Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P15)

30 Tháng Ba 20171:28 CH(Xem: 17652)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P15)

Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P15)

blankĐây là phần chính yếu trong cuộc đời làm chính trị của vua Bảo Đại, khi ông là Quốc Trưởng. Chẳng những trong giai đoạn này, Quốc Trưởng đã bị loại ra khởi trò chơi quyền lực, mà nó còn xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam.

Tìm hiểu con người Bảo Đại qua cuốn Hồi ký của ông

 

Bảo Đại và Ngô Đình Diệm

Đồng thời nó cũng kết thúc một cách nhẹ nhàng, có lễ hạ cờ tam tài, có tiễn đưa chế độ thực dân về Pháp. Cả hai trường hợp đã diễn ra một cách có lớp lang như thể đã đến lúc nó phải như thế trong tiến trình bài Phong, giải Thực.

Cứ coi như nó kết thúc một trang sử chẳng lấy gì làm vẻ vang của dân Việt. Công cũng có mà tội cũng nhiều. Chỉ xin mượn lời tóm tắt lại tâm tư của một người trong cuộc có lòng là ông Thủ Hiến Nguyễn Hữu Tri tâm sự với ông Đoàn Thêm trong những ngày cuối cùng ở miền Bắc. Ông Tri nói:

“Não ruột lắm. Ông thấy không? Từ 1948 đến nay, chúng ta ngày đêm nhức đầu óc với việc quê hương. Bao nhiêu khó khăn, rồi tổ chức, rồi cải tổ, thúc đẩy, phá đi làm lại, một kẻ làm ba kẻ chơi, năm kẻ gây hại, thiên hạ vẫn trách móc và bôi nhọ, cố gắng rồi cũng như dã tràng xe cát.. Bao nhiêu lần tôi đã trình Ngài, chỉ có Ngài đích thân xông pha mới lôi cuốn được dân, nhưng Ngài cứ làm thinh. Thú thật là tôi cũng không hiểu nổi Ngài, tuy hay được gần gũi. Tôi chẳng lay động được Ngài, mà nay chết đuối lại vớ phải…”

(Đoàn Thêm, “Những ngày chưa quên, ký sự, 1939-1945”, trang 235)

Trong số một kẻ làm, ba kẻ chơi. Một trong ba kẻ chơi đó có Ngài Quốc Trưởng?

Sự phân tích tìm hiểu trong phần kết đoạn này dựa trên những suy nghĩ nhằm gợi ý độc giả. Tự tìm cho mình một kết luận thích đáng nhất là phần của bạn đọc. Ở dây là những sao chép lại một số mảnh vụn lịch sử dựa trên một vài tài liệu mà người viết nghĩ rằng quan trọng trong mối tương quan Bảo Đại-Ngô Đình Diệm.

Mối quan hệ Bảo Đại Ngô Đình Diệm

Nếu tìm hiểu mối tương quan giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm thì thấy khó có điểm trùng hợp. Họ khác nhau cả về đường lối chính trị, về lý tưởng, về địa vị chính trị, về tính tình và cả hệ số bản thân. Họ khác nhau như nước với lửa.

Có dư luận như Jean Bresson đánh giá Bảo Đại là “Một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bẩy phần mười của Hamlet.” (Jean Bresson, “La Fabuleuse Histoire de Cannes”, nxb Le Rocher, 1981.)

Nhận xét trên rất là khó nắm. Bởi vì phải biết Farouk là ai, Machiavel là nhà chính trị như thế nào? Muốn biết Hamlet thì phải thuộc lầu văn chương.

Phần tôi cứ lấy cái bề ngoài để xét đoán người.

Trong một xứ còn bán khai, đàn bà còn có người mặc váy, đàn ông ở thôn quê còn có người đóng khố mà vị đứng đầu nước lại quần tây trắng, giầy tây trắng, gậy ba toong cầm tay, đôi khi miệng ngậm điếu xì gà, người phương phi quá khổ như một người Tây trắng. Đôi kính đen trùm mặt như một tài tử ciné. Tôi tự hỏi theo cái cách của cụ Đoàn Thêm: sao lại cứ phải đeo kính đen? Sao lại cứ ở Đà Lạt? Không Đàlạt thì tại Cannes. Mỗi lần Thủ tướng chính phủ muốn thưa trình điều gì lại phải leo núi? Đeo kính đen vì đau mắt? Vì ngại ánh sáng mặt trời hay vì ngại chẳng muốn nhìn ai? Sao lại nhiều bà thế? Nhiều xe thế, đi săn tối ngày thế? Sang Pháp thì cờ bạc như các tay triệu phú Ả Rập?

Và tất cả những khoản ăn chơi, chi phí đủ kiểu ấy chẳng thấy dự trù trong Hiệp định Élysée 8 tháng 3,1949? Ai biết chi phí ấy nằm trong khoản nào của Thỏa Ước, xin chỉ!

Sự khác biệt như vậy nên trong suốt mấy chục năm, mối quan hệ đôi bên đều ở tình thế cực đoan, miễn cưỡng! Như thể số phận đã bắt buộc họ phải liên hệ với nhau nhiều lần một cách chẳng đặng đừng dù là một chọn lựa vì không có chọn lựa nào khác. Nhất là về phía ông Diệm thường thiếu một sự kính trọng cần thiết trong quan hệ bề trên-kẻ dưới.

Phía Bảo Đại, bởi vì không tìm thấy một nhân sự nào trong lúc tình thế đòi hỏi nên bắt buộc ông lại phải gọi đến Ngô Đình Diệm. Trong những năm làm Quốc Trưởng, Bảo Đại đã cử 5 ông thủ tướng cho Quốc gia Việt Nam lần lượt như, Nguyễn Văn Xuân (27 tháng 5 năm 1948 đến 14 tháng 7 năm 1949), Nguyễn Phan Long (21 tháng 1 năm 1950 đến 27 tháng 4 năm 1950), Trần Văn Hữu (tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1952), Nguyễn Văn Tâm (tháng 6 năm 1952 đến tháng 12 năm 1953), và Hoàng thân Bửu Lộc (11 tháng 1 năm 1954 đến ngày 16 tháng 6 năm 1954).

blank

Khai mạc Quốc hội của Việt Nam, diễn đàn  chính phủ: Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và Hoàng thân Bửu Lộc. Nguồn: Virtual Vietnam

Ông Bửu Lộc lên làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ không được bao lâu thì phải đối đầu một viễn tượng Pháp thua cuộc. Ông xem ra không phải là người của tình thế, nếu Pháp thua cuộc. Bảo Đại bắt buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế ông. Ngoảnh đi ngoảnh lại không ai khác, ông lại cầu cứu đến Ngô Đình Diệm.

Những thiện chí cố gắng của các chính phủ ấy nếu có đi nữa cũng không đáp ứng được hoàn cảnh chính trị, quân sự ngày một dành ưu thế cho phía Việt Minh.

Cần nhắc lại câu chuyện từ đầu một lần nữa để hiểu rõ cội nguồn là kể từ khi Bảo Đại về nước trong cương vị Hoàng Đế, Bảo Đại đã có ý hướng muốn canh tân xứ sở. Nói theo ngôn ngữ của Bảo Đại là những tentatives de réformes. Những toan tính cải tiến này không có ý cải tiến chế độ mà chỉ nhằm cải tiến nhân sự, theo nghĩa thay lớp quan lại cũ bằng những lớp thanh niên trẻ, học thức, nhất là có tây học. Nhưng vì 10 năm ở bên Tây, Bảo Đại không có được những quan hệ quen biết cần thiết để thành lập một chính quyền theo ý muốn.

Trong những quan lại cũ có Nguyễn Hữu Bài đã trung thành phục vụ dưới ba triều vua kế tiếp và rất được lòng Hoàng Thái hậu, vợ của vua Đồng Khánh. Bà là người tháo vát đã chuẩn bị cho sự trở về của nhà vua và chọn sẵn một số người trẻ qua trung gian Nguyễn Hữu Bài. Và người thứ ba trong nhóm này là ông Jean François Eugène Charles, Khâm sứ Trung Kỳ từ 1913 đến 1920. Ba người này đã giúp Bảo Đại chọn được những người trẻ học thức xứng đáng với tài năng và sự hiểu biết của họ.

blank

Nguồn: Chính phủ  Đông Dương, Vụ thông tin, quốc vương và danh nhân Đông Dương. Hồ sơ theo thứ tự abc, Hà Nội, IDEO, 1943, p. 17.

Người thứ nhất được chọn là Nguyễn Đệ, một trí thức công giáo như Nguyễn Hữu Bài. Tuy nhiên, dù Nguyễn Đệ là một trí thức tây học đi nữa, việc chọn ông cũng vẫn theo thói thường phải có gốc gác. Mặc dầu là người Bắc, tây học, chuyên môn về kinh tế, nhưng lý do chính là mẹ của Nguyễn Đệ lại là người làm việc dưới trướng của Hoàng Thái Hậu. Việc ông được chọn làm thư ký riêng, thân cận với Hoàng Đế là một tước vị cao quý, không dễ mấy người có được. Nguyễn Hữu Bài cũng ủng hộ việc tiến cử Nguyễn Đệ của Hoàng Thái Hậu.

Phần ông Jean François Eugène Charles, tiếng là người của Tây, nhưng xét cả cuộc đời ông, ông dành để phục vụ chăm sóc, hướng dẫn cho Bảo Đại, gián tiếp phục vụ cho quyền lợi của Triều Đình Huế. Khi đưa Bảo Đại về Việt Nam, ông đã ở lại Việt Nam hơn một năm để giúp nhà vua trong việc triều chính. Chính ông là người đề nghị thay Nguyễn Hữu Bài bằng Phạm Quỳnh, một trí thức tự học, một nhà báo, một học giả có khuynh hướng thân Tây phương. Phạm Quỳnh tỏ ra một công thần tận tụy và trung thành với nhà vua trẻ và được Bảo Đại trao phó công việc giám đốc nội các, chức vụ tương đương hàng Bộ Trưởng.

Cả hai người mới được đề cử này đều không có quan hệ với hệ thống quan lại cũ. Phải chăng đây là cuộc cải tổ mang tính chất thật sự đổi mới?

Người thứ ba được đề cử là Ngô Đình Diệm. Người đề cử ông Diệm hẳn là Nguyễn Hữu Bài. Trước khi rút lui về hưu, ông Nguyễn Hữu Bài đã chọn sẵn một người mà dưới mắt ông là con người đắc dụng. Có thể nói đó là con bài tẩy của ông cựu Thượng Thư với sự nghiệp suốt cả đời tận tụy với triều đình đã kiếm người thừa kế mình! Ông Ngô Đình Diệm vốn chỉ là tuần phủ Phan Thiết, được gọi về làm Thượng thư bộ lại đồng thời kiêm nhiệm chức vụ mà ít người lưu tâm tới: làm Thư ký Ủy Ban ban hỗn hợp Việt-Pháp trong việc cải tổ hành chánh.

Đây là một công tác quan trọng giúp cải thiện bộ mặt Hành chánh nhằm cải thiện chế độ quan lại của Triều đình vốn hữu danh vô thực.

Hãy đọc nhận xét của chính Bảo Đại viết về con người Ngô Đình Diệm như sau đây:

“Xuất thân từ một gia đình quan lại, anh là Tổng Đốc Hội An, Diệm 31 tuổi là mẫu người công giáo có cá tính, nổi tiếng về sự thông minh và sự trung thành trọn vẹn. Đó là một người quốc gia bảo thủ.”

Tiếp theo, Bảo Đại viết:

“Tôi tin tưởng vào cặp Phạm Quỳnh-Ngô Đình Diệm. Nhưng Diệm chỉ chấp nhận chức vụ Thượng thư với điều kiện cải tổ xã hội Việt Nam, tiếng tăm là người có cá tính nên tôi tin tưởng Diệm sẽ làm nên chuyện.”

(S.M. Bao Daï, Le Dragon d’Annam, Plon, 1980, trang 37-39)

Có thể ở vào thời điểm ấy, đã không thể có một vị Thượng Thư nào có đủ can đảm và tầm vóc chỉ nhận nhiệm vụ với điều kiện có thể cải tổ được hành chánh.

Tham vọng của Ngô Đình Diệm thật sự quá lớn vượt tầm tay của một quan chức Việt Nam, dù là một Thượng Thư. Bởi vì người Pháp cố tình không muốn có bất cứ cải tổ nào khác đụng chạm đến quyền lợi và cơ chế của họ. Sự bất bình đẳng về mặt hành chánh đã kéo theo nhiều tệ hại lạm dụng chức quyền để cân bằng về bổng lộc thiếu hụt của các quan lại Việt Nam.

Và vì thế, chỉ sau gần 5 tháng ở chức vụ, từ 8 tháng 4, vào tháng 9-1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy bất cứ một hỗ trợ nào từ phía Bảo Đại cũng như Phạm Quỳnh, ông gặp Bảo Đại và xin từ chức mặc dầu với sự nài kéo của Bảo Đại yêu cầu ông ở lại chức vụ.

Việc từ chức của ông Ngô Đình Diệm đã nâng cao uy tín chính trị và được coi là một người quốc gia chân chính. Nó cũng khẳng định ông như một chính trị gia có lập trường cứng rắn biết từ chối danh vọng, quyền lợi nhưng không có nghĩa là ông không có nhiều tham vọng.

Phần Nguyễn Đệ, khi biết Ngô Đình Diệm từ chức, ông cũng xin từ chức theo. Phải chăng giấc mơ cải cách của Bảo Đại trở thành vô thực với sự ra đi của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Đệ? Khoảng trống ấy làm Bảo Đại như bị hụt hẫng. Phạm Quỳnh nay thay thế vai trò của Ngô Đình Diệm hẳn trở thành một thứ tay sai dễ bảo của người Pháp.

Kinh nghiệm của Ngô Đình Diệm với vua Bảo Đại là sau đó còn bị thu hồi mọi phẩm trật để lại một niềm đắng cay khó quên. Không lạ gì sau này ông đi tìm một minh chủ là Cường Để? Cường Để được người Nhật hỗ trợ và trở thành một lá bài sáng giá của triều đình nhà Nguyễn trước thế chiến hai.

Sự tuyệt vọng đối với giải pháp Bảo Đại năm 1950 của Ngô Đình Diệm

Mối quan hệ giữa đôi bên càng trở nên căng thẳng vì Ngô Đình Diệm đôi lần đã công khai bày tỏ sự bất mãn với những quyết định của Bảo Đại. Những năm 1950-1951 là những năm biến động nhất đối với cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Việt Minh càng tỏ ra hung hãn trong các cuộc tấn công trực diện với người Pháp mà đằng sau họ là sự hỗ trợ không điều kiện của cộng sản Tàu.

Sau những cố gắng khởi sắc của De Lattre như trong các chiến dịch Vĩnh Yên, 1951, Mao Khê-Đông Triều, 1951, Ninh Bình, 1951, Nghĩa Lộ, 1951 đã đánh trả và phá vỡ được các cuộc tấn công của Việt Minh và chiếm lại vị thế chủ động trong các trận đánh ở Sơn Tây, Phủ Lạng Thương, Hà Nam, Ninh Bình, Bình Lu, Phong Thổ, Lục Nam, Đông Triều, Gia Lộc, Hải Dương, Phủ Lý, Nam Định, Vĩnh Ninh, Trà Lý, Thái Bình và nhất là Hòa Bình.

Chỉ trong vòng vỏn vẹn một năm trời, danh tướng De Latre đã làm nên chuyện lớn cho Pháp. Sự ra đi đột ngột vì bệnh của vị tướng lừng danh làm cục diện cuộc chiến xoay chiều, đem lại nhiều bất lợi cho quân đội Pháp. Salan rồi Henri Navarre cũng không làm nên chuyện. Lần lượt 6 vị tướng thay thế nhau để rồi kết thúc một cách nhục nhã ở Điện Biên Phủ.

Phần người Pháp vẫn tỏ ra không biết điều, thiếu thực tâm, không muốn trao trả thực sự nền độc lập cho Việt Nam, vẫn một mực bám víu vào một giải pháp Bảo Đại vốn thực chất chỉ có giá trị trên giấy tờ.

Vì thế, những thành phần công giáo bảo thủ vẫn kiên định giữ lập trường chống người Pháp lẫn cả Việt Minh cộng sản. Giới công giáo có thể đồng thuận với nhau về việc chống cộng sản Hồ Chí Minh, nhưng lại có nhiều chia rẽ và bất đồng trong việc ủng hộ giải pháp Bảo Đại.

Ngô Đình Diệm là một trong số những lãnh đạo công giáo không chấp nhận giải pháp Bảo Đại. Nhưng vào năm 1950, có một số cường quốc nhìn nhận chính quyền do Bảo Đại câm đầu và nhất là sự nhìn nhận bán công khai của Tòa Thánh Vatican đối với chinh quyền Bảo Đại.

Bảo Đại đã đi tìm sự hỗ trợ của Vatican bằng cách gửi Nguyễn Đệ sang Vatican, Nguyễn Đệ được Giáo Hoàng tiếp kiến và chụp hình kỷ niệm. Và bức hình với vị Giáo Hoàng được gián tiếp coi như được sự công nhận của Vatican. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết đưa đến sự nhìn nhận của đa số thành phần giáo dân Thiên Chúa giáo Việt Nam. Sau chuyến đi chuẩn bị của Nguyễn Đệ, chính bản thân Bảo Đại và gia đình cũng được triều kiến Giáo Hoàng vào ngày 4-9-1950.

Nhưng lập trường của Vatican chỉ thực sự thuận lợi cho Việt Nam khi có chuyến viếng thăm Rome của Đại tướng De Lattre cùng gia đình. Uy tín của De Lattre đủ để Vatican nhượng bước. Vẫn theo De Lattre thời giờ đã không cho phép người công giáo Việt Nam ở thế chờ đợi nữa (position d’expectative).

Có thể vì thế, trong thành phần chính phủ Bảo Đại ngày 18 tháng 1 năm 1950, đã không có một lãnh đạo công giáo nào tham gia trong chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Phan Long. Vì thế chính phủ này chỉ tồn tại không quá 6 tháng để một lần nữa thay thế bằng chính phủ Trần Văn Hữu vào ngày 6 tháng 5, 1950.

Việc thành lập các chính phủ thời Quốc Trưởng Bảo Đại đều có thói quen cố hữu là cân bằng người địa phương cho mỗi vùng.

(Theo Đoàn Thêm trong sách Những ngày chưa quên: Chính phủ Bảo Đại gồm 16 vị thì có 9 Nam, 6 Bắc, 1 Trung. Chính phủ Nguyễn Phan Long có 8 Nam, 3 Bắc, 1 Trung. Chính phủ Trần Văn Hữu, lần thứ nhất có 5 Nam, 4 Bắc. Chính phủ Trần Văn Hữu lần thứ hai, 9 Nam, 6 Bắc. Chính phủ Trần văn Hữu lần thứ ba: 9 Nam, 2 Bắc, 1 Trung. Chính phủ Nguyễn Văn Tâm 1: 6 Nam, 6 Bắc, 2 Trung. Chính phủ Nguyễn Văn Tâm 2: 8 Nam, 4 Bắc, 2 Trung. Chính phủ Bửu Lộc: 7 Bắc, 6 Nam, 1 Trung.)

Từng ấy chính phủ trong thời gian khoảng 1948-1954, 6 năm, là dấu hiệu bất thường. Chưa kể phải cải tổ nội các nhiều lần liên tục cho thấy các chính phủ ấy không đáp ứng được tình thế. Và như thường lệ Bảo Đại ở rất xa trung tâm quyền lực. Có lẽ Việt Nam là trường hợp ngoại lệ duy nhất trên thế giới mà người lãnh đạo luôn luôn vắng mặt.

Thủ đô là ở Sài Gòn. Ngoại giao đoàn ở Sài Gòn. Các cơ quan công quyền đều nằm ở Sài Gòn. Dân có việc thì trình tấu ở đâu? Lễ lạc hàng năm ai chủ tọa? Các đại sứ ngoại quốc muốn trình quốc thư chắc phải làm một cuộc du ngoạn leo núi?

Đây là một sự bất bình thường đến không hiểu được; vậy mà tình trạng ấy được mọi người chấp nhận như thể tự nhiên. Không một ai liên tiếng, không một ai phản đối. Cùng lắm một vài dư luận xì xào to nhỏ!

Phía chính phủ nhiều người Nam toàn những tên tuổi như André, Jacques, những Pierre, những Paul nhiều khi nói tiếng Việt chưa rành hay tiếng Việt pha chế tiếng Pháp, toa, moa loạn xạ. Có thể hy vọng gì vào đám người này mà trong đầu lúc nào cũng toan tính một đất Nam Kỳ tự trị? Khi có biến thì đồng loạt dông, bỏ của chạy lấy người?

Đến khi cần lập nội các thì nhớ tới những người quen biết sẵn trên sân quần vợt, trong sòng bài, một số liên hệ bà con, một số vị có chuyên môn như kỹ sư, bác sĩ, v.v.

Liệu một chính phủ với thành phần chắp vá như thế thì làm được gì?

Và trong nhiều tình huống, nếu làm việc không vấp váp gì thì được lưu nhiệm trong hai ba đợt cải tổ. Như trường hợp luật sư Vương Quang Nhường được lưu nhiệm đến bốn lần cải tổ chính phủ! Đặng Hữu Chí, Hoàng Cung, Nguyễn Thành Giung lưu nhiệm đến ba đợt cải tổ chính phủ.
(Đoàn Thêm, ibid., trang 204)

Ông Đoàn Thêm là người cả đời làm việc hành chánh nên nhìn thấu rõ mọi thiếu xót, kẽ hở. Nước ta không có thứ chính trị gia đảm nhiệm công việc mà chỉ có các công chức làm công việc hành chánh!

Việc nước mà như thể việc trò đùa, không chương trình, không kế hoạch, gặp đâu làm đến đó. Chính Quốc Trưởng khi quyết định cải tổ chính phủ cũng không thể đưa ra đường lối, kế sách rõ rệt. Mỗi lần cải tổ chính phủ là do áp lực của tình thế, áp lực của Tây, áp lực của đảng phái!

Cải tổ là để làm vừa lòng người khác như cải tổ nhân sự chứ không phải để nhằm cải cách, thay đổi chính sách, thay đổi chiến lược.

Sự không có mặt người công giáo là do phía công giáo cấp tiến có khuynh hướng ngả theo Việt Minh và cả phía công giáo bảo thủ quốc gia cực hữu (ultranationalisme). Nói cho đúng, có đến ít ra là ba khối công giáo theo thứ tự sau đây: Bảo thủ quốc gia cực hữu chiếm đa số với Ngô Đình Diệm và nhóm Bùi Chu, Phát Diệm với Lê Hữu Từ với một lập trường cứng rắn không khoan nhượng, không thỏa hiệp với Pháp. Nhóm thứ hai sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để chống cộng sản và với sự hỗ trợ đông đảo của giới thừa sai Pháp. Nhóm nhỏ khác, phần lớn ở miền Nam chấp nhận đi theo Việt Minh và họ bị cộng sản đồng hóa vào con đường chống Pháp.

Nhưng nhóm quốc gia cực đoan bảo thủ càng ngày càng bị cô lập khi mà Giám Mục Lê Hữu Từ cũng ngả về phía Bảo Đại, nhận tiền từ Bảo Đại. Giám Mục đã gửi Lê Quang Luật đi gặp Ngô Đình Diệm và sau đó Lê Quang Luật đã làm phúc trình việc gặp gỡ Ngô Đình Diệm đã không đem lại kết quả gì:

“Ngô Đình Diệm cho Lê Quang Luật thấy không có chút hy vọng gì cho thấy ông Diêm ra khỏi thái độ chờ thời và nhờ đó có thể thay đổi quan điểm chính trị của ông Diệm.” Cũng theo Lê Quang Luật, Diệm bày tỏ thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì tính khí yếu hèn và bất định của Bảo Đại. Nếu Diệm nắm quyền hành, ông sẽ tiến hành cuộc chiến đấu chống lại cộng sản đến cùng mà trong đó phải được sự hỗ trợ toàn diện của Bảo Đại. Vậy mà sự hỗ trợ này đã không có. Diệm không muốn tham gia chính quyền chỉ vì những xác tín chính trị của ông mà thôi.”

(Tran Thi Lien, “Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’Indépendance (1945-1954) entre la reconquête Coloniale et la résistance Communiste, 1996”. Fiche entretien avec Le Quang Luât le 23/3/1950, peu après son retour de Saigon.)

Xác tín chính trị của Ngô Đình Diệm là Viet Nam phải được một quy chế như Ấn Độ trong khối thịnh vượng chung để ông có thể chấp nhận tham gia chính quyền. Vậy mà Diệm không thấy bất cứ dấu hiệu gì của người Pháp cho thấy trong thực tế hoặc trong những cuộc thương lượng với người Pháp. Nhưng Diệm vẫn hy vọng trong tương lai dành được độc lập để chống lại cộng sản với sự trợ giúp của ngoại quốc như của Pháp và nhất là của Mỹ như sau này.

Nhưng sau cuộc gặp mặt với Ngô Đình Diệm, Lê Quang Luật không dám dứt khoát không ủng hộ Ngô Đình Diệm hay ủng hộ quan điểm của GM Lê Hữu Từ. Luật giữ thái độ nước đôi. Phần Ngô Đinh Diệm đã dứt khoát gạt bỏ Lê Quang Luật và chọn Trần Trung Dung, đại diện Ngô Đình Diệm ở phía Bắc.

Riêng GM Lê Hữu Từ sau 1954, lúc di cư vào Nam Ngô Đinh Diệm cũng đã giữ một khoảng cách xa với vị GM này. Tất cả những toan tính chính trị theo tinh thần tự trị như lúc còn ở Phát Diệm của vị GM kể như bị vô hiệu hóa. Vị giám mục nhiệt thành, đạo đức, chống cộng hàng đầu, nổi tiếng một thời đã không có chân đứng trong 9 năm cầm quyền của ông Diệm.

Theo thiển ý, ông Diệm có thể dùng những người cựu kháng chiến trong những chức vụ chủ chốt như trường hợp Trần Chánh Thành, Phạm Ngọc Thảo và nhiều người khác. Những người dù từng là đồng chí với ông mà theo Pháp đều bị loại trừ. Đó là trường hợp Lê Quang Luật, Trần văn Lý ở miền Trung và nhiều người khác. Sự loại trừ có hệ thống ấy nhiều người chê trách ông Diệm là không có thủy chung với bạn bè, đồng chí cũ.

Mặc đầu không có sự có mặt của giám mục nàyLê Hữu Từ bên cạnh chính phủ Diệm, không vì thế sự ủng hộ của khối người công giáo di cư bị sút kém đi .

Phần ông Diệm có phần bị hụt hẫng, bị cô lập vì lập trường cứng rắn của ông và mất chân đứng như sự nhận xét của một số lãnh đạo công giáo, đặc biệt Lm. Hàm đã đặt câu hỏi: Liệu ông Ngô Đình Diệm có còn giữ được mức độ khả tín đối với đa số giới công giáo hay không? Lm Hàm sau này vì có một số hành động thông đồng quá lộ liễu với người Pháp nên cũng bị chính GM. Lê Hữu Từ loại bỏ, buộc phải đi ra ngoại quốc, sang Anh, rồi định cư ở Canada trước 1954 và không bao giờ có cơ hội về lại Việt Nam từ năm 1954-1975.

Cuối cùng ông Ngô Đình Diệm chỉ còn có một số nhân vật ở Bắc Kỳ như Trần Trung Dung, Nguyễn Xuân Chữ ủng hộ ông.

(Ông Trần Trung Dung là một trí thức trẻ, nhà báo của tờ Thời Báo. Ông đại diện cho Ngô Đình Diệm tại Bắc Kỳ và là một thành phần Quốc Gia cực đoan. Ông từng tuyên bố, ông và các đồng đội của ông làm bất cứ điều gì mà ông Ngô Đình Diệm ra lệnh. Bởi vì ông tin tưởng hoàn toàn vào lòng ái quốc và khả năng của ông Diệm. Sau này, đã có lúc ông làm Bộ Trưởng Bộ Quốc|Phòng thời ông Diệm.)

Nhiều người cũng đã thất vọng trong đó có một số người Mỹ khi thấy Ngô Đình Diệm đã từ chối không tham gia chính phủ kế nhiệm Nguyễn Phan Long mà sau đó Bảo Đại đã chọn thay thế bằng Trần Văn Hữu, một con bài của Nam Kỳ thân Pháp.

blank

Bảo Đại và Trần Van Hữu thăm chiến hạm Mỹ ở Sài Gòn, 3/1950. Nguồn: tạp chí LIFE

Trong một phúc trình của Mỹ có ghi lại như sau về việc ông Diệm không có trong danh sách thủ tướng.

“Người lãnh đạo của khối công giáo là Ngô Đình Diệm đã có một uy thế chính trị lớn và trải rộng cộng với uy tín nổi tiếng là người liêm khiết đã tỏ ra cố chấp trong những đòi hỏi của ông ta và trong các cuộc thương thảo với Bảo Đại và chính phủ Hữu.”

(Tran Thi Lien, ibid., Trang 368 — The Minister at Saigon (Heath) to the Secretary of State (Acheson) Saigon, April 3, 1951, p.413.)

Chính vì thế, sau thất bại cộng tác với Bảo Đại, ông Diệm không còn con đường nào khác, đã chọn con đường lưu vong như một giải pháp tối ưu để có thể tìm được sự hỗ trợ của Quốc tế.

(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

28 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 7325)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
28 Tháng Mười 202212:39 SA(Xem: 6880)
Mùa thu nữa đến thật mau Mong được gặp lại bên nhau chờ hoài! Tuy xa quê chẳng lạc loài Trời cao ban Phước an bài chúng ta
22 Tháng Mười 20221:39 SA(Xem: 4789)
Cứ để Hải lãng mạn nuối tiếc tiếp tục đi tìm cố nhân, cứ để anh suốt đời còn nợ tôi một đóa hoa Phù Dung và giữ mãi hình ảnh tình cảm thuở ban đầu.
22 Tháng Mười 20221:20 SA(Xem: 7222)
Nếu mình mất nhau anh sẽ khó quên, Cô gái Bắc một thời anh xao xuyến, Quen bao nhiêu người mà anh vẫn tiếc Bóng hình em một cô bé Bắc kỳ.
17 Tháng Mười 20229:43 CH(Xem: 6967)
Rôì một ngày kia tôi sẽ đến Nói lời chào đất nước Việt Nam Một ngày kia rôì tôi sẽ tới Tôi chào tôi, hồn Việt mênh mang, Tôi chào người, thương mến Việt Nam.
16 Tháng Mười 202211:49 CH(Xem: 5167)
Trong quang cảnh rộng rãi khoáng đạt nơi miền quê, có một chút nắng nhàn nhạt và gió hiu hiu mát rượi của buổi chiều cận Tết, cánh diều tuổi thơ của tôi no gió vi vu bay cao vút trên bầu trời.
16 Tháng Mười 202211:24 CH(Xem: 5849)
Trong 21 năm tồn tại, miền Nam tự do đã để lại cho nền âm nhạc nước ta một gia tài đồ sộ gồm hàng ngàn tác phẩm của nhiều nhạc sĩ mà tên tuổi của họ không bao giờ quên
16 Tháng Mười 202210:25 CH(Xem: 6389)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẤT MÁT = Nhạc: Lê Hữu Nghĩa - Lời: Thy Lệ Trang Ca sĩ : Ngọc Quy Sonar Production
16 Tháng Mười 202212:39 SA(Xem: 5141)
Chiều chủ nhật 9 tháng 10 năm 2022, tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng vẫy tay giã từ giới yêu thơ ông sau 90 năm rong chơi cõi đời
15 Tháng Mười 202210:54 SA(Xem: 5243)
Nó đâu phải là con cọp... thật. Trên đầu nó vẫn còn mang cặp sừng của giống loài nó mà ?! Đồng loại của nó phần đông thì oán ghét và khinh miệt,
15 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 4592)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
15 Tháng Mười 202212:21 SA(Xem: 6543)
Ta mê công chúa tiền triều Thuở trăng chưa khuyết, thuở chiều chưa phai Phụ hoàng còn ngự trên ngai Bá quan kim mão, gấm hài muôn tâu.
14 Tháng Mười 202212:35 SA(Xem: 7154)
Những điều em nói đó Hai đường thẳng song song Chẳng phải ta chung phòng Hai đường chỉ còn một.
13 Tháng Mười 202211:27 CH(Xem: 4682)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 20221:52 SA(Xem: 5282)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 20221:43 SA(Xem: 4530)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
09 Tháng Mười 20224:53 CH(Xem: 7349)
Cuộn tròn nỗi nhớ trong chăn Gởi em thơ viết mấy hàng trong mưa Ví dầu mưa tạnh hay chưa Cội tình cũng đã xác xơ nhánh buồn.
08 Tháng Mười 20222:32 SA(Xem: 6894)
Ta ngồi ôm lấy chợ quê Bao năm gìn giữ vẹn thề trong tim Giữa đời bảy nổi ba chìm Phố reo tiếng hát gợi mềm giấc mơ.
08 Tháng Mười 20222:21 SA(Xem: 6251)
Bạn đã thấy Thu về rồi đấy nhỉ Trên sườn đồi, bên khe núi, vườn sau Lá trên cây nay đã đổi sang màu Đỏ tím thẩm hay úa vàng ảm đạm Khắp mọi nẻo sương lam giăng màu xám
03 Tháng Mười 202211:06 CH(Xem: 5431)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.
02 Tháng Mười 202211:18 CH(Xem: 5334)
Lịch sử nhân loại đã ghi lại những cuộc vượt thoát bi hùng của những dân tộc để trốn bỏ sự cai trị tàn bạo của một chế độ.
01 Tháng Mười 202211:39 CH(Xem: 20261)
Ngày ba tôi giã biệt trần gian, phố Biên mưa gió trắng trời. Mưa u hoài, như điệu nhạc buồn ru ba giấc ngủ thiên thu. Vậy là sau hơn chín mươi năm dung thân cõi tạm, ba tôi giờ đã an lành cưỡi hạc qui tiên…
01 Tháng Mười 202212:30 SA(Xem: 4627)
Nó đâu biết rằng trong tiềm thức di truyền của các con trâu còn lại trong đàn kia cũng được nhắc nhở như thế, và chính vì vậy nên bọn đó mới e sợ nó mà tránh xa... .
01 Tháng Mười 202212:06 SA(Xem: 6619)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Nhạc Ngô Thụy Miên Lê Dung trình bày
25 Tháng Chín 202210:18 CH(Xem: 6386)
Năm năm ta với người chia cách Rằm trung thu đốt nén hương trầm Hương linh người chứng giám lòng thành Mâm cơm cúng vái người siêu thoát.
25 Tháng Chín 20221:25 SA(Xem: 6426)
Nhớ đêm gió mát trăng vàng Lang thang bãi biển rộn ràng khách du Mối tình Huyền thoại Thiên thu Hằng Nga cung Quảng viễn du lên Trời
24 Tháng Chín 20221:10 SA(Xem: 5498)
Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
23 Tháng Chín 20222:06 SA(Xem: 5509)
Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.
22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 5693)
Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn.
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 6066)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
22 Tháng Chín 202210:48 CH(Xem: 3068)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 5287)
Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến.
20 Tháng Chín 202210:41 CH(Xem: 6082)
Bao giờ thôi hết hoang mang, Sống trong tỉnh thức - đang là nơi đây ! Khi nào mới hết lây quây, Cho ta ngắm lại khuôn đầy vóc xưa!
20 Tháng Chín 202210:27 CH(Xem: 6672)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Quý Hương trình bày
12 Tháng Chín 202212:40 SA(Xem: 4844)
Thì đó. Còn có ai, và có gì thích hợp hơn, là Phong trào giáo dục Hướng Đạo, để làm công việc cần thiết này. Tạo cho xã hội những công dân, với những đức tính trên.
12 Tháng Chín 202212:20 SA(Xem: 5463)
Như vậy, trong đầu tháng 9 năm nay hai ngôi sáng chói trong một thời gian dài, một tượng trưng cho một giòng họ quý tộc nước Anh và một trong phạm vi nhỏ hẹp hơn ở nước Việt Nam: điện ảnh...
11 Tháng Chín 202212:52 CH(Xem: 5914)
Buổi sáng… mưa buồn lặng lẽ rơi Nghe tin Ngọc mất dạ sầu tơi! Ninh Kiều một tối… tay nâng nhẹ Du lịch năm cô*… mắt rạng ngời Điệu nhạc Rumba còn khắc khoải Bài ca Tân cổ vẫn chơi vơi
11 Tháng Chín 202212:42 SA(Xem: 5285)
Tấm gương trong sáng, hiền đức uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của Sư Ông mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
11 Tháng Chín 202212:22 SA(Xem: 5263)
Năm năm lỗi hẹn đá vàng Trăng rằm vẫn sáng khăn tang cất rồi Tro người rải giữa biển khơi Sóng dâng từng đợt, lệ rơi từng dòng
11 Tháng Chín 202212:01 SA(Xem: 6931)
Vui chung cùng với bạn bè. Thầy xưa Trò cũ đâu dè gặp nhau Tuổi vàng dần sẽ qua mau! Hãy vui hiện tại mai đau xa vời?
10 Tháng Chín 20227:35 CH(Xem: 7157)
Từ em bỏ đất về trời Bỏ thân tứ đại, bỏ người trần gian Cuộc trăm năm, bỗng lỡ làng Nghìn thu tắt lịm tiếng đàn tri âm Em về cõi ảo cao thâm Dãi dầu sương tuyết, gió trăng chập chùng
10 Tháng Chín 202212:58 CH(Xem: 6191)
Sân ngập lá vàng trăng nhớ thu Dáng mờ xa khuất đỉnh sương mù Vân du mộng huyễn tình cay đắng Điện vỡ đêm tàn Nguyệt nhạt lu
10 Tháng Chín 20222:33 SA(Xem: 5999)
Ngày 11/9 tang thương Ba ngàn sinh mạng đổi nhường gian manh Khơi mào cho cuộc chiến tranh Đôi tòa tháp bỗng tan tành bể dâu.
10 Tháng Chín 202212:52 SA(Xem: 6553)
Tôi yêu cuộc đời Bằng tiếng hát reo vui. Còn ông! Hỡi nhà thơ nhiều tuổi Hãy hát như tôi bằng trái tim nóng hổi Đan ý thơ bằng những nụ cười tươi.
01 Tháng Chín 202212:50 SA(Xem: 17012)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 202211:04 SA(Xem: 8104)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
31 Tháng Tám 20223:17 SA(Xem: 5296)
Xin cám ơn sự cống hiến và sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm “Mùa Địa Ngục” với các bạn đọc gần xa.
31 Tháng Tám 202212:38 SA(Xem: 6317)
Áo bay... Em có nhớ hôm nào ? Trăng sáng bên thềm gợi ước ao... Hương cốm vào thu tràn nắng mới Đầu xuân xác pháo nhuộm hoa đào.
30 Tháng Tám 202212:52 SA(Xem: 6681)
Không làm sao con kể Hết những điều mẹ làm Cả một đời gian nan Mẹ vì con tất cả. Chiều nay con nhớ mẹ Nhớ mùi mẹ ngày xưa Nhớ không bến không bờ Giá con còn có mẹ.
29 Tháng Tám 20221:48 SA(Xem: 6996)
Trước đó, ngày thứ bảy 13/8/2022, cũng đã có buổi họp mặt liên khóa CHS NQ BH, trong khuôn viên Nhã Viên quán,
27 Tháng Tám 20222:21 SA(Xem: 7115)
Hạ đi nắng đỏ bơ vơ Thu về lá chết ngẩn ngơ đứng chào Nửa Vòng Trái Đất Gặp Nhau Đâu gì ngăn cách cản rào dậu thưa.
27 Tháng Tám 20222:15 SA(Xem: 8121)
Gặp nhau đây - giữa đời thường Cũng xao xuyến cũng vấn vương nặng lòng Những chiều nắng xế vòm song Bút son ý thắm ngập giòng suối thơ
27 Tháng Tám 20222:00 SA(Xem: 7913)
Gặp em ở ngã ba đường Một phương về đất, một phương về trời Một phương ở lại làm người Để yêu thương - để khóc cười với nhau
27 Tháng Tám 202212:34 SA(Xem: 6995)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ THÁNG MẤY - Nhạc Từ Công Phụng - Quý Hương trình bày
22 Tháng Tám 20229:31 CH(Xem: 2574)
Trên đây là tựa bài đăng trên trang 6 tờ nhật báo Công Luận, số ra ngày 23 tháng 4 năm 1936 được phát hành tại Sài Gòn, của tác giả TÂM THẬP LỤC Biênhòa
20 Tháng Tám 202212:26 SA(Xem: 5535)
Nhà tôi có một quán nước ở mặt đường, và căn nhà trong hẻm, nằm giữa Xóm Chùa và Xóm Đạo, gần chợ Đồng Tâm. Thực ra, trước khi tiểu Vinh có mặt, thì ngôi Chùa không phải lúc nào cũng êm ả như dòng sông
19 Tháng Tám 202211:54 CH(Xem: 5648)
Mong sao truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo sẽ mãi mãi trường tồn mọi lúc mọi nơi, để trở thành một trong những thước đo cho sự văn minh và phát triển của xã hội.
19 Tháng Tám 202211:26 CH(Xem: 4891)
Tình thầy trò sau hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua vẫn đầm ấm dù đôi bên ngày nay đều tóc bạc như nhau.
19 Tháng Tám 20223:00 SA(Xem: 5446)
Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ?
18 Tháng Tám 202210:27 CH(Xem: 7242)
Mãi là nỗi nhớ dễ chi nguôi Dâng nén tâm hương lạy Phật Trời Linh hiển Thế Tôn Ngài tế độ An lành Cực Lạc, kiếp luân hồi.
18 Tháng Tám 202210:23 CH(Xem: 6526)
Mẹ ơi! Con biết mình bất hiếu Trăm ngàn cái lạy cũng bằng không Cúi đầu tạ tội con quỳ xuống Trăm nhớ nghìn thương chảy một dòng
18 Tháng Tám 20229:39 CH(Xem: 7950)
Nhà cũ đã vào tay chủ lạ Vườn xưa còn đọng bóng trăng lơi Bốn mươi năm lẻ, đời dâu bể Chạnh nghĩ tình quê luống ngậm ngùi.
17 Tháng Tám 202211:46 CH(Xem: 8306)
Chuyến du ngoạn Las Vegas lần này cũng là dịp để các thi nhân trường Ngô Quyền thỏa chí đam mê, sáng tác
17 Tháng Tám 202211:12 CH(Xem: 7494)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NỖI ĐAU MUỘN MÀNG - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
17 Tháng Tám 202210:50 CH(Xem: 2951)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
12 Tháng Tám 202211:31 CH(Xem: 6280)
Ngày tôi hát những câu ru con chết người đó má tôi đã cắt tóc, cạo đầu như dứt bỏ những thường tình mà một người phụ nữ phải có, để vượt lên thành một người phụ nữ tuyệt vời cao thượng nhất.
12 Tháng Tám 20229:45 CH(Xem: 6500)
Cành hoa trắng con cài lên ngực áo “Nhớ Mẹ Hiền”… vào Đại “Lễ Vu Lan” Mười Hai năm, Mẹ giã biệt trần gian Mà con tưởng Mẹ vẫn còn đâu đó…
12 Tháng Tám 20221:29 CH(Xem: 7362)
Biển xanh mây trắng tuyệt vời! Tro Anh theo nước tới Trời thênh thang! Tiễn biệt Anh lệ chứa chan! Cám ơn Thầy Bạn sẻ san tình sầu.
12 Tháng Tám 202212:59 SA(Xem: 7134)
Vĩnh biệt em mái tóc dài lưu luyến Đã theo anh xuyên suốt một quãng đời Vẫn giữ trong tim mái tóc buông lơi Của riêng anh thôi, chẳng ai thay thế.
10 Tháng Tám 20223:39 CH(Xem: 5714)
Qua thời gian nước Ý đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm, tôi đã đến nước Ý hai lần nhưng nếu có cơ hội tôi muốn quay lại thăm nước Ý một lần nữa.
10 Tháng Tám 20221:32 SA(Xem: 11261)
Cùng với Hoàng Mai, em kính lời tri ân đến cô Nguyễn Khoa Diệu Dung và cô Hoàng Minh Nguyệt.
09 Tháng Tám 202210:56 CH(Xem: 4770)
8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này
08 Tháng Tám 202210:26 CH(Xem: 5004)
Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng
08 Tháng Tám 20221:17 SA(Xem: 2957)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BẢY NGÀY ĐỢI MONG - Nhạc Trần Thiện Thanh - Quý Hương trình bày
07 Tháng Tám 202212:26 CH(Xem: 7650)
em về ảo mộng chơi vơi nguyệt tà lẩn khuất bên trời sương tan em về dỗ giấc mơ tàn lung linh bóng khói bàng hoàng cung mê
31 Tháng Bảy 20223:11 CH(Xem: 6970)
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
31 Tháng Bảy 202212:37 SA(Xem: 10491)
Tôi thật sự quá xúc động với chuyến phiêu lưu đến North Carolina - Miền Đông nước Mỹ cùng Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai…
30 Tháng Bảy 20229:25 CH(Xem: 5387)
Tạm biệt cô thầy, tạm biệt bạn bè Hai ngày vui quá ở trên xe Kính chúc mọi người đầy sức khỏe Hẹn gặp sang năm cũng dịp hè
30 Tháng Bảy 20224:07 CH(Xem: 7530)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: MÙA THU CHO EM - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
30 Tháng Bảy 20224:02 CH(Xem: 7906)
Đã biết chắc con đường còn rất ngắn Đừng bất an đừng buồn khổ phân vân Hãy đi tới bằng bước chân tự tại Bởi đời người sinh tử chỉ một lần.
30 Tháng Bảy 202212:26 CH(Xem: 7400)
Rồi một ngày ta ung dung nằm xuống Bên bìa rừng hiu quạnh bóng trăng soi Hiểu cho ta có đôi vầng nhựt nguyệt Bao yêu thương còn gởi lại trên đời
30 Tháng Bảy 202212:21 CH(Xem: 6859)
(Thương tiếc người bạn Phạm Trọng Lệ cùng trường Chu Văn An, cùng nghề dạy học trước đây và cùng họ Phạm)
29 Tháng Bảy 202212:59 SA(Xem: 8164)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
27 Tháng Bảy 20221:09 SA(Xem: 6938)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
26 Tháng Bảy 20221:17 SA(Xem: 6240)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
23 Tháng Bảy 20223:36 SA(Xem: 11511)
Một lần nữa, Sáo chân thành cảm tạ quý thầy cô, các anh chị, các bạn và các em… về tất cả những yêu thương trường cũ trò xưa. Xin tạm biệt…
23 Tháng Bảy 20221:01 SA(Xem: 5685)
Xin cám ơn các CHS Ngô Quyền, cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội nhìn thấy "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" hôm nay qua Tiền Hội Ngộ và Đại Hội Ngô Quyền
22 Tháng Bảy 20221:50 CH(Xem: 6426)
Trời vô tình xui khiến Nàng gặp người nhẫn tâm Nàng chết trong âm thầm Đời nàng sao phận bạc. Tối nay lần tràng hạt Nguyện ơn trên từ bi Rước hương linh nàng đi Được về nơi cõi tịnh.
21 Tháng Bảy 202212:31 CH(Xem: 3314)
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc. Ta cám ơn đời hôm nay có được Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân Dẫu đường đời còn lại rất gần Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
19 Tháng Bảy 202211:25 CH(Xem: 5844)
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
19 Tháng Bảy 20229:57 CH(Xem: 5403)
Ban Tổ Chức chân thành cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp ...
18 Tháng Bảy 20221:42 SA(Xem: 5394)
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình. Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
17 Tháng Bảy 20222:19 CH(Xem: 4045)
Nam Cali nắng ấm rạng rời Mừng thầy, đón bạn tiếng cười đoàn viên Biên Hòa trường cũ Ngô Quyền Đồng Nai tiếng gọi nối liền bờ vui.
17 Tháng Bảy 202212:02 SA(Xem: 5594)
TIỆC TIỀN HỘI NGỘ (Ngày 02/07/2022) Hình ảnh & Thực hiện Youtube: Nguyễn Thị Thêm
16 Tháng Bảy 20226:58 CH(Xem: 7968)
Xin tất cả nợ trần gian xóa sạch Buổi trở về thanh thản chẳng tơ vương Cõi Vô Ưu trên đỉnh trời chất ngất Dẫu thiên thu hay một thoáng vô thường.
15 Tháng Bảy 20226:57 CH(Xem: 5497)
Trưa nào em đến thăm Như loài hoa trinh trắng Bài tình ca anh tặng “ Hoa soan bên thềm cũ “ Mình thương nhau từ đó Mình thương nhau muôn đời.
13 Tháng Bảy 20224:44 CH(Xem: 4391)
Hãy mỉm cười hạnh phúc Dù bệnh đau nhọc nhằn Có anh luôn bên cạnh Gánh vác mọi khó khăn. Trân trọng cuộc tình này Yêu quá tình đắm say Đôi chân dìu chân bước Mắt tôi chợt cay cay.
13 Tháng Bảy 20222:52 SA(Xem: 7276)
Mắc mớ gì sao "LẠI CHÁN ĐỜI " Tội gì phải thế, cứ vui tươi Tình đời sau trước, không như ý Cuộc thế xưa nay cứ đổi dời
13 Tháng Bảy 20221:16 SA(Xem: 5214)
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn . Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên Mãi mãi ba sẽ gọi tên con. Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
12 Tháng Bảy 202211:59 CH(Xem: 3318)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?