Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - BÚT TÍCH THẦY CÔ GIÁO CŨ

12 Tháng Chín 20151:43 SA(Xem: 20918)
Diệp Hoàng Mai - BÚT TÍCH THẦY CÔ GIÁO CŨ

BÚT TÍCH THẦY CÔ GIÁO CŨ

 

Xem lại video tường thuật ngày hội Ngô Quyền họp mặt truyền thống 2015, tôi xúc động vô cùng khi Món Quà Tri Ân từ Việt Nam tôi gửi sang, đã được các anh Nguyễn Hữu Hạnh, Lữ Công Tâm và Mai Trọng Ngãi ưu ái giới thiệu với mọi người. Món quà là tất cả tấm lòng của những Trò Xưa, kính tặng Thầy Xưa trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa năm cũ…  

tri an_1

Điều băn khoăn nhất của nhóm bạn Bê Ba, trong quá trình tổ chức “Đêm tri ân Thầy Cô giáo cũ” là chọn quà kỷ niệm tặng thầy cô. Không đồng tình với ý kiến mua hiện vật làm sẵn, tôi bèn tìm đến anh Nguyễn Háo Thoại – nguyên hiệu phó trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai, một cựu học sinh và là cựu HĐS.NQBH – chỉ để ca bài “con cá sống … nhờ  nước”:

-  Anh Thoại giới thiệu cho em vài sinh viên khá giỏi của trường, em nhờ các em thiết kế quà tặng thầy cô giáo cũ. Em hy vọng sinh viên trường anh có nhiều ý tưởng hay, sản phẩm các em làm sẽ vừa ý anh em mình. Em “đặt hàng” ở xưởng trường của anh luôn nha…

tri an_2Còn một lý do nữa, nói ra thì “kỳ quá” nên tôi hỏng thèm nói … Làm hàng thủ công, mà vào tay sinh viên của anh Thoại là hết ý. Hàng đẹp là chắc chắn rồi, mà giá cả lại … mềm mại nữa. Hiểu ý cô em hết trơn, nên anh Thoại thông tin sớm để tôi không hụt hẫng:

-  Không xong rồi Mai ơi! Xưởng trường của anh đang tạm ngưng hoạt động, chờ kinh phí sữa chữa …

Thôi rồi, bao nhiêu hy vọng  của tôi đã “tiêu tan  như cà rem, như đường phèn…” mất rồi! Tôi đành tự khuyên mình:

-  Thôi, để mai tính vậy!...

Biết chuyện, nhỏ bạn Dung Phùng trêu tôi:

-  Của thì ít, mà mầy khoái hít hương thơm. Lấy tiền đâu ra, để “chạy” theo ý của mầy nè trời?

Hai đứa cùng cười, từ từ tính chứ biết sao bi giờ!..


Trả lời “không xong”, nhưng anh Thoại vẫn trăn trở tìm nguồn giúp cô em gái. Một buổi chiều đẹp trời, anh Nguyễn Háo Thoại điện cho tôi:

-  Anh có ý này,  nhưng Mai phải chịu cực, chạy thêm một vòng nữa …

 

Thì ra anh Thoại bảo tôi, phải chịu khó “chạy” xin chữ ký và bút tích thầy cô giáo cũ trường mình. Đồng ý thực hiện, tôi phải “chạy” thật nhanh, mới kịp thời gian để đơn vị sản xuất nhận … ký hợp đồng .

 

Anh Thoại giải thích: “Tranh sơn mài, là một sản phẩm mỹ nghệ truyền thống của Biên Hòa. Tranh có những đặc điểm rất riêng, cả trong phong cách làm tranh lẫn phong cách thể hiện trên tác phẩm. Lưu được bút tích thầy cô giáo cũ trường Ngô Quyền lên tranh, đó là điều rất đáng quí…”

 

Ý kiến của anh Thoại, đã giúp tôi giải quyết được khó khăn trong việc tìm kiếm một món quà ý nghĩa, làm quà tặng Thầy Xưa từ những Trò Xưa. Không còn chọn lựa nào hay hơn thế nữa, nên trống thời gian là tôi ráo riết chạy, bất kể sáng trưa chiều tối ...

 

Điều quan trọng nhất, là tôi muốn dành cho thầy cô niềm vui bất ngờ. Vì vậy tôi không hé lộ sớm, ý định làm tranh sơn mài của anh Nguyễn Háo Thoại. Giải thích lý do xin chữ ký với thầy cô, tôi “đổ thừa” hết cho bạn Nguyễn Mạnh Dũng:

-  Dạ em xin chữ ký thầy cô, để bạn Dũng của em trang trí Đêm Tri Ân …

tri an_4

Thực hiện sản phẩm, anh Thoại giới thiệu tôi gặp người bạn học cũ chung trường Vẽ Gia Định với anh trước đây. Anh Nguyễn Văn Phấn là người có nghề, có trách nhiệm với từng sản phẩm, cho dù tôi đặt số lượng không nhiều. Khi xuất phim mẫu thiết kế, anh Phấn email hỏi liền ý kiến của tôi. Nhưng tôi đâu dám “múa rìu”, trước mắt hai “sư huynh” Nguyễn Háo Thoại và Nguyễn Mạnh Dũng. Tôi bèn ngõ ý, và dồn đúng trách nhiệm mỹ thuật cho hai anh:

- Slogan của Đêm Tri Ân là " Trung học Ngô Quyền Biên Hòa - Nửa thế kỷ tri ân Thầy Cô Giáo Cũ"

- Nên bố trí các chữ ký cách ly chung quanh Huy hiệu và Câu nội dung chính ở giữa sẽ đỡ rối hơn (theo viền màu trắng đề nghị)

- Các chữ ký và tên Thầy Cô nên sắp xếp với khoảng cách đều hơn, tránh còn mảng trống quá lớn.

tri an_5

Anh Thoại và bạn Dũng còn cẩn thận từng chi tiết đường viền, huy hiệu của trường Ngô Quyền ngày đầu thành lập, và cuối cùng là bố cục tổng thể của bức tranh. Mấy anh em tôi đều chung mong muốn, màu sắc “Xưa” phải thấm đẫm trong đêm tri ân Thầy Cô giáo cũ trung học Ngô Quyền – Biên Hòa.

 

Sản phẩm hoàn tất, tôi và Dung thuê xe về tận Sài Gòn để nhận. Anh chị Phấn rất cẩn thận, lấy giấy báo bao bọc từng sản phẩm, dặn dò chúng tôi cố gắng vận chuyển nhẹ nhàng để sản phẩm không bị trầy xước.  

tri an_6

Khắc họa bút tích và chữ ký thầy cô giáo cũ lên tranh sơn mài, là một trong những ý tưởng mang ý nghĩa “tôn sư, trọng đạo” của học trò xưa. Tranh sơn mài có giá trị độc đáo, bởi tranh sử dụng chất liệu truyền thống và trang trí hoàn toàn thủ công. Điều đáng quí hơn nữa, là bút tích lưu trên tranh sơn mài, sẽ rất bền bĩ với thời gian… Bền bĩ tựa tấm lòng son của những Trò Xưa đối với Thầy Xưa, từ ngôi Trường Xưa yêu dấu “Trung học Ngô Quyền – thành phố Biên Hòa ”…

Diệp Hoàng Mai

Tháng 09/2015

 

22 Tháng Mười 2014(Xem: 78115)
...Thầy ít khi cười. Nhìn vào đôi mắt sáng rực của thầy, tôi mong manh cảm nhận được những ưu tư, những giấc mơ, những hoài bão mà thầy ấp ủ.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 19419)
Bàn tay nắm lấy bàn tay như truyền hơi ấm trong ngày gặp lại Thầy. Bao kỷ niệm trường xưa chợt hiện về với nỗi nhớ, nhìn lại Thầy và trò tóc đều bạc như nhau. Những ánh mắt ân cần nhìn nhau như có điều nhắn nhủ:
29 Tháng Năm 2014(Xem: 23389)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”
14 Tháng Năm 2014(Xem: 18929)
... nhưng vào thời điểm thầy xưa – trò xưa đã vào độ tuổi “ngã bóng hoàng hôn”, thì thầy hiệu trưởng mãi là hình tượng rất đỗi thân thương trong tâm hồn những cựu học sinh Ngô Quyền thời xa vắng …
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70856)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 19277)
Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 10138)
Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27802)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
15 Tháng Tư 2014(Xem: 20020)
Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76579)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 65160)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68787)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
04 Tháng Tư 2014(Xem: 76087)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 16928)
hy sinh và chịu đựng người phụ nữ Việt Nam, từ tâm tình của cô Trí tôi cũng tìm thấy hình bóng của cô ở trong đó, qua tình cảm của các con đã dành cho cô.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 7682)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.