Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)

23 Tháng Ba 201810:04 CH(Xem: 8753)
GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)
Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)

Để xác định rõ vị trí của TLVĐ khi tiếp nối thế hệ Nam Phong, điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?

B. Sự khác biệt hay đổi mới của Tự Lực Văn Đoàn so với Nam Phong 

1. Nam Phong Nghiêm chỉnh, khệnh khạng. Tự Lực Văn Đoàn vui tười diễu cợt. 

Sau thế hệ Đông Dương tạp chí rồi Nam Phong tạp chí, như có hiện tượng bùng nổ trong sinh hoạt báo chí. Nhiều báo trước sau lục tục ra đời như Phụ nữ Tân Văn, 1929. Phụ nữ thời đàm 1930. Lùi xa hơn nữa có Tiếng dân 1927, Hữu Thanh tạp chí 1921. Annam tạp chí 1926, Rạng Đông 1929, Nhựt Tân 1929, Khoa học tạp chí. 

Năm 1932, năm mà TLVĐ ra đời thì có một lô báo chí xuất hiện như Chớp bóng, Từ Bi âm, Văn Học tạp chí, Đông Thanh tạp chí, Đông Tây tuần báo và dĩ nhiên có Phong Hóa tuần báo. 

Đồng thời có sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ độc lập. Như Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và Nguyễn Tuân. 

Tóm lại trong bối cảnh sinh hoạt báo chí đông đảo và nhộn nhịp như thế thì Phong Hóa ra đời. Phong Hoá nổi lên như cồn đồng thời làm lu mờ các nhà văn độc lập ngoài nhóm TLVĐ khiến người ta có cảm tưởng, sự thành công của TLVĐ đã gián tiếp đẩy lui một số nhà văn tài năng vào hậu trường. Tôi nghĩ đó là một điều bất công.

Nhất là trường hợp Vũ Trọng Phụng.

Có thể nói, Phong Hoá kể từ số 11 ra đời mang bộ mặt mới cho sinh hoạt báo chí: Vui tươi, cười cợt, chế diễu, tiến bộ như lời quảng cáo:

- Một hoán cải lớn lao trong báo Phong Hóa
- Một sự lạ trong làng báo.
- Một cái mới...
- Bàn một cách vui vẻ về các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế.
- Nói rõ về hoạt động trong nước. Có 15 tranh vẽ, nhiều chuyện vui... cần thiết... hoạt động... vui vẻ. Ai cần xem báo, ai thích đọc báo nên đọc Phong Hoá.

Ông Nguyễn Vỹ trong một bài báo có nhắc lại kỷ niệm về tờ Phong Hoá, bộ mới số 11 như sau:

Ttrẻ con ôm báo Phong Hóa số 1 đi bán rong, rao inh ỏi khắp phố phường, thiên hạ tò mò, mua xem, bán báo chạy như tôm tươi. Lý do: báo Phong Hoá đăng giày những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục Phong hóa An nam. Công chúng bình dân, từ cô sen, cậu bồi đến lớp các học sinh nam nữ đến công tư chức đều rũ ra cười khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nhìn những bức hình vẽ rất tức cười, chế nhạo nào ông Lý Đình Dù ở nhà quê ra tỉnh. Ông giáo sư Lê Công Đắc bị chế diễu là con gà ba chân.. ôÂng luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ Khoa học Nguyễn Công Tiễu chữa bênh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh, bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố gọi là ông búi tó, ông Nguyễn Tiến Lãng gọi là con ve sầu.. Nguyễn Tường Tam đã thành công với tiếng cười kích động.. Báo Phong Hóa vượt lên một số lượng phát hành vô địch. Và ông cũng nổi tiếng từ đó

 

Báo Phong Hóa nổi bật hơn Nam Phong bắt đầu từ những tiếng cười này. Lần đầu tiên, dân chúng ham đọc báo trước tiên là để được cười. 

Phong Hóa đánh dấu một giai đoạn mới trong làng báo Việt Nam thời 1932. Cụ Huỳnh văn Thái, một sinh viên trường Cao Đẳng Công Chánh Hà Nội kể lại thời đó, người ta đua nhau đọc báo Phong Hóa và truyện dài Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng.

Nói gì thì nói, sau này cảnh đó không bao giờ còn tái diễn.

Đó cũng là sự đổi mới thật. Đổi mới toàn diện. Trước, Nam Phong tạp chí chỉ có mình Phạm Quỳnh là tinh thần, là linh hồn tờ báo. Nay là cả một nhóm. Trước quan liêu khệnh khạng, trưởng giả, quan trường, trí thức thì nay bình dân đại chúng. Con sen đầy tớ cũng như sinh viên cũng đọc. Đó là sự cộng lại giữa báo Sài gòn Mới của bà Bút Trà với Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Hay sự cộng lại giữa Mai Thảo và bà Tùng Long sau 1975. Trước nghiêm nghị nay vui cười. Trước không có tranh vẽ, nay có 15 trang vẽ mỗi kỳ.

Và tầm nhắm của Phong Hoá khi ra đời là hạ bệ cho bằng được Nam Phong và thế hệ đàn anh với những cái thủ cựu, cái nghiêm chỉnh khệnh khạng của họ.

Thủ phạm của cái thủ cựu: Chính là nho học.

Chúng tôi muốn tiêu diệt đời cũ. Then chốt của nó là cái đạo Tống nho. và vì thế, chúng tôi muốn bài bác cái đạo không hợp thời ấy.

Nhóm TLVĐ đã khẳng định như thế.

Họ đã đưa tất cả những nhà văn cũ mới lên dàn phóng.

 

 

Nạn nhân đầu tiên là Nguyễn văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Ra đường hai câu thơ sau đây trở thành câu vè của người đường phố:

Nước Nam có hai người tài
Thứ nhứt sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh.


Sau đó lần lượt lên giàn phóng của Phong Hóa là Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Khắc Hiếu, Hy Tống, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Lê Văn Phúc. Lãng Nhân Phùng tất Đắc.

Và những người trẻ hơn cũng không thoát khỏi như Vũ Trọng Phụng, bà nữ thi sĩ Tương Phố. Bà Tương Phố là người nữ duy nhất, trẻ nhất viết cho Nam Phong nên cũng trở thành đối tượng cười cho nhóm Phong Hóa.

Phong Hóa đã đếm ra trong bài Giọt lệ thu của nữ sĩ đăng trong Nam Phong có đến 61 chữ vừa than ôi, vừa ôi, và lệ như sau:
29 chữ than ôi
18 chữ ôi
14 chữ lệ
Một bài độ 4 trang giấy mà có 61 chữ ôi thì đáng bi thương là phải. 
(Trích trong Thế hệ 1932 của Thanh Lãng).

Ngoài những nhà văn, nhà báo bị báo Phong Hoá lôi ra chế diễu, kể như tất cả các báo chí thời đó đều bị báo Phong Hóa lôi ra đả kích. Từ những tờ báo lâu đời như Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Annam tạp chí đến những tờ mới ra như Văn học tạp chí, Đông Thanh tạp chí cũng bị lôi ra làm thịt.

Tôi đếm dối cho TLVĐ thì thấy cả thẩy có 41 bài đả kích. Chẳng hạn Tiểu thuyết tuần san bị Nhất Linh chế diễu là con khỉ. Báo Loa bị làm thịt liên miên đến thậm tệ với bài của Tứ Ly viết Loa hay váy, báo Đông Phương cũng bị Nhất Linh chế diễu nhiều lần: Loài nhai lại.

Tôi chỉ có thể nói, chưa bao giờ thấy sinh hoạt báo chí trước hay hiện nay có một không khí “chửi”hăng, vui, thông minh đến như thế. Ngang ngửa với những cây viết phiếm thời trước 75 như Thương Sinh, Kha Trấn Ác Chu Tử, Hiếu Chân, Hà Thượng Nhân, Vip KK, ký giả Lô Răng, Sức Mấy, Kiều Phong, Hoàng Hải Thủy, Dê Húc Càn, Hư Trúc Nguyên Sa... Nhưng sự chế diễu của TLVĐ chỉ vui mà không độc ác. Có thể nói làng báo sau 1954 là sự tiếp nối truyền thống báo trào phúng của TLVĐ còn sót lại, nhưng sống sượng, tai quái, hơn TLVĐ rất nhiều. 

Hầu hết các tác giả chính trong TLVĐ từ Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mở, Thế Lữ đều dùng vũ khí trào phúng để chế diễu các báo khác. Mục đích chế diễu của nhóm TLVĐ dù vui thì cũng gián tiếp nhằm hạ uy tín các nhà văn ngoài nhóm cũng như các báo khác vì chỉ nhắm vào những góc cạnh xấu, đời tư nhiều hơn là nhằm vào khía cạnh văn hóa, nghệ thuật.

Cung cách chế diễu đó cho người ta có cảm tưởng nhóm TLVĐ tỏ ra khinh thường tất cả những báo khác cũng như các tác giả khác.

Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với giai đoạn thế hệ văn học Phạm Quỳnh. Thời kỳ ấy, cũng có một vài cuộc tranh luận nổ ra, nhưng vẫn ở trong vòng tương kính lẫn nhau như các cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Phan Khôi, Lê Dư và Nguyễn Trọng Thuật.

Dĩ nhiên, để trả đũa TLVĐ, nhiều nhà văn đã lên tiếng như Nguyễn Công Hoan, Lê Tràng Kiều, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (vừa quá vãng) Vũ Trọng Phụng, Ích Hữu, Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng.

Đã có những bài báo phản hồi cũng nặng lắm như: Cái tin báo Loa chết đối với Phong Hóa là một tin mừng. Cái tranh ấy cũng buồn cười thật. Nhưng hơi mất dạy một chút. Giọng hèn nhát của báo Phong Hoá. Cái thói dèm pha của báo Phong Hoá...

Lời chế diễu, đả kích ném đi thì có thể vui. Nhưng hòn đất ném lại thì nặng nề và hằn học hơn nhiều.

2. Nam Phong chú trọng vào việc dịch thuật, biên khảo. TLVĐ chuyên chú vào việc sáng tác truyện ngắn và truyện dài.

Có thể coi đây là sự khác biệt lớn nhất từ Nam Phong đến TLVĐ. Sự khác biệt này cũng có thể hiểu và cắt nghĩa được. Ở thế hệ Nam Phong 1914-1932, quốc văn chưa được thịnh hành, kiến thức còn giới hạn. Các nhà học thuật thời đó không làm điều gì khác hơn là mượn vốn người làm vốn của mình bằng dịch thuật và biên khảo. Vì vậy phần trước tác không có bao nhiêu, trừ một vài cuốn ký sự như Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ, Pháp du hành trình nhật ký.

Trên tờ Nam Phong thấy xuất hiện nhiều áng văn dịch thuật thiên về triết học như Phương pháp luận của Descartes, Sách cách ngôn của Épitète, Đời đạo lý của Paul Carton, tuồng Le Cid cũng như tuồng Hòa Lạc (Horace) của Corneille. Hoặc dịch tư tưởng chính trị của Montesquieu, hoặc văn thơ của Victor Hugo, Paul Bourget... Bên cạnh đó là những bài khảo cứu về chính trị nước Pháp, về văn minh luận, về thế giới tiến bộ sử vv… Chẳng hạn khảo cứu về các học thuyết của J.J. Rousseau, của Voltaire. Ngoài ra còn có có các bài biên khảo về Phật giáo, về người quân tử trong triết học đạo Khổng, Văn chương trong lối hát Ả Đào v.v...

Những loại biên khảo và dịch thuật này chỉ dành cho một số độc giả hạn hẹp có một trình độ kiến thức tối thiếu để có thể đọc và hiểu được.

Ngược lại, TLVĐ chủ trương báo chí phải được phổ biến tới tay người dân bình thường nên nhẹ phần khảo cứu và nhấn mạnh vào phần sáng tác, truyện ngắn, truyện dài.

Nhất Linh, người chủ xướng của TLVĐ đóng góp trên 20 tác phẩm sau 40 năm hoạt động văn học. Có những tác phẩm mà đương thời được coi là thành công nhất của TLVĐ như Đoạn Tuyệt rồi Lạnh Lùng thì sau này chính Nhất Linh thú nhận với Nguyễn Vỹ như sau: Theo Nhất Linh thì những truyện ông viết trước đây đều dở. Nhưng tồi nhất là quyển Đoạn Tuyệt và Lạnh Lùng. Chỉ trừ cuốn Bướm Trắng sau này đọc lại ông còn thấy có giá trị. Khi chính tác giả tự đánh giá tác phẩm của mình thì nhận xét này phải được tôn trọng. Mà thực vậy, những tiểu thuyết này đều là những tiểu thuyết luận đề nên từ tình tiết đến ý tưởng đều phải chạy theo tư tưởng luận đề nên có phần giả tạo? Hơn thế nữa, những luận đề chỉ thích hợp cho từng thời kỳ, khi xã hội thay đổi thì các tiểu thuyết luận đề không còn thích hợp nữa. Xin xem thêm một bài viết ngắn của Thạch Lam: Quan niệm trong tiểu thuyết có đề cập đến loại tiểu thuyết luận đề.

Về điểm này, không chỉ Nhất Linh mà chính Khái Hưng cũng nhìn nhận như vậy. Theo Khái Hưng, những Roman à thèses chỉ có mục đích cải cách một vài tập tục xã hội Việt Nam hiện nay. Một ngày sau, những tập tục đó sẽ không còn trong xã hội tiến bộ hơn thì tiểu thuyết của tôi sẽ mất giá trị của nó.

Sau này, Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền trong buổi thảo luận: Nhìn về tiền chiến đã công kích các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng.

Theo Thanh Tâm Tuyền, sở dĩ độc giả ưa chuộng TLVĐ vì những tiểu thuyết ấy hợp thời trang: Những tác phẩm mà TLVĐ gọi là tiểu thuyết luận đề đã chứng tỏ sự nông cạn và hời hợt của những tác giả ấy. Chưa nói tới những luận đề mà nhóm TLVĐ chọn là những vấn đề rất thô sơ và hẹp hòi ở trong xã hội, tôi muốn công kích ngay cái loại mà người ta gọi là tiểu thuyết luận đề- kể cả những luận đề cao nhất- là một quan niệm ấu trí về tiểu thuyết. Bởi tính cách luận đề phản nghệ thuật...

Nặng quá. Bất công quá. Đi quá xa nữa. Thời ấy, xã hội ấy, làm sao có thể viết khác được?

Phần Nguyễn Sỹ Tế đặt vấn đề cần phân biệt cái sống (le vécu), cái nghĩ (le pensé) và sách vở... Tôi đã có dịp nói rằng nhiều tác giả ấy chưa sống, danh từ sống hiểu theo nghĩa sâu xa của nó. Và tôi cho rằng tác phẩm của họ chưa đạt tới cái nghĩ nữa. Cho nên mới gọi là sách vở, là hời hợt, là giả tạo.

Nhận xét trên của nhóm Sáng Tạo có phần cực đoan và lý thuyết, đòi hỏi vấn đề nguyên tắc nền tảng mà thực sự khó ai đạt được. 

Thử quay ngược lại hỏi chính các nhà văn thế hệ 54, ở thời điểm đó, họ đã có những công trình sáng tác gì? Vì thế, cũng đã có những tác giả thời đó đã không đông ý với nhóm Sáng Tạo. Nguyên Sa trong Hãy rời bỏ nền văn chương trú ẩn viết: “Có những tiếng không kỳ cục ấy, những phủ nhận phách lối như thế. Có những anh phủ nhận tất cả những người đi trước để ra cái điều ta đây mới lạ”.

Ngày hôm nay chúng ta lên đường thì người đàn anh chúng ta cũng đã lên đường. Và lên đường trước hay sau tthì cũng bắt đầu từ một lịch sử, lịch sử dòng văn học. Cho nên, người làm công tác văn nghệ hôm nay, không thể quên được những người hôm qua. Chúng ta đều phải bắt đâu lên đường từ một quá khứ. Khi nhằm phủ nhận, xóa bỏ một quá khứ thì không phải từ một phủ nhận mà chúng ta được chấp nhận. 

Trong nhóm TLVĐ, có trường hợp viết chung nhau một cuốn truyện. Thật cũng hiếm và không dễ. Có thể viết chung một tác phẩm nghiên cứu, nhưng truyện sáng tác thì không dễ. Vậy mà giữa Khái Hưng và Nhất Linh đã viết chung với nhau 3 cuốn: Anh Phải Sống, 1934, Gánh hàng Hoa, 1934 và Đời Mưa Gió, 1934. Theo sự thú nhận của Nhất Linh với nhà văn Nguyễn Vỹ, Khái Hưng đã giúp Nhất Linh trong việc sửa chữa lại tác phẩm của ông.

Khái Hưng viết ít hơn một chút, chỉ trên dưới 15 tác phẩm, nhưng đã gây được tiếng vang và truyện của ông có giá trị nghệ thuật hơn Nhất Linh. Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm đầu tay của ông cũng như của nhóm TLVĐ. Tác phẩm này được người đương thời đón nhận nồng nhiệt cũng như tác phẩm kế tiếp của ông là Nửa chừng xuân. Từ những tác phẩm mang nặng tính chất tình cảm lãng mạn, ông chuyển dần sang khuynh hướng xã hội tình cảm như Thoát Ly, Thừa Tự, v.v…

Kể từ những sách dịch của Nguyễn văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh, chữ quốc ngữ như được mở đường. Tuy nhiên để cho thứ chữ ấy trở thành trong sáng, trôi chảy, diễn đạt tự nhiên được hết tình, hết ý và có một chỗ đứng vững vàng trong dòng Văn Học Việt Nam thì phải chờ đến TLVĐ.

Nhóm Nam Phong chú trọng vào dịch thuật, TLVĐ vào sáng tác. Đó là cả một đọan đường đầy hứng khởi và hy vọng của dòng văn học chữ quốc ngữ. 

Sang đến thế hệ văn học 1954 trở đi, nó đã chau chuốt, bóng bảy, diễn tả về tâm lý, triết lý con người một cách ma thuật hơn nhiều. Chúng ta còn mong đợi điều gì hơn nữa?

Nhờ những nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam tiếng Việt mới thực sự trớ thành thứ ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của nghệ thuật. 

Thứ ngôn ngữ có thể chuyên chở được, có khả năng diễn tả và truyền đạt được những tình cảm, những hoàn cảnh, tâm lý cá nhân vào trong những truyện ngắn, truyện dài, biến nhiều truyện trở thành những truyện hay và có giá trị. Một số truyện nay đọc lại cũng vẫn thấy hay.

Cho đến hơn nửa thế kỷ sau, nhiều tình tiết trong truyện của các nhà văn trên đọc lại vẫn còn gây ấn tượng và xúc động nơi người đọc. Chẳng hạn, truyện ngắn Nhặt lá bàng của Nhất Linh, dài chưa quá 6 trang nhưng thấm đẫm tình người, vẫn gây những xúc động và dư âm mỗi ghi gấp cuốn sách lại. Truyện Anh phải sống, viết chung giữa Khái Hưng và Nhất Linh cũng là một trong những truyện ngắn khó quên.

3. Ảnh hưởng của Nam Phong tạp chí và TLVĐ đối với Văn học chữ Quốc ngữ.

Ảnh hưởng của Nam Phong − Nói đến Nam Phong là nói đến Phạm Quỳnh. Hai mà một không thể tách rời. Nhìn lại những năm từ 1914 đến 1932, thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh đã có những đóng góp nhất định về nhiều mặt trong sự phát triển chữ Quốc ngữ cũng như về học thuật tư tưởng. Đúng như trong lời mở đầu tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết: Nam Phong là cơ hội để bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều thứ tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây.

Như vậy, Nam Phong ra đời với hai mục đích rõ ràng: bồi bổ quốc văn và phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu tây. Không phải chỉ bồi bổ quốc văn mà cao vọng của Phạm Quỳnh còn hơn thế nữa: chúng ta hết học chữ Hán, nay thì đua nhau học chữ Pháp. Quốc văn có đó, nhưng chưa có Quốc học.

Đối với trí thức trẻ thời Phạm Quỳnh, người ta coi ông là bực thầy về tư tưởng học thuật. Người ta coi Nam Phong như một thứ Hàn Lâm Viện. Quy tụ chung quanh ông là một số những cây viết cựu học cũng như tân học lừng danh thời đó như Nguyễn Bá Học, 60 tuổi, Nguyễn Hữu Tiến 43 tuổi, Phạm Duy Tốn 34 tuổi, Trần Trọng Kim, Tản Đà, 30 tuổi. Cạnh đó là giới quan trường như Hoàng Cao Khải, Thân Trọng Huề. 

Vì thế, Nam Phong dần chiếm địa vị độc tôn trên các tạp chí cùng thời như Hữu Thanh, An Nam tạp chí cũng như Đông Dương tạp chí trước đó.

Hàng ngàn trang báo Nam Phong trong số mấy trăm số báo Nam Phong đã một thời được người đọc dùng như một sách học để trau dồi kiến thức. Vũ Ngọc Phan đã viết về Nam Phong như sau:” Cái công ông Phạm Quỳnh khai thác lúc đầu cho nền quốc văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ.” Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên viết: “Phạm Quỳnh là tiêu biểu cho một giai đoạn bán cựu, bán tân ở nước ta trước 1932”. 

Và trong 16 năm có mặt, tờ Nam Phong cũng như tên của Phạm Quỳnh đã xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng.
Phần người viết bài này thấy rằng, cần đánh giá đúng mức Nam Phong ở cái thời đại của Phạm Quỳnh vào những năm 1914-1932 để thấy cái công lớn của Phạm Quỳnh đối với thế hệ văn học chữ Quốc ngữ.

Đánh giá một thế hệ văn học trước hết là đánh giá cái Thời của văn học ấy. Cái hay, cái dở có thể có, cái chưa đạt, cái chậm lụt, cái tiến bộ cũng có thể có. Hay dở vẫn là cái hay, cái dở của một thời kỳ văn học không tách rời khỏi khung cảnh xã hội, chính trị, văn hóa của thời đó. Nhưng tựu chung vẫn là biểu tượng cho cái thời mà thế hệ văn học đó đã đi qua. Và nếu nhìn lui về giai đọan thế hệ văn học của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, ta mới thấy được bước tiến của văn học chữ Quốc ngữ xuyên qua thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh.

Ông đã để lại một gia tài văn học cho thế hệ văn học mang tên ông ...

Và điều đó phải được nhìn nhận như vậy.

Người ta có thể trách Phạm Quỳnh làm việc cho Tây. Cũng không phải là sai. Nhưng thời thế nó như vậy. Phải nhìn nhận, tờ báo Nam Phong của ông do Louis Marty, giám đốc chính trị phủ toàn quyền lập ra. Nhưng đã nói thì phải nói cho đủ. Ở vào thời kỳ đó, có thể có một tờ báo nào được phép in ấn mà không phải qua tay người Pháp? Gia Định báo ở Nam Kỳ, Đại Nam Đồng Văn nhật báo của Nha kinh lược Bắc Kỳ rồi Đại Việt tân báo? Rồi Lục tỉnh tân văn Sài gòn, Đông Dương tạp chí ở Hà nội, Trung Bắc Tân văn. Nào ai nói hay làm khác được?

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

18 Tháng Tám 20171:00 CH(Xem: 20820)
Giọt mưa bám níu gót chân Em qua phố vắng phân vân đi về Dừa tươi mát lạnh đê mê Dù nghiêng che mái tóc thề rối bung.
18 Tháng Tám 201712:51 CH(Xem: 20540)
Chiều nay, ngồi đây ngắm Mây trôi... Nhớ thuở xưa xanh qua mất rồi! Một chút nắng vàng còn sót lại, Khuất núi: Mây, Đời... vẫn thế thôi!
18 Tháng Tám 201712:43 CH(Xem: 22646)
Ai còn nhớ lại tuổi thơ, Đã từng ước muốn mộng mơ rất nhiều. Vui cùng chúng bạn thả diều, Trên đê rong ruổi ngắm chiều hoàng hôn.
18 Tháng Tám 201712:38 CH(Xem: 18645)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
18 Tháng Tám 201712:27 SA(Xem: 19304)
Đêm nay một ánh trăng chìm Như ai nức nở bên thềm tiếng mưa Và em như dáng thu xưa Về trong nỗi nhớ lúc chưa lạc người !
13 Tháng Tám 20179:44 SA(Xem: 19142)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.
12 Tháng Tám 201710:38 CH(Xem: 20928)
Ta về khép cửa giấu mùa thu Lối nhỏ rêu phong nẻo mịt mù Tơ nhện phủ giăng màu lạnh lẽo Gió hờn thôi chẳng tiếng vi vu
12 Tháng Tám 201710:21 CH(Xem: 19757)
Chút thu phong làm ta se sắt nhớ Khăn choàng vai vương tóc rối bềnh bồng Vẫy tay chào hôm người đi kẻ ở Bay mất rồi khăn tím đẫm chờ mong.
12 Tháng Tám 20178:42 SA(Xem: 21934)
Rủ Gió, đi chơi khắp mọi miền, Ngại ngùng không đi, sợ mất duyên! Lủi thủi một mình trên đồi vắng, Bao giờ có bạn, bước chung thuyền?
12 Tháng Tám 20176:46 SA(Xem: 17866)
Tôi mê nhất là mùi hương bồ kết tỏa ra từ tóc Mẹ. Cứ mỗi lần Mẹ ngồi hong tóc, tôi hay đến gần, xin Mẹ cho nhổ tóc bạc. Thật ra là để ngửi mùi thơm từ mái tóc Mẹ vừa gội thôi,
12 Tháng Tám 20172:20 SA(Xem: 26507)
Buổi tiệc trà do nhóm cựu HĐS. Biên Hòa xưa chúc mừng Đại thọ huynh trưởng Bò lém Trần Văn Lược đã diễn ra trong không khí thân tình, sôi nổi hồn nhiên theo phong cách rất… hướng đạo:
11 Tháng Tám 20172:10 CH(Xem: 18406)
Mặt trời xuống, mặt trời lên Bắt đầu ngày mới sấm rền mưa dông Nghe trong lồng ngực căng phồng Thở bầu khí mát thong dong cuộc đời.
11 Tháng Tám 20171:59 CH(Xem: 23508)
Một hôm về thăm trường cũ Sân trường gió mát lao xao Dãy hàng lang dài hun hút Líu lo tiếng chim rơi vào
11 Tháng Tám 20171:53 CH(Xem: 22547)
Xin Người đừng có hững hờ, Muốn cùng sum họp đành chờ năm sau. Giờ ta cũng đã xa nhau, Nắng vàng đã nhạt chiều mau qua dần.
11 Tháng Tám 20171:42 CH(Xem: 17282)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 20179:35 CH(Xem: 19276)
Trăng đêm nay... bỗng sáng lạ lùng, Một mình vằng vặc... giữa không trung. Sao mờ lẩn khuất, nơi xa thẳm! Không đến cùng Trăng, tâm sự chung.
05 Tháng Tám 20178:45 CH(Xem: 18260)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
05 Tháng Tám 20177:21 SA(Xem: 10900)
Tháng tám vừa ngang qua ngõ Xôn xao ký ức hiện về Hồn thơ bao ngày trăn trở Đắm chìm mộng mị tỉnh mê
05 Tháng Tám 20177:14 SA(Xem: 22822)
Câu thơ tôi viết gửi em Gùi theo tiếng gió êm đềm gọi nhau Em dài mái tóc hương cau Nghiêng che vành nón qua cầu áo bay
04 Tháng Tám 20174:52 CH(Xem: 19620)
.Thức ăn đơn giản như cái tâm tha thứ, buông xả của bà Hoa. Bà đã ngộ ra sự vi diệu của luân hồi, nhân quả. Bà đang hướng tới những cái nhẹ nhàng, tươi đẹp của đất trời.
04 Tháng Tám 20174:41 CH(Xem: 25817)
Và thế đó khám bệnh xong về bận lắm. Giờ khuya rồi viết lại đọc cho vui. Một ngày phù du, thoắt cái đã qua rồi. Vui hiện tại, ngày mai rồi sẽ tính.
04 Tháng Tám 20171:28 CH(Xem: 20451)
Ta về thăm lại ngôi trường cũ Xanh lớp rong rêu phủ bụi mờ Bạn bè chung lớp còn dăm đứa Bàn tròn kể chuyện những ngày thơ.
04 Tháng Tám 20171:20 CH(Xem: 18556)
Mong chờ Xuân thắm tới mau, Để xem hoa nở đua nhau khoe màu. Cho dân nước Việt bớt sầu, Tự do dân chủ dân giàu mạnh lên.
04 Tháng Tám 20171:14 CH(Xem: 18751)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
04 Tháng Tám 20175:14 SA(Xem: 25196)
Mùa Hè có những cơn mưa rất lạ Mưa rạt rào, ướt đẫm mảnh vườn khô Sân cỏ cháy, nhờ mưa tuôn tưới mát Mây nhạt nhòa, đang nắng, bất chợt mưa
31 Tháng Bảy 201711:28 SA(Xem: 15979)
Nắng nhẹ vàng như màu mật Vương trên mái tóc lứa đôi Ngang qua…mặt hồ xao động Hương mùa thu lẫn bóng thơ bềnh bồng!
31 Tháng Bảy 201711:20 SA(Xem: 20031)
Tóc rối, môi thơm; lời nồng say có thể Ví như em như lộc biếc của trời Rồi mây hồng theo ngọn gió xa xôi Đưa em đến và ra đi lặng lẽ
29 Tháng Bảy 20178:31 CH(Xem: 10928)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 201710:34 CH(Xem: 18724)
Sáng ngồi bỗng nhớ phương xa Chừng như có nụ cười hoa trổ bừng Thoảng qua ngan ngát nắng hồng Là đôi tà áo em hong mây trời
28 Tháng Bảy 201710:27 CH(Xem: 24841)
Em trở về thăm lại nhánh sông xưa Tội bến nước tủi hờn nghiêng dáng đợi Đám lục bình ngược xuôi không mệt mỏi Còn riêng em nghe nỗi nhớ tràn về
28 Tháng Bảy 20172:06 CH(Xem: 25410)
Dân cao su nhọc nhằn như vậy đó. Da tái xanh vì thiếu ánh mặt trời Giọt mũ trắng tinh đổi bằng những mồ hôi. Thấm thía lắm. Cuộc đời dân phu cạo mũ
28 Tháng Bảy 20171:33 CH(Xem: 19599)
Lời thương muốn ngỏ trăm lần, Gần nhau bối rối tần ngần lặng im. Ra về buồn nát con tim, Trời cao xa tắp biết tìm Nhạn đâu?
28 Tháng Bảy 20171:14 CH(Xem: 14955)
Lâu lắm rồi tôi không trở về quê cũ. Nhưng tôi biết tất cả đã không còn như trong ký ức của tôi. Có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay trên quê hương mình. Ngay nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhưng dù gì chăng nữa khi nhìn các cháu nội ngoại ngây thơ đùa giỡn tôi lại thấy hình bóng mình trong đó. Thật đáng yêu và vô cùng thánh thiện hồn nhiên.
28 Tháng Bảy 20171:10 CH(Xem: 9000)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
27 Tháng Bảy 20179:30 CH(Xem: 25123)
Mắt nặng chĩu, buồn vương vương ngấn lệ Nhìn quê Hương mà thương xót ngậm ngùi Mang cô đơn, dấn thân người viễn xứ Trở về đây nghe chuông đổ “Chiều Tàn”
27 Tháng Bảy 20176:30 CH(Xem: 23080)
Vẫn một mình ...lội mãi thế sao ?! Sáng bên kia , tối qua bên nào ? Rồi có một ngày , bổng dưng thấy: Một góc ao buồn ,rời rã ...thân đau
27 Tháng Bảy 20176:21 CH(Xem: 23407)
Bụi bay mờ mịt con đường Mưa rơi giũ sạch buồn vương gót đời Tôi ngồi nhìn lại bóng tôi Bừng con mắt tỉnh khóc cười thiên thu...
22 Tháng Bảy 201712:42 CH(Xem: 18505)
Và bây giờ ta không còn nhau nữa Người phương xa khắc khoải nhớ bờ gần Đồi cỏ xưa cùng bài ca chan chứa Đã trôi vào vùng xa lắc bâng khuâng.
22 Tháng Bảy 20178:16 SA(Xem: 20155)
Tại phố núi chiều nào mây cũng giăng kéo tình ta Làm viên kẹo sô cô la ngọt trở thành vị đắng Xin hãy giữ dùm anh chiếc nón đôi màu trắng Để một ngày nào lẳng lặng đến tìm nhau...
22 Tháng Bảy 20177:38 SA(Xem: 19114)
Ai đem hương rải hàng cây Mà con phố đẹp sáng này ngẩn ngơ Hương bay ngan ngát ngõ chờ Ngả nghiêng cánh phượng đỏ bờ hạ thương
21 Tháng Bảy 20175:50 CH(Xem: 14422)
Mong rằng kiếp sau nó đầu thai làm người. nếu vẫn không thoát khỏi kiếp chó, xin cho nó được sinh ra ở Nhật, ở Mỹ, hay ở những nước văn minh. Nơi đó họ coi chó như bạn và chó sẽ có những điều kiện chăm sóc thật tốt như con người. Một câu cuối cùng, tôi xin viết để chấm dứt bài này:" XIN ĐỪNG ĂN THỊT CHÓ "
21 Tháng Bảy 20175:34 CH(Xem: 16190)
Chỉ còn lại đây , nổi nhớ nhung ! Nhen nhúm tâm tư ...buồi tương phùng , Những bóng dáng xưa , bao giờ gặp lại ? Trút hết tơ lòng ...hoà bản đàn chung ./.
21 Tháng Bảy 20173:48 CH(Xem: 29212)
Giọt mưa buồn tháng Bảy Thấm ướt mảnh vườn xanh Mưa dạt dào trên lá Giọt nắng vàng lung linh
21 Tháng Bảy 20172:33 CH(Xem: 12403)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 20171:38 CH(Xem: 13376)
Mừng nhau cuộc sống an khang, Họp nhau ca hát vang vang một trời. Tình Ta bừng sáng tuyệt vời, Hương, Hoa tô điểm cho đời thêm tươi.
21 Tháng Bảy 20171:30 CH(Xem: 10192)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
20 Tháng Bảy 201711:26 CH(Xem: 35665)
Lạy Phật Tổ Dẫn lối soi đường. Lời kinh sám hối. Cầu an Chiều nay Tôi đã tụng.
20 Tháng Bảy 20179:20 SA(Xem: 15244)
Mưa rơi giọt ngắn giọt dài Mây trôi dạo khúc bi ai dậm trường Em còn đi giữa gió sương Anh còn rong ruổi muôn phương ấm nồng. Mùa Về Tháng Bảy Mưa Dông Em ngồi trang điểm má hồng cho ai...
15 Tháng Bảy 201711:47 SA(Xem: 34724)
Nghiêp căn, dẫu đến hạn kỳ Bước ra khỏi kiếp còn gì nữa đâu Rời xa cõi tạm phù du Đi về thiên cổ ngàn thu vĩnh hằng.
15 Tháng Bảy 20178:49 SA(Xem: 9271)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
15 Tháng Bảy 20177:44 SA(Xem: 24469)
Để hồn Bạn sớm siêu sinh, Cầu xin Đức Phât hiển linh đưa đường. Thiên thai chốn ấy nghê thường, Vô ưu thanh thản, chẳng vương bụi trần.
15 Tháng Bảy 20177:15 SA(Xem: 30636)
Con đường tôi về, niềm đau tan tác Đón chào tôi, chập choạng, bước chân hoang Quê Mẹ đó, giờ như manh áo rách Rách tả tơi, vá mãi vẫn điêu tàn…
14 Tháng Bảy 201711:09 CH(Xem: 17245)
Hình thành từ chốn trùng khơi Gió mang mưa bão về nơi đất liền Lặng chờ giông tố nỗi lên Chừng nghe bão rớt qua miền cô đơn...
14 Tháng Bảy 20176:26 CH(Xem: 15400)
Cám ơn anh chị Kiệt & Chung đã cho chúng tôi có một nơi họp mặt đông vui. Nụ cười đôn hậu của hai anh chị đã làm cho buổi tiệc thêm đậm đà tình nghĩa
12 Tháng Bảy 20173:52 CH(Xem: 17594)
Ngày em đến , xôn xao lá xạc xào, Nghe ngập tràn con tim đầy sức sống. Ôm vào lòng , ôi đêm sao huyền diệu, Nỗi nhớ mong , ngập tràn nỗi nhớ mong.
09 Tháng Bảy 20172:12 SA(Xem: 11069)
chiều nay bước nhẹ với thời gian ôi lãng du quay về điêu tàn câu hát vang thầm theo cát bụi tiếng đàn rung nhẹ với tro than sương rơi nương bóng thềm rêu nhạt lá rụng nghiêng vai giọt nắng tràn
09 Tháng Bảy 20171:59 SA(Xem: 9228)
Bài thơ Không Đề Tháng Tư của Nguyễn Lương Vỵ là một bài thơ thâm sâu, thấm đậm một nhận thức dung hòa cả đời và đạo về một biến cố lịch sử ...
08 Tháng Bảy 20179:50 SA(Xem: 15146)
Cám ơn những người Mỹ đã đi ngang qua tôi trong buổi diễn hành với nụ cười, vẫy tay và những tiếng hô "God Bless America" " Happy 4th of July" thật hạnh phúc. Vâng! "God Bless The USA" phải không các bạn?.
08 Tháng Bảy 20179:34 SA(Xem: 15033)
cầm tay em trong dáng đi tha thướt ấp ung, vụng về, anh ngất ngây sung sướng không gian lan toả một mùi hương nàng Tiên ơi, anh thương em lạ thường! bừng mắt dặy...ôi giấc mộng chàng Trương!
08 Tháng Bảy 20172:21 SA(Xem: 9599)
Họp "toàn thế giới" tưng bừng, Đẹp, vui, vĩ đại chưa từng thấy qua. "Tâm" " Tình" chan chứa thiết tha, Không gian xa cách lòng Ta vẫn gần. Dù cho con Tạo xoay vần, Chúng ta luôn sẽ quây quần bên nhau.
08 Tháng Bảy 20172:11 SA(Xem: 9807)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
08 Tháng Bảy 20171:53 SA(Xem: 9354)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức Sao Rơi Trên Biển & Anh Sẽ Về Thăm Em" - Nhạc Nguyên Vũ Giao Linh-Trường Hải & Ngọc Thu... Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Bảy 20173:53 CH(Xem: 23825)
Đêm không là biển đen, Ngày không là bão nổi. Như cánh đồng mát rượi. Tâm ta thật an vui.
06 Tháng Bảy 20177:54 SA(Xem: 17510)
Chênh chếch Trăng khuya ...khuất xa mờ, Lạnh lùng nửa bóng, đứng bơ vơ Nhớ thuở Trăng tròn ... thời son trẻ . Trăng nào đẹp hơn, Trăng tuổi thơ.
04 Tháng Bảy 20176:59 SA(Xem: 24481)
Tháng Năm hái chút nắng vừa lên. Kết hoa dâng cúng đấng Cha hiền Mừng ngày Phật Đản. Con quỳ xuống Niệm Phật cầu an khắp mọi miền.
03 Tháng Bảy 20171:44 SA(Xem: 10247)
Ta lại về đây ngày họp mặt. Nhà chị Chung rộn rã vui thay. Mỗi một năm ta lại có một ngày. Tiền hội ngộ, bạn bè cùng tâm sự.
03 Tháng Bảy 20171:00 SA(Xem: 18054)
Chúng ta cũng vậy, tuổi cũng không còn trẻ. Mỗi năm chỉ có một ngày để họp mặt. Được nhìn lại thầy, cô xưa. Được gặp gỡ bạn bè, được chụp hình chung và cùng nhau tâm sự.
02 Tháng Bảy 20179:58 CH(Xem: 21087)
Trở về mái nhà xưa? Đó là một hình ảnh ẩn dụ, vừa lãng mạn vừa mang ý nghĩa tâm linh. Bước lãng du nào rốt ráo cũng cần một nơi chốn để trở về!
02 Tháng Bảy 20178:37 CH(Xem: 21076)
có ai về xứ Bưởi quê tôi xin cho nhắn gửi một đôi lời nghìn trùng xa cách buồn viễn xứ chạnh nhớ Đồng Nai,nhớ một người
02 Tháng Bảy 201712:25 CH(Xem: 22665)
Nhạt nhòa mắt lệ chiều mưa, Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa tràn về. Mưa còn rả rích lê thê, Hai mùa mưa nắng nhớ quê hương mình.
02 Tháng Bảy 201711:30 SA(Xem: 19408)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
02 Tháng Bảy 20178:27 SA(Xem: 19461)
Cầm tay tháng bảy mà thương Bàn giao chuyển hướng Hạ nhường Thu sang Mông mênh thu tím lá vàng Hàng cây rũ bóng gió ngàn lũng sâu.
01 Tháng Bảy 20171:16 SA(Xem: 24303)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KỶ NIỆM NÀO BUỒN - GIÂY PHÚT TẠ TỬ - Hoàng Oanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Bảy 201712:52 SA(Xem: 17485)
Ánh nắng chiều yếu dần. Đưa mẹ vào giường bệnh. Con hôn mẹ để chào Còn bao ngày bên nhau. Mẹ ơi! Con đã khóc. Hoàng hôn đà buông xuống
30 Tháng Sáu 20171:42 SA(Xem: 21156)
Lá sân trừơng ...chào bước tương lai , Luôn ủ mầm xanh , qua tháng ngày . Sẽ có lần buồn...rơi theo gió , Em rời trường ...áo trắng thôi bay !
26 Tháng Sáu 20171:50 SA(Xem: 18602)
Mai vàng trên vai vẫn chan màu rực rỡ Dáng oai hùng vẫn nhịp bước hiên ngang Ai gieo chi cảnh tan tác bàng hoàng? Để tháng sáu tơ sầu giăng lãng đãng!
26 Tháng Sáu 20171:40 SA(Xem: 20598)
Chiếc xe lam ngày xưa, nhớ thương nhiều lắm. Dẫu chẳng đẹp, chẳng sang. Nhưng ấm áp tình quê Biên hòa -Long Thành những cuối tuần đi về
26 Tháng Sáu 20171:39 SA(Xem: 20235)
Mùa mưa đã đến hôm rày Em đi bao đoạn đường dài nắng mưa Tôi ngồi đếm giọt mưa thưa Gói tròn kỷ niệm bao mùa xa nhau.
26 Tháng Sáu 201712:44 SA(Xem: 21048)
Thầy, Cô, bạn hữu xa rời, Tóc xanh dần bạc nhớ thời còn thơ. Hè về sống lại giấc mơ, Gặp nhau để bớt bơ vơ phận mình.
25 Tháng Sáu 201711:28 CH(Xem: 18986)
Viết tới đây, tôi lại nghĩ đến loài chim tu hú. Chúng không thèm làm tổ. Chỉ tìm những tổ có sẳn để đẻ vào.
24 Tháng Sáu 201710:16 SA(Xem: 18440)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
18 Tháng Sáu 20179:56 SA(Xem: 30926)
Cha ơi, sinh tử vô thường Con xin Cha chớ vấn vương, nặng lòng Nhớ Cha con vẫn cầu mong Linh hồn siêu thoát non Bồng, cảnh Tiên.
17 Tháng Sáu 20171:49 SA(Xem: 15105)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 20171:13 SA(Xem: 19364)
Khúc Hát Cha Yêu" Lý Hải trình bày. Thân chúc quý Hiền Phụ một ngày Father's Day vui mạnh, hạnh phúc. Thâm tâm an lạc. Kiều Oanh
17 Tháng Sáu 201712:52 SA(Xem: 25613)
Bắc Nam cách trở xa xôi, Bờ vai nặng gánh Mẹ tôi ốm gầy. Thương Cha khổ cực đọa đày, Xót đau thấy Mẹ đêm ngày đợi Cha.
17 Tháng Sáu 201712:32 SA(Xem: 19542)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
16 Tháng Sáu 201711:05 CH(Xem: 21834)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dù có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy nỗi nhớ tròn vo!
16 Tháng Sáu 20172:04 SA(Xem: 19222)
Ngày ''Lễ Cha'' nghĩ về Ba nhiều lắm Quỳ xuống đây, chân thành để lạy Ba Nguyện hư không ở nơi cõi ta bà Ba chứng giám tấm lòng con gái nhỏ.
16 Tháng Sáu 20171:55 SA(Xem: 22534)
Bài thơ viết thứ một ngàn (1.000) Tặng Cha thương mến vô vàn kính yêu Loay xoay giọt nắng cuối chiều Con ngồi góc phố nặng nhiều âu lo...
16 Tháng Sáu 20171:44 SA(Xem: 18743)
Ừ thì buồn! Giữa đêm dài không ngủ, Mưa nào rơi lất phất suốt đêm hè . Trời tháng sáu mưa buồn như gợi nhớ, Một đêm xưa tiếng ai hát bên thềm.
15 Tháng Sáu 201710:04 CH(Xem: 17989)
Tiếc vì lúc ấy ta là hạt bụi Nên núi đồi xưa chỉ thấy qua hình Tiếc vì bây giờ rừng dần tàn lụi Suối nhớ nguồn nên cúi mặt làm thinh.
15 Tháng Sáu 20171:09 SA(Xem: 25293)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mùa Hoa Phượng Vĩ & Những Con Đường Có Hàng Phượng Tím" (Thanh Tuyền & Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 201712:40 CH(Xem: 20635)
Về một thuở đi trong mưa tháng sáu Chiếc dù che chung chợt ngắn đường về Xòe tay ra đón mưa trên vai áo Giờ tháng sáu xa,xa ngút não nề.
04 Tháng Sáu 201712:38 CH(Xem: 19957)
Hè về bên này không có tiếng ve. Cũng không có phượng hồng rực rỡ Chỉ có trong tôi một niềm nhung nhớ. Hè của ngày xưa, một thuở ngây thơ
04 Tháng Sáu 201712:29 CH(Xem: 22818)
Người về ... Đà lạt nhượm tơ sầu ! Đêm buồn ... sương tỏa suốt canh thâu ! Thông buồn ... rũ lá không reo nữa ! Tiễn Nàng về ... tận mãi đâu đâu ...!
04 Tháng Sáu 20174:47 SA(Xem: 20701)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC THÁNG SÁU-- Ngô Thụy Miên- Kim Anh hát CHIỀU MƯA CÔNG VIÊN --Y Vân - Mỹ Thể hát Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20174:44 SA(Xem: 19895)
Các Anh Hùng đã quên mình, Bỏ thân vì nước, an bình cho dân. Mỗi năm dần cuối mùa Xuân, Hàng hàng lớp lớp dân quân cùng về.
04 Tháng Sáu 20174:32 SA(Xem: 20312)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
03 Tháng Sáu 20176:50 SA(Xem: 18168)
Người rằng: Lão giã an chi Lời xưa, sách cũ đã ghi rõ ràng Hỏi sao trong cõi trần gian Lão nô lại phải rộn ràng thế kia
02 Tháng Sáu 20173:17 CH(Xem: 22203)
Chim Ô Thước đã bắt cầu rất sơm Và mưa ngâu cũng lãng đãng quay về Sao người còn ở mãi chốn sơn khê Cho thương nhớ rơi đầy cầu hẹn ước