Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NGUYỄN HỮU HẠNH - TẢN MẠN NGÔ QUYỀN

03 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 38390)
NGUYỄN HỮU HẠNH - TẢN MẠN NGÔ QUYỀN



TẢN MẠN NGÔ QUYỀN


 Đón mừng năm mới 2014, nhưng trong lòng cũng thấy hụt hẫng khi biết rằng từ nay đã mất đi một người trẻ từng dấn thân với lời ca tiếng hát cho lý tưởng của mình và cũng mất đi một ca nữ ca sĩ kỳ cựu của đất Thần Kinh thương nhớ. Từ những giây phút bồi hồi để trở về với trường xưa qua hình và bóng của Thầy Cô và bằng hữu… một chút tản mạn Ngô Quyền.

 Một tấm ảnh cũ hình chụp cũng cách đây hơn 10 năm, của những ngày đầu hội ái hữu Ngô Quyển được thành lập, tôi nhận ra có cô Nhã Ý, cô Hà Bích Loan và thầy Nguyễn Phong Cảnh. Hình như tôi vẫn còn nghe đâu đây tiếng cười giòn của cô Hà Bich Loan, giọng nói hiền hòa chân chất của thầy Nguyễn Phong Cảnh. Kẻ ở người đi chắc hẳn cũng tiếp nối, khi nhìn những mái tóc nay không còn gội nhuần màu sương đã ngả bạc dần theo năm tháng. Nếu những người nghệ sĩ nổi danh vẫn được đông đảo khán thính giả hâm mộ luôn nhắc nhớ khi họ nằm xuống, thì hình ảnh và tiếng nói của cô Hà Bích Loan vẫn gần gủi với tôi. Những lời giảng của cô Hà Bích Loan qua văn thơ trong lớp, với thầy (anh thì đúng hơn) Nguyễn Phong Cảnh là những cảm nhận cuộc đời vô thường, khi anh cùng tôi bách bộ trong nghĩa trang trong ngày tiễn đưa thầy Giám học Phạm Khắc Thành.

 Cô Hà Bích Loan và thầy Nguyễn Phong Cảnh chắc chắn đã “Thân tâm an Lạc” vì cô thầy ra đi với một đời sống mẫu mực, đã để lại cho đồng nghiệp và học trò sự thương mến và quý trọng… tôi tin rằng mọi người cùng cảm nhận như tôi.

coloan

 Tôi nhớ đến thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo, qua bức ảnh Thầy Phan Thanh Hoài gửi tặng trong lần về thăm gần 4 năm. Tôi đã học Thầy Bảo trong những năm Đệ Nhất cấp, đã sớm nhận ra có sự khác biệt giữa người thầy trên bục giảng và thầy Hiệu Trưởng người cầm cân nẩy mực cho trường. Càng hiểu tấm lòng của thầy Bảo hơn, khi tuổi của thầy gần đến hoàng hôn

 “Đối với đất Biên Hòa, suốt nửa đời tuổi trẻ của tôi đã sống, tôi không bao giờ quên được với thật nhiều kỷ niệm vui và tình cảm nồng nàn với tỉnh Biên Hòa . Tôi không bao giờ quên các em học sinh Ngô Quyền đã dành cho tôi những kỷ niệm tốt đẹp nhất. Ban giám hiệu khi tôi làm Hiệu trưởng tháng 10/61 có ông Phan Thanh Hoài làm Giám học, ông là một người bạn rất đôn hậu và đã dạy Ngô Quyền từ năm 1967, một đồng nghiệp cũ đã giúp đỡ tôi rất nhiều”

 Thầy hiệu trưởng của chúng ta đây, nếu vóc dáng thầy Bảo, thầy Hoài còn giữ được như hình ảnh nầy cũng là niềm vui, thời gian đã 4 năm rồi không còn gì tồn tại, chắc chỉ còn lại là tình cảm của đồng nghiệp và những người học trò luôn để lòng kính mến. Xin được lời cám ơn quý Thầy Cô, quý anh chị em bạn đồng môn đã mang đến cho thầy Phạm Đức Bảo một vài niềm vui cuối đời…

thaybao

 Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc. Năm nay cũng là năm thứ 20 ngày cô Còn, người bạn đời của thầy được rút ống trợ sinh, chấm dứt nỗi đau trần thế dành cho một kiếp người.

newyear2-large-contentnewyear1-large-content

 Thầy Mai Kiến Phúc rất vui mừng khi có sự hiện diện của chúng tôi, một người bạn đồng nghiệp và người học trò dưới mái trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong khi Thầy Hưng ở lại Hoa kỳ xây dựng một đời tỵ nạn, Thầy Phúc vẫn còn tiếp tục giảng dạy lại trường Ngô Quyền, thầy Hưng được nhận tình cảm của người khác xứ, thầy Phúc với cương vị của mình, bằng mọi cách giữ lại các đồng nghiệp Đ.H.T và H.T.N ở lại trường. Thầy Phúc và Thầy Hưng nay đã nghỉ hưu, mỗi người đều có cách sống riêng để an hưởng tuổi già của mình. Đêm nay Thầy trò cùng nâng ly tận hưởng men say, thầy Phúc không quên nhắc đến những học trò nghịch ngợm đặc biệt là anh Võ Hải Vương. Bằng sự thân tình, thầy Phúc gọi tôi là chú Hạnh và xưng anh, tôi cảm thấy gần gủi như trong một gia đình. Ánh mắt của Thầy Phúc như hướng về một nơi nào đó, riêng tôi chợt xúc động như nhớ đến những đàn anh tình nghĩa lăn lộn trong chốn giang hồ, qua các trại tù và cũng nhớ đến vị Tiểu đoàn Trưởng chí tình của tôi đang ở một nơi xa. Đêm nay thầy Phúc được dịp nói lên tâm sự, của người Thầy, người bạn, người anh, đã qua nhiều chặng đường với những cái nhìn và suy nghĩ rất thật.

newyear3-large-contentnewyear5-large-content

newyear6-large-contentnewyear10-large-content

 Một đêm mừng năm mới thật vui và chúng tôi rời nhà thầy Phúc lúc 1 giờ sáng. Trên đường về cũng nhờ anh Lữ Công Tâm quen những chuyến bay đêm, lại có được thầy Phạm Gia Hưng ân cần và nhắc nhở. Những ánh đèn mờ nhạt sau màn sương, tôi vẫn nhận được bóng tối và ánh sáng. Nhớ những thầy cô đã mất, thầy cô còn lại cũng như biết bao bạn bè hằng hoài mong, hòa với tâm tình của thầy Hưng như lời kết tản mạn Ngô Quyền…

Các em như sóng tràn bờ

Cuốn đi ghen ghét, hững hờ, nhỏ nhen

Thầy, Cô, bạn hữu thân quen

Cám ơn “ Ban Vác Ghét Ghen” chân tình (TH)

newyear7-large-content


Nguyễn Hữu Hạnh


28 Tháng Ba 2014(Xem: 7680)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 64506)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39139)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64428)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 73046)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17773)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9481)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74420)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30134)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64567)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7817)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19395)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30242)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6234)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21693)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.