sau này, đã không thiếu những nhóm Văn Học. Nhưng không nhóm nào làm được như họ. Nghĩa là làm việc theo nhóm. 

Ảnh hưởng trước tiên và thực tế vào những năm tháng ấy là báo Phong Hoá bán chạy nhất. Theo Nhất Linh: “Lúc chúng tôi sắp nhâän làm báo Phong Hóa thì các tuần báo không có vẻ thịnh vượng lắm, ít tờ xuất bản được đến 2000 số. Chúng tôi lúc đó mong bán được 3 ngàn số và đã tự cho là tham lam vô độ” (Trích Nhất Linh, Nói chuyện cũ). Như lời Tú Mỡ viết lại: “Ôi. TLVĐ nay đã thuộc về dĩ vãng. Nhiều anh đã là người thiên cổ, chỉ còn sót lại ba chúng tôi. Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu. Anh em đã có những đóng góp đáng kể vào văn học Việt nam, tạo cho đoàn một tiếng tăm vang dội một thời, một thành tích mà các văn đoàn khác ra đời sau không đạt được, một chân giá trị riêng trong một giai đoạn nhất định mà giới văn học ngày nay và ngày mai phải công nhận” (trích Nhất Linh nhiều tác giả, bài viết của Tú Mỡ nhan đề: Trong bếp núc TLVĐ ...)

Tám năm hai tờ báo, một nhóm người, mà âm vang của nó về mặt cải cách xã hội, đổi mới còn vang vọng đến ngày nay.

Nhóm người đó, tách riêng ra thì vị tất đã bằng ai, nhưng nếu cộng chung họ lại thì không thể có nhóm nào so sánh bằng, cho dù là sau này, sau 1954. Đó là sức mạnh tinh thần của một tập thể có cùng chung một lý tưởng, một lòng làm việc cho nhóm và có cùng một tôn chỉ, một đường lối.

Có người cho rằng nếu tách riêng họ ra từng người một thì các nhà văn trong nhóm TLVĐ không bằng ai. Tú Mỡ chỉ làm được thơ diễu, thơ đả kích. Thơ Thế Lữ không thể so sánh với thơ Tản Đà. Văn tuỳ bút của Thạch Lam không bằng Nguyễn Tuân. Tuỳ bút Thạch Lam có nét buồn, có hiu quạnh, ảnh hưởng một số nhà văn Pháp. Tuỳ bút Nguyễn Tuân thông thoáng, tự do. Ngòi bút của ông phóng khoáng với những nét chấm phá đẹp, chữ nghĩa chọn lọc, ít chịu ảnh hưởng của các nhà văn Tây học. Cũng vậy, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nam Cao, mỗi người một thế giới văn chương khó tìm thấy nơi các nhà văn trong nhóm TLVĐ.

Riêng Vũ Trọng Phụng thì một số truyện, ký sự, khoảng 20 chục tài liệu quý giá đã được tìm thấy ở thư viện Quốc Gia Pháp, Paris do ông Peter Zinoman, giảng viên môn sử tại đại học Berkeley Mỹ tìm được. Ông Zinoman đã có công sưu tầm một số bài viết của Vũ Trọng Phụng vào trước 1945 và nay được in lại trong tác phẩm Vẽ nhọ bôi hề. Trong sách này có một số bài viết đả kích TLVĐ đăng trong Hải Phòng tuần báo, ký tên Thiên Hư, bút danh của Vũ Trọng Phụng. Đó là các bài như Thạch Lam chưa biết kéo cánh với Bồi và lính tập. Bài Lựa gió thay chiều, đáng khen thay báo Phong Hoá. Hai nhà xuất bản Tân Dân và Đời Nay đương vạch cho ta những cái hay hay của làng báo, làng văn.

Trong truyện Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng mà Peter Zinoman gọi ông là Balzac của Việt nam, Vũ Trọng Phụng đã dành cả cuốn truyện với gần 30 nhân vật nhằm công kích xã hội đương thời và nhằm đả kích gián tiếp lối theo mới rởm của TLVĐ qua những nhân vật như dân lang thang thành thị, nhà thể thao chuyên nghiệp, nhà tạo mẫu thời trang, nhà nghệ sĩ tiên phong (avant- garde), du học sinh, nhà báo cải cách và người phụ nữ tân thời với rất nhiều thói rởm.

Những biếm họa trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đả kích đích danh nhóm TLVĐ. Ông Týp-phơ-nờ là phiên bản của hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường, nhà tạo mốt đã sáng tạo ra kiểu áo dài hiện đại nổi tiếng Le Mur. Ông Văn Minh trong vai nhà cải cách xã hội phải chăng nhằm ám chỉ Nhất Linh và những nhà văn khác của TLVĐ?. Hình ảnh cô Tuyết một phụ nữ tân thời phải chăng là đám thanh niên thiếu nữ nhất định bỏ cũ theo mới? Hình ảnh nhà thi sĩ ốm yếu tong teo, mặt hốc hác, đôi mắt lờ đò là dành để chỉ những nhà thi sĩ như Thái Can và một lô những thi sĩ ngực Oméga trong TLVĐ? Trực tiếp hơn nữa, theo Peter Zinoman, Số Đỏ là bản cáo trạng về những dự tính đổi mới trong TLVĐ do Hoàng Đạo chủ xướng mà dưới mắt Vũ Trọng Phụng chỉ nhằm mục đích thương mại của báo Phong Hóa?

Trong những tố cáo này, hẳn nhiên có nhiều điều không xác đáng, có những quá độ trong lối diễu của Vũ Trọng Phụng. Nhưng về mặt Văn học, nghệ thuật cho đến hiện nay, văn tài của Vũ Trọng Phụng là một điều không chối cãi được. Ông là một nhà văn lớn mà đương thời đã bị nhiều người hiểu lầm, đánh giá thấp, lên án oan uổng.

Trong đó có TLVĐ.

Cũng trong tinh thần đòi lại công đạo cho Vũ Trọng Phụng, có cuốn sách của ông Phạm Lễ với nhan đề: Trả lại chỗ đứng cho Vũ Trọng Phụng, trong nền văn học Việt Nam thời tiền chiến…

Chắc là còn nhiều việc phải làm đối với một số nhà văn bị đánh giá thấp ù, bị hiểu sai trong giai đoạn này.

Ảnh Hưởng Tự Lực Văn Đoàn

Về mặt báo chí, TLVĐ đã thành công, đã gây được ảnh hưởng, tạo được dư luận và đã trỏ thành tờ báo có nhiều độc giả nhất. Sự thành công đó do toàn thể nhóm TLVĐ tạo nên. Mỗi người một vẻ. Chung nhau mà làm. Người nào cũng có một khả năng, một cái tài để đóng góp cho tờ báo trong tinh thần nhóm, bảo vệ nhau và sau trở thành đồng chí như Khái Hưng và Nhất Linh, Hoàng Đạo trong những hoạt động chính trị. 

Trước đó và sau này, cũng ít có nhóm văn học nào làm được như vậy.

Xét cho cùng đó là do công của người chủ trương là Nhất Linh. Giữa Nam Phong và TLVĐ nếu có cái gì chung là do người chủ trương. Họ khác biệt nhiều điều, nhưng cái lòng và trách nhiệm với văn học thì ít ai sánh bằng. Họ khác và giống nhau cũng nhiều. Khác nhau trong mục đích làm văn hóa, nhưng giống nhau ở hoàn cảnh thân phận nhà văn và trong lý tuởng muốn phụng sự văn học.

Riêng cá nhân Phạm Quỳnh, sau lần thành lập nội các Trần Trọng Kim, ông đã tâm sự với phóng viên Tri Tân từ Hà nội vào Huế, ông nói:” Tôi đã lầm lỡ mà ra làm quan, vì trước khi dấn thân vào hoạn lộ, thật ra tôi vẫn tưởng tôi sẽ làm được nhiều việc mà trước kia tôi chỉ phụng sự trong mực đen giấy trắng”. Cảm thức thất bại, ê chề trong chính trị của Phạm Quỳnh giống hệt như cảm thức ê chề, bất lực của Nhất Linh về những hoạt động chính trị của ông sau này. Cả hai đều là những trí thức, những nhà văn hóa hàng đầu. Cả hai đều có tâm huyết và nỗi ưu tư cho hoàn cảnh đất nước. Mặc dù Nhất Linh coi Phạm Quỳnh như một đối thủ thủ cựu cần phải gạt bỏ và loại trừ. 

Nhưng ởû bình diện cá nhân, bình diện con người, tôi lại thấy họ lại rất gần nhau, có nhiều điểm chung như Nhất Linh từng thố lộ.Cuộc đời ông nếu làm được điều gì còn để lại cho đời, chính là sự thành lập nhóm TLVĐ. Những truyện khác chẳng còn gì đáng nói nữa.

Họ đã thất bại về chính trị, nhưng cuộc đời làm văn hóa của họ sẽ còn được nhắc nhở mãi.

Hai thế hệ văn học, một thế hệ mở mang chữ Quốc ngữ với Nam Phong, Phạm Quỳnh. Thế hệ nối tiếp, Nhất Linh với TLVĐ, đưa chữ quốc ngữ thành chữ nghĩa văn học, mặc dù vẫn phủ nhận thế hệ đi trước mình. Thế hệ văn học 1932-1945, mặc dù thời gian ngắn ngủi vì chiến tranh đã thành tựu được hai điều: Thứ nhất, báo chí trở thành một món ăn tinh thần của đại chúng, tới tay người đọc bình dân, được đón nhận rộng rãi, từ con sen đến anh kéo xe đến giới trí thức thành thị.

Điều đó kể như lần đầu tiên xảy ra trong làng báo.

Đó là một thành công không chối cãi được của TLVĐ. Nhưng sự thành công này đã bị hạn chế vì sự công kích, chế diễu, mạt sát hầu như tất cả các nhà văn ngoài nhóm, từ thế hệ Nam Phong đến các nhà văn cùng thời. Chế diễu một cách ác ý, gián tiếp chê bai nhằm hạ nhục cá nhân, công kích tất cả các báo khác, ngay cả những tờ báo đã đình bản như Nam Phong, Đông Dương tạp chí hay Loa, v.v…

Với TLVĐ, báo chí trở thành phương tiện truyêàn thông đại chúng. Điều mà sau này các nhóm như Sáng Tạo, Bách Khoa, Hiện Đại không làm được.Họ phải nhường cho cho báo chí hằng ngày công việc phục vụ đại chúng. Các tập san, nguyệt san, bán nguyệt san chỉ dành cho giới thanh niên, học sinh, trí thức thành thị. Và dĩ nhiên tầm ảnh hưởng về văn hóa vì thế cũng bị hạn chế. 

Thứ hai, công trình sáng tác truyện ngắn, truyện dài của thế hệ 1932-1945 về mặt xã hội, phong tục, nếp sống, nếp suy nghĩ cũng đi vào chỗ tàn phai. Vì thời thêá đã đổi, xã hội đã đổi, chính trị đã đổi, văn học cũng đổi thay theo. Tự Lực Văn Đoàn với một mình Nhất Linh và một số thành viên trẻ sau 1954 không còn đất đứng như trước nữa.

Sự thất bại của Văn hóa Ngày Nay sau 1954 với chỉ 11 số, rồi đình bản là điều có thể hiểu được. Và không có gì để thất vọng hay trách cứ cả. Một thời đã qua. Nhu cầu người đọc đòi hỏi một cái gì khác hơn. Độc giả tự động bỏ rơi. Cái còn lại là những bài văn trong các chương trình giáo dục trung học.

Đó là một niềm hãnh diện và an ủi. Vì có mấy ai còn tại thế mà văn chương được đưa vào chương trình giảng dạy cho các lớp luyện thi tú tài phần một. Và sau này, được nhiều sinh viên làm những tiểu luận trên Đại học như các nhà văn của TLVĐ. 

Tóm lại, tuy thất bại về phương diện báo chí nhưng về mặt nghệ thuật, mặt văn chương chữ nghĩa, sau 1954, các sách của TLVĐ vẫn là loại sách được nhiều người đọc, được ưa chuộng. Họ không còn viết nữa. Họ không có mặt mà như thể vẫn còn có mặt. 

Nhất là về mặt văn chương, cách viết chữ Việt đơn giản và trong sáng, dễ hiểu xuất phát từ TLVĐ vẫn tiềm tàng, vẫn ẩn náu trong các bài luận văn và ngay cả trong các nhà văn trẻ sau này. Lắm lúc, tôi có cảm tưởng Doãn Quốc Sĩ gần TLVĐ hơn gần Sáng Tạo, mặc dầu danh xưng của ông nằm trong nhóm Sáng Tạo.

Có thể nói số người đọc TLVĐ giảm sút kể từ cuối thập niên 1960 với cao trào sách dịch đã lần lượt thay thế nhu cầu cho người đọc, bởi vì một lẽ rất đơn giản: Không có nhiều sáng tác truyện ngắn, truyện dài hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Thế hệ văn học sau 1954 đã không làm tới, làm đủ điều mà TLVĐ đã đem đến cho độc giả thời của họ với Hồn Bướm Mơ Tiên, với Đoạn Tuyệt, với Nửa Chừng Xuân...

Cuối thập niên 1960, hiện tượng sách dịch tràn ngập thị trường sách vở miền Nam, chiếm đến hơn 2/3 thị trường sách vở. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu người đọc vẫn có, nhưng nhu cầu sáng tác đã không cung ứng kịp thời và đúng lúc.

Sách dịch gia tăng như thế là dấu hiệu của sự nghèo nàn về phương diện sáng tác văn học của miền Nam. Nhiều nhà văn sáng giá của những năm 1954 trở thành người viết feuilleton tức tiểu thuyết cho báo hàng ngày để kiếm sống, nhất là sau 1963 trở đi, do thời thế biến chuyển. Hiện tượng đình trệ và thinh lặng trong văn chương trong giai đoạn này là có thật.

C. Vài nhận xét về Văn Học miền Nam sau 1954

9 năm chiến tranh, kể từ 1945 đến 1954. Một khoảng trống văn học. Ít có tác phẩm giá trị ở trong thời kỳ này. Cùng lắm có thứ văn học kháng chiến, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh mà tôi không có điều kiện để biết tới. Khoảng trống vì các nhà văn tiền chiến ở trong và ở ngoài TLVĐ đã mỗi người chọn cho mình chỗ đứng chính trị bên này hay bên kia. Cụ thể hoặc dinh tê về phía Quốc Gia hay đi theo Việt Minh kháng chiến. Nhiều khi chỉ là một chọn lựa bất đắc dĩ, không có đường lui. 

Phần lớn những nhà văn tiền chiến tên tuổi đều ở lại phía bên kia như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng... Dù sao đó là một thiệt thòi đối với phía người Quốc Gia. Nhưng ngược lại là cơ may cho một số nhà văn trẻ di cư vào miền Nam có đất trống để dụng võ. Khỏi phải chen nhau, tranh tiếng trên một xa lộ đông người.

Xa lộ thênh thang là của họ, thuộc về họ. Khỏi sợ kẹt xe. Đi nhanh, đi xa, đi thảnh thơi, đi một mình, đi cô độc, đi như thế nào là do nơi họ.

Cuộc di cư năm 1954 đã là biến cố chính trị lớn đem lại rất nhiều hy vọng, tin tưởng về đủ mặt cho miền Nam. Trong đó có văn học.

Miền Nam lúc ấy có một thể chế chính trị vững mạnh, hợp pháp. Một tiềm năng lớn do khối lượng của một triệu người di cư có tác dụng thay đổi hẳn bộ mặt miền Nam về chính trị, xã hội, đời sống và văn hóa.

Trong số những nhà văn của TLVĐ, Nhất Linh đã có mặt sẵn ở miền Nam cùng với Đỗ Đức Thu, Nguyễn Thị Vinh, sau này Linh Bảo. Nhưng thành phần chủ lực của TLVĐ đã không còn. Những mất mát như cái chết của Khái Hưng trong những ngày đầu kháng chiến cũng như cái chết của Thạch Lam, Hoàng Đạo không lấy gì bù đắp chỗ trống đó được. Chưa kể những người từng cộng tác với TLVĐ như Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu đã chọn ở lại miền Bắc.

Gần như Nhất Linh bơ vơ một mình. Văn Hóa Ngày Nay ra đời chỉ được 11 số, có thể vì thiếu những cây bút chủ lực cũ của TLVĐ.

Do đó, một số nhà văn, sinh viên, trí thức trẻ miền Bắc vào miền Nam đã có đầy đủ mọi cơ hội để phát triển tài năng. 

Cơ may đứng về phía họ.Thời cơ về phía họ. Hy vọng đón chào họ. Mảnh đất văn học miền Nam như luống cầy mới xới vỡ, đang sức lớn cần đến bàn tay, tim óc của họ.

Họ đã có mặt. Họ có tất cả: tuổi trẻ, học vấn, tài năng, lý tưởng. Và họ đã lên đường. Họ chỉ thiếu có một điều: chưa có mấy tên tuổi. Nhưng cần gì.

Vì thời cơ đã đến. Sau buổi triển lãm của Duy Thanh và Ngọc Dũng tại phòng thông tin đô thành, đường Lê Lợi. Cơ duyên đã đến khi Mai Thảo gặp Graham. Lúc đó, Mai Thảo còn sống lang bang, học chưa xong, nhưng đã có vốn vào đời với những truyện ngắn để đời: Đêm giã từ Hà Nội. Sau này tiếp theo với Mưa Núi, Tháng giêng cỏ non, Chuyến tầu trên sông Hồng.

Những truyện ngắn ấy chẳng những báo hiệu một tài năng mới mà còn có tham vọng mở đầu cho một thế hệ văn học sau 1954.

Một không khí phấn khởi, tin tưởng và đầy năng động.

Nhiều người trẻ đã háo hức tìm đọc và tin rằng có một thời đại mới mở ra cho văn học? Không khí cũ xem ra không thở cùng được một nhịp nữa.

Cùng với Mai Thảo, những người như Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, nhất là Thanh Tâm Tuyền dương cao ngọn cờ văn học với một slogan rất ý nghĩa cả về chính trị đến văn học: Sài Gòn, thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước. Sài gòn Sáng Tạo và Suy tưởng.

Trên mặt trận văn hóa, tiếng nói của Mai Thảo là niềm hãnh diện chung cho giới trẻ. Họ nói thay cho giới trẻ miền Nam. Họ nói rất hay. Họ nói đến Nghệ thuật hôm nay, nói tới thử nghiệm, tới phá vỡ để lên đường, phá huỷ và chối bỏ quá khứ. Họ nói rất nhiều, đặt ra những tiêu chuẩn nghệ thuật cao, thuần lý thuyết mà thực sự nhiều người trong nhóm đã không theo kịp tư tưởng của Mai Thảo. MT từng viết:

“Đời sống không đứng lại. Nghệ thuật không ngừng đổi thay theo đời sống. Đi tới, và nhà văn luôn luôn đứng trước những vấn đề mới đặt ra, từng phút, từng giờ. Nghệ thuật ta đã và vẫn còn phải là một lên đường. Bằng những thí nghiệm không ngừng. bằng những khám phá không mỏi.”



Bằng vào chủ trương này, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu xem nhóm Sáng Tạo đã có điều kiện để thực hiện những thử nghiệm và những khám phá không mệt mỏi không và những khám phá đó là gì? Họ đã viết được những gì?

Không biết có phải vì những tuyên ngôn văn học đầy kiêu hãnh với lòng tự tin cao độ đó không và do đó đụng chạm đến một quá khứ huy hoàng của một Nhất Linh hay không? Có thể là không. Nhưng sau đó vào tháng 6, năm 1958, Nhất Linh đã xuống núi để một lần nữa làm văn học. Bên lề chuyện làm báo văn học của Văn Hóa Ngày nay, anh Duy Lam vốn quen viết diễu đã có lần viết như sau:

“Bước vào toà báo Sáng Tạo, tôi lấy làm lạ vì mỗi người đứng một góc phòng trước một bàn thờ nhỏ treo một bức ảnh bán thân. Họ làm đèn khấn vái rất thành kính và lễ luôn tay. Tôi đến sau lưng văn sĩ Mai Thảo, người chủ trương nhóm Sáng Tạo, anh cũng không hay biết. Lắng tai nghe, tôi nghe thấy anh khấn: ‘Trời ơi, người là một siêu phàm. Người là tất cả. Người ngự trị trên thế giới này. Ta kính phục người, trọng người vô vàn.’ Tò mò tôi nhìn lên bàn thờ thì chợt giật mình kinh hoàng vì lạ thay anh Mai Thảo đang lễ ảnh anh Mai Thảo. Qua thăm những bàn thờ khác thì đại loại thế cả.”

( trtích VHNN, bộ mới).

Dù chỉ là một bài viết phiếm, nhưng nó có một phần sự thực. Vì sau này, Nhóm Sáng Tạo đã ra hẳn một thứ tuyên ngôn để kết án thế hệ văn học tiền chiến, trong đó có nhóm TLVĐ. 

Phải nói thực với lòng mình là khi Sáng Tạo xuất hiện, số đông người trẻ tìm thấy nơi Sáng Tạo như một luồng gió mới thổi vào văn học nên đã hăm hở tìm đọc.
Họ đã đặt tất cả hy vọng vào Sáng Tạo. Họ đã hy vọng nhiều.

Nhưng sau này họ đã thất vọng cũng không ít.

Đọc Mai Thảo, thích thú với văn phong của ông như một thứ bút pháp lạ, rất riêng, rất khác người. Nhưng năm này tháng nọ, cũng vẫn một style ấy đến độ nhàm chán.

Người ta bỏ ông hay ông bỏ giới trẻ, nhất là kể từ thập niên 1970 trở đi?.
Dù biết rằng ở bình diện con người, giữa cá nhân với cá nhân. Có lẽ nhà văn Mai Thảo là một nhà văn được nhiều người trong giới làm văn học trân trọng và quý mến nhất. Sự ngưỡng mộ của một số nhà văn trẻ như thể ông là một kim chỉ nam cho văn học. Nhưng việc làm văn học chỉ có ý nghĩa khi nhà văn đứng chung trong một con thuyền, chia sẻ vận mệnh đất nước và những hệ luỵ của nó. 
Cho đến 1963. Đất nước có nhiều chuyển biến liên quan đến vận mệnh miền Nam. Những người viết trong nhóm Sáng Tạo hay một số nhà văn khác hầu như tắt tiếng. Truyện họ viết hầu như không có liên quan gì đến những suy nghĩ, băn khoăn của giới trẻ, của thời cuộc, của tình hình đất nước mỗi ngày mỗi trở thành bi kịch. 

Văn học nay đã đổi mầu. Không còn mầu hồng hy vọng nữa. Văn học là bi kịch có suy nghĩ, có dấn thân, có nhập cuộc, có máu đổ, có bị thương, có xác người gục ngã. Không còn là thứ văn nghệ khai phá, phản kháng, hủy diệt, tìm tòi, lên đường nữa. 

Cạnh đó, để thỏa mãn nhu cầu đọc như thuốc ngủ qua đêm nổi bật lên thứ văn chương dịch thuật chiếm lĩnh 80% thị phần sách vở xuất bản ở miền Nam. 

Truyện dịch tình cảm Quỳnh Dao, truyện Bà Tùng Long, truyện chưởng Kim Dung, truyện dài Bố Già Mafia, truyện Thiền và đủ thứ tiểu thuyết từ truyện viết feuilleton trên báo hàng ngày.

Điều đó nói lên điều gì?

Đôi dòng kết luận

Nhìn lại ba thế hệ Văn học chữ quốc ngữ, thế hệ Nam phong, Phạm Quỳnh là thầy dậy của cả một thế hệ văn học. Thế hệ Văn Học TLVĐ nêu cao vai trò quan trọng của truyền thông qua báo chí. Dừng lại ở thời kỳ đó thì TLVĐ đóng góp lớn nhất, khởi sắc nhất với rất nhiều cuộc tranh luận văn học như tranh luận về: Vụ án cũ và mới mà Phong Hóa coi như tôn chỉ, đường lối của tờ báo. Vụ án báo chí giữa Nam Phong và Phong Hoá rồi giữa nhóm Phong Hoá và nhóm Mác xít. Rồi Phong trào Thơ mới, thơ cũ.

Về vai trò của báo Phong Hóa đối với báo chí, nhiều người nay đã ít lưu tâm vì tài liệu về báo chí nay không dễ tìm để đọc.
Về ảnh hưởng của TLVĐ đối với văn học qua truyện ngắn, truyện dài thì đóng góp của TLVĐ là đưa truyện ngắn, truyện dài đến trình độ nghệ thuật, Và có thể nói đến một thứ văn học thế hệ 1932-1945 là thế hệ của tiểu thuyết.

Sau 1954, Các nhà văn trong nhóm Sáng Tạo đã thừa hưởng tất cả di sản tinh thần đó và đã tạo được một nguồn hứng khởi, một không khí sáng tác làm văn học, một bầu khí cởi mở, tự do sáng tác, tự do đọc mặc dầu có chế độ kiểm duyệt. Cứ nghĩ như thế thì đã đủ và tuyệt vời khi so sánh với số phận các nhà văn miền Bắc. Họ thiếu tất cả. Họ không có tất cả.

Văn học miền Nam, người miền Nam không thể không hãnh diện về điều đó.
Nhóm Sáng tạo đã tạo ra nguồn hứng khởi, nguồn hy vọng... Nhưng con đường mà nhóm này vạch ra thì họ đã chưa đi tới được.

Có thể nói lý thuyết nhiều hơn là làm. Tôi tìm đọc những lý thuyết gia của nhóm như Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế. Đóng góp không nhiều. Cố lắm thì tìm được một truyện ngắn: Dòng sông xanh (1956) của Nguyễn Sỹ Tế trong tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất do Nguyễn Đông Ngạc thực hiện.

Tôi không chia sẻ được với tác giả trong những đối thoại gần như thể khó mà theo dõi. Chẳng hạn như:

Imre, đồng chí có sao không? Phía này. Không phía này. Ngực tôi tức thở. Chân tôi rướm máu.. Nhưng chúng đâu rồi. Thận trọng kẻo chúng nhận ra. Đi về phía cầu. Quân ta canh giữ. Chúng ta chẳng dại gì…


Những câu đối thoại đứt đoạn đó quả thật là khó cho một người muốn đọc.

Sau này, ở tù Cộng Sản ra, ông Nguyễn Sỹ Tế có xuất bản một tập thơ. Rất tiếc tôi chỉ mượn được từ nhà văn Phan Lạc Tiếp bản đã dịch ra tiếng Pháp: Chants d'YA. Tôi nghĩ đây mới là con người thật của ông với một tấm lòng, với những lời nhắn gửi cho vợ, cho con trai, con gái, cho một học trò, cho dân tộc, cho đất nước. 

Riêng ông Trần Thanh Hiệp, vào tháng 10 năm 1966, được biết ông có xuất bản một tập thơ Vào Đời với bài tựa của Thanh tâm Tuyền. Và đồng thời cũng xuất tập truyện Ngày Cũ. Rất tiếc cả hai tác phẩm này tôi cũng không có may mắn được đọc.

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền là một tài năng khác thường không dễ để được đời hiểu, để được đời chấp nhận. Ông sống giữa hai lằn đạn của người đọc là sự nghi ngờ và lòng cảm phục.

Ngay cả những người có khiếu phê bình Văn học như Lê Huy Oanh cho biết lúc đầu ông muốn vứt tập thơ Tôi không còn cô độc nhưng rồi sau đó lại mê thích trước đó tôi đã quẳng tập thơ qua cửa sổ, rồi lại nhặt lên, trân trối nhìn nó một hồi lâu trước khi từ từ, rất từ từ ấp nó vào ngực.

Như thế thì phải nhìn nhận rằng thơ Thanh tâm Tuyền có một điều gì đó vượt cảnh giới đời thường mà tôi không hiểu được.

Võ Kỳ Điền, một người học trò của ông cũng nhìn nhận: Thơ thì không phải thơ thường, văn không phải văn thường, không được phổ biến rộng rãi, độc giả phải thuộc giới kén chọn.

Như thế có nghĩa là Nhà thơ chọn người đọc chứ không phải người đọc chọn nhà thơ. Có lẽ tôi là người không được cái ân sủng được chọn đọc. Cũng đành. 
Nhưng tôi vẫn nghĩ có những sự xưng tụng không chứng minh được như trong bài viết của Đặng Tiến:

Góp phần tạo nên một khúc quanh cho văn học Việt Nam nói chung sau nửa thế kỷ 20, Tập Nỗi buồn trong thơ hôm nay là một văn kiện cơ bản trong lý luận về thơ.

Và một câu kết luận khá nặng ký của Đặng Tiến về truyện Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền:

“Trong Bếp Lửa, sáng tác năm 20 tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã hạ một câu kết để đời, khi hiu hắt, khi ngời sáng, trong tâm thức thế hệ chúng tôi Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng. Đời người vô cùng rồi cũng đến vậy thôi. Vô cùng Thanh Tâm Tuyền. Thanh. Tâm. Tuyền.



Thanh Tâm Tuyền có thể là một nhà thơ tài giỏi. Tôi kính nể và tôn trọng những người yêu mến thơ ông, vì thơ vẫn là cõi riêng.

Nhưng một câu kết trong một cuốn truyện rất bình thường trở thành câu kết để đời trong tâm thức người trẻ, lúc hiu hắt, lúc sáng ngời như thế thì... 

Hạnh phúc thay cho Đặng Tiến. Bởi vì tôi không chia sẻ hết được những niềm vui, niềm hạnh phúc giữa hai nhà thơ khi đọc nhau.

Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam chỉ được dùng để có cái nhìn đối chiếu với những thế hệ văn học trước. Chúng tôi hẹn sẽ có bài viết về thế hệ văn học 1955-1975 ở miền Nam với trên đưới 500 nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ nhằm trình bày tính cách đa dạng, phong phú, tự do trong sáng tác của văn học trong giai đoạn này mà ít hay nhiều cũng là niềm hãnh diện chung của những người đã được may mắn sống trên mảnh đất ấy.

 

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
15 Tháng Sáu 201710:04 CH(Xem: 18069)
Tiếc vì lúc ấy ta là hạt bụi Nên núi đồi xưa chỉ thấy qua hình Tiếc vì bây giờ rừng dần tàn lụi Suối nhớ nguồn nên cúi mặt làm thinh.
15 Tháng Sáu 20171:09 SA(Xem: 25358)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mùa Hoa Phượng Vĩ & Những Con Đường Có Hàng Phượng Tím" (Thanh Tuyền & Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 201712:40 CH(Xem: 20672)
Về một thuở đi trong mưa tháng sáu Chiếc dù che chung chợt ngắn đường về Xòe tay ra đón mưa trên vai áo Giờ tháng sáu xa,xa ngút não nề.
04 Tháng Sáu 201712:38 CH(Xem: 19971)
Hè về bên này không có tiếng ve. Cũng không có phượng hồng rực rỡ Chỉ có trong tôi một niềm nhung nhớ. Hè của ngày xưa, một thuở ngây thơ
04 Tháng Sáu 201712:29 CH(Xem: 22853)
Người về ... Đà lạt nhượm tơ sầu ! Đêm buồn ... sương tỏa suốt canh thâu ! Thông buồn ... rũ lá không reo nữa ! Tiễn Nàng về ... tận mãi đâu đâu ...!
04 Tháng Sáu 20174:47 SA(Xem: 20735)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC THÁNG SÁU-- Ngô Thụy Miên- Kim Anh hát CHIỀU MƯA CÔNG VIÊN --Y Vân - Mỹ Thể hát Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20174:44 SA(Xem: 19930)
Các Anh Hùng đã quên mình, Bỏ thân vì nước, an bình cho dân. Mỗi năm dần cuối mùa Xuân, Hàng hàng lớp lớp dân quân cùng về.
04 Tháng Sáu 20174:32 SA(Xem: 20434)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
03 Tháng Sáu 20176:50 SA(Xem: 18218)
Người rằng: Lão giã an chi Lời xưa, sách cũ đã ghi rõ ràng Hỏi sao trong cõi trần gian Lão nô lại phải rộn ràng thế kia
02 Tháng Sáu 20173:17 CH(Xem: 22242)
Chim Ô Thước đã bắt cầu rất sơm Và mưa ngâu cũng lãng đãng quay về Sao người còn ở mãi chốn sơn khê Cho thương nhớ rơi đầy cầu hẹn ước
28 Tháng Năm 20171:39 SA(Xem: 13145)
Tuổi đời của chúng ta khá cao, thời gian còn lại thật quá ngắn. Tôi mong được gặp các Bạn cùng vui, cùng cười càng nhiều lần càng tốt.
27 Tháng Năm 20174:55 SA(Xem: 16691)
Chỉ với năm chữ rất đơn giản và bình dị“Mần thơ là mần thinh,” “cái-không-lời” và “cái-không-nói” đã về “an trú” ngay trong ngôn ngữ “câm” nhưng lại rất thâm hậu,
26 Tháng Năm 201710:52 CH(Xem: 25775)
Chiều nay ướt áo trời mưa Mà người thuở ấy vẫn chưa thấy về Giáo đường say giấc ngủ mê Bốn mươi năm chẵn bộn bề dấu chân
26 Tháng Năm 201710:42 CH(Xem: 22068)
Đêm tỉnh giấc sao tâm mình bận rộn Trời về khuya yên ắng thật lạ thường Người thực nằm kia, tiếng ngáy thật ồn Mộng và thực. Cũng đều là tạm bợ...
26 Tháng Năm 20171:27 CH(Xem: 18822)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: GIẤC NGỦ TRÊN ĐỒI XANH - Nhạc Trần thiện Thanh - Tứ Ca Nhật Trường trình bày CHUYỆN MỘT ĐÊM - Nhạc Anh Bằng - Tiếng hát Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
26 Tháng Năm 20174:03 SA(Xem: 24960)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN THA PHƯƠNG - Nhạc: Lsmt- Hoà âm Võ Công Diên - Ca sĩ : Quốc Duy trình bàY Duy Quang thực hiện Slide show
25 Tháng Năm 20171:54 CH(Xem: 26225)
Nhớ ngày tháng cũ tuổi thơ, Em mang áo trắng mộng mơ tới trường. Áo bay đi khắp phố phường, Em như tiên nữ thiên đường xuống đây.
25 Tháng Năm 20171:45 CH(Xem: 21433)
Tuổi hoa ươm mộng vườn hồng Ta về tìm lại ngược dòng thời gian Mỗi năm ba tháng hè sang Ve kêu rời rã điệu đàn chia tay...
25 Tháng Năm 20171:19 CH(Xem: 19913)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
21 Tháng Năm 201710:55 CH(Xem: 19981)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung - Hồng Vân diễn ngâm - Duy Quang thực hiện Youtube
21 Tháng Năm 20176:55 SA(Xem: 38301)
Mẹ lo tất cả vì con, Trời cao biển rộng, Mẹ còn lớn hơn. Cha làm chẳng đợi trả ơn, Công Cha như núi Thái Sơn cao vời.
21 Tháng Năm 20172:35 SA(Xem: 16397)
Đó là lý do nhóm bạn Bê Ba bất chợt mời thầy cô café điểm tâm cuối tuần. Khi tuổi đời học trò càng cao, thì cơ hội gặp gỡ thầy cô giáo cũ càng ít lại dần
21 Tháng Năm 20172:34 SA(Xem: 15947)
Hôm nay tôi vui lắm. Niềm vui của một cô giáo già có học trò cũ đến thăm. Một cuộc họp mặt bất ngờ, kỷ niệm 50 tình nghĩa.
21 Tháng Năm 201712:34 SA(Xem: 20094)
Nghe tin em về Biên Hòa Vội leo hái bưởi làm quà tặng em Kiến vàng đặc nghẹt, bu đen Cắn răng chịu trận, một phen hú hồn
21 Tháng Năm 201712:28 SA(Xem: 15479)
Một buổi gặp gỡ bạn bè trong niềm vui khôn tả. Những người bạn thất 3, thất 4 của khóa 8 NQ gặp gỡ cùng bạn Thọ, Thọ Huỳnh Hiệp,
21 Tháng Năm 201712:20 SA(Xem: 21732)
Lặng lẽ một mình ở nơi đây , Xuân về trăm hoa chen chúc đầy . Cớ sao đơn lẻ thân chiếc bóng ? Bỗng dưng khơi nguồn, nỗi buồn lây!
20 Tháng Năm 20177:30 SA(Xem: 20065)
Chói chang nắng rát da người Thèm nghe tiếng suối xa xôi chảy về Thèm hàng cây bóng mát che Nghiêng nghiêng vành nón em khoe nụ cười
20 Tháng Năm 20177:20 SA(Xem: 23804)
Thời gian cái chớp mắt nhanh Quanh đi quẩn lại soi nhành hoa mơ Tương lai nào có đợi chờ Chừng như gió thoảng bến bờ khơi xa.
20 Tháng Năm 20177:03 SA(Xem: 18675)
Trời tháng Năm, trăng rằm sáng tỏ Mây bâng khuâng, gọi gió đưa về Đêm chập chùng, sao khuya lẻ bạn Ngập ngừng đây dấu ấn thời gian
20 Tháng Năm 20176:53 SA(Xem: 9725)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
14 Tháng Năm 20171:18 SA(Xem: 18367)
Tôi để lại món tiền này, vì tôi đã nhận món qùa khác, một món quà vô giá từ ông bà Minh Vũ và Minh Tâm. Đó là lòng tử tế, bao dung.”
14 Tháng Năm 20171:08 SA(Xem: 9492)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ GIAN NAN - Nhạc: Thành An - Tác giả trình bày Duy Quang thực hiện PPS
14 Tháng Năm 201712:21 SA(Xem: 20799)
Buổi học tàn áo trắng em về qua phố Anh ngẩn ngơ nhìn em vội bước chân mau Đường chiều giăng mây tím se mong đợi
13 Tháng Năm 20176:34 SA(Xem: 15811)
Và những cánh hoa tulip phương xa, đã là làn gió mát xoa dịu tâm hồn người nhận, tựa cơn mưa rào tưới mát mùa hè bão lửa quê xưa.
13 Tháng Năm 201712:24 SA(Xem: 20472)
Hoa rơi rồi ... cây buồn xác xơ! Còn ai để ngóng ...để mong chờ ! Chỉ thấy trăng sầu chênh chếch bóng, Lặng lẽ soi mình, đứng chơ vơ .
11 Tháng Năm 201710:28 CH(Xem: 19263)
Đem chút sương mai đặt vào hoa cỏ Sợ nắng tháng 5 làm lá héo vàng Thương cỏ non xanh xinh xinh bé nhỏ Phải ngỡ ngàng trong nắng hạ chang chang.
11 Tháng Năm 201710:23 CH(Xem: 16802)
Hãy thương mẹ lúc này đây Nuôi con khôn lớn thân gầy gió sương Nói lời trìu mến ngọt đường Để lòng mẹ ấm niềm thương con dìu
11 Tháng Năm 20171:11 CH(Xem: 17758)
Mừng Ngày Từ Mẫu Mẹ ơi!! Câu thơ con viết tỏ lời tạ ơn Bao chừ sông cạn núi mòn Còn nghe máu đỏ tim son căng phồng...
11 Tháng Năm 201712:48 CH(Xem: 20878)
Đêm nay, vằng vặc sao khuya Vầng trăng đâu vắng, mây che lưng trời Bên hiên lặng ngắm sao rơi Lòng con nhớ Mẹ phương trời xa xăm
11 Tháng Năm 201712:34 CH(Xem: 19728)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
06 Tháng Năm 201711:29 CH(Xem: 15339)
Bây giờ có lẽ em là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Em đã cho tôi nhiều quá. Hy sinh cho gia đình tôi nhiều quá để tôi có được cuộc sống yên vui như bây giờ.
06 Tháng Năm 201712:28 CH(Xem: 18124)
Có ai đo được biển đông Có ai đo được tấm lòng Mẹ yêu Vì con Mẹ khổ trăm điều Vì con lặn lội sớm chiều, nuôi con
06 Tháng Năm 20175:58 SA(Xem: 10102)
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.
06 Tháng Năm 20173:52 SA(Xem: 17408)
Đã mấy mươi năm dài lưu lạc, anh em mình vẫn choàng tay trái sát cánh bên nhau “Rời xa nhau nhớ lâu nhé, tình anh em chớ quên nhé!
06 Tháng Năm 201712:46 SA(Xem: 17640)
tiếng oa oa nhỏ. nhẹ. êm dần... từ lúc nào. Bà đã được nghe tiếng oa oa. Em buổi sáng, còn nguyên. thành phố mới good morning, Em!
05 Tháng Năm 201711:50 SA(Xem: 17586)
Áo trắng bay như mây trời phiêu lãng Hơn nửa đời người vẫn nhớ không quên Tay tìm tay trong dấu yêu bè bạn Mắt chan hòa trăm thương nhớ triền miên.
05 Tháng Năm 201711:46 SA(Xem: 18850)
Cám ơn đời sớm nay khi tỉnh thức Nghe tiếng chim líu ríu hót trên cành Tiếng chim hót như một lời chúc phúc Tôi vội cầm với hi vọng mong manh
05 Tháng Năm 201711:29 SA(Xem: 17562)
Tháng Năm đến, tháng Năm mừng Lễ Mẹ Con ngậm ngùi, thắp lên nén hương trầm Bên ảnh Mẹ, con lặng lẽ trầm ngâm Gọi Mẹ ơi! Qua khói nhang nghi ngút
04 Tháng Năm 20178:31 CH(Xem: 20590)
Ngậm ngùi, thương tiếc, nhớ nhung Một năm qua, đã nghìn trùng biệt ly Hôm nay, khấn nguyện em về Giáp năm, ngày giỗ đầm đìa giọt châu
04 Tháng Năm 201712:58 CH(Xem: 17486)
Cầm tay đưa tiễn tháng tư Tháng năm về đến gầm gừ mưa dông Hạ qua nắng lửa phiêu bồng Lung linh mây gió đợi trông mưa mùa.
04 Tháng Năm 201712:48 CH(Xem: 8252)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
30 Tháng Tư 201712:40 SA(Xem: 19371)
hỡi dòng sông tự bao giờ đã ngập tràn nước mắt. nói gì. với gia đình anh tôi không nhớ rõ làm sao. tôi qua được chuyến đò anh đi rồi sông buồn. giữ lại. bóng hình anh...
29 Tháng Tư 20171:06 SA(Xem: 9092)
Tháng Tư thắp nén hương lòng. Kính dâng lên những anh hùng Việt Nam "Sống vi tướng, tử vi thần" Gương anh linh đó sáng ngần sử xanh
29 Tháng Tư 201712:05 SA(Xem: 14224)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp"-Nguyễn Văn Đông; Phương Vũ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Tư 201712:07 CH(Xem: 16307)
Có những lần về, ngã tư xa lộ... Đường Hàng Xanh vào... ôi, đẹp quê hương, Em bé nhởn nhơ... cắp sách đến trường... Thiên hạ đó... có vương gì sầu hận.
28 Tháng Tư 201712:01 CH(Xem: 16726)
Tháng tư người đi, người ở lại Đường chông chênh, đường trắc trở sầu Quay lại nhìn nhau buồn tê tái Mưa ngập trời nghiêng giọt thương đau.
28 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 17552)
Cầm tay gọi gió tháng tư Lô xô nắng nhớ theo từ tháng ba Dấu thân trong ngọn tháp ngà Che tay cúi mặt mưa sa gọi về.
28 Tháng Tư 201711:46 SA(Xem: 17568)
Đậu trên vai cho quên hết ngỡ ngàng Ơi giọt nắng tháng tư giữa Sài Gòn thứ bảy Bước tiếp đi gởi nỗi sầu ở lại Phố vắng thưa người Ta trĩu nặng nỗi niềm riêng…
28 Tháng Tư 201712:11 SA(Xem: 16555)
Lần đầu tiên trong đời tui biết trên thế gian này nhân loại không phải chỉ có Nam và Nữ là cái hôm đi coi cine ở rạp hát Vĩnh Lợi Sài Gòn.
26 Tháng Tư 20172:21 CH(Xem: 17874)
Ngày toàn dân Việt ấm no, Nhân quyền dân chủ dành cho mọi người. Việt Nam đất nước rạng ngời, Mừng Xuân chiến thắng như thời Quang Trung.
26 Tháng Tư 20171:42 CH(Xem: 17092)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
22 Tháng Tư 201711:52 CH(Xem: 15720)
Tháng Tư năm nay, Cô Hạnh Nhân đã ra đi, nhưng công việc quyên góp trợ giúp Thưởng Binh - Quả phụ chắc chắn sẽ còn được tiếp tục.
22 Tháng Tư 201710:06 SA(Xem: 17598)
Có một vì sao đã rơi sáng nay Trong bệnh viện Cali : Fountain Valley Đôi mắt hiền từ bình yên khép lại Đẹp tuổi chín mươi tóc trắng như mây.
22 Tháng Tư 20179:58 SA(Xem: 25373)
Nhưng tấm lòng trân trọng Thầy xưa – Trường xưa và Hướng Đạo xưa, vẫn là chất liệu ngọt ngào gắn kết tình thân anh em Thiên Mã đến tận bây giờ,
22 Tháng Tư 201712:34 SA(Xem: 16606)
Tháng tư về, nỗi buồn thêm chất ngất. Tưởng hòa binh, Nam Bắc kết một nhà. Nhưng ngờ đâu lại xáo thịt nồi da Giết người Việt để lập công Tàu Cộng.
21 Tháng Tư 201712:26 CH(Xem: 16005)
Mặc dù năm tháng trôi qua, Bốn tư năm vẫn thiết tha ngày về. Năm đầu cuộc sống lê thê, Miệt mài tiến bước không nề gian nguy.
21 Tháng Tư 201711:53 SA(Xem: 16171)
Tháng tư nắng đổ quắt quay Dấu hờn binh lửa đất cày đạn bom Quê em chẳng kém gì hơn Ra đi từ độ đất còn bỏ hoang.
21 Tháng Tư 201711:23 SA(Xem: 16706)
Trong quân ngũ tôi gọi bà bằng chị, Trong đời thường bà đáng tuổi mẹ tôi. Từ thanh xuân cho đến cuối cuộc đời, Chị phụng sự cho quê hương dân tộc.
21 Tháng Tư 201711:09 SA(Xem: 17158)
Sáng nay, ngồi ngắm giọt mưa rơi Mưa tháng Tư rã rời, buồn lắm! Buồn như ngày tang thương đất nước Nỗi buồn này, muôn thuở khó nguôi!
20 Tháng Tư 201712:14 CH(Xem: 17138)
Mặc dù năm tháng trôi qua, Bốn tư năm vẫn thiết tha ngày về. Năm đầu cuộc sống lê thê, Miệt mài tiến bước không nề gian nguy.
20 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 18746)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
16 Tháng Tư 201711:33 SA(Xem: 18543)
Thì cũng dựa vào nhau từng trí nhớ Bụi chiến hào xưa quanh quẩn trong tâm Đêm hỏa châu giở từng trang quân sử Có trang nào còn dấu bước chân anh?
16 Tháng Tư 201711:25 SA(Xem: 16705)
Nó biết bố nó nặng lòng với quê hương, đất nước. Nặng lòng với quân đội, một quân đội ngoan cường mà phải bị bức tử, chết yểu.
16 Tháng Tư 20171:23 SA(Xem: 15203)
Thú thật tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình. Tôi sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam.
15 Tháng Tư 20172:06 SA(Xem: 17078)
cám ơn Thượng Đế tặng quê tôi đóa hoa Huệ Trắng đẹp tuyệt vời ngây thơ, e ấp xuân hàm tiếu rạng rỡ,mặn mà hạ thắm tươi thoảng bay trong gió mùi bông bưởi
15 Tháng Tư 20171:23 SA(Xem: 16443)
Tháng Tư ngày xưa, đất nước mình tao loạn, Những chia lìa, tang tóc với phân ly. Tháng Tư ngày nay, lại trên một chuyến đi, Máu lại chảy, đau lòng người dân Việt.
15 Tháng Tư 201712:31 SA(Xem: 16557)
-"Vâng - bao giờ ra trường về phép, Anh xuống thăm Em, viếng Kiến Hòa. Thăm cảnh ngày xưa ... giờ đã mấ! Để buồn nhớ lại ... thuở chia xa ..."
14 Tháng Tư 201712:22 CH(Xem: 16594)
Cuộc đời là những thương đau Có nghe bản ngã ba đào cuộn dâng Bao giờ trả dứt nợ trần Giang tay cảm nhận đất gần trời xa...
14 Tháng Tư 201711:57 SA(Xem: 17408)
Tháng Tư về, trong bàng hoàng nỗi nhớ Mang nỗi buồn đau xót tận đáy tim Bốn mươi hai năm, thoáng quanh đâu đó Mà quê hương vẫn mờ mịt tối tăm
13 Tháng Tư 20171:12 CH(Xem: 17713)
Bạn xưa trường cũ tình sâu, Xa xăm cách trở bao lâu im lìm. Bóng hình ghi dấu trong tim, Mong ngày gặp lại niềm tin đá vàng.
13 Tháng Tư 20171:03 CH(Xem: 17709)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
08 Tháng Tư 20178:12 SA(Xem: 18488)
Anh đi xa mang nửa vầng trăng hẹn Bỏ lại quê mảnh trăng khuyết đợi chờ Biết bao giờ anh đem vầng trăng nhớ Về cho tôi để trang trải vào thơ.??
08 Tháng Tư 20171:03 SA(Xem: 22386)
có một người yêu mùa xuân. yêu quá chờ mùa Xuân. hoa xuyên tuyết cựa mình** mùa lễ Phục Sinh hay viết bài thơ nhỏ kể về một đoạn đời trong sáng. rất xa... xưa…
08 Tháng Tư 201712:55 SA(Xem: 17174)
"Cám ơn mình! "- Anh nhủ Người vợ lính thủy chung. Bao mưa gió bão bùng. Vẫn cùng anh song bước. Đường đời không biết trước. Ngõ ngoặc sẽ ra sao.
08 Tháng Tư 201712:53 SA(Xem: 17899)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀI THƠ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên - Mỹ Thể trình bày MÙA HOA ANH ĐÀO - Nhạc Thanh Sơn - Ngọc Lan trình bày
08 Tháng Tư 201712:52 SA(Xem: 19269)
Giá mà biết chắc chưa chồng Mặc sâu kệ lá... bỏ công tìm nàng. Hoa hồng thêm chút nắng vàng, Thấy con bướm lượn tìm đàng xà nhanh
08 Tháng Tư 201712:10 SA(Xem: 17578)
Nếu có dịp ghé qua Bến Gỗ, ăn một dĩa thịt chuột nướng sả ớt, hay thịt chuột quay lu, lai rai với xị đế ngon nổi tiếng của lò rượu ông Năm Mạnh mới cất,
07 Tháng Tư 201711:41 CH(Xem: 17611)
Chiều buông nắng rũ pha màu, Nhớ Người, thương Nước, hồn đau hơn lòng . Đau xót đó ... chất chồng năm tháng , Lạnh lùng thôi ... Ngao ngán riêng tôi: "Người thương nay đã chết rồi
07 Tháng Tư 201712:07 CH(Xem: 18605)
Thời gian thấm thoát qua mau, Bảy mươi, tám chục trước sau cũng già. Yêu người tình nghĩa thiết tha, Trời cao ban phát cho Ta trẻ dài. Quên đi dĩ vãng u hoài, Yêu đời mà sống miệt mài tu thân.
07 Tháng Tư 20178:04 SA(Xem: 16598)
Bây giờ gãy kiếm bên trời Nhớ thương bè bạn một thời kiếm đao Tháng tư gửi lại câu chào Bạn nằm yên nghĩ rồi vào thiên thai...
07 Tháng Tư 20177:56 SA(Xem: 16563)
Con vào thăm ngoại Thanh minh Bằng lăng nở rộ lung linh ven đường Trời còn che phủ màn sương Mây giăng lãng đãng nhớ thương ngập tràn
07 Tháng Tư 201712:48 SA(Xem: 8773)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
02 Tháng Tư 201712:35 SA(Xem: 16576)
Quê hương thời thanh bình vào cuối thập niên 50 của ông Bình Nguyên Lộc giờ đây có còn mấy cậu công tử Quờn quê mùa một cách đáng yêu?
01 Tháng Tư 201711:33 CH(Xem: 16317)
Khi mây nhẹ nhàng bay ngang trường cũ Ngô Quyền một thời đầy ấp thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường.
01 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 16138)
(Viết theo một chuyện tình có thật trong thời chiến tranh Việt Nam, tên tuổi đã được sửa đổi theo lời yêu cầu của các nhân vật trong chuyện)
01 Tháng Tư 20179:44 SA(Xem: 17125)
Người đi lặng lẽ bờ sông vắng Ta nhấp ngậm ngùi chén rượu cay Tuyết ngập đồi hoang bao nỗi nhớ Men tràn gió lạnh mấy lần say?
01 Tháng Tư 20173:32 SA(Xem: 16950)
Chiều Xuân "Tảo Mộ" nghĩa trang, Nghe chuông chùa đổ ngân vang đêm về. Lòng thương nhớ Mẹ tái tê, Lập lòe đom đóm hồn về nơi đâu?
01 Tháng Tư 20172:06 SA(Xem: 15569)
Như đi trên triền dốc Nỗi nhớ mệt ứ hơi. Thở không được nữa rồi. Tâm hồn đầy mõi mệt. Nỗi nhớ như ly biệt, Kéo dâng tràn mênh mông.
01 Tháng Tư 20171:17 SA(Xem: 18434)
Cầu tre qua xóm nhỏ Hoàng hôn lạc nẻo tìm Tháng tư người cất giữ Nên tình còn trong tim
01 Tháng Tư 20171:15 SA(Xem: 17350)
Tháng tư mưa gió rập rình Ngồi trông mưa đổ lặng thinh cúi đầu Buồn nghe ngày tháng qua mau Bốn hai năm đã đi vào lãng quên...