Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P16)

07 Tháng Tư 201712:48 SA(Xem: 8802)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P16)

Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P16)


Tình trạng Quốc Gia Việt Nam vào những năm 1950

Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp. Ông Diệm đã công khai lên án và coi như cắt đứt mối liên lạc với Bảo Đại.

Phần Bảo Đại tự coi như sứ mạng dành lại độc lập cho đất nước đã xong. Hay ít ra ông cho rằng đây là bước khởi đầu cho tiến trình dành độc lập. Tuy nhiên, khi nghe tin De Lattre De Tassigny chết ngày 11-1-1952, Bảo Đại đã mất hết mọi hy vọng cho một nền hòa bình cho Việt Nam. Ông viết trong Hồi ký:

“Sau cái chết của Đại tướng  , tôi có cám tưởng hòa bình chỉ còn là một hy vọng hão huyền.”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 293)

Tình trạng Quốc gia Việt Nam từ trong Nam ra Bắc trong giai đoạn này ít có sách vở đề cập chi tiết một cách đầy đủ.

blank

Lễ an táng tướng Jean De Lattre De Tassigny ở nghĩa trang Mouilleron-En-Pareds, ở Vendee, Pháp. 18/1/1952. Nguồn: Getty Images / Jarnoux Maurice

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ khi nhìn vào cảnh hồi cư từ năm 1947, khi Pháp đã mở rộng được các khu vực bình định. Người ta thấy có khởi sắc và hy vọng. Đời sống sinh hoạt của người dân có phần nhộn nhịp hơn cả thời 1945. Điều này có thể cắt nghĩa được vì các thành phố và thị trấn đã được bình định như ở Trung Châu Bắc Việt và Trung bộ đã tạm yên. Trong Nam thì tương đối ổn định hơn vì Việt Minh vốn yếu, thiếu hậu cần tiếp liệu.

Lực lượng chính quy của Việt Minh đã bắt buộc rút vào chiến khu để bảo toàn lực lượng khiến đời sống dân chúng có thể tạm an tâm lo buôn bán làm ăn. Có thể nói, nơi nào được bình định nơi đó sung túc theo nghĩa chiến tranh nuôi dưỡng chiến tranh. Các cơ sở kinh danh, các xí nghiệp của người Pháp, người Tàu và người Ấn Độ lại được dịp xây dựng và phát triển.

Các cửa hàng đủ loại đầy ắp hàng hóa sản xuất trong nước cũng như nhập cảng cung cấp cho nhu cầu của người dân. Các tiệm ăn, rạp hát đầy ắp người ra vào, ăn uống.

Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là bề mặt của sự phồn thịnh. Nó chỉ giúp tạo ra cảm giác an bình nhất thời cho người dân. Nó cũng cho thấy chọn lựa giữa Việt Minh và Quốc gia quả đã rõ ràng. Không ai còn ngu dại gì đi theo Việt Minh.

Cái khó nhất của chính quyền quốc gia là thiếu ổn định về mặt hành chánh và chính trị. Việt Nam có ba kỳ thì mỗi kỳ có hội đồng địa phương, chính phủ địa phương do một tổng trấn cai quản. Sự phân biệt ra ba kỳ rất rõ rệt tượng trưng bằng lá cờ vàng có ba vạch đỏ.

Chính phủ Trung ương do Bảo Đại chọn lựa đều nằm ở Nam Kỳ. Làm thế nào chính phủ Trung ương có thể điều hành các địa phương do có nhiều cơ quan chòng chéo lên nhau?

Vì thế, điều mâu thuẫn trái khoáy, phi lý là các vị Tổng trấn quyền hành bao quát cả một Phần vượt lên trên quyền hành của các Tổng trưởng? Điều này có khác gi thời kỳ Pháp thuộc, các vị Thống sứ, Khâm sứ mạnh hơn quan Toàn Quyền ở Trung ương?

Các vị Thủ tướng như Nguyễn văn Xuân, Trần văn Hữu, v.v. hầu như chỉ thực sự quản lý hành chánh ở phía Nam. Đã thế còn bị nghi kỵ là thân Tây, từng có vợ Pháp và được Pháp ưu đãi trọng vọng. Nhiều người vẫn có cảm tưởng đất Nam Kỳ là vùng đất tự trị của Pháp.

Cho nên việc chọn lựa các vị thủ tướng có khuynh hướng thân Tây là một sự yếu kém thấy rõ của Bảo Đại.

Các chức vụ chọn người đều dựa trên chuyên môn của từng bộ một cách không hợp lý. Y tế thì phải là một bác sĩ. Bộ Tư Pháp thì phải là một luật sư, Kinh tế thì phải một giáo sư, giáo dục cũng là một giáo sư.

Không lạ gì sau này thời ông Ngô Đình Diệm, người ta trình đưa lên ông Ngô Đình Nhu một vài trăm các chính khách tên tuổi, nghề nghiệp cùng địa chỉ với các chức danh như thương gia, luật sư, nghiệp chủ, y sĩ và thân hào. Ông Ngô Đình Nhu muốn biết rõ về năng lực và phẩm cách của của nhiều người để khi cần thì yêu cầu giữ những chức vụ quan trọng hoặc tham gia chính phủ. Nhưng những vị trên thật sự không đáp ứng nổi vai trò chính trị cho mỗi bộ ngành.

Sau khi xem danh sách và bình nghị như trên, ông cố vấn chỉ cười, “Chúng ta chỉ có những con người mà lịch sử cho chúng ta.” (Nous n’avons que des hommes que nous donne l’histoire). (Đoàn Thêm, ibid., trang 211)

Lập trường và viễn kiến chính trị của Ngô Đình Diệm khi ở ngoại quốc

Việc đi ra nước ngoài của Ngô Đình Diệm là một ngã rẽ chính trị cũng như một quyết định quan trọng trong cuộc đời làm chính trị của ông. Ở trong nước, ông bị kẹt giữa giữa hai thế lực: Việt Minh cộng sản mà đằng sau là cộng sản Tàu và Nga. Phía bên kia là thực dân Pháp với những người Quốc gia và công giáo đã ngả theo Pháp, hay nói đúng hơn giải ngả theo pháp Bảo Đại.

Có thể vì thế, gọi lập trường của ông Diệm là lập trường thứ ba: Không theo Pháp cũng như chống Việt Minh. Chọn lựa này có thể tiêu biểu bằng con số 60.000 nguời chạy về ẩn náu tại vùng Phát Diệm nam 1946.

Lập trường của ông Diệm đẫ được cựu hoàng Bảo Đại ghi lại trong Hồi Ký của ông như sau:

“Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền của Quốc Gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch. Trần Văn Lý cũng chia sẻ quan điểm của Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn biến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Dominion. (Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh). Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được với những người Quốc Gia Việt Nam”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 198-200)

Với Diệm, “chúng ta chỉ có một thái độ: Chờ Đợi”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 198)

Vì thế, khi sang Nhật cùng với người anh của ông, qua lời tuyên bố rõ rệt của TGM Ngô Đình Thục ở Osaka đã gói ghém trọn vẹn, nói thay cho quan điểm chính trị của Ngô Đình Diệm:

“Nhân dân Việt Nam không muốn Bảo Đại cũng như Hồ Chí Minh, nhưng nhân dân Việt Nam mong muốn có một nền độc lập trọn vẹn do người Pháp trao lại. Sẽ không cần một Hồ Chí Minh và hòa bình sẽ được ngự trị trên đất nước Việt Nam nếu người Pháp thuận trao trả độc lập cho Việt Nam.”

(Political views of Ngo Đinh Thục, Catholic Bishop of Vinh Long le 18/6/1950 trong Foreign relations of the US, 1950, Vol VI (Gullion) to the Secretary of State, Saigon, june 23, 1950. Trich lại trong Trần Thị Liên, ibid., trang 364)

Đây có thể là lần đầu tiên, anh em ông Ngô Đình Diệm bày tỏ công khai chống Bảo Đại.

Phần Ngô Đình Diệm, ông cũng đã nhắc lại giải pháp mà người Mỹ đã dành cho Phi Luật Tân. Ngày 21/9/1950, trong cuộc tiếp xúc với William S.B. Lacy, ông Diệm yêu cầu người Mỹ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam qua lời tuyên bố như sau:

“Diệm bày tỏ công khai lập trường của ông và đã gây ấn tượng trong chính giới Mỹ khi ông yêu cầu người Mỹ cung cấp vũ khí cho quân đội của công giáo, Diệm có ý ám chỉ dân quân công giáo ở trong vùng Phát Diệm. Ông cũng cho biết còn có một lực lượng công giáo nữa ở Huế-Tourane từ năm 1947, (Lực lượng công giáo của Trần Văn Lý) nhưng lực lượng này đã bị phân tán vì không được sự yểm trợ tài chánh của người Pháp vì chính những thành quả tốt đẹp của họ.”

Diệm cũng không quên nhắc nhở lại người Mỹ đến những thành quả tốt đẹp mà họ đã làm ở Phi Luật Tân và Nam Dương. Diệm nói thêm:

“Người Pháp phải trao trả hoàn toàn quyền kiểm soát xứ Nam Kỳ cho Việt Nam. Bởi vì người Pháp không có khả năng phân biệt những người Việt Nam theo cộng sản và người Việt Nam không cộng sản, điều mà người Việt Nam có thể chính họ có thể phân biệt một cách dễ dàng, đặc biệt là ở Nam Kỳ. Ông Diệm còn cho biết chính ông cũng có trong tay một danh sách những người cộng sản nguy hiểm và quan trọng nhất ở đó. Diệm nói tiếp, một khi người Việt Nam có thể kiểm soát được Nam Kỳ thành công, những người Pháp sẽ phải rút ra khỏi xứ Nam Kỳ và ở lại Bắc Việt, ở đó, quân đội Pháp trở thành một chốt then chốt chống lại sự xâm lấn của Tàu cộng. Diệm tiếp tục nói: sau khi miền Nam đã được bình định, vấn đề Bắc Việt sẽ được xem xét lại.”

(Tran Thi Liên, ibid., trang 365)

Trong đoạn văn trên cho thấy, Ngô Đình Diệm không muốn gạt bỏ 100% vai trò người Pháp trong cuộc chiến. Điều quan trọng hơn cả, ông đã nhìn thấy trước những nỗi hiểm nguy trước sự đe dọa của Tàu cộng, điều mà Bảo Đại hầu như chưa quan tâm đến cho đủ.

GM. Ngô Đình Thục hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Ngô Đình Diệm và nói thêm rằng nước Mỹ có bổn phận theo dõi và làm áp lực trên nước Pháp để họ tuân thủ những điều đã được thỏa thuận ở điện Elyssée, ngày 8-3.

Khi đến Mỹ vào năm 1951, ông Ngô Đình Diệm lại có dịp một lần nữa tái xác nhận những quan điểm chính trị của ông. Nhưng nay với một thái độ từ tốn hơn. Trong dịp trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ D. Acheson vào ngày 15-1-1951, ông Diệm tỏ ra mềm dẻo hơn khi phát biểu:

“Lần này, Diệm phát biểu với một thái độ ôn hòa hơn lần trước. Hình như ông cảm thức được mối đe dọa nặng nề của Tàu cộng và cảm thấy có thể chấp nhận được quan điểm tự chủ dành cho các quốc gia trong khối liên hiệp ở Pau. Trong các cuộc trao đởi không còn có những quan điểm bài Pháp một cách lộ liễu như trong các cuộc trao đổi trước đây.”

Phúc trình của Acheson có nhắc tới việc Diệm có gửi một thư cho Bảo Đại qua trung gian Thủ Hiến Nam Phần Nguyễn Trung Vĩnh trong đó có nội dung như sau:

“Đối diện khủng hoảng mà đất nước đang gặp phải hôm nay, ông Diệm sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm chức vụ Thủ tướng và thành lập một một chính quyền mới với điều kiện Bảo Đại dành cho chính phủ Trung Ương nhiều quyền hành rộng rãi hơn và tránh tình trạng dễ dãi với các chính quyền của các phần đưa đến tình trạng lấn quyền tại các nơi ấy.”

(The Secretary of State (Acheson) to the legation at Saigon, Ocober 25-1950, p.909-910. Trích lại trong Tran Thi Liên, ibid., trang 366)

Diệm đã đề nghị với Bảo Đại như thế và tiếp tục ở lại Mỹ chờ đợi sự hồi đáp của Bảo Đại.

Đại diện chính phủ Mỹ ở Viêt Nam đã rất chú ý đến những đề nghị của Ngô Đình Diệm qua người đại diện là ông Gullion. Tuy nhiên, đại diện tỏ ra bi quan về sự có thể tìm ra một giải pháp có thể thỏa thuận được giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm. Chuyện hầu như không thể xảy ra. Bản Phúc trình nhận xét:

“Sự quyết tâm của Ngô Đình Diệm sẵn sàng tham gia là một dấu hiệu tích cực và khích lệ trong tiến trình từ thái độ chờ thời và có tính cách bè phái. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của ông ta và thấy rằng chính quyền Trung ương phái được củng cố thêm. Giám Mục Chi có cho biết Bảo Đại Đại đã tiếp nhận được lá thư của Ngô Đình Diệm. GM Chi nhận thấy Bảo Đại như chưa muốn trả lời Ngô Đình Diệm. Dù thế nào thì thành phần trong chính phủ hiện thời cũng sẽ có sự tham dự của một vài người công giáo. Và người ta cũng nhận thức được là có sự ác cảm cực lớn của Bảo Đại đối với Ngô Đình Diệm- căn cứ trên những sự giao tiếp từ xa xưa giữa hai người. Thái độ khinh bỉ dai dẳng của Diệm đối với cựu hoàng đã thêm vào chuyện cựu hoàng đã từ chối không mời Ngô Đình Diệm mỗi lần lập chính phủ.”

(The Secretary of Stae, ibid., trang 366)

Phần quan điểm của người Mỹ thì họ chấp nhận một chính quyền đoàn kết quốc gia trong đó với nhiều thành phần công giáo là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, người công giáo là thiểu số chỉ chiếm 10% dân số. Nếu để người đứng đầu chính phủ là một người công giáo thì điều đó tỏ ra thất lợi vì nó làm thay đổi toàn bộ hình ảnh về một chính quyền quân sự và chính trị. Người ta nghĩ đến việc thành lập một chính phủ với Bảo Long đứng đầu mà đằng sau có Hoàng hậu Nam Phương công giáo và Hoàng thân Cường Để.

Nhưng chỉ riêng đối với viên đại sứ mới, ông D. Heath có một ý hướng rõ rệt cổ võ cho lá bài Ngô Đình Diệm trong vai trò Thủ tướng. Bởi vị thành phần chính phủ Trần Văn Hữu ngày 18-2-1951 đã làm người Mỹ thất vọng không ít. Mình Trần Văn Hữu đã đảm trách 4,5 chức vụ chủ chốt. Đó là thông lệ xấu. Chẳng hạn chính phủ Nguyễn Phan Long kiêm ngoại giao với nội vụ, Trần Văn Hữu kiêm Quốc Phòng với ngoại giao rồi cả nội vụ và tài chánh. (Đoàn Thêm, ibid., trang 202)

Chính phủ Trần Văn Hữu dựa hơi người Pháp với 14 trên 16 bộ trưởng gốc Nam mà không có sự tham gia của Đại Việt, VNQDD, công giáo hay giáo phái cũng như thành phần người quốc gia độc lập. Trong từng ấy khuôn mặt, không có khuôn mặt chính trị nào có tầm cỡ.

Và vị đại sứ Hoa Kỳ khẳng định rằng:

“Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh là người Việt Nam duy nhất có tư thế của một lãnh tụ có tầm vóc quốc gia. Và sau Hồ Chí Minh là Ngô Đình Diệm, nhà lãnh đạo công giáo hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ. Trong các công cuộc trao đổi ở Paris, ông Pignon, thủ tướng Pháp đi đến kết luận chỉ có một giải pháp duy nhất cho Bảo Đại là giao phó việc thành lập chính phủ cho Diệm. Ông Pignon còn nói thêm rằng hoàng thân Bửu Lộc, người đại diện cho Bảo Đại ở Paris, đã có những nhận định chính trị sáng suốt đáng nể cũng đã ngầm đồng ý với ý kiến của Pignon.”

(The Minister at Saigon ( Heath) to the Secretary State ( Acheson), Saigon, February 24, 1951, p.384. Tran Thi Lien, Ibid, trang 168)

Bảo Đại và Bảy Viễn

blank

Bảy Viễn. Nguồn: Pierre Darcourt

Riêng Bảo Đại, từ năm 1949-1950 có cơ hội cấu kết với tên trùm băng đảng Bảy Viễn, từng vượt ngục Côn Đảo nhiều lần và còn nợ chính quyền Nam Kỳ (Cochinchine) tám năm tù phải trả ngoài Côn Đảo. Vậy mà bảo Đại kết bạn đi săn, đi ăn uống, nhất là chia sẻ trai gái lẫn tiền bạc nên sẵn sàng nói người Pháp phong cho Bảy Viễn lên chức tướng.

Bảy Viễn nay oai phong, lẫm liệt, có mặt trong các cuộc duyệt binh chính thức với tư cách một viên tướng, có mặt trong các cuộc tiệc tùng, cai quản luôn các quân đội Cao Đài, Hòa Hảo.

Làm thế nào y đủ uy tín để điều khiển quân đội quốc gia mà tiền thân của y mọi người đều biết là một tên cướp? Dưới trướng của y có 3000 quân đội hộ vệ. Để có tiền chi phí, Bảo Đại đã giúp Bảy Viễn giành lại sòng bài Đại Thế Giới từ tay các tài phiệt người tàu từ Ma Cao sang làm ăn.

Đây là một sòng bài nổi tiếng toàn Châu Á đạt kỷ lục về số doanh thu kể từ năm 1946. Trong sòng bài có 50 căn nhà, được rào che chắn cẩn thận, mỗi nhà có 4, 5 sòng bài. Người ta chen chúc nhau vào chơi bài, sát phạt nhau mà thực tế người thua nhiều hơn người được. Bên cạnh đó còn có ba nhà hát, và hai rạp chiếu bóng, vũ trường với sàn nhảy rộng đến 300 mét vuông. Rồi còn những khu ăn chơi kín đáo hơn với các cô vũ nữ đủ loại, với các buồng ngủ như các lô cốt với cửa kính mờ.

Hàng tháng, Bảy Viễn nộp cho chính quyền 500.000 đồng bạc Đông Dương. Phần của Bảo Đại là 250.000 (tương đương 24 triệu franc theo giá hối đoái năm 1950) (Trích dịch tóm lược Pierre Darcourt, “Bay Vien, Le Maitre de Cho Lớn”, Hachette)

Ngoài Bảy Viễn còn có ba người thân cận bên cạnh Bảo Đại như những cố vấn là Hoàng thân Bửu Lộc, luật sư, Nguyễn Đệ, một triệu phú, con của cựu khâm sai, phó vương Bắc Kỳ và Phan Văn Giáo.

Phan Văn Giáo, gốc công giáo. Ông thiết lập một đội Bảo Vệ Đoàn do người Pháp trang bị súng ống. Do cái công trạng ít ỏi đó, ông yêu cầu Bảo Đại chức vụ Tham Mưu Trưởng quân đội Việt Nam. Và ông hy vọng với đám Vệ Binh Đoàn, ông sẽ chiến thắng Việt Minh tại các vùng Vinh và Thanh Hóa. Vậy mà đã được Bảo Đại phong Trung tướng để điều khiển 4 tỉnh miền Nam Trung Việt: Bình, Phú, Nam, Ngãi. Kết quả ra sao thì đã rõ. Và dưới thời chính phủ Trần Văn Hữu, ông được đề cử là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng! Người Pháp coi ông là một nhân vật then chốt trong guồng máy của Bảo Đại.“Người gần gũi” của Quốc Trưởng.

blank

Phan Văn Giáo và Bảo Đại, Đà Lạt 1949. Nguồn: OntheNet

Đây là việc bổ nhiệm và phong tướng thật khác thường của Quốc Trưởng. Người Pháp không tin tưởng vào tư cách và tài cán của Phan văn Giáo. De Lattre không chấp nhận Phan văn Giáo trong vai trò Bộ trưởng Quốc Phòng trong nội các Trần văn Hữu và đề cử ông Nguyễn Hữu Trí.)

Vài dòng về nhân vật Nguyễn Đệ. Ông là người thân Pháp và được người Pháp kính nể. Có thể nhiều phần sau này do sự đề cử của Pignon mà Bảo Đại dùng Nguyễn Đệ.

Bảo Đại đã nhận xét về Nguyễn Đệ như sau:

“Từ hơn nửa thế kỷ nay, gia đình ông ta đã phục vụ một cách trung thành đầy nhiệt huyết các hoàng đế của triều Nguyễn. Ông đã chứng tỏ cho tôi thấy rằng một sự cộng tác đắc lực mà sự trung thành là điều không thể nào phủ nhận được. Ở mọi nơi, ông theo tôi như hình với bóng, thi hành những công việc rất là tế nhị và theo tôi rất là cực nhọc với một sự khôn ngoan khéo léo, tế nhị với một lòng trung thành qua mọi thử thách và với một nhân cách mà người ta có thể nhìn thấy trên khuôn mặt của ông như mooijt vị thánh tử đạo đang vác Thánh Giá”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 258-259)

Thú thực tôi chưa từng được nghe một lời tán tụng nào của Bảo Đại đối với người cộng tác của ông như thế. Tôi cũng hiểu rất rõ những công tác bội bạc và tế nhị ấy là gì và Nguyễn Đệ đã thi hành một cách kín đáo và đầy lòng trung thành mà ngoài Bảo Đại ra, có thể bà Nam Phương biết được? Cũng như những người tình nhân nổi tiếng hay không nổi tiếng của Bảo Đại mới biết được?

Ngoài Bảo Đại, người Pháp cũng vinh danh ông với tước hiệu: “Commandeur de la légion d’honneur” do chính tay TT Pháp Vincent Auriol trao tặng. De Lattre De Tassigny trao tặng “Croix de Guerre”. (Tran Thi Lien, ibid., Interview avec Nguyen De, Saint Mandé, le 14-11-1989, trang 374)

Phần khác các chức sắc công giáo như Gm Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi đều khuyến khích ông tham gia chính phủ để giúp Bảo Đại. Việc dùng Nguyễn Đệ của Bảo Đại hẳn là không sai. Với tư cách là người công giáo, đã hai lần ông sang triều kiến Vatican và gặp các chức sắc ở đây nhằm mục đích chứng minh rằng chính quyền Bảo Đại là chính quyền duy nhất có thể ngăn chặn được cộng sản. Ông đã có dịp gặp các chức sắc như Hồng y Tardini, Constantini và Fumasoni cũng như Montini.

Ông đã được Giáo Hoàng Pius XII tiếp kiến ngày 28-3-1950 trong vòng một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, tại Giáo triều có linh mục Huy vốn theo quan điểm bảo thủ và cứng rắn của Ngô Đình Diệm cũng như của gm Lê Hữu Từ hẳn đã là ráo cản công việc của Nguyễn Đệ không ít. Giáo Hoang tỏ ra thận trọng trước những điều tường trình của Nguyễn Đệ. Cùng lắm, Giáo Hoàng bày tỏ một thiện cảm trong cái tình cha con. Nhưng không nhất thiết là Vatican có quyết định thiết lập một bang giao chính thức với chính quyền do Bảo Đại câm đầu. Vì thê, sứ mạng của Nguyễn Đệ bên cạnh tòa thánh không đạt được những kết quả như ông mong muốn.

Đằng khác, đường lối của Vatican là giải thực và bản địa hóa các giáo hội của thuộc địa, trao quyền quản trị giáo hội cho các địa phương. Việc bổ nhiệm các giám mục như Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Trịnh Như Khuê, Hoàng Văn Đoàn nằm trong cái tinh thần đó của Vatican.

Nhưng về mặt quản lý, Nguyễn Đệ được coi như cánh tay mặt của Bảo Đại. Nguyễn Đệ trở thành một thứ mưu sĩ hàng đầu của Bảo Đại.

Kết luận

Trong số các nhân vật lãnh đạo nổi bật nhất trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Có ba nhân vật được nhiều người viết sách và tài liệu nhắc nhở đến. Chỉ có hai người là Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm. Bảo Đại trở thành một nhân vật bên lề, một thứ bù nhìn không hơn không kém.

Nhưng lịch sử càng lùi xa, càng nhiều phát kiến tài liệu, nhân vật đáng lẽ được coi là hàng đầu là Hồ Chí Minh đang trở thành đối tượng của sự nguyền rủa và khinh bỉ ngay trong nội bộ các lãnh đạo đảng cộng sản.

Chỉ còn lại một Ngô Đình Diệm, dù thế nào đi nữa, ông vẫn là người yêu nước chân thành và người duy nhất biêt hy sinh cho đại cuộc bảo vệ chính kiến của mình.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

02 Tháng Mười Một 201710:07 SA(Xem: 19441)
Ta về nhé, con sông buồn đến lạ, Sóng lăn tăn chia cắt bởi đôi bờ. Mưa bay qua có dừng nơi phố cổ, Ngày đi qua và nắng vẫn chia xa.
02 Tháng Mười Một 20179:53 SA(Xem: 24377)
Em ngồi chải tóc mượt mà Chải luôn mấy sợi thơ qua quấn lòng Ru em tròn bước thong dong Mùa thu vương vấn ẵm bồng dung nhan
02 Tháng Mười Một 20179:43 SA(Xem: 22978)
Thu vàng nhìn lá thu rơi, Mơ làm mây trắng rong chơi non bồng. Thu về gợi nhớ mênh mông, Trăng thu vằng vặc bên sông Biên Hòa.
28 Tháng Mười 201710:54 CH(Xem: 18709)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Liên Khúc "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu & Tiếng Hát Học Trò" - Ngọc Lan - Ngọc Hạ trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Mười 20175:01 CH(Xem: 21207)
Tận đáy lòng, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng tri ân và cảm tạ các thầy cô, bà con cô bác xa gần. Các bạn đồng nghiệp, đồng môn, đồng khóa, cùng lớp.
28 Tháng Mười 20174:52 CH(Xem: 19898)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
28 Tháng Mười 201712:02 CH(Xem: 27373)
Gót hài bước nhẹ trên lối vắng Một chút nhớ thôi thấy mỏi mòn Mùa thu trở lại trời chưa nắng Thêm gió heo may lạnh nửa hồn
27 Tháng Mười 201710:07 CH(Xem: 17945)
Cơn mưa giăng nhớ phương trời Ai cầm dù biếc che người phương xa Ai lau mái tóc mượt mà Mà lòng sũng ướt tình qua êm đềm?
27 Tháng Mười 201710:01 CH(Xem: 19541)
Bạn bè tri kỷ mấy người Biết nhau từ thuở lên mười lên năm Như là ruột thịt tình thân Sẻ chia nồng ấm khi lần gian nan.
27 Tháng Mười 20179:55 CH(Xem: 22173)
Các cháu, con quanh quẩn ở bên mình Chấp tay lại, nguyện cầu ông siêu thoát Trên bàn Phật, khói hương trầm bát ngát Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn hương linh.
27 Tháng Mười 201712:39 CH(Xem: 21150)
Lòng tôi đó... Nàng lẵng lặng thinh?! Buồn bã bước đi... như vô tình! Chắc quê tôi nghèo, Nàng không đến, Thôi! Đến mà chi? Khi người bỏ ra đi!
27 Tháng Mười 201712:32 CH(Xem: 26840)
Nghe Thu mưa đổ tiếng buồn, Niềm thương, nỗi nhớ cội nguồn biết bao? Muốn về chẳng được, làm sao? Nhớ Thu Hà Nội ngày nào tuổi xanh.
27 Tháng Mười 201712:24 CH(Xem: 10445)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
21 Tháng Mười 201712:09 CH(Xem: 20913)
Hãy yên lòng nghe anh. Hãy trở về nơi mình sẽ đến với một tâm hồn tự tại, thanh thản. Em chấp tay cầu nguyện. Em nhắm mắt lại và gọi tên anh. Lạy đức A Di Đà hãy tiếp dẫn hương linh anh về nơi an bình nhất.
21 Tháng Mười 201711:48 SA(Xem: 22878)
Trong chiều thu lạnh và mưa. Buồn vui chia sẻ với "người trò xưa". Lời naò diễn tả cho vừa. Đôi dòng lệ nhỏ tiễn đưa Trai về.
20 Tháng Mười 201710:42 CH(Xem: 16301)
Nhân 49 ngày cùa NQK14 Phạm Kim Phi Hùng (OCT 24 2017), và NQK7 Nguyễn Ngọc Xuân (OCT 29 2017) xin mượn bài này kèm theo lời thành tâm cầu nguyện đưa hai ông anh NQ về hư không)
20 Tháng Mười 201710:24 CH(Xem: 20221)
Từ em bỏ xứ ra đi Phố buồn ngả ánh trăng khuya rã rời Em đi bỏ lại nụ cười Đỏ lòng hoa phượng nắng rơi bên đường
20 Tháng Mười 20176:54 CH(Xem: 42622)
Ta sẽ theo mây về với gió ngàn. Chút tro thân xác gửi thế gian. Biển rộng, trời xanh bay khắp chốn Hồn ta theo Phật. Ánh đạo vàng.
20 Tháng Mười 201712:34 CH(Xem: 19862)
Hôm nay đón mùa Thu hoan hỉ Trời tháng Mười, hoa cúc đầy sân Thu nơi đây, xinh đẹp lạ thường Rừng xanh ngát, ngả màu vàng thắm
20 Tháng Mười 201712:29 CH(Xem: 18761)
Làm sao gom hết lá vàng Đem về sưởi ấm cho Nàng được vui Đêm thâu Nàng mãi bùi ngùi Mai cây trụi lá cành xui hững hờ Còn gì đâu để mộng mơ?!
20 Tháng Mười 201712:15 CH(Xem: 20399)
Mùa Thu trở lại rộn ràng, Một năm xa cách vắng Nàng đã lâu. Đợi Nàng thức suốt canh thâu, Chim bay cá lặn, Thu đâu hỡi Trời?
20 Tháng Mười 201712:01 CH(Xem: 8802)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
19 Tháng Mười 201712:28 SA(Xem: 17436)
Mùa về gió bão mưa tuôn Nổi đau chồng chất nỗi buồn bám đeo Thương thay họa kiếp dân nghèo Mỗi Mùa Mưa Bão gieo neo phận người...
14 Tháng Mười 201711:50 CH(Xem: 10515)
Dù thành đạt, danh vọng hay bình thường yên ả, dù ở trong nước hay nước ngoài đều nhớ về mái ấm Ngô Quyền với bao hoài niệm đẹp -
14 Tháng Mười 201712:01 SA(Xem: 17563)
Chẳng duyên sao vẫn nợ nhau! Để em nhớ mãi những câu giao tình Dệt vần thơ mộng hương trinh Đắm say trong giấc mơ tình ái ân
13 Tháng Mười 201711:33 CH(Xem: 13147)
Vì vậy tôi tin dù Nai Bạch Mã đã lìa rừng trước, nhưng Sói Trầm Lặng còn ở lại chắc chắn không cô đơn…
13 Tháng Mười 20171:54 CH(Xem: 20973)
Đôi khi ta thoáng gặp nhau Mà như đã gặp ở đâu xa rồi Như là sóng vỗ trùng khơi Cát vàng đã ngấm những lời yêu thương
13 Tháng Mười 20171:45 CH(Xem: 30757)
Em qua phố vắng ngùi trông Mưa Chiều Thứ Bảy lạnh nồng gió reo Buồn ơi, lá chết bay theo Hôn tình mưa đổ vòng vèo lá rơi.
13 Tháng Mười 20171:35 CH(Xem: 21600)
Không thấy Nàng Thu nở nụ cười, Mắt buồn rười rượi nét đăm chiêu. Có phải sầu tình muôn thuở trước? Hay nặng lòng ai? Mãi ưu tư!
13 Tháng Mười 20171:26 CH(Xem: 8357)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
10 Tháng Mười 20176:45 CH(Xem: 22184)
Hạnh phúc biết bao nhiêu, khi lớp đàn em của tôi tiếp tục nối dài truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của gia đình trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa,
10 Tháng Mười 20176:38 CH(Xem: 18211)
Dặn lòng đừng nghĩ chi chi!!! Cô đơn cũng mặc, mắc gì nhớ em...Lang thang ngược chuyến tàu đêm, Ôm hai tai chặt, chẳng thèm lắng nghe.
09 Tháng Mười 201711:23 SA(Xem: 23420)
Chiều Thu hiu hắt mưa mù, Giỗ đầu tưởng nhớ mặc dù ở đâu! Tình yêu sẽ chẳng chìm sâu, Bạn xưa, trò cũ bạc đầu nhớ nhau…
08 Tháng Mười 20173:12 CH(Xem: 19555)
Nhân ngày giỗ đầu_Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo: Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !
07 Tháng Mười 201711:46 CH(Xem: 9788)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 201711:38 CH(Xem: 17686)
Nhưng những người bạn cũ, bạn cùng khóa, cùng lớp của chúng tôi tình bạn sẽ không thay đổi và luôn nhớ đến nhau.
06 Tháng Mười 201710:39 CH(Xem: 22176)
Trung Thu Trăng Sáng Rạng Ngời Đèn đêm dạ hội lã lơi Cung Hằng Chú Cuội ngủ giấc mơ trăng Trăng thu tháng tám mỗi năm lần về...
06 Tháng Mười 20175:59 CH(Xem: 16211)
Nhát chém hư vô trong bài thơ này không nhận chìm con thuyền mà đó là vết chém của Trí Tuệ. Đó chính là sự cắt bỏ sự, từ bỏ của tất cả...
06 Tháng Mười 20175:41 CH(Xem: 15297)
ánh trăng Thu năm nay đẹp quá. Trời trong xanh, trăng trên cao vằng vặc tỏa sáng góc vườn sau, chiếu lung linh trên những chậu cúc nở hoa vàng rực rỡ.
06 Tháng Mười 201712:54 CH(Xem: 22315)
Hôm nay Thu, lành lạnh heo may về, Chạnh lòng, thương nhớ những tình quê. Những người năm ấy, còn hay mất?! Cảm xúc nào dâng? Buồn lê thê...!
06 Tháng Mười 201712:49 CH(Xem: 25013)
Người lính của tôi đã nằm xuống Bỏ lại trần gian xác thân này Không đớn đau, không u uất mỗi ngày Và lặng lẽ trở về cát bụi.
06 Tháng Mười 201712:43 CH(Xem: 24903)
Buồn nào hơn được buồn này? Bài thơ Ta viết đêm nay u tình. Đời người ai cũng tử sinh, Nghe tin Em mất sao mình lệ rơi.
05 Tháng Mười 201711:06 CH(Xem: 11405)
Trung thu ngồi nhớ ngày xưa Chiếc lồng đèn cũ cũng vừa lướt qua Ngẩn ngơ ngồi ước giá mà Ta đừng khôn lớn chỉ là trẻ con...
01 Tháng Mười 20173:48 SA(Xem: 20223)
Thôi, em không chờ anh nữa Vì sợ nắng thắp chưa đầy Những sợi nắng thu vàng thiếu phụ vội vàng qua Ai sẽ ru em níu kéo xuân thì...
01 Tháng Mười 20173:27 SA(Xem: 15330)
Để ba mươi sáu năm sau gặp lại – trong hai hoàn cảnh cũng xa lắc xa lơ – nhưng tình bạn tôi và Thanh Châu vẫn không có khoảng cách.
01 Tháng Mười 20173:07 SA(Xem: 16916)
Cuộc đời như một sân khấu rộng lớn, mà ai cũng đều có một vai tham dự, và vào vai nào thì có ai được chọn? Như người đàn ông gục chết chẳng ngờ kia, sao chọn vai chi cho ông mà buồn đến vậy?
01 Tháng Mười 20172:56 SA(Xem: 17834)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Ngô Thụy Miên & CHIỀU VÀNG --Nguyễn Văn Khánh Lê Dung & Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Mười 20172:30 SA(Xem: 15474)
Hãy gắng lên ông xã. Mọi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục. Hãy yên lòng điều trị. Gia đình sẽ ở bên ông xã.
29 Tháng Chín 20172:26 CH(Xem: 21665)
Thùng thình trống hội múa lân Thùng thùng trống nhịp gõ lần hội vui Con lân say trống thậm thùi Đưa tay phá cổ ngọt bùi trung thu...
29 Tháng Chín 20171:57 CH(Xem: 24294)
Hè đi Hè đến cũng mau, Hết mưa trời nắng trước sau hai mùa. Cười lên, ca hát vui đùa, Đón Thu vàng tới, tiễn mùa Hè qua.
29 Tháng Chín 201710:35 SA(Xem: 19780)
Hai bên nội ngoại gia phả nhà chúng tôi chỉ cách nhau hai bờ sông. Bên kia bờ sông là quê Nội: BÌNH LONG. Bên nầy sông là quê Ngoại: TÂN UYÊN.
29 Tháng Chín 201710:00 SA(Xem: 22607)
Ngày về, cứ ngỡ rồi sẽ sang, Lời hứa, ngờ đâu đã lỡ làng! Thu về lạnh lẽo, đông càng buốt! Lẻo đẻo một mình... mãi lang thang!
28 Tháng Chín 201710:06 SA(Xem: 37725)
Trong lòng tôi đẹp nhất những đêm trăng. Ánh sáng lung linh tuyệt vời tạo hóa Những huyền thoại bị lột tàn phá, Chỉ làm cuộc đời thêm trần trụi, xấu xa.
23 Tháng Chín 20177:20 CH(Xem: 24135)
Thấy không anh mùa thu nên thơ quá Mau trở về kịp ngắm lá trở vàng Kịp đi giữa đường trăng lai láng đổ Kẻo suốt cuộc đời cứ mãi hoang mang.
23 Tháng Chín 201712:45 SA(Xem: 19540)
Trái đất này tròn (?!) và thế giới này thật nhỏ bé – Nếu hữu “duyên” sẽ có một ngày, gia đình tôi được trùng phùng cùng anh Dũng…
22 Tháng Chín 201711:47 CH(Xem: 18786)
Lòng rộn ràng hôm nay đón Thu sang Nhìn bầy trẻ hân hoan vào lớp học Hồi tưởng lại thời vàng son thơ mộng Mà giờ đây đã vời vợi xa bay
22 Tháng Chín 201710:37 CH(Xem: 22134)
Nếu, nếu thực sự có kiếp nầy và kiếp sau, tôi cầu nguyện cho anh tôi mãn nguyện tất cả hoài bão anh có từ kiếp anh mới vừa buông tay sang kiếp mới nhẹ nhàng sáng sủa.
22 Tháng Chín 20173:11 CH(Xem: 18826)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 20172:51 CH(Xem: 38490)
Sinh ra trong cỏi người ta May nhờ rủi chịu cũng là phước căn Ai ai cũng có duyên phần Do thiên tạo định lượt lần nghiệp duyên.
22 Tháng Chín 20172:30 CH(Xem: 23498)
Nhớ thương khóc để vơi sầu, Đôi mình xa cách theo màu thời gian. Bạn vàng vĩnh biệt thế gian, Tiếc thương khôn tả, ly tan đâu ngờ.
22 Tháng Chín 20171:46 CH(Xem: 24493)
Con đường nào? dừng lại bước đi! Bịn rịn chia tay, chẳng nói gì! Nàng đã khuất dần...trong tuyết mỏng... Thức giấc, mãi còn luống bận suy...!
22 Tháng Chín 20171:40 CH(Xem: 24282)
Con đường dài tấp nập. Sao mình lại trống không. Thương một người ở lại. Đêm chắc dài mênh mông.
17 Tháng Chín 20177:48 SA(Xem: 18456)
tất cả rồi sẽ qua, rồi sẽ quên chỉ còn chút hình ảnh và chử viết được thu góp về 1 nơi dành cho những ai muốn tìm https://sites.google.com/site/nguyengocxuan/
17 Tháng Chín 20177:43 SA(Xem: 18118)
đây là bài viết trên FB Mai Chu về NNX trước ngày bạn qua đời https://www.facebook.com/1948MaichU/posts/1463654173727773
16 Tháng Chín 20177:31 SA(Xem: 17141)
Chỉ vài năm ngắn ngủi quen biết anh qua những cánh điện thư. Dù sống cách nhau nửa vòng trái đất nhưng anh đã để lại trong lòng tôi tình anh em đồng môn thật gắn bó.
16 Tháng Chín 20173:56 SA(Xem: 11584)
Tưởng Nhớ NGUYỄN NGỌC XUÂN 1 tấm lòng, 1 cây viết tích cực trên trang nhà NGÔ QUYỀN
16 Tháng Chín 20173:36 SA(Xem: 19421)
Anh Xuân ơi, Không ai chọn được nơi ta sinh và chọn nơi ta ở, cũng không ai đếm được ta sống được bao năm và ta cười khóc bao lần?
15 Tháng Chín 201710:51 CH(Xem: 18143)
Tưởng niệm tám lần Thu vắng anh Tám năm Ngày Giỗ thoáng qua nhanh Âm, dương cách biệt lòng đau thắt Anh đã đơn thân bước độc hành
15 Tháng Chín 20178:01 CH(Xem: 14971)
Như một lời từ giã, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi trôi mãi... như những người bạn đã ra đi ...bỏ lại con đò...
15 Tháng Chín 20173:41 CH(Xem: 16196)
Từ California, xin chân thành thắp nén hương lòng hướng về Toronto và Đà Nẵng, cầu mong hai anh được thanh thản ở thế giới bên kia.
15 Tháng Chín 20171:01 CH(Xem: 22662)
Vi vu tiếng sáo đêm trường, Trăng Thu sáng tỏ phố phường lặng im. Kỷ niệm xưa mãi trong tim, Bốn mươi năm lẻ im lìm qua mau.
15 Tháng Chín 20176:58 SA(Xem: 21299)
Em cười đôi má hây hây Gót sen nhí nhảnh, cỏ cây giật mình Người về bến vắng buồn tênh Tre buồn rũ xuống cho mềm nhớ nhung.
14 Tháng Chín 20171:12 CH(Xem: 20425)
Nhớ thương lại gọi 'Mình ơi' Xin gió hãy chuyển đến người tôi yêu Tháng chín đến nhớ thương nhiều Một trời kỷ niệm nghìn điều bâng khuâng...
14 Tháng Chín 20171:09 CH(Xem: 27729)
Gối đầu tường đá xanh rêu Mơ trăng cổ độ phập phều hồn đau Xa em từ độ Thu nào Gác tay đỉnh nhớ gió trao tình buồn.
09 Tháng Chín 201710:59 CH(Xem: 16514)
Thu lại sắp về! Tôi nghe lòng mình lăng lắng rơi theo con nắng ngoài kia đang nhạt dần, lòng chợt im như một nốt lặng trầm,
09 Tháng Chín 20178:29 SA(Xem: 22306)
Vu Lan hoa trắng muốt lòng Trắng như lòng mẹ sáng trong một đời Dãi dầm mưa nắng sương rơi Gian nan vất vả dưỡng nuôi con mình
09 Tháng Chín 201712:08 SA(Xem: 19599)
Để rồi Phạm Kim Phi Hùng cũng chọn một ngày đầu thu ngủ giấc thiên thu, đặt dấu chấm hết cho hành trình xuôi ngược đời người…
08 Tháng Chín 201711:38 CH(Xem: 15284)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Cánh Hoa Duyên Kiếp" - Nhạc Đoàn Chuẩn-Từ Linh - Ca sĩ: Lan Ngọc Kiều Oanh thực hiện youtube
08 Tháng Chín 201710:42 CH(Xem: 25572)
Hai hàng hoa ngọt ngào lời mẹ gọi Xanh xanh màu cây lá ấm tình cha Thiên đường ấy rất gần không xa lạ Thuở nồng nàn chan chứa những niềm yêu.
08 Tháng Chín 201710:38 CH(Xem: 21596)
Mỗi năm tháng bảy mùa chay Báo ân hiếu đạo ơn dày Mẹ Cha Phổ hiền Phật tự di đà Vắng Cha mất Mẹ bông hoa trắng cài...
08 Tháng Chín 20179:27 CH(Xem: 22828)
Hoa đỏ , mang về tặng Mẹ yêu , Hạnh phúc bên nhau, thật mỹ miều Hoa trắng, mang đi ...buồn lặng lẽ.! Mộ chí Mẹ nằm, quá quạnh hiu !
08 Tháng Chín 20178:43 CH(Xem: 19345)
Vĩnh biệt má yêu kính nhân từ của con. Con không khóc được dù con thương và yêu kính má vô cùng.
08 Tháng Chín 20178:37 CH(Xem: 19693)
... Con sẽ về bên cạnh má và sẽ có cây phương vĩ, nơi hai mẹ con mình sẽ gặp lại. Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau.
08 Tháng Chín 20171:17 CH(Xem: 19884)
Em là đốm lửa đêm đông, Đem yêu thương để tô hồng ước ao. Chiều đang dần tối buồn sao? Từng giờ ngóng đợi khát khao gặp người.
08 Tháng Chín 20171:00 CH(Xem: 9619)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 20179:01 SA(Xem: 36786)
Nhìn đóa hoa hồng trắng ngậm ngùi Con nhớ Ngoại đã lâu rồi khuất bóng Tháng bảy về với nỗi niềm lắng đọng Vần thơ buồn nhớ Ngoại khóc rưng rưng
03 Tháng Chín 20178:32 SA(Xem: 17812)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
03 Tháng Chín 201712:21 SA(Xem: 19023)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Đại Lễ Vu Lan (2017) Bên Thềm Trăng Sáng & Lá Thư Gửi Mẹ (Hà Thanh & Lệ Thanh) Kiều Oanh thực hiện youtube
02 Tháng Chín 20174:34 CH(Xem: 25706)
Vu Lan năm nay, hoa trắng cài lên áo. Mẹ mất rồi. Tôi thành kẻ mồ côi. Lần đầu tiên đi chùa, chỉ một mình thôi Con cầu nguyện. Mẹ vãng sinh Cực Lạc Quốc.
01 Tháng Chín 201710:28 CH(Xem: 16397)
Người viết bài này có nhiều kỷ niệm với “người đi trên mây:” lúc làm bài thơ năm 20 tuổi, năm 1960, ký tên Hoang Vu, một cách tình cờ
01 Tháng Chín 201710:23 CH(Xem: 20403)
Em xưa xinh đẹp như hoa Buông làn tóc xõa mượt mà dễ thương Bước chân tha thướt con đường Gió bay ngan ngát mùi hương dịu dàng
01 Tháng Chín 201710:18 CH(Xem: 24105)
Chuyện xưa kể lại rằng: Một đêm buồn... không gió trăng. Hai mẹ con trong căn lều nhỏ, Con tuổi còn thơ, mẹ già đang bịnh trầm kha.
01 Tháng Chín 20171:51 CH(Xem: 22156)
Ngày rằm tháng Bảy lễ Vu Lan Báo hiếu tứ ân đến đạo tràng Nghĩa Mẹ ơn Cha còn tại thế Nguyện cầu chư Phật độ bình an
01 Tháng Chín 20171:45 CH(Xem: 17499)
Làm con đạo hiếu trầm tư Mục Liên cứu Mẹ ngục tù cỏi xa Vô vi giữa chốn ta bà Nam Mô cứu khổ hằng sa vong hồn...
01 Tháng Chín 20171:38 CH(Xem: 23020)
Bà ru Ta ngủ ngày thơ, Mẹ Ta mất sớm bơ vơ một mình. Trẻ mồ côi thật tội tình, Đầu đường xó chợ, sân đình lang thang.
01 Tháng Chín 20171:31 CH(Xem: 8374)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
26 Tháng Tám 201710:38 CH(Xem: 17403)
Cám ơn tác giả Dương Quân đã cho tôi và những đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng đọc qua, cùng thưởng thức bài thơ hay, chứa chan tình cảm.
26 Tháng Tám 201711:04 SA(Xem: 26717)
Vì sao Ta ở nơi đây? Lạ người lạ cảnh sao khuây nhớ nhà. Nhớ về Quê Mẹ thiết tha, Xóm làng, phố cũ giờ Ta xa vời.
25 Tháng Tám 201711:20 CH(Xem: 22637)
Con đường em đi nhiều gai góc quanh co. Nhưng đứng vững nhờ các con hiếu thảo. Em chấp tay. Xin trời ngừng giông bão. Vì tuổi đã già không chịu nỗi nữa anh ơi!
25 Tháng Tám 201710:58 CH(Xem: 21088)
Sinh mạng và cuộc sống mỗi người đã được ơn trên sắp đặt. Mong tất cả khó khăn sẽ được giải quyết và đi đến những điều tốt đẹp nhất. Hy vọng vẫn là điểm tựa cho con người, để mình còn có chút niềm vui.