Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - HẠNH PHÚC NHÂN ĐÔI

18 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 119377)
Diệp Hoàng Mai - HẠNH PHÚC NHÂN ĐÔI

HẠNH PHÚC NHÂN ĐÔI


thay_1-large

Thầy Phan Phát Tân, thầy Đoàn Viết Biên, cô Hoàng Thị Diệm Phương, cô Nguyễn Thị Kim Quy ( hàng ngồi)

Thầy Nguyễn Viết Long, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Nguyễn Kim Linh, thầy Nguyễn Minh Lý, thầy Diệp Cẩm Thu, thầy Trịnh Hồng Hải, thầy Nguyễn Ngọc Ẩn, thầy Nguyễn Văn Có, thầy Trần Thái Hùng, bạn Lê Văn Mãng, cô Phạm Kiêm Loan, bạn Phan Thanh Liêm ( sau cô Loan), bạn Nguyễn Văn Nhàn, thầy Nguyễn Thế Văn ( sau bạn Nhàn), bạn Trần Duy Thanh, cô Khương Thị Bàn, cô Đào Thị Nga, cô Đinh Thị Hòa

Sau Đêm Tri Ân tháng 11/2012, tôi ngỡ không còn dịp nào tổ chức cho thầy cô tôi thăm nhau lần nữa. Không gian lẫn thời gian Đêm Tri Ân đều hạn hẹp, nên thầy cô giáo cũ của chúng tôi chưa thỏa nỗi niềm tâm sự với nhau. Gần nửa thế kỷ rời xa bục giảng cũ đồng nghiệp xưa, có biết bao nhiêu điều thầy cô của chúng tôi thiết tha chia sẻ. Tương tự đám học trò nhỏ giờ quá cũ kỹ của mình, thầy cô của chúng tôi cũng hoài mong được ngồi lại bên nhau, nhắc nhớ nhau về một “ thời vang bóng”... Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.

thay_7-large-contentthay_8-large-content

Phùng Thị Ngọc Dung và cô Khương Thị Bàn, cô Đào thị Nga Thầy Nguyễn Thành Dũng, thầy Đinh Hữu Quyến

Nhân tiệc cưới của con trai, tôi kết hợp tổ chức buổi tiệc trà họp mặt “Thầy Xưa, Trò Xưa” xứ bưởi Biên Hòa. Đây là lần đầu tiên và có lẽ là lần duy nhất, tôi có cơ hội được mời đông người đến chia vui với gia đình bé nhỏ của tôi. Thầy cô giáo cũ của tôi sẽ cùng lúc được thăm nhau, và học trò cũ trường Ngô được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ.

Biết ý định tổ chức tiệc “hai trong một” của tôi, Phùng Thị Ngọc Dung thảng thốt:

-Trời ơi, cực lắm! Mi liệu sức, có làm nổi hay không?...

Anh Tất Nguyễn băn khoăn:

-Em đa đoan quá không Mai? Anh chỉ lo em vất vả, còn lại thì … anh ủng hộ em.

Anh Lê Phong Quan hiền lành:

-Cần phụ giúp gì, em cứ gọi anh nghen.

Bạn Phạm Ngọc Hải, Nguyễn Văn Tú, Trần Thị Phụng – Lớp Pháp Văn khóa 13 – hào hứng:

- Hay quá! Tụi mình sẽ đến sớm phụ với Hoàng Mai …”

Anh chị em cựu HĐS thì khỏi nói, tinh thần “sắp sẵn” lúc nào cũng ăm ắp, với kho tàng bài ca sinh hoạt tích lũy lâu đời, chắc chắc tiệc trà tiệc rượu gì cũng đậm sắc màu… Hướng Đạo. Có rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, chung quanh ý định tổ chức buổi tiệc “hai trong một”, nhưng hầu hết anh chị em và bè bạn đều sẵn lòng… trợ giúp. Thực ra tôi cũng đã tiên lượng trước, khối lượng công việc khổng lồ đủ khiến cho tôi… khổ lòng. Nhưng đằng nào tôi cũng… bị cực, thì thôi ráng chịu cực thêm chút nữa chẳng hề gì. Miễn sao thầy cô của tôi vui, anh chị em và bè bạn của tôi vui là được.

Sáng thứ bảy 25/05/2013 – giữ đúng lời hứa – anh chị em cựu HĐS, bạn bè cùng khóa 13 đến nhà hàng Cọ Dầu – khu du lịch Bửu Long – khá sớm. Ngoài 10 bàn tiệc trà dành cho thầy cô giáo và cựu học sinh NQ hàn huyên tâm sự, tôi đặt thêm 10 bàn tiệc nhậu – với 20 cái lẫu “ Liu Riu” cùng 10 lít rượu đế – làm “nguyên liệu” cho các anh khởi động. Với vai trò chủ nhà, tôi biết trước mình không có thời gian “chen chân” vào buổi họp mặt này. Vì vậy, tôi nhờ các anh chị và các bạn chăm sóc thầy cô chu đáo dùm tôi. Tôi chỉ “òn ỉ” anh Nguyễn Văn Tất và anh Đoàn Chấn Hưng điều quan trọng nhất: “Cố gắng ghi nhận đầy đủ khuôn mặt “Thầy Xưa, Trò Xưa” trong một tấm hình chụp chung dùm em ...”

Từ Sài Gòn các bạn Nguyễn Thị Bích Thủy, Phan Văn Chánh, Chung Vũ Hùng, anh Lê Phong Quan, anh Nguyễn Văn Tất lần lượt đưa cô Đinh Thị Hòa, cô Hoàng Thị Diệm Phương, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Nguyễn Thế Văn, thầy Đinh Hữu Quyến, thầy Đoàn Viết Biên, thầy Nguyễn Kim Linh, thầy Trần Đình Tri, thầy Trần Thái Hùng và thầy Trịnh Hồng Hải về đến khu du lịch Bửu Long lúc 10h30 sáng.

Thầy cô ở Biên Hòa cũng đến cùng giờ, rộn ràng hòa chung niềm vui hội ngộ với các đồng nghiệp cũ: Cô Đào Thị Nga, cô Khương Thị Bàn, cô Nguyễn Thị Kim Quy, cô Phạm Kiêm Loan, thầy Nguyễn Ngọc Ẩn, thầy Nguyễn Thành Dũng, thầy Nguyễn Viết Long, thầy Phan Phát Tân, thầy Diệp Cẩm Thu, thầy Trần Văn An, thầy Nguyễn Văn Có và phu nhân là cô Liên (cựu giáo sư môn Văn trường trung học Vinh Sang, Biên Hòa), thầy Nguyễn Minh Lý cùng phu nhân Huỳnh Thị Xuân Hoa (chs.NQ khóa 1) … Vinh dự bất ngờ cho gia đình bé nhỏ của tôi, là thầy Trần Văn Lộc - vị giáo sư đầu tiên của trường Ngô Quyền trong tấm hình chụp lớp đệ thất B1( khóa 1) - cũng đến dự họp mặt, và chung vui trong tiệc cưới của con tôi.

thay_4-large-contentthay_5-large-content

Thầy Trần văn Lộc và D. H. Mai Thầy Lộc, Thầy Tân, Thầy Có, Mai, Liên, Thầy Tri, Thầy Văn

Tôi từng để tâm đi tìm thầy Trần Văn Lộc trong quá trình tổ chức Đêm Tri Ân, nhưng thông tin về thầy tôi có ít oi quá! Trong khi thời gian tận dụng ngoài giờ làm việc của tôi, không đủ cho cuộc kiếm tìm. Hôm đến nhà anh Trầm Quốc Báu – cựu hđs và cũng là chs. NQ – gửi thiệp mời đám cưới, tôi bày tỏ ý định họp mặt: “Anh biết thầy Trần Văn Lộc ở đâu không?...” Thật bất ngờ, khi anh Báu chỉ căn nhà đối diện “Nhà thầy kìa!...” Ôi Trời, con đường Lương Văn Thượng này tôi qua lại có đến ngàn lần, ấy vậy mà thầy trò tôi không gặp được nhau. Tôi bất chợt thấm thía câu thơ của Bùi Minh Quốc:

Có khi nào trên đường đời tấp nập

Ta vô tình đi lướt qua nhau …

Đến với ngày vui của gia đình tôi còn có chú Trần Doãn Trị, thân phụ của chs.NQ Trần Minh Tâm, và là thầy giáo dạy tiếng Anh của con tôi; Chú Phạm Kim Lân, thân phụ của chs.NQ Phạm Kim Phi Hùng. Bằng vốn liếng tiếng Anh phong phú tích lũy trong thời gian tu nghiệp ở nước Mỹ, chú … thể dục trí tuệ bằng việc dạy kèm cho đám học trò nhỏ tại nhà; Anh Lâm Xuân Dương, thân phụ của chs. NQ Lâm Xuân Quang, nguyên hiệu trưởng trường tiểu học Không Quân Biên Hòa.

thay_6-large-contentthay_9-large-content

Thầy Trần Doãn Trị, anh Nguyễn Văn Khánh, anh Lê Phong Quan (hàng đứng), Nguyễn Mạnh Dũng và thầy Lâm Xuân Dương
thầy Phan Phát Tân, thầy Nguyễn Văn Có ( hàng ngồi)

Trước đó vài hôm, thầy Lê Hoàng Long điện cho tôi: “Chân thầy đau lắm Mai ạ! Thầy không thể đi được, Mai thông cảm cho thầy nhé! …” Ngoài đôi chân bị bệnh gout hành hà, đôi mắt già nua của tác giả “Gợi giấc mơ xưa” bây giờ mờ hẳn, thính lực của thầy càng lúc càng suy giảm … nên thầy đi lại rất khó khăn. Cô Phạm Kiều Tiên trở bệnh trước đó một ngày: “Cô tiếc lắm Mai ạ!...” Cơn mưa chiều thứ sáu đã cản trở cô Tiên về Biên Hòa họp mặt, dù cô luôn mong những dịp gặp gỡ lại học trò xưa đồng nghiệp cũ. Chứng giãn tĩnh mạch khiến chân cô đau nhức, đi lại khó khăn. Trái gió trở trời là cô Tiên bị cảm, kéo theo bệnh cao huyết áp hoành hành.

Thầy Ngô Văn Sơn nhận lời làm “chủ hôn” cho một đám cưới khác cùng ngày, cũng không đến được. Thầy bèn … ủy nhiệm cho con trai là chs.NQ Ngô Quang Minh đến thăm đồng nghiệp thay thầy. Chị Dương Thúy Phượng “tư vấn” cho tôi: “Em cứ tới mời cô Thủy, chị sẽ thuyết phục thêm rồi cùng đi với cô…”. Dù hai chị em đã bàn bạc, nhưng cô Võ Thu Thủy không thể rời người bạn đời phút giây nào, bởi lúc nào chú cũng cần cô Thủy cận kề chăm sóc. Thầy Võ Đăng Lành và thầy Nguyễn Tấn Hoan cũng không thu xếp được việc riêng, đã nhờ bạn tôi – người đón rước thầy – gửi quà mừng. Bạn Giang Ngàn hiểu ý bạn già, đã khéo léo và nhẹ nhàng từ chối.

Lần này, tôi không đón được thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo về Biên Hòa như mong ước. Trước đó cô Đàm Thị Tồn đã nhận lời mời, và cho tôi biết: “ Thầy cũng muốn dự họp mặt lắm đấy! Lần trước đi dự Đêm Tri Ân về, thầy vui suốt cả tuần ...” Chính vì vậy tôi đã háo hức nhờ Thầy Trịnh Hồng Hải, bạn Chung Vũ Hùng cùng đi với thầy hiệu trưởng. Cẩn thận hơn, tôi hợp đồng cả điều dưỡng viên theo chăm sóc thầy. Nhưng trước giờ xe khởi hành khoảng 30 phút, cuộc gọi của thầy khiến tôi… chới với: “Mai đó hả? Cô nhập viện rồi, thầy không đi được. Thầy cảm ơn Mai nhiều lắm, chúc cho hai cháu bền duyên giai ngẫu nhá!...” Thầy hiệu trưởng không về, cả thầy trò chúng tôi đều… mừng hụt! Vài hôm sau tôi ghé thăm, mới hay cô bị rối loạn tiêu hóa phải đưa đi cấp cứu...

Ngoài bạn bè cùng lớp cùng khóa, tôi mời các lớp đàn anh đàn chị đủ các khóa. Khóa 123 có các anh chị: Đoàn Văn Trọng, Huỳnh Văn Diệp, Trịnh Văn On, Nguyễn Khải Hoàng, Đỗ Thiện Tâm, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Ngọc Giao, Trịnh Đình Chưởng, chị Phượng – anh Xương, chị Cúc – anh Châu, chị Sang, chị Hồng, … Khóa tiếp theo có các anh chị: Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Háo Thoại, Nguyễn Thanh Tùng, Vũ Ngọc Giao, Bùi Thị Lợi, Đinh Xuân Hoan, Trần Ngọc Sơn, Đào Tấn Ngọc, Nguyễn Cao Trọng, Ngô Tấn Lộc, Nguyễn Ngọc Sa, Trần Ngọc Sơn, chị Túy Huệ - anh Minh Quan … Lớp đàn em có Huỳnh Phước Minh, Hà Duy Thiện, Đinh Ngọc Trúc, Trần Văn Tuấn, Huỳnh Vĩnh Khương, Trần Quốc Dũng v.v…

ban_1-large-contentban_2-large-content

Hình trái: Nguyễn Văn Tú, Trần Lệ Trinh, Đặng Thị Kim, Diệp Hoàng Mai, Phùng Ngọc Thảo, Huỳnh Tấn Đạt ( hàng thứ nhất) Phạm Quốc Bảo, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Ngọc Ánh, Đặng Ngọc Lang, Phan Thị Kim Hạnh, Phan Thanh Liêm ( sau Kim Hạnh), Lý Thị Ngọc Điệp, Bùi Thị Ngọc Sương, Lê Thu Thủy, Lê Văn Long, Võ Quế Hương, Huỳnh Hữu Minh.

Hình phải: Lý Thị Vân, Trần Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Hồng Ánh, Bùi Thị Ngọc Sương, Võ Thanh Liêm (hàng ngồi) Đặng Ngọc Hoa, Lê Thị Kim Hoa, Trương Thị Nghĩa, Phan Trần Tố Uyên, Trần Thị Phụng, Trần Kim Hóa.

Tôi chỉ dự họp mặt qua lời tường thuật “liên khúc” của bạn bè và các anh chị. Trong “sãnh hàn huyên” dành riêng cho buổi tiệc họp mặt, tiếng nói tiếng cười rộn rã của thầy và trò nối tiếp nhau, kéo dài không dứt… Nhưng trên hết, tôi cảm nhận hạnh phúc long lanh trong đôi mắt của thầy cô. Khuôn mặt của thầy cô như trẻ lại, khi cùng nhau ôn lại kỹ niệm trường xưa. Các anh chị và bạn bè của tôi cũng vậy, cứ hồn nhiên hệt trẻ thơ bên cạnh thầy cô. Nếu không có bông hồng cài trên ngực áo, khó có thể phân biệt thầy trò. Bởi những mái tóc xanh xưa của thầy và trò, bây giờ đã cùng một màu bạc trắng như nhau.

ban_7-large-contentban_8-large-content

Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Tất, Diệp Hoàng Mai, Nguyễn Thị Kim Xuyến. Huỳnh Thị Xuân Hoa,Đoàn Thị Cúc, chị Sang, chị Phượng

Anh Nguyễn Văn Tất – nguyên Tổng thư ký BĐH học sinh trung học Ngô Quyền niên học 1972 – 1973 – cầm micro mời gọi miệt mài, nhưng sãnh hàn huyên vẫn ồn ã tựa bản hợp tấu ve mùa hè. Khá vất vả, anh Tất mới qui tụ được thầy trò chụp chung tấm hình lưu niệm. Điều đáng tiếc, các anh chị không chụp hình lưu niệm cho từng khóa từng lớp. Tiếc ghê nơi!...

Cuối cùng thì tôi cũng tròn nguyện ước – một buổi hội ngộ nồng ấm tình nghĩa thầy trò – và hình ảnh “Thầy Xưa, Trò Xưa” của ngôi trường xưa yêu dấu. Cảm ơn tình thương yêu của thầy cô xưa, đã dành cho những học trò nhỏ của gần năm mươi năm trước. Nghĩa tình thầy trò bền bĩ qua nửa thế kỷ gian nan, là bài học sống động nhất, và là hành trang có ý nghĩa nhất cho hai đứa con tôi dấn bước vào đời…

Tháng 06/ 2013

Diệp Hoàng Mai

 

Phụ đính các hình ảnh Thầy Xưa, Trò Xưa (CLICK XEM SLIDE SHOW)



28 Tháng Ba 2014(Xem: 7692)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 64533)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39163)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64457)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 73175)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17792)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9486)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74553)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30160)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64583)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7827)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19415)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30356)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6247)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21725)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.