Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Vũ Ngọc Mai - Đến Với Hội Ái Hữu Ngô Quyền.

26 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 27967)
GS. Vũ Ngọc Mai - Đến Với Hội Ái Hữu Ngô Quyền.


Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu. Họ đã đến với chúng ta bằng tất cả tấm lòng, tham gia mọi sinh hoạt, và nhất là chung lòng góp sức xây dựng Hội. Chúng tôi đặc biệt giới thiệu bài viết của thân hữu: Cô Vũ Ngọc Mai

co_vu_ngoc_mai-large-content


Như đã dự tính, vào mùa Hè năm 2001, cô Hà Bích Loan, giáo sư Ngô Quyền, đến chơi California và ngụ tại nhà tôi trong suốt thời gian ở Hoa Kỳ. Trong thời gian đầu, tôi được đóng vai tài xế, chở Loan đi đây đi đó, và "tháp tùng" cô đi dự buổi họp mặt đầu tiên của trường Trung Học Ngô Quyền. Nơi đây tôi đã gặp cô Nguyễn Thị Hiền và Ma Thị Ngọc Huệ, Giáo viên Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, nơi tôi đã và đang làm Hiệu trưởng. Ngọc Huệ lại là học trò cưng của cô Loan, nên tôi cũng cảm thấy như thân thiết với em hơn từ lúc đó.
Sau phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi bắt đầu quan sát những hoạt cảnh chung quanh mình. Thầy trò Ngô Quyền đang ríu rít tay bắt mặt mừng, dường như đã lâu lắm họ mới có dịp gặp nhau đông vui đến thế. Những chiếc máy hình được thi nhau bấm lia lịa, rồi các cựu học sinh trao đổi địa chỉ và số điện thoại, rồi họ cười đùa như những thư sinh thuở còn cắp sách đến trường. Những nụ cười rạng rỡ ấy đã nói lên niềm vui và hạnh phúc của tình bạn, và của những người "tha hương ngộ cố tri." Thật vậy, có những người bạn dù học cùng trường hoặc chung lớp nhưng lúc trước không thân nhau, bây giờ gặp lại nơi đây, họ bỗng trở thành thân thiết. Riêng những mối thâm giao ngày cũ, phải nói rằng đó là những bằng hữu đã chiếm một địa vị thật quan trọng và bất khả thay thế trong lòng chúng ta. Thế nhưng tình tri âm như Bá Nha và Tử Kỳ, tình tri kỷ như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha, tuy rất hiếm quý song nếu có duyên may thì chúng ta vẫn có thể gặp gỡ, cho dù muộn màng. Do đó tình bạn đã thăng hoa và phong phú hóa cuộc sống, khiến cho nó mang thêm nhiều ý nghĩa. Hãy thử tưởng tượng nếu không có bạn, chúng ta sẽ thấy đời mình nghèo nàn và tẻ nhạt đến đâu!Tình thầy trò còn được coi trọng hơn nữa.

Sau phần khai mạc, một đại diện cựu học sinh Ngô Quyền đã không nén được xúc động khi nhắc lại công ơn của Thầy Cô. Những đóa hoa tươi thắm đượm tình thầy trò được trao tặng cho những bậc thầy cũ nay mái tóc đã đổi màu và bước đi đã chậm chạp. Các em đã làm sống lại tình thầy trò thuở trước nơi quê nhà. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người xưa đã xếp thầy vào hàng thứ nhì, sau vua và trên cha mẹ theo thứ tự quân-sư-phụ. Trong kho tàng văn chương cổ, ta thấy nhiều câu ngụ ý vinh danh nhà giáo như: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư," nghĩa là dù dạy một chữ cũng là thầy, mà nửa chữ cũng là thầy, hay: "Không thầy đố mày làm nên," và: "Kính thầy mới được làm thầy," hoặc "Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thời yêu lấy thầy."
Sử sách còn ghi lại gương mô phạm của ông Chu Văn An: Ông mở trường dạy học, có rất đông học trò sau này nên danh phận song khi đến thăm thầy vẫn phải một lòng thủ lễ. Bên Pháp cũng có ông Carnot, khi trở thành Đại tướng, trở về trường cũ thăm thầy với tất cả sự thân thương và ân cần.
Bây giờ chúng ta đang sống trong một xã hội mới đầy máy móc và tính toán, tuy địa vị người thầy không còn được như xưa, song chúng ta vẫn trân quý thứ tình thầy trò thắm thiết và hiếm hoi của thời gian cũ. Các Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh đã được thành lập và đang làm công việc ấy.

Về phần tôi, trong buổi hội ngộ đầu tiên, tôi cũng đã được tặng những cánh hoa tươi thắm, và tôi bỗng cảm thấy như thể đã vừa gia nhập vào hàng ngũ giáo sư Ngô Quyền, dù vẫn biết rằng mình không thể nào được "thâm niên" như các bạn đồng khóa của tôi, Thầy Nguyễn Thế Văn và Cô Hà Bích Loan.
Cái duyên của tôi với Ngô Quyền khởi đi từ đó. Và cứ như thế, tôi đã chưa vắng mặt trong một buổi họp mặt nào của Hội Ái Hữu Ngô Quyền. Tôi đã đến để chung vui với các giáo sư và cựu học sinh, để cùng Hội đóng góp công sức trong khả năng và thì giờ của mình. Niềm vui được sống lại cái bối cảnh của một ngành nghề mà tôi đã trải qua trên mấy thập niên chắc hẳn phải to lớn lắm...

Như một lời chúc cho sự lớn mạnh của Hội Tân lập Ngô Quyền, tôi muốn bàn đến một số phương cách giúp Hội phát triển và trường tồn. Bất cứ Hội nào cũng sống một phần nhờ niên liễm của hội viên. Trong giai đoạn đầu, cần có kế hoạch phát triển hội viên bằng mọi phương tiện: thư tín, điện thư, điện thoại, bản tin, truyền thanh và truyền hình. Danh sách hội viên cần được cập nhật hóa với đầy đủ số điện thoại, địa chỉ và email. Mặc dù hội viên có thể không quen biết nhau vì học khác lớp và khác năm, song nhờ Bản tin mà họ có thêm một số dữ kiện để cảm thấy gần gụi nhau hơn. Khi một người bạn cũ nhắc đến những chi tiết nào bạn thấy có thể dùng cho bản tin thì hãy nắm ngay lấy cơ hội bằng cách ghi xuống càng nhiều chi tiết càng tốt. Nhờ vậy, bạn có thể viết thành một truyện ngắn có sức hấp dẫn người đọc. Như thế, nếu hàng năm chúng ta không ra được một Đặc San cho hội thì it nhất chúng ta cũng có 3 hoặc 4 Bản Tin để hội viên có thể tìm đến với nhau qua bài viết.

Thêm vào đó, hàng năm thủ quỹ cần gửi thư kèm theo phiếu niên liễm để nhắc nhở hội viên tiếp tay vun xới cho hội của mình. Chúng ta cũng kèm theo kết toán chi thu của năm vừa qua để giúp cho hội viên thấy rõ những sinh hoạt hữu ích của nhóm mình.
Hội viên cũng cần được thông báo đầy đủ về những dự kiến hoạt động trong tương lai, chẳng hạn, phát một số học bổng cho học sinh xuất sắc, giúp đỡ thầy cô và bạn bè nơi quê nhà, tổ chức các cuộc thi để khuyến khích giới trẻ hải ngoại trở về nguồn v.v... Mục đích càng thiết thực thì sự ủng hộ tài chánh càng dồi dào, và tiếng vang của hội càng lan rộng. Một cách tự nhiên, chúng ta đã đi từ vấn đề tình đồng môn đến các hoạt động có tính cách giáo dục và văn hóa cho con em hội viên.

Nếu có thì giờ chăm sóc, hội có thể thành lập một web site, khởi đầu bằng một trang nhà trên mạng lưới internet, sau đó sẽ từng bước thêm bài vở và tin tức. Với phương tiện này, chúng ta có thể liên lạc với bạn cũ ở khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng.
Ngoài ra để có một ngân quỹ dồi dào cho hội, hàng năm chúng ta có thể tổ chức gây quỹ một đôi lần qua các buổi Dạ Vũ hoặc Dạ Tiệc. Đây cũng là dịp đại hội để bạn cũ tụ họp về, vừa vui chơi, chuyện trò thoải mái, vừa tiếp tay với hội trong các dự án tương lai.

Bài viết này được coi như một món quà ra mắt, một lời cám ơn gửi đến Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Ngô Quyền. Hội đã tạo cho tôi thêm một dịp gặp gỡ giới học sinh mà tình bạn rất khắng khít, và tình thầy trò vẫn còn mang những nét đẹp Đông phương nửa như cổ kính, nửa như tân thời. Nhờ vậy, mặc dù dạy học vốn bị coi là một nghề bạc bẽo, song đối với một số người và với riêng tôi, nó cũng đồng thời mang nhiều kỷ niệm thật dễ thương và đáng nhớ...

Thân tặng cựu học sinh Ngô Quyền.

GS Vũ Ngọc-Mai

(Trích Đặc San Ngô Quyền 2003)

21 Tháng Ba 2014(Xem: 64627)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39227)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64517)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 73354)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 18007)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9517)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74691)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30255)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64654)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7881)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19552)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30566)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6274)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21899)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38513)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.