Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 2)

16 Tháng Sáu 201612:33 CH(Xem: 17589)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 2)

Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam:
Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 2)


Sử gia Trần Trọng Kim bị kết án là có sử quan thuộc địa?

Đối với Trần trọng Kim, bà viết chi tiết hơn như sau:

“Trần Trọng Kim tuy có đọc những bộ sử của nhà Nguyễn, nhưng ông vẫn đặt niềm tin trọn vẹn vào tài liệu Pháp. Khi nhận định về những lý do của cuộc xâm lăng, Trần Trọng Kim lấy lại ý kiến các sử gia thuộc địa, cho rằng triều đình Huế không chịu canh tân đất nước, áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo, diệt đạo nên người Pháp mới đánh Việt Nam, để cứu giáo dân, giáo sĩ và bảo vệ tự do buôn bán.”(3)

Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam sử gia Trần Trọng Kim được xếp là một sử gia có sử quan thuộc địa.

Có ba điều cần thưa với bà Thụy Khuê.

1. Điều thứ nhất, xếp như thế, một cách gián tiếp coi Trần Trọng Kim như loại tay sai của Pháp. Điều này đụng chạm đến nhân cách và hành trạng trí thức của cụ Trần Trọng Kim. Cụ mặc dầu là người được đào tạo Tây học, nhưng khí tiết nhà nho trọng lễ nghĩa cũng thật rõ ràng. Tôi đã có lần viết một bài nhan đề Trần Trọng Kim, công hay tội với lịch sử? Chỉ cần đọc Một cơn gió bụi của cụ Trần cho thấy nỗi lòng của cụ đối với quốc gia, đất nước. Công thì rất nhiều, tội chỉ vì là một trí thức bất đắc dĩ bị lôi cuốn vào cơn gió bụi chính trị của thời cuộc!

Nếu không giải quyết được công hay tội của một người như Trần Trọng Kim, nếu coi Trần Trọng Kim như một loại người viết với sử quan thuộc địa, xin hỏi bà Thụy Khuê có thể nào nêu tên một vài người viết sử chân chính? Phải chăng đó là Cao Huy Thuần?

Bà nên có quan điểm rành mạch về điều này! Ai là sử gia thuộc địa? Và những ai là sử gia chân chính? Bà có thể nào nêu tên một vài người, theo bà, là sử gia chân chính?

Chúng ta cũng cần minh định một lần nữa một cách dứt khoát, việc giết hại tín đồ Gia tô giáo là một tội phạm mà không thể nhân danh bất cứ cái gì để bào chữa được. Thói thường của một số người viết sử coi người Thiên Chúa giáo theo Tây như một thứ phản quốc nên hình phạt dành cho họ là điều đương nhiên không cần bàn cãi nữa.

Đó là một sai lầm lịch sử kéo dài được rất nhiều người lập đi lập lại rồi.

Thật vậy trường hợp Trần Trọng Kim giống như rất nhiều người trí thức Việt Nam, trong một hoàn cảnh bĩ cực đến tuyệt vọng bị đẩy vào sân khấu chính trị mà bản thân họ không có một chuẩn bị nào cho công việc ấy. Đó là trường hợp của Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương và khi ấy họ sẵn sàng dùng cái chết như một võ khí tự vệ để bảo toàn nhân cách của họ!

Những cái chết ấy tự nó là một giá trị miên viễn, nhưng về thực tế thì nó giải quyết được gì? Và mặt khác nó cho thấy chỉ lòng yêu nước thôi chưa đủ, cần có kỹ thuật và võ khí tương xứng.

Vấn đề quan trọng hơn cả là nhận thức được tại sao ta yếu kém, tại sao ta không chống nổi lại người Pháp?

Thành Hà Nội nhìn cái bề ngoài bề thế như thế, tường thành cao cả 30 chục thước. Vậy mà vết tích duy nhất còn ghi dấu để lại là một lỗ đạn đại bác sâu chừng 40 cm! Thành Hà Nội đã thất thủ vào sáng ngày 25 tháng tư năm 1882, vào lúc 11 giờ 15 phút sau hơn ba giờ bị Rivière tấn công.

Vết đại bác trên cổng Bắc thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières "Surprise" et "Fanfare"; nghĩa là Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền "Surprise" và "Fanfare".

Vết đại bác trên cổng Bắc cổ thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières “Surprise” et “Fanfare”; nghĩa là Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền “Surprise” và “Fanfare”. Nguồn: Wikipedia.

 

Không thể đổ trách nhiệm đó cho ai được để chạy tội!

Trần Trọng Kim chỉ hơn và khác các vị trên vì ông được đào luyện theo Tây học, cái nhìn của ông về lịch sử rõ ràng và phân biệt đâu là phải trái. Hiểu biết được sức mạnh của địch và sự yếu kém của ta.

Nói ra cái lẽ phải trái ấy mà ông bị coi là người theo Tây?

2. Điều thứ hai, sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đã là sách giáo khoa của nhiều thế hệ học sinh , mặc dầu đã trải qua hơn một thế kỷ thử thách của thời gian, vậy mà vẫn còn được nhiều tác giả trân trọng đọc, sử dụng và quy chiếu vì hai lý do sau đây:

Nguồn: Tân Việt.

Nguồn: Tân Việt.

  • Sách sử ấy về mặt tài liệu tuy còn thiếu sót nhiều vì điều kiện chưa cho phép tiếp cận nhiều tài liệu còn được lưu trữ. Nhưng bù lại, cuốn sách cố bảo đảm tính chân thực của tài liệu trong sự cẩn trọng và chừng mực nhờ đó vẫn giữ được sự tin cẩn của người đọc.
  • Điều thứ hai quan trọng không kém, sử gia Trần Trọng Kim có một quan điểm sử học tương đối khách quan và vô tư. Vì thế, vốn có khi tiết của một nhà nho, nhưng lại được đào tạo có bài bản, nhưng trong hơn 100 trang chót của cuốn sách, ông vẫn thẳng tay phê bình khá nặng nề bằng lý luận sắc bén vua quan nhà Nguyễn là sai lầm trong việc giết hại Gia Tô giáo cũng như chính sách ngoại giao cứng rắn với phương Tây.

Đáng lẽ đến giờ phút này của lịch sử thì mọi người phải hiểu chuyện và đừng đổ tội quanh để bào chữa cho triều đình nhà Nguyễn.

Vậy mà vẫn có một số người tự nhận có ăn học – ăn học đến nơi đến chốn – vẫn chưa nhận ra được sự thật!

Giết hại người theo Gia Tô giáo tự nó không giải quyết được gì mà chỉ làm cho tình trạng thêm trầm trọng và là cái cớ chính đáng cho người Pháp vào Việt Nam.

Phải chăng vì thế mà bà Thụy Khuê thẳng thừng xếp Trần Trọng Kim vào loại tác giả viết theo quan điểm thực dân của giáo sĩ và quân đội viễn chinh?

3/ Điểm thứ ba, để biện minh cho quan điểm của mình, bà đề cao các sách sử nhà Nguyễn như

“Đại Nam Thực Lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, v.v. Nhờ thế mà ta biết được những gì đã xảy ra trong nội bộ triều Nguyễn, những bàn luận giữa vua và các đại thần về chính sách đối phó với ngoại xâm… Cũng nhờ đó mà ta có thể gột rửa nhãn hiệu ‘bạo chúa’, ‘ Néron Annam’ mà các thừa sai đã gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay.”(4).

Xin thưa với bà Thụy Khuê là tôi đồng ý một phần nhỏ với bà là các sách sử triều Nguyễn đều do các vị đại thần uy tín đứng chủ trì – như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, v.v. Thời gian kéo dài trong nhiều năm nhất là phần Chính Biên. Nhưng các vị đại thần ấy viết một câu một chữ cũng phải đắn đo, suy nghĩ vì nếu không cẩn trọng thì cái đầu trên cổ cũng không còn. Có sử quan nào không viết tốt cho triều đại họ đang phục vụ và ban phát bổng lộc, áo mũ, cân đai cho họ?

Trong hoàn cảnh viết như thế thì sự trung thực được bao nhiêu phần? Đó là thứ sử của triều Nguyễn không phải sử Việt viết về người Việt. Chỉ là những câu chuyện của vua quan mà không có câu chuyện của người dân Việt.

Vậy, thưa bà Thụy Khuê, bà tìm được sự thật gì trong hàng ngàn trang sách sử ấy?

Tôi xin phép dở tập II, Đại Nam Liệt Truyện viết về Bá Đa Lộc để thấy các nhà chép sử một cách có hệ thống đã tìm cách đánh tụt giá vai trò của ông trong sự xây dựng kinh đô nhà Nguyễn như thế nào.

Tại sao các sử gia triều Nguyễn đã cố tình coi nhẹ công lao của Bá Đa Lộc? Chẳng lẽ bà Thụy Khuê ngây thơ đến không biết rằng càng tránh né không nhắc đến công lao của Bá Đa Lộc, việc thống nhất đất nước càng thêm có chính nghĩa, càng thêm sáng tỏ.

Việc bà Thụy Khuê tìm đủ mọi chứng liệu làm thế nào chứng tỏ được tài năng của Nguyễn Ánh Gia Long, bất chấp thực tế lịch sử buộc tôi một lần nữa xếp bà vào trường hợp những tác giả theo Sô Vanh chủ nghĩa.

“Năm Canh Tý (1780), Thế Tổ Cao Hoàng Đế lên ngôi vương ở Gia Định, Đa Lộc đến yết kiến xin cố sức giúp việc, vua nhận lời. Ở Tây 4 năm, người Tây Dương không chịu giúp. Năm Kỷ Dậu lấy lại Gia Định, bèn đưa Hoàng Tử Cảnh về. Khi đã trở về, vua cho là có công trèo non vượt biển riêng ưu đãi thêm làm Đạt mệnh điều chế tần thủy bộ viện binh, giam mục Thượng sư.”(5)

Chỉ một đoạn văn trích ngắn trên đây cho thấy sử quan triều Nguyễn đã cố tình lái câu chuyện và xóa trắng công lao của Bá Đa Lộc bên cạnh Nguyễn Ánh như thế nào?

Có chỗ nào cho thấy, Bá Đa Lộc “xin yết kiến, xin cố sức giúp việc”?

Trong bài “Bác cái thuyết “Nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII”” của Phan Khôi đăng báo năm 1928, tác giả viết,

“Việc nầy quan hệ với nước Nam nhiều hơn, cho nên phải lấy sử sách của người Nam chép ra làm chủ yếu.

Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện về truyện Bá Đa Lộc chép rằng:

“Năm Giáp Thìn (1784), mùa thu, vua (Gia Long) lấy quân Xiêm về đánh Gia Định, bị thua. Vua lại trở qua nước Xiêm, sai người sang Chơn Bôn vời Bá Đa Lộc về phò Hoàng tử Cảnh qua Tây cầu viện. Ở Tây bốn năm, người Tây không có thể giúp được; năm Kỷ Dậu (1789) khi vua đã lấy lại Gia Định rồi, Bá Đa Lộc bèn đem Hoàng tử Cảnh trở về.”

(Xem Đại Nam chánh biên liệt truyện cuốn 28, tờ 8).

Sách Quốc triều chánh biên toát yếu, về năm Quý Mão (1783) vào năm vua Cao hoàng tức vị tại Gia Định được bốn năm, chép rằng:

“Vua nghe Bá Đa Lộc ở Chơn Bôn (đất Xiêm), sai người đi mời về. Bá Đa Lộc là người nước Pháp, thường đi truyền đạo trong các xứ Chơn Lạp và Gia Định, đã từng đến yết kiến vua, vua lấy khách lễ mà đãi. Lúc đó mời đến, vua bảo rằng: Vận nước ta đương hồi khốn khó, giặc giã chưa yên, thầy cũng vẫn biết ; bây giờ thầy có thể vì ta đi sứ bên nước Tây, nói với họ đem binh qua giúp ta không? Bá Đa Lộc bằng lòng xin đi, và hỏi lấy gì làm con tin. Vua đáp rằng: Con trai ta là Cảnh, lên bốn tuổi, nay ta đem nó mà phó cho thầy, thầy hãy giữ gìn lấy nó, đường sá xa xuôi, nếu gặp sự ruổi ro gì thì bảo hộ nó một chút. Bá Đa Lộc vâng lời.

Vua cùng bà phi gạt lệ mà đưa đi. Vua có sai phó vệ uý là Phạm Văn Nhân và Cai cơ là Nguyễn Văn Liêm đi với.””

(Nguồn:  Phan Khôi, “Bác cái thuyết “Nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII””, Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.720 (15.5.1928) ; s.721 (19.5.1928), viet-studies.info đăng lại.)

Cùng quan điểm “bác cái thuyết ‘Nước Pháp giúp nước Nam’” nhưng Phan Khôi trích dẫn “khác” với Thuỵ Khuê.

Trong bao nhiêu năm trời đi theo Gia Long, lúc vào sinh ra tử, sách vở Tây Phương như Alex Faure đã dành hẳn một cuốn sách nhan đề: “Mgr Pigneau de Béhaine, Évéque D’Adran”, Paris, 1801. Bà Thụy Khuê cũng hằn học với cuốn sách này.

Trong cuốn Vua Gia Long, J.B. Dronet, xuất bản tại Hồng Kông, năm 1913, người viết đưa ra hai bản – một của Đại Nam Liệt Truyện để so sánh tìm hiểu xem cái nào là thật, cái nào là che dấu? Đây là lối trình bày rất chân thật, nhưng vụng về của lối văn thời bấy giờ:

“Đời ấy đã lâu năm, chúa trị đàng trong, chúa trị đàng ngoài hay đánh nhau, rồi kế đến giặc Tây Sơn nổi lên, nó đã hạ được nhiều tỉnh đàng trong; đến sau ông Thái Đức (Nguyễn Nhạc) lại hạ được tỉnh Phũ Xuân (Thành Huế), là kinh đô chúa Nguyễn, giết chúa Nguyễn cùng các con cái người nữa, chỉ còn độc một ông Nguyễn Ánh thoát khỏi được mà thôi; ông này không chết, song túng cực mọi đàng, của gì cũng không còn nữa, không có ai giúp đỡ, không biết tin cậy vào đâu…”

Sau này, tác giả Ngô Bắc có đưa lên mạng một bản tương tự mà theo tác giả Ngô Bắc tìm thấy được ở thư viện đại học Nornthern Illinois University.

“Vậy đang khi ông Nguyễn Ánh còn ở trong thuyền mà trốn ẩn trong bụi lau khóm lác, tình cờ gặp một thầy cuả bản cuốc, tên là Phê rô, cũng chạy giặc ra trốn ở đấy. Khi ông Nguyễn Ánh biết tỏ người ấy là thầy giảng đạo, thì mới tỏ mình ra cùng xin người cứu giúp mình: tức thì thầy cả ấy đem ông Nguyễn Ánh vào nhà Đức thầy Phê rô ở tỉnh Hà Tiên. Chẳng may khi ấy Đức thầy Phê Rô sang Cao Miên, bấy giờ thầy cả gởi tờ cho Đức Thầy Phê Rô được hay, và nhứt diện tìm nơi kín đáo trong rừng cho ông Nguyễn Ánh ẩn trú cùng tư cấp lương thực cho người đủ dùng trong hai ba tháng giời.”(6)

Bà Thụy Khuê có thể vô tình không đọc đoạn văn này chăng?

Để gián tiếp trả lời bà Thụy Khuê, tác giả Nguyễn Duy Chính, một tác giả chuyên khảo về đời Tây Sơn, đã cho đăng một bài biên khảo của ông nhan đề “Sự đóng góp của Giám Mục Pigneau de Béhaine vào công cuộc cải cách ở Gia Định.”.

Tiếp đến Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh, Đào Đăng Vỹ, Nguyễn Khắc Ngữ và nhất là Tạ Chí Đại Trường. Tất cả không trừ đều rập theo “sử quan thuộc địa” để xác định công lao của Bá Đa Lộc và những ‘sĩ quan’ Pháp trong việc giúp Gia Long dựng lại cơ đồ.

Có thể trích dẫn quan điểm của bà Thuỵ Khuê về tình hình sử học của ta trong nhận xét sau đây của bà:

“Về phần người Việt, sau hơn thế kỷ bị Pháp đô hộ, đã mất gần hết bản tính tự cường về tư tưởng, trở thành ỉ lại, cái gì người ngoài, người Âu, nhất là người Pháp làm, đều hơn ta cả. Đó là lý do giải thích, đã không có lấy một bài viết nào đả phá những sự sự bịa đặt thô thiển của những ngòi bút thực nào khả dĩ có thể thay thế được cuốn sử của Trần Trọng Kim.

Và đó cũng là cái nhục tinh thần của một đất nước;”(7)

Sự bênh vực gián tiếp cho Minh Mạng nhằm rửa sạch vết nhơ bạo chúa đặt bà vào một hoàn cảnh khó xử. Một cách nào đó, bà gián tiếp tán thành chính sách cấm đạo của vua quan triều Nguyễn mà tất cả các sử gia nêu trên đều đồng loạt lên án.

Bà từng cho rằng đã trên 50 năm sống ở nước Pháp, hiểu được nước Pháp, mà một nguyên tắc căn bản là quyền tự do tín ngưỡng đã bị vua quan nhà Nguyễn chà đạp, biến thành luật pháp quốc gia để từ đó giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội bằng những hình phạt dã man nhất dành cho con người như cho voi giầy, xé xác!

Đó là một thứ tội ác mà không có một thứ lời bào chữa nào có thể chấp nhận được.

Quan điểm nhìn lịch sử của bà về việc bênh vực vua quan triều Nguyễn là một quan điểm nhìn lạc hậu, cực đoan, phản lại mọi lý tưởng về quyền tự do con người ở thế kỷ 21.

Bà thử nghĩ xem, các nhà truyền giáo đã thất bại tại xứ Xiêm La vì những người phật tử ở nơi đấy trung thành với nhà vua của họ đồng thời cảm thấy Phật giáo là đủ cho họ và không cần một tín ngưỡng ngoại lai nào khác!

Tại sao ở Việt Nam thì có hiện tượng trái ngược?

Bà thử làm một so sánh giữa các vua Xiêm La và Vua Việt Nam xem thử như thế nào?

Chỉ về đường thê thiếp, các vua kể từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị tổng cộng có hơn 200 thê thiếp và hơn 200 dòng con. Riêng Minh Mạng là người chiếm kỷ lục và nổi danh về đường tình dục hủ hóa. Trong một dịp hạn hán nghĩ là điềm không lành, ông đã cho về quê 100 cung phi. Cứ giả dụ ông có 300 cung phi, sáng một đứa con gái, tuổi đáng con, chiều một đứa, tuổi đáng cháu thì sức đâu để điều hành đất nước?

Xét về mặt y khoa, dâm dục quá độ như thế thì khả năng truyền giống sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Tuổi thọ trung bình của các công chúa là không quá 21 tuổi. Trong hơn 200 công chúa và hoàng tử trên đều giao cho các hoàng tôn trông coi, nuôi nấng và trong suốt gần trăm năm nhà Nguyễn không có lấy nổi một vài người có đủ năng lực, tài đức kế vị ngôi báu.

Trong một bài viết khác của tôi nhan đề Tấm vải bọc điều, tôi nhận thấy Gia Long có 13 hoàng tử, 18 hoàng nữ, cộng chung 31 người. Minh Mạng nhiều hơn, có 74 hoàng tử, 64 hoàng nữ, cộng chung 142 người. Thiệu Trị có 29 hoàng tử, 53 hoàng nữ, cộng chung 64 người. Cả ba nhà vua, số con cộng lại là 233, cộng với ba người con nuôi của Tự Đức là 236.

Trong số 236 người này đều được ăn học đến nơi đến chốn, liệu có được vài ba người có khả năng làm vua có tài có đức?

Không có. Vì thế mới có cảnh xoán ngôi đoạt vị xẩy ra.

Người cuối cùng là Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, được ăn học đàng hoàng, cũng là hình ảnh mục nát của cả một dòng họ.(8)

Sử gia Tạ Chí Đại Trường

Trong số các sử gia nêu trên, bà Thụy Khuê dành sự phê phán nặng nề nhất đối với Tạ Chí Đại Trường.

Bà viết,

“Thực kinh hoàng, khi thấy một người viết sử Việt Nam, không những đã phụ họa sự sai lầm của Lavoué, thêm thắt vào để xuyên tạc lịch sử đến như vậy. (9) (Trích dẫn Tạ Chí Đại Trường trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, trang 298-290).

Nguồn: Nhã Nam

Nguồn: Nhã Nam

Chỗ khác, bà viết,

“Nhưng đáng buồn hơn cả là sự vinh thăng Bá Đa Lộc làm chủ soái của Tạ Chi Đại Trường, ông viết,

‘Vào gần nửa đêm một ngày nào đó, ông (Nguyễn Ánh) đi tìm Bá Đa Lộc để hỏi ý kiến. Ông này phân vân giữa Đỗ Thành Nhân và Nguyễn Ánh, cả hai người ông đều có ý giữ liên lạc, để lợi dụng truyền đạo, nên trả lời thoái thác một cách khôn ngoan. Ánh khóc về, vẫn không bỏ ý định giành lại quyền bính.’ (Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến, trang 99).

Ở một đoạn khác Tạ Chí Đại Trường viết, ‘Từ đầu tháng 3-1783, Bá Đa Lộc dã phải hội bàn với Nguyễn Ánh về việc tránh Tây Sơn.’

Bà kết luận,

“Không cần dẫn thêm, chúng ta đã thấy tinh thần Ste-Croix trải dài trong cuốn Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường, thông qua Faure, Maybon, Taboulet…”(10)

(Còn tiếp phần 7b, 7c)

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh hoạ.

(1) Thụy Khuê, “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long”, chương 2, Bộ sử Nguyễn Văn Tường.
(2) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 1.
(3) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 1.
(4) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 1.
(5) Đại Nam Liệt truyện, tập 2, Quốc sử quán triều Nguyễn, trang 505-506.
(6) Bản của Ngô Bắc, trích trang đầu.
(7) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 9.
(8) Về các công chua nhà Nguyễn, xem Đại Nam liệt truyện, Nhị quyển, trang 171 trở đi.
(9) Thụy Khê, Ibid, chương 10, Bài Introduction của Ste-Croix.
(10) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 10.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

01 Tháng Tư 20161:11 SA(Xem: 20243)
Rồi một ngày... Em về tìm Nursing-home Thăm anh trao một nụ hôn ân cần Thưa rằng: nghĩa nặng, thâm ân Mai sau có xuống mộ phần đem theo.
31 Tháng Ba 201611:56 CH(Xem: 19130)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 201610:14 CH(Xem: 19809)
Buổi sáng, nghe tin cây cầu gẫy Hai nhịp sập rồi, rơi xuống sông Dòng sông vô tình cứ chảy mãi Lăn tăn từng cơn sóng bềnh bồng
31 Tháng Ba 20169:43 CH(Xem: 17553)
Tháng Tư lại trở về đây, Bao mùa Quốc hận lưu đày niềm đau. Ân cần cha nắm đôi tay, Giao quê hương lại cho bầy con thơ. Giờ ông ru cháu ầu ơ, Lại Ư Ừ Ư Ử bến bờ yêu thương.
31 Tháng Ba 20163:58 CH(Xem: 18569)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
30 Tháng Ba 201611:37 CH(Xem: 21315)
Ơn trời chuyển đổi Quả nhân Mong phường gian ác bớt dần tinh ranh Bao giờ cho thàng Tư xanh Để non nước Việt Hùng Anh Hòa Bình
30 Tháng Ba 201610:08 CH(Xem: 18597)
Tháng tư mình chia tay Em về dưới cơn mưa Vai lạnh gầy tê tái Chẳng còn ai đón đưa.Tháng tư mình xa nhau Anh đi rồi đi mãi
30 Tháng Ba 201610:04 SA(Xem: 17354)
Cầu xưa đã gảy nhịp rồi Nhịp chìm đáy nước, nhịp phơi trên dòng Sông quê nước vẫn lớn ròng Còn đâu bốn nhịp cầu cong in hằn.
25 Tháng Ba 201612:33 CH(Xem: 17694)
Nước chảy qua hai nhịp cầu đã gãy Những giọt lệ buồn lạnh buốt tim sông Cây cỏ đôi bờ quằn mình tê tái Nhìn cầu trăm năm tức tưởi giữa dòng.
25 Tháng Ba 201612:23 CH(Xem: 19463)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức "Mùa Xuân Nào Là Ta Về" Lam Phương-Hợp Ca Như Quỳnh & Tường Khuê Kiều Oanh thực hiện youtube
24 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 18554)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền
24 Tháng Ba 201611:49 CH(Xem: 18253)
Trời ơi, cầu Gành sập thật rồi. Tính từ BH sang, nhịp thứ ba đã mất hẳn, rớt xuống lòng sông. Nhịp thứ hai có lẽ rớt sau nên một đầu gác lên nhịp kia dưới sông, một đầu còn gác lên trụ cầu.
24 Tháng Ba 20164:54 CH(Xem: 15814)
Trong khoảng thời gian bị đô hộ hơn 10 thế kỷ, người Việt chịu sức ép nặng nề nhất có thể không phải là kinh tế, quân sự mà là chính sách đồng hóa của người Tầu
24 Tháng Ba 20161:12 CH(Xem: 18327)
Bây giờ mẹ đã xa xôi Cầu Gành giờ cũng gảy đôi nhịp dầm Tìm trong ký ức xa xăm Con lau ngấn lệ nhớ thầm mẹ ơi...
22 Tháng Ba 20168:11 CH(Xem: 23720)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHỈ LÀ - Thơ Hà Thu Thủy - Phạm Chinh Đông phổ nhạc và trình bày
19 Tháng Ba 201611:42 CH(Xem: 18466)
Một phiến thi sầu trao lỡ dở Nửa vầng trăng lạnh rụng ơ hờ Người đi rồi nhỉ?... người đi mãi... Để phím đàn ai lạc lõng chờ!.
18 Tháng Ba 201611:29 CH(Xem: 22645)
Thi sĩ đã đi xa rồi. Ồ cái chết! Thì ra vào buổi sớm mai hôm nay: “ở đâu đây”, hay “đã xa rồi” thì cũng như nhau thôi.
18 Tháng Ba 20164:10 CH(Xem: 17136)
Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.
18 Tháng Ba 201611:33 SA(Xem: 19448)
Giang sơn là góc vườn nho nhỏ Mấy cụm hoa,luống cải,luống hành Chiều chiều ngồi ngắm nhìn hoa nở Lòng từ bi trong chốn yên bình.
18 Tháng Ba 201611:06 SA(Xem: 18048)
Trời tháng Ba nồng nàn mùi Xuân mới Nắng tháng Ba cây cỏ ngát hương lan Nghe đâu đây văng vẳng tiếng reo vang Bầy se sẻ, líu lo chào nắng sớm
18 Tháng Ba 20161:32 SA(Xem: 24064)
Ngõ em, tôi vẫn thường qua Trên đường đi học - Gọi là NGÕ YÊU! Đi về hai buổi sớm chiều Lâng lâng hồn mộng hương dìu dịu đưa
18 Tháng Ba 20161:10 SA(Xem: 22841)
Lâu lắm lại về qua lối nhỏ Nhà em hoang vắng lá đầy sân Em không còn trở về đây nữa Chị đã ngủ yên dưới mộ phần
18 Tháng Ba 201612:52 SA(Xem: 19872)
Sao nhiều cao tầng, nhiều quy hoạch Thiếu chỗ chim muông hót bốn mùa Thiên nhiên sao phải phai xanh thắm? Để một nỗi buồn ẩn thật sâu!
18 Tháng Ba 201612:42 SA(Xem: 20211)
Tròn trăng trái bưởi căng tròn Ngọt mềm chín mọng nước non đợi người Thương màu da láng xanh tươi Theo em hương bưởi rạng ngời bay xa...
17 Tháng Ba 201610:46 CH(Xem: 22241)
Bây giờ con trai bà được bố trí về căn cứ hải quân SanDiego. Từ nơi bà đến nhà nó cũng phải hơn 2 giờ lái xe. Nhưng dù sao nó cũng gần rất nhiều so với những ngày nó ở Illinois hay Virginia.
17 Tháng Ba 20161:39 CH(Xem: 10247)
Tháng Ba chiều Cali mưa tuôn Xe đẩy anh ngồi. Mắt lệ vương, Em khóc cho mình, cho tất cả Tháng Ba ngày đó. Kỷ niệm buồn.
11 Tháng Ba 201612:05 SA(Xem: 14241)
Hướng Đạo thực sự đã giúp cho tôi và cả “chồng tôi” thêm nhiều nghị lực trong mọi hoàn cảnh, có lúc thật là nghiệt ngã để nuôi dạy con cái trong tình trạng hết sức khốn cùng
10 Tháng Ba 201611:49 CH(Xem: 18674)
Xin viết bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.
10 Tháng Ba 20167:48 CH(Xem: 18253)
Thế là tui lại thêm một lần xa quê nhớ sông Đồng xuống Sài Gòn ra phố Tây khởi nghiệp. - Mua mắt kiếng dùm em đi chị Huệ !
10 Tháng Ba 20162:11 CH(Xem: 17648)
Buồn trông bóng nhạn cuối trời Buồn soi bóng nước...ngậm ngùi tóc phai! Bây giờ trời đã Giêng-Hai Gió qua sông rộng!...Mơ hoài DÁNG THU!...
10 Tháng Ba 20161:57 CH(Xem: 16514)
Cám ơn thật nhiều gia đình và những bạn bè khắp nơi trong ngày sinh nhật 68 tuổi của tôi. Tôi sẽ giữ gìn sức khỏe của mình thật tốt. Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó
10 Tháng Ba 20161:28 CH(Xem: 24196)
Sáng nay thức dậy vang tiếng chim Líu lo, ríu rít phía sau vườn Mẹ bảo: Xuân đang về rồi đấy Mười tám xuân thì, xuân yêu đương
09 Tháng Ba 201611:51 CH(Xem: 19850)
Nửa đêm thức viết câu thơ Thả rơi xuống thế làm người trần gian Mái trường xưa cổng không quân Hòa bình sao phải nặng lòng phân ly?!
09 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 18758)
Khi xã hội ngày càng thêm phức tạp Không thể con mình dốt tiếng quê hương Hiểu thấu đáo cội nguồn và tranh đấu Khi đủ lớn khôn rời ghế nhà trường
09 Tháng Ba 20165:59 CH(Xem: 19318)
Nhưng ngày 5/3/2016, ở Biên Hòa, có một buổi họp mặt thấm đậm tình nghĩa để tôn vinh tinh thần bè bạn CHS NQ BH, sau 3 năm vắng bóng ngày họp mặt cuối năm.
05 Tháng Ba 20161:24 SA(Xem: 26746)
Anh u sầu dòng America River thương nhớ Em lặng buồn Đồng Nai khúc nhớ thương Còn gặp nhau qua tiếng sóng đoạn trường Chung một bóng bên Biên Hoà kỷ niệm?
04 Tháng Ba 201611:50 CH(Xem: 18909)
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.
04 Tháng Ba 201611:05 CH(Xem: 24236)
Bát canh cua chiều xưa nhung nhớ Mẹ nấu bằng bếp đất rơm thơm.Tháng ba mẹ về nơi xa lắm Mồng tơi ra trái tím đầy giàn Con viết bài thơ màu mực tím Gửi lên trời tặng mẹ thương yêu.
04 Tháng Ba 20164:40 CH(Xem: 18554)
Chỉ dám mong người Lò Bò xưa dù có đi đâu, ở đâu cũng xin một lần tìm về thăm lại nơi nầy. Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ dù có bị dẫm đạp bao lần vẫn còn nguyên hơi ấm nồng nàn tình người xứ Bưởi.
04 Tháng Ba 20164:32 CH(Xem: 21008)
Chẳng biết tự bao giờ, gia đình tôi được ngự trị trong mảnh vườn phía sau nhà, và đứng trước căn shred nhỏ rất gọn ghẽ mà ông chủ dùng để chứa vật dụng làm vườn.
04 Tháng Ba 20162:40 CH(Xem: 20808)
Bàn tròn mấy lượt trà châm Cà phê giọt đắng cạn lần đáy ly Uống mừng bạn cũ hồi qui Mừng cho đôi cánh thiên di bay về...
04 Tháng Ba 20162:17 CH(Xem: 20265)
Hãy ngủ yên nha Phúc! Bà Nội, cô Hai và ba má cũng đang ở bên cạnh em trong một thế giới bình yên của cõi vĩnh hằng.
04 Tháng Ba 20161:03 CH(Xem: 21219)
Đóa hồng khô em cất giữ âm thầm Trong ngăn kéo buồn hiu miền ký ức Ngày tháng ba em ngẩn ngơ đếm bước Nhớ về anh trong mờ mịt yêu thương…
04 Tháng Ba 20169:21 SA(Xem: 18821)
Ngày xưa hai đứa chung đường, Chung thầy chung bạn chung trường chung quê. Yêu em dáng nhỏ tóc thề, Che nghiêng vành nón say mê lòng người.
04 Tháng Ba 201612:26 SA(Xem: 20857)
Thế là 3 tuần lễ của Tết Bính Thân trôi qua nhanh chóng. Ngày 28/ 2 /2016, các bạn CHS NQ BH khóa 10, lớp tứ 1, tứ 4, khối Pháp Văn, có tổ chức buổi họp mặt đầu năm.
27 Tháng Hai 201612:38 SA(Xem: 23705)
Và tuổi thơ của tôi từ từ trôi qua với những ngày tháng êm đềm trong sân trường tiểu học bên cạnh con suối nhỏ sau hè.
27 Tháng Hai 201612:01 SA(Xem: 20558)
Anh bỏ đường bỏ lối Chở sầu về hư vô. Dọc con đường hoa tím Nắng vẫn rớt giọt vàng Em suốt đời tìm kiếm Dấu chân người lang thang.
26 Tháng Hai 201610:58 CH(Xem: 21954)
Trên đời này, cả trăm ngàn người cùng tuổi khỉ, nhung chắc chỉ có hai anh khỉ lớn, khi viết thư hay gọi điện thoại cho Huyên đều mở đầu bằng hai chữ thân quen “khỉ ơi”.
26 Tháng Hai 201610:33 CH(Xem: 17218)
Anh có em và mây có trời Hẹn hò lơi lả trúc cười tươi Oanh hoàng tiếc lặng ngày xuân dạo Nhạn bạch say trầm tiếng sáo chơi
26 Tháng Hai 201610:23 CH(Xem: 17856)
Tháng giêng em xuống phố Nghiêng mắt ngắm mùa xuân Màu nắng vàng rực rỡ Hôn lên đôi má hồng
26 Tháng Hai 201610:15 CH(Xem: 22779)
Phải chi tôi khóc và còn khóc được, tôi sẽ không cố ngăn đôi giòng nước mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của một thuở Ngô Quyền
26 Tháng Hai 20164:16 CH(Xem: 28049)
Bây giờ chắc đã vào xuân Mà sao vẫn lạnh như gần cuối thu Vẫn mây trũng thấp, sương mù Vẫn xa cách lắm, vẫn tương tư nhiều.
26 Tháng Hai 20162:57 CH(Xem: 24974)
Năm nay mùa xuân lại về, tôi cũng không tìm cho mình một chậu vạn thọ vừa ý. Mùa Xuân ở xứ Mỹ không thiếu thứ chi, nhưng thiếu đi những gốc vạn thọ đại đóa rực rỡ.
25 Tháng Hai 201610:35 CH(Xem: 19483)
Trời Xuân không một áng mây Hoa cười trong nắng lòng say chút tình Một thời chan chứa Bình Minh Đường Hoa còn lại một mình bâng khuâng...
24 Tháng Hai 201611:16 CH(Xem: 17608)
Xin cám ơn những tấm lòng còn thương tưởng, đến với nhau, dù thời gian đã là là 53 năm khi chúng ta vào lớp đệ thất trung học Ngô Quyền BH. Xin kính chúc sức khỏe Thầy Cô, nhân dịp năm mới,...
19 Tháng Hai 20165:32 CH(Xem: 16406)
Những ngày đầu khi mới dọn về Hoàng thấy nó thường hay ngồi trước hàng ba, có lúc ẵm em, có khi một mình với hai con mắt đỏ hoe đầy lệ. ''Nó ưa khóc mày đừng chọc nó!'' chị Gấm hăm he Hoàng.
19 Tháng Hai 20165:25 CH(Xem: 18972)
Hôm nay xuân lại đến Rót chén rượu đầu năm Xin mời em uống cạn Cùng tiếp bước thăng trầm. Rồi hôm nào vĩnh biệt Vào ngủ giấc ngàn năm Nhẹ nhàng không luyến tiếc Khép lại chuyện trần gian.
19 Tháng Hai 201612:03 CH(Xem: 19635)
Tôi đứng bên này nghe chơi vơi Mùa Xuân đất khách: Ôi ngậm ngùi! Tuyết trắng tung bay, trời giá lạnh Đông ở nơi này, Xuân quê tôi
19 Tháng Hai 201611:46 SA(Xem: 17992)
Cho xin năm ngón tay người êm ả Đón mưa chiều về ướt tóc em bay Để mềm môi em reo lời vọng vã Người có nghe mưa tựa tiếng thở dài?
18 Tháng Hai 201610:57 CH(Xem: 20288)
Nắng nhạt ...mưa giăng sầu vạn lý Đông buồn...tuyết phủ trắng thiên san Dừng chân giây phút miền hoang vắng. Chạnh nhớ người xưa ...nhớ phím đàn !
18 Tháng Hai 20162:31 CH(Xem: 21620)
Hơn tháng sau trong xóm nghèo có một đám tang... nghèo. Cũng là chuyện bình thường. Xóm này cũng không xa xóm nhà giàu trước kia có con khỉ "thần tài"...
18 Tháng Hai 20162:17 CH(Xem: 23018)
Có phải Xuân về với thế gian? Mà sao chẳng thấy cánh mai vàng? Đầy trời tuyết phủ, sương băng giá Khắp nẻo hoa rơi, sắc úa tàn
18 Tháng Hai 20161:41 CH(Xem: 18306)
Tháng hai buồn cắn vào tim Tình xưa thức giấc bên thềm Xuân mơ Nguyên tiêu trăng thức đợi chờ Tôi ngồi viết nốt tình thơ gởi người...
18 Tháng Hai 20161:39 SA(Xem: 19854)
Em viết chữ Tết trên nền tuyết trắng Tết quê người buồn lắm phải không? Nhánh mai lạnh không hé nụ mùa đông Hoa Cúc cô đơn nằm trong phòng sưởi ấm.
17 Tháng Hai 20162:40 CH(Xem: 20604)
Đầu năm ta chúc con yên hàn Đời người đâu lẽ mãi gian nan Mai đây nếu thoát vòng cơ cực Hãy mở lòng mình với thế gian.
13 Tháng Hai 20161:31 SA(Xem: 19135)
Năm nay cũng mùa Valentine Ân cần em nắm lấy bàn tay. Nhăn nheo, run rẫy, mình hẹn ước. Cùng nhau đi hết đoạn đường này.
13 Tháng Hai 20161:23 SA(Xem: 19734)
Trăng thề đã khuyết lại tròn Nghĩa tình trăm mối hãy còn ngổn ngang Cần chi xuân đến, xuân tàn Cần chi năm mới rộn ràng đón đưa.
13 Tháng Hai 201612:06 SA(Xem: 20892)
Thướt tha dáng liễu, Trong vắt ngàn mây, Mười phương hoa thắm hương say, Tường đông oanh hót, Có hay xuân về.
12 Tháng Hai 201610:49 CH(Xem: 21769)
Anh về tìm lại hương quen Bỏ quên ngày tháng bên thềm Xuân xưa Tháng hai khúc hát giao mùa Tình Nhân Lễ Hội em chưa kịp về...
12 Tháng Hai 201610:22 CH(Xem: 26285)
Bỗng dưng ta thích màu vàng Về nhà ướm hỏi, vì Nàng hay Hoa? Dần dà ta đã hiểu ra Tại nàng mặc áo màu hoa cúc vàng.
12 Tháng Hai 20163:53 CH(Xem: 21224)
Mừng Tết nâng cành hoa mãn khai Ngóng về quê cũ nhớ thương hoài Ước qua Đông lạnh, phong sương khứ Mong chạm Xuân nồng, hạnh phúc lai
12 Tháng Hai 20161:52 SA(Xem: 17276)
Xuân đến đây rồi các bạn ơi!. Hương Xuân lan tỏa khắp mọi nơi Mời anh Dê cụ đi chỗ khác. Đón anh Khỉ trẻ bước vào chơi
11 Tháng Hai 201611:58 CH(Xem: 12595)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức ''Con Sẽ Về Mẹ Ơi '' - Thơ : Thuyền Thu - Nhạc : Vũ Thế Dũng. - Hoà Âm: Cao Ngọc Dung - Thảo Sương trình bày
11 Tháng Hai 20162:27 CH(Xem: 21550)
Thêm mùa Xuân nữa vắng mẹ hiền Sáu năm rồi đó, Mẹ quy tiên Mơ dáng Mẹ chập chờn khi ngủ Đôi mắt buồn khe khẽ nhìn con…
11 Tháng Hai 20162:12 CH(Xem: 20830)
Cái mặt khỉ lúc nào cũng đo đỏ, nhất là với con khỉ được sung sướng đủ đầy. Nhưng sau khi nốc bia, mặt con khỉ này lại càng đỏ hơn. Nó chí chét một tràng tiếng kêu khó hiểu rồi bỏ chạy lên... "nhà".
05 Tháng Hai 201611:50 CH(Xem: 23182)
40 năm qua, đợi. tết, quê nhà. nơi quê người. Tết về lại. rồi, đây. chỉ có mùa xuân. chắng cần. về vội. xuân. tết. với người. lạc nhau. giữa hư không.
05 Tháng Hai 201611:36 CH(Xem: 17307)
BÍNH quyền lộc phát ban ân THÂN tâm an lạc góp phần vui tươi KÍNH trên nhường đưới yêu đời CHÚC trăm năm mãi thảnh thơi an nhàn
05 Tháng Hai 201610:16 CH(Xem: 19783)
Từ cái ngày có người đem đến biếu ông một con khỉ đực con đem từ quê (vốn thuộc một huyện miền núi). Không biết làm sao "may mắn" lại dồn dập đến với ông?!
05 Tháng Hai 20168:53 CH(Xem: 18882)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Lạnh Lùng Xuân Xứ Lạ"-- thơ Trần Kiêu Bạc; Hồng Vân diễn ngâm - Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
05 Tháng Hai 20163:21 CH(Xem: 22335)
Như mây. Tôi đang thả rơi tôi. Luôn luôn, mỗi năm một lần, cái ngày cuối cùng này tôi thả rơi mình chìm sâu không cưỡng lại. Không có đời thường nào réo gọi tôi được. Tôi rơi day dứt.
05 Tháng Hai 20161:31 CH(Xem: 23547)
Từ buổi xa nhà đi cải tạo Xuân nầy thấm thoát đã ba xuân Vì chưng mất nước nên tù tội Giam hãm đời trai giữa núi rừng
05 Tháng Hai 20161:10 CH(Xem: 24548)
Quên đi sao lặn, trăng mờ, Bâng khuâng chờ đợi ngày giờ đón Xuân. Giao Thừa tống Cựu nghinh Tân, Chúc cho Đất Nước toàn dân phú cường...
05 Tháng Hai 20163:34 SA(Xem: 16939)
Xuân ngóng TÔN về, Tôn ngóng xuân Vần gieo Ngộ ý, NGỘ gieo vần Mẹ không CHEO nhỏ, Cheo KHÔNG mẹ THÂN có khỉ già, KHỈ có thân
04 Tháng Hai 20162:07 CH(Xem: 24310)
Đem dấu yêu chìm vào giấc ngủ Gọi tên anh giấc điệp chìm sâu Mùa Xuân đến tình yêu chớm nở Đang có anh ru mộng ban đầu…
03 Tháng Hai 20161:17 CH(Xem: 22932)
Vì sao ta phải bỏ quê hương Lưu lạc đời trai giữa gió sương? Chẳng bởi đắm say tình mỹ nữ Hay vì ngơ ngẩn sáo Trương Lương
30 Tháng Giêng 20165:33 SA(Xem: 13151)
...bên cạnh nhiều nỗi đắng cay cũng còn có viên kẹo ngọt, nên mình tiếp tục mang nụ cười và niềm vui đến tha nhân, dù được trả lại bằng những giọt nước mắt, Ngô Quyền vẫn mãi bên tôi...
30 Tháng Giêng 20161:47 SA(Xem: 18259)
Tết này em sẽ tặng Cho anh ngàn giọt sương Để trời xa đêm vắng Thơm ngát tình quê hương. Tặng cho anh giọt nắng Đan vào vòng thơ xưa
30 Tháng Giêng 20161:12 SA(Xem: 15976)
Con người sẽ gần nhau và tiến bộ hơn. Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
29 Tháng Giêng 201610:59 CH(Xem: 22612)
Người đi lòng chẳng nôn nao Miệng cười hàm tiếu như chào đón xuân Ảnh xa lòng lại như gần Miền Đông tuyết lạnh trăm phần vẫn tươi!
29 Tháng Giêng 201610:50 CH(Xem: 24103)
Người đi chốn đó mai vàng nở Tết đến nơi này tuyết trắng rơi Vẫn nhớ... dù lòng luôn tự nhủ Tình như chiếc bóng thoáng qua đời!
29 Tháng Giêng 201610:38 CH(Xem: 25105)
Cảm tạ, tri ân một năm qua Thương yêu, mến mộ. Tình đậm đà Xuân về trân trọng xin kính chúc. Tài, Lộc, Bình An khắp mọi nhà.
28 Tháng Giêng 201611:39 CH(Xem: 17941)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức HAPPY BIRTHDAY NGỌC HUỆ - NỤ HOA NHỎ - Nhạc Nguyễn Cư - Hương Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
28 Tháng Giêng 201611:05 CH(Xem: 28899)
Trời bên ngoài còn chút gió heo may Con biết tìm đâu Mùa Xuân đã mất Lòng thương quê thương Mẹ già hiu hắt Tết ở quê người, đâu Tết trong con?
28 Tháng Giêng 201610:51 CH(Xem: 22493)
Nắng Xuân về, long lanh đôi mắt ngọc Thơ học trò, màu mực tím xinh xinh Hôm nay đây, mùa Xuân về trên phố Xuân quê người, lòng chạnh nhớ Việt Nam
28 Tháng Giêng 20161:36 CH(Xem: 22512)
Chỉ hai tuần nữa hết năm Vẫn còn chút giá lạnh căm theo tìm Nghe chừng gió thoảng ru êm Tiễn Đông lạnh lẽo bên thềm nắng Xuân
22 Tháng Giêng 201611:18 CH(Xem: 20850)
Như tên gọi của quán, nhóm 12B3 chs.NQBH chúng tôi thường có những buổi café “bỏ túi” nơi đây. Café cuối năm lần này, chúng tôi chỉ mời thầy Lâm Tấn Văn, thầy Trịnh Hồng Hải và thầy Trần Thái Hùng,...
22 Tháng Giêng 201611:10 CH(Xem: 18195)
Tay vin nhè nhẹ cành mai nhỏ Hoa thơm nồng nếp mới tinh khôi Nghe cuống quýt như ngàn hoa cỏ Ôm quanh mình xuân thắm rạng ngời.
22 Tháng Giêng 201610:40 CH(Xem: 24598)
Mùa Xuân, có về bên, em Đào hoa năm ấy bên thềm còn xinh? Và em còn thả tơ tình Theo triền tóc rối xuống mênh mông đời
22 Tháng Giêng 201610:33 CH(Xem: 29226)
Ngồi nhìn Hoa Tuyết trắng phau, Trong đêm đông lạnh mai sau ước gì? Ngày vui đoàn tụ ướt mi, Người người hớn hở tiếc chi nụ cười.
22 Tháng Giêng 201610:17 CH(Xem: 18752)
Thân ái tặng Ngọc Huệ - Nhóm Khóa 7, BH. Mới hôm qua... ''Eden Koi'' Hôm nay sắp sửa vẫy chào xa xôi. Trăm năm... hò hẹn cuộc chơi Một mai cầm vé đi về tuổi thơ.