Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p11)

28 Tháng Bảy 20171:10 CH(Xem: 9004)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p11)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p11)

blankNgười còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.

Khung cảnh phiên tòa xử án

Bình thường, những phiên tòa như thế này sẽ có đông người đến nghe lắm. Như trong phiên tòa xử ông Ngô Đình Cẩn ở ngoài Huế:

“Chưa tới 8 giờ sáng, còn hơn một giờ nữa mới họp. Nhưng chắc đã từ lâu một đám đông cả mấy ngàn người chen nhau đứng dưới mưa phùn gió lạnh, trên các đường chung quanh tòa án. Tất cả mọi người, già trẻ, bé, lớn, người nào cũng có vẻ mặt đầy căm thù.

(Võ Văn Quan, “Luật sư, Nghề hay Nghiệp? Vài cảm nghĩ và kỷ niệm về một thời hành nghề. Vụ án Ngô Đình Cẩn” hay là “Từ cố vấn chỉ đạo thành tử tội” Độc quyền của tờ Ngày Nay, 1992).

Sau đó, vụ xử đã được đưa vào Sài Gòn một cách kỳ cục. Không khí Sài Gòn khác hẳn:

“Nhưng khác hẳn quang cảnh căng thẳng, sôi sục không khí đấu tranh chung quanh Toà án Huế lúc trước, công chúng Sài Gòn chỉ đứng thưa thớt trên các đường gần pháp đình và chỉ có vài người hiếu kỳ mà thôi.”

Khung cảnh pháp đình Sài Gòn sáng 2-6-1964 là một quang cảnh vắng lặng, khác hẳn hôm xử ông Ngô Đình Cẩn. Trong pháp đình chỉ có một số ký giả và, đội quân danh dự cùng một vài thân nhân và một vài phật tử. Có thể dân chúng đã quen thuộc, đã hết hào hứng như hồi xử ông Cẩn. Điều này chỉ có lợi cho phía bị cáo là Đặng Sỹ.

(Báo Lập Trường sô 6/6/1964)

Ông Chưởng lý cho biết nhân vật quan trọng hàng đầu cần ra làm nhân chứng là TT. Trí Quang. Nhưng TT. Trí Quang đã từ chối không ra làm nhân chứng trước tòa buộc tội bị can. Trả lời ký giả báo Dân Ta, TT Trí Quang cũng xác nhận việc này. Không biết việc từ chối như thế có hợp pháp không? Sự từ chối của một nhân chứng quan trọng như TT thì kể như cái toà án đó giá trị pháp lý còn lại là cái gì? Sau này TT Trí Quang cũng từ chối ra trước toà án Mặt Trận xử 26 can phạm trong vụ chính biến Đà Nẵng mà chính TT nhận là người lãnh đạo và trách nhiệm?

blank

Sài Gòn, 16 Oct 1967, Thượng Toạn\ Thích Trí Quang. Nguồn: Image by © Bettmann/CORBIS

Thật sự thì miền Nam trong những tỉnh trạng như vậy chỉ cho thấy tòa án thiếu một thẩm quyền pháp lý, thiếu cái uy quyền thượng tôn pháp luật của tòa. Uy quyền quốc gia không còn nữa.

Đặc biệt thân nhân của dân sự nguyên cáo, tức gia đình các nạn nhân trong biến cố đài phát thanh gần 20 người, nhưng không có ai lên tiếng đòi bồi thường cho gia đình họ và để tùy tòa quyết định.

Và theo phái viên Từ Nguyên, đại diện tờ Lập Trường ngoài Huế, họ, những đại diện các gia đình nạn nhân là những người đau khổ nhất và ngày hôm nay đang là những người sung sướng nhất, vì đã hy sinh cho chính pháp.

Phiên tòa bắt đầu 9 giờ, nhưng phải đợi đến gần nửa giờ sau, bị cáo Đặng Sỹ mới tới. Đặng Sỹ bước vào với binh phục sĩ quan cấp tá đàng hoàng, lúc đó phiên tòa mới bắt đầu.

Có một điều kỳ ngộ, chỗ cái ghế gỗ dành cho bị cáo mà Đặng Sỹ ngồi thì trước đây ông Cẩn đã ngồi cùng ở một chỗ ấy. Cùng một phiên tòa của tòa án cách mạng, cùng là những người liên quan đến chế độ ấy, cùng có thể nhận một bản án tử hình.

Nhưng thái độ hai người có khác.

Ông Cẩn ngồi đó không nói gì. Im lặng từ đầu đến cuối. Còn ông Đặng Sỹ tỏ ra bực tức và có dịp được nói là nói thả dàn. Cứ được hỏi đến là ông có dịp được phân vua hoặc nói về những thành tích chống Cộng của mình.

Vấn đề thủ tục pháp lý

Mở đầu phiên xử, luật sư Tân đã nêu ra khước biện vô thẩm quyền của tòa án cách mạng đối với bị cáo. Đây thật ra chỉ là “bốn món ăn chơi” của thủ tục tòa án mà luật sư thường nêu ra và thường cũng bị ông chánh thẩm bác bỏ ngay tử đầu. Bởi nếu khước biện vô thẩm quyền của tòa án được chấp nhận thì tự nó đã vô hiệu hóa vụ án rồi.

Tôi chẳng muốn đi vào chi tiết, chỉ biết rằng Sắc luật 4-64 khi thiết lập tòa án cách mạng có định như sau:

“Mưu sát, tội giết người đối lập về chính trị, việc tra tấn cho đến chết’’ Theo luật sư Tân, các nạn nhân là Phật tử, không phải người đối lập. Vậy không thuộc thẩm quyền tòa án cách mạng. Sau đó có cãi qua, cãi lại. Chánh thẩm đình nghị án, vào tham khảo. Và lúc 10 giờ 15, tòa tái nhóm và ông chánh thẩm bác khước biện vô thẩm quyền do Ls Tân nêu lên.

(Lập Trường, số 6/6/1964.)

Lời khai trước tòa của Đặng Sỹ

Ông chánh thẩm hỏi bị can:

“Bị can phạm tội cố sát với trường hợp gia trọng, vì trong khi binh lính giải tán đồng bào tại đài phát thanh đã ném hay cho ném lựu đạn làm chết 8 đồng bào, bị can có nhận tội không?”

Dĩ nhiên là không. Sau đó thì bị can đã trả lời, tóm lược như sau:

“Bị bắt từ ngày 24 tháng 11, 1963. Bị biệt giam tại Nha an ninh quân đội trong phòng tối. Bị tra vấn ngày đêm và bị ép buộc phải khai ra là do Giám Mục Ngô Đình Thục và hàng giáo phẩm ra lệnh cho tôi đàn áp tôn giáo. Xin Toà ghi nhận cho tôi chỉ là cấp thừa hành, chế độ nào cũng phải thừa hành lệnh cấp trên của tôi sai phái.

Trước hết ông Tỉnh Trưởng áp dụng dụ 57A trưng dụng tôi, rồi ông Tư lệnh vùng.

Tôi không phạm tội cố sát vì tôi chỉ nhận lệnh của cấp trên. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm đã cung cấp phương tiện cho tôi. Lực lượng tiểu khu của tôi chỉ có 18 người sĩ quan và quân nhân.

Đêm 8 tháng 5, 1963, Tôi đã gọi điện thoại cho Cảnh sát tăng cường. 20 giờ, họ cho biết không đủ quân số. Tôi cũng đã gọi cho ông Tỉnh trưởng 5 lần, không gặp. 8 giờ 30 tối, tôi tới văn phòng ông Cẩn, có Đại uý Phu, phụ tá tiểu khu trưởng. Sau đó gặp ông Đẳng, tỉnh trưởng, ông Đạm, Ông Trọng, Ông Vang.

Nhận được điện thoại của ông Ngô Ganh, quản đốc đài phát thanh yêu cầu can thiệp gấp, đồng bào tới đông đảo. Ông Tỉnh trưởng nói đồng bào không trật tự, yêu cầu Thiếu tá xử dụng quân đội giải tán. Tôi xin giấy trưng dụng. Ông Tỉnh trưởng nói, yêu cầu Thiếu Tá giải quyết gấp kẻo đài phát thanh bị phá, ngày mai sẽ có giấy điều chỉnh. Tôi cũng gọi cho Đại Tá Đỗ Cao Trí, tư lệnh sư đoàn 1. Đại tá Trí không có mặt. Đại tá Lê Quang Hiển phụ tá yêu cầu xin lệnh tư lệnh vùng.

Sau khi trình tư lệnh, Thiếu tướng có nói: quần chúng tự động biểu tình, xâm phạm công quyền, Thiếu tá có bổn phận đem binh sĩ giải tán và ông cấp cho một đại đội BB ở trung tâm Phú Bài.

Tôi cấp phát lựu đạn MK3, lựu đạn này tôi đã xử dụng để huấn luyện cho thanh niên chiến đấu có sự chứng kiến của Đại tá Trí. Lựu đạn Mk3 không gây chết người, thường dùng cho nổ để huấn luyện cho Thanh niên chiến đấu, thanh niên Nam Nữ. Tôi đã dùng một chiến xa Bảo An đi trước mở đường, binh lính theo sau. Xe đến cách quân trấn 50 thước, bị chặn đường.. Tôi ra lệnh cho xe tiến lên, cán xe mo bi lét. Rồi nghe có hai tiếng nổ lớn. Tôi tưởng bị Việt Cộng tấn công. Sau đó tôi bắn ba phát súng lệnh chỉ thiên, nhưng dồng bào náo loạn cả lên, binh sĩ cũng chẳng nghe thấy lệnh của tôi.”

Nhưng ai ra lệnh? Đặng Sỹ khai không nghe thấy lời kêu gọi của ông tỉnh trưởng. Ông còn la lớn, hai tài xế Ngọc và Khải, sau ngày Cách mạng đã bị bắt giam 3 tháng, rồi được thả và nay còn được thăng chức. Như vậy họ được thăng chức vì những lời khai của họ?

Đặng Sỹ còn nhắc lại phản đối trước tòa về việc giam cẩm thiếu nhân đạo và thẩm vấn viên đã buộc: phải khai nhận có ném lựu đạn, hoặc do lệnh TGM Ngô Đình Thục ra lệnh cho y đàn áp Phật giáo. Chưởng lý cho rằng hầu hết các nhân chứng đều khai trước tòa là bị cáo bắn trước ba phát súng, rồi mới có hai tiếng nổ. Chưởng lý cũng cho rằng bị cáo không được mang vấn đề tôn giáo ra đây, bị cáo theo tôn giáo nào không thành vấn đề.

Cả phòng như im lặng.

Theo ông chưởng lý, đa số các nhân chứng trong phiên xử này đều khai bị cáo có bắn 3 phát súng lục trước khi có tiếng nổ lớn. Riêng chỉ có mình bị cáo khai có hai tiếng nổ lớn trước khi bắn ba phát súng. Ông Chưởng lý nói tiếp, công tố viện đã đưa ra một số nhân chứng tối đa, không lẽ các nhân chứng đều có thù oán với bị can cả sao?”

(Tóm lược, Lập Trường, số 6 tháng 6, 1964)

Lời khai của các nhân chứng

Tướng Lê Văn Nghiêm

“Có lệnh trưng dụng thì tỉnh trưởng hoàn toàn trách nhiệm không cần hỏi ý kiến quân đội hay tôi. Nhưng tôi cũng có căn dặn tránh đổ máu, dùng các biện pháp xịt nước.”

Tướng Nghiêm cũng liên lạc với Đại Úy Thiết, chánh văn phòng đại diện ở Huế để ông này liên lạc với Đặng Sỹ. Ông nói tiếp,

“Thiếu tá Sỹ có quyền xử dụng đại đội cơ giới ở Phú Lộc vì thuộc Bảo An. Riêng đại đội ở trung tâm huấn luyện Phú Bài thì thuộc quyền Bộ Tổng tham mưu chứ không thuộc quyền tôi.”

Cứ như lời khai của tướng Nghiêm thì xem ra, ông chẳng có tý quyền hành gì, mặc dầu là tư lệnh quân đoàn. Và vì thế, ông hoàn toàn không có trách nhiệm gì trong vụ nổ ở đài phát thanh? Ông ra tòa với tư cách nhân chứng chứ không phải một liên đới trách nhiệm với bị cáo, với tư cách chỉ huy cao cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, ông vẫn ra lệnh miệng cho Đặng Sỹ, vẫn liên lạc với Đại Uý Thiết, vẫn liên lạc với Đại tá Hiển. Dĩ nhiên vẫn có những lệnh miệng, hay khuyến cáo.

Mà trong nhà binh, lệnh miệng đã đủ là bằng cớ chưa?

Dưới mắt kẻ bàng quang thì đây là một cấp chỉ huy bất xứng, trốn trách nhiệm, đổ trách nhiệm lên đầu một cấp thừa hành.

Ông Nguyễn Văn Đẳng, tỉnh trưởng

Sự việc xảy ra ở đài phát thanh Huế rõ như ban ngày như một cộng với một là hai. Ông đã nói như thế. Tối hôm đó, tôi đến văn phòng chỉ đạo thì có Trưởng Ty Cảnh sát, Trưởng ty Công an cho biết đồng bào phật tử đang vây đài phát thanh. Tôi nóí:

“Nếu có vậy, đồng ý khi cần giải tán. Tôi thấy các ông ấy sát khí đằng đằng nên tôi thấy cần nhắc là cần có binh sĩ cải trang để giải tán biểu tình. Mọi người giải tán.”

Có một chi tiết khá quan trọng mà Thiếu Tá Đặng Sỹ nêu ra là lệnh trưng dụng của Tỉnh Trưởng lúc đó có ông Hồ Đắc Trọng làm chứng. Ra tòa, ông Hồ Đắc Trọng khai là, tuy có mặt ở đó, nhưng không nghe là ông Tỉnh Trưởng có ra lệnh hay không? Nhân chứng phủ nhận? Vậy lời khai của Đặng Sỹ trở thành vô dụng? Nhưng Hồ Đắc Trọng có khai là có gặp ông Cẩn, ông Cẩn có nói với ông rằng:

“Biểu tình thì phải dẹp, hỏi ông Tướng, ông đại biểu chính phủ mà làm.”

Lời khai của Hồ Đắc Trọng có thể xóa bỏ nghi ngờ ông Cẩn là người ra lệnh ngầm không? Mặc dầu lúc này có khai gì thì ông cũng đã chết rồi?

Sau đó, ông Tỉnh Trưởng khoe thành tích làm tỉnh trưởng của ông. Điều đó xin lược bỏ.

Những điều sau đây qua lời khai của ông khá phù hợp với lời kể lại của TT Trí Quang.

“Tôi chỉ nói Đặng Sỹ chuẩn bị, chứ không nói trưng dụng. Không phải là tôi có ra lệnh bằng miệng mà tôi trốn trách nhiệm, nhưng bị can cố đẩy trách nhiệm cho tôi. Sự thật là vậy. Theo ông khai trước toà, ông và thày Trí Quang và Mật Nguyệt đang bàn cãi để tìm giải pháp dung hòa thì có tiếng ồn ào. Cả ba đều ra ngoài thì thấy xe tăng tới, xe xịt nước tới. TT Trí Quang ra trước Micro kêu gọi anh em công lực ngưng xịt nước, rồi thầy nhờ tôi nói lại và tôi nhân danh Tỉnh trưởng đừng xịt vì dàn xếp sắp xong. Nói hai câu đó xong, súng nổ và lựu đạn nổ.”

Ông có hỏi tại sao lại không nghe thấy? Xe của Đặng Sỹ đậu cách đài phát thanh khoảng 50 chục thước và trong trường hợp ấy có thể không nghe thấy. Chính ông Tỉnh trưởng cũng chỉ đoán là Đặng Sỹ có đứng chỉ huy trên xe ấy qua cái dáng thôi.

Ít ra về điểm này cho chúng ta thấy hai con đường đi tìm sự thật: Hiện trường là mấy nhân chứng đứng bên ngoài đài phát thanh vả có thấy súng nổ, lựu đạn nổ.

Mặc dù ông Tỉnh trưởng là cấp chỉ huy trực tiếp của Đặng Sỹ, ông cũng chỉ ra hầu toà với tư cách nhân chứng thôi.

Như vậy chỉ có mình Đặng Sỹ là tội phạm.

Nhưng qua hai lời nhân chứng vừa kể, người ta thấy trước khi vụ nổ đài phát thanh, Đặng Sỹ có trình cấp thẩm quyền, có ngồi lại bàn thảo, có nhận lệnh miệng, có được cung cấp phương tiện cùng với Chỉ huy Cảnh Sát và Công an cũng như tiểu khu phó. Nhưng trước sau, chỉ có mình Đặng Sỹ lãnh án. Trong một vụ việc quan trọng như thế này, có sự điều động nhân sự, có nhận lệnh lạc theo hệ thống quân giai, có hằng trăm vừa sĩ quan, vừa binh sĩ.

Vậy mà chỉ có một người lãnh án?
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

12 Tháng Chín 20142:15 SA(Xem: 29441)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
12 Tháng Chín 20141:12 SA(Xem: 31344)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngay Hè thư thả Đi trở về cùng sách vở thân thương
11 Tháng Chín 20142:39 SA(Xem: 38266)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
06 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 27752)
Thuở còn bé Mẹ chỉ vầng trăng sáng, Bảo Hằng Nga đẹp lắm ngự trên trời Một vầng nhỏ đen đen là chú cuội. Bỏ trâu ăn lúa bởi ham chơi.
05 Tháng Chín 20143:36 CH(Xem: 29387)
Nhân mùa trăng Trung Thu, xin gửi đến quý vị một vài hình ảnh họa theo dòng nhạc của thời xa xưa, những ngày còn ấu thơ thường đùa vui ca hát dưới ánh trăng
05 Tháng Chín 20142:09 CH(Xem: 18967)
Tính đến nay, Gia Phả cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền – Biên Hòa đã lên đến 408 thành viên rồi anh chị em ơi!...
05 Tháng Chín 20143:04 SA(Xem: 28282)
Nắng lang thang góc phố Ghé vào trang sách thơm Sợi treo dòng thác đỗ Cho thơ chảy thành nguồn
30 Tháng Tám 20147:43 CH(Xem: 29259)
Bây giờ khi bay về ngang khung cửa Ngôi trường Ngô Quyền một thuở thân thương Mây có dừng lại thiết tha trìu mến Như ngày xưa theo áo trắng đến trường
29 Tháng Tám 20142:05 CH(Xem: 28199)
Tháng tám, mưa nặng hạt tuôn. Dòng sông nước cuộn xa nguồn về xuôi. Lũ mang nguồn sống cho đời. Bập bềnh hai tiếng khóc cười trầm luân.
28 Tháng Tám 20149:19 CH(Xem: 29675)
Bước chân lạc giữa hư không. dẫm vào vạt nắng cuối dòng nhân gian ngẩn ngơ đếm những lá vàng Dòng đời muôn mối ngổn ngang ưu phiền
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32517)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30348)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33354)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27909)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33776)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28280)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24788)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27337)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25334)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29182)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40498)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34831)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23316)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29306)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30682)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28393)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16257)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36378)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 22017)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41237)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23254)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29767)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30206)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17128)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31263)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29476)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26212)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30162)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26788)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28550)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30747)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30980)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 29009)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30059)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29573)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29837)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 24113)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33613)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32568)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30678)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30775)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29221)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28421)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23567)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23417)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”