Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Phố - NHƯ MỘT LỜI CÁM ƠN

24 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 8231)
GS. Nguyễn Văn Phố - NHƯ MỘT LỜI CÁM ƠN


Như một lời cảm ơn

 

thay_pho_-2011-content

GS Nguyễn Văn Phố

 

Nhận Sự vụ lệnh dạy giờ, tôi đến trường Trung học Ngô Quyền cùng ngày với thầy Hà Tường Cát và thầy Kiều Vĩnh Phúc.

Thầy Phan Thanh Hoài xếp tôi dạy thế cô Bạch Thị Bê nghỉ hộ sản ở Đệ Thất môn Việt văn.

Đầu năm 1963, thầy Hoài cho dạy hai môn Toán và Lý Hoá vài lớp Đệ Nhất Cấp. Nhưng lớp Đệ Lục 3, để lại cho tôi một ấn tượng khó quên, các em ngoan, học giỏi. Ngoan nhé, tôi vẫn có thói quen đọc bài về nhà làm lúc đã có chuông ra chơi, các em vẫn tiếp tục viết không ồn ào. Sau này, tốt nghiệp tú tài có nhiều em đậu Ưu, đúng là giỏi không?

Thấm thoát đã gần 50 năm, ngày nào còn đón xe đò Liên Hiệp, Nam Thành đến trường, tuổi còn sinh viên nhiều mộng ước, giờ đã ngoài 70, ngồi ghi lại những hồi ức với lớp Đệ Lục 3.

Tôi vẫn nhớ, Tô Anh Tuấn, cao nhồng nhồng, ốm nhách, tóc cắt ngắn, bạn bè thường gọi Tuấn ròm, ngồi ngay đầu bàn đầu, hay có ý kiến; Diệp Cẩm Thu, người nhỏ nhắn, đằm thắm, ngồi ngay bên cạnh, không biết có nghịch ngầm không. Trần Minh Tâm, lí lắc, người thấp nhưng chắc chắn. Chu Mai ngâm đen khoẻ mạnh. Nguyễn Ngọc Xuân ngồi hàng giữa phía phải từ trên nhìn xuống, đúng là Trưởng lớp. Mỗi người mỗi vẻ.

Bây giờ gặp lại, các em đã lên ông, lên bà, có địa vị trong xã hội, nhưng phần lớn vẫn nhớ đến thầy cô, trường xưa, bạn cũ.

Tôi có duyên với Đệ Lục 3. Trước năm 1975, gặp Chu Mai, dạo ấy em đã là ký giả, em huyên thuyên kể về các bạn. Nào là Tô Anh Tuấn, Nguyễn Liễu học Bưu Điện, Diệp Cẩm Thu Đại học Sư phạm, Nguyễn Ngọc Xuân Quốc Gia Hành Chánh, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nhớ ngần ấy.

Sau năm 1975, gặp lại Thu, Xuân trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Các em vẫn đến với tôi, vẫn thầy thầy trò trò thân mật như xưa.

Cũng ở Tây Ninh, tôi gặp lại Đinh Công Hoàng, tuyển thủ quốc gia của đội tuyển Thanh niên Việt Nam trước năm 1975, lúc đó em là thủ quân của đội “Công nghiệp Thực phẩm”. Thầy Lê Quý Thể và tôi hướng dẫn các em về thể dục và thể thao. Hoàng mời tôi và các cháu xem trận “Công nghiệp Thực phẩm” đấu với “Đội tuyển Tây Ninh.” Hoàng là em Đinh Công Minh học cùng lớp với Diệp Cẩm Thu (Đinh Công Minh là Sĩ quan Thiết giáp mất trước 1975).

Định cư ở Mỹ, tôi và Tuấn, thầy trò cùng học ESL cùng trường, cùng lớp nhưng phải một thời gian mới nhận ra nhau. Vì bây giờ Tuấn mập mạp ra, khôi ngô ra, rất đẹp trai, khác hẳn với Tuấn ròm. Tuấn cho đọc bài viết cháu Khoa, con trai Tuấn, ghi lại những buổi hành thiền với Thầy Thích Quảng Độ, bài viết chừng mực rất hay dù lúc đó cháu còn là sinh viên. Tôi và Tuấn không thể nào viết được như thế. Đúng là “hậu sinh khả úy”. Không biết hậu duệ Ngô Quyền có tham gia Đặc san Ngô Quyền không? Nếu không thì tiếc lắm.

Từ San Diego, Chu Mai và bà xã mời tôi và Tô Anh Tuấn đi “Phở Tàu Bay”, ăn xong còn có quà nhân chuyến đi xa về. Chu Mai đẹp trai hẳn ra, vẫn ồn ào vui vẻ, quảng giao, đi đâu cũng có bạn bè, không ngần ngại giới thiệu tôi với mọi người. Thầy trò vẫn liên lạc với nhau qua Email.

Với Diệp Cẩm Thu, tôi có duyên hội ngộ, gặp nhau qua vĩa hè Tây Ninh, qua bài viết "Tập hợp giao" của Nguyễn Trần Diệu Hương trên tuyển tập NQ 2006.

Nhân chuyến qua Mỹ tham quan và dự Hội Ngộ Cựu Học Sinh Ngô Quyền nam 2008, Thu tặng tôi bức tranh sơn mài nhỏ “Ông Đồ”, tôi vẫn treo một nơi trang trọng. Theo Diệu Hương cho biết, Thu phải mấy ngày mới tìm được bức tranh ưng ý, diễm phúc cho tôi, cảm ơn Thu.

Bức tranh, gợi sự liên tưởng lúc còn ở quê nhà, các bạn tôi thường gọi tôi là ông “Giáo già” với bản chất tinh nghịch của tuổi học trò.

Năm 2009, về Việt Nam bốc mộ cho Mẹ tôi, cố dấu mọi người. Nhưng qua Diệu Hương, cô học trò “lắm chuyện”, Thu biết được, mời tôi lên Biên Hòa, để các bạn cùng lớp hàn huyên. Để đỡ bận rộn các em, tôi tự động lên. Nguyễn Thanh Tùng đón tôi. Trong buổi hội ngộ của chúng tôi có sự tham dự của thầy Hoan dạy môn Anh văn, các em Nguyễn Thanh Tùng, Diệp Cẩm Thu, Phạm văn Bảnh, Nghiêm Thái Bình, em Đức và còn nữa, tôi quên mất tên, xin lỗi các em.

Các em mời tôi món đặc sản Biên Hòa nhưng không được đúng lắm vì tại nhà hàng có máy lạnh, đáng lẽ phải ở bờ sông. Từ Mỹ về định trốn, nên chẳng có quà gì cho các em, chỉ có “tấm lòng”, mà tấm lòng trừu tượng quá, lại mang nợ.

Mới đây, Bảnh lại ra đi, tôi có nhờ Tùng chuyển lời phân ưu đến với gia đình Bảnh. Cuộc đời quả là vô thường, chúng ta chỉ còn tấm lòng đối với nhau.

Nguyễn Ngọc Xuân, từ Đà Nẵng không về tham dự được đã Email, điện thoại thăm hỏi thật cảm động. Một E mail của Nguyễn Ngọc Xuân gởi cho tôi, Nguyễn Trần Diệu Hương có mục "Một Góc Thầy Trò" trên web site của chs Ngô Quyền.

Với vợ chồng Thanh- Bê từ Philadelphia cũng có quà cho Thầy Hoài, thầy Phúc và tôi. Và ngay cả Hội Ngộ Ngô Quyền cũng có quà cho chúng tôi, xin cảm ơn người giao quà, cô Huệ, vợ Thầy Cảnh. Xin chân thành cảm ơn hai em.

Đối với Hội Cựu Học sinh Ngô Quyền có thể nói Thầy Hoài, Cô Trí, Thầy Võ, Thầy Phúc và tôi là những hội viên danh dự, thường trực. Ban chấp hành Hội, những em Nguyễn Hữu Hạnh, Ngọc Dung và còn nhiều nữa, quanh năm bận rộn với Ngô Quyền. Hạnh hay đùa chê xe tôi cũ, nhưng chiếc xe cũ đó đã hơn một lần đưa đón Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo, Thầy Hiệu Trưởng Phạm Khắc Thành, Thầy Nguyễn Minh Mẫn, Thầy Phan Thanh Hoài, Thầy Trương Hữu Chí, thầy Phạm Gia Hưng.

Nhân đây, cũng xin được bộc bạch với các bạn không học tôi, mà tuổi đời lại cao, rất ái ngại khi xưng hô. Các bạn chào Thầy, tôi phải chào ông, không phải khách sáo mà giữ “lễ” với nhau, mong các bạn hiểu cho.

Ngày xưa, Thầy Hoài thường xếp cho tôi dạy các lớp nam sinh, chắc Thầy sợ tôi không đủ “nghiêm” với các em. Nhưng nói theo Diệu Hương lại là phải “làm nghiêm” mới đúng. Mãi sau này, tôi mới được dạy các lớp nữ sinh của các em Cao thị Chung, Nguyễn thị Mỹ, Nguyễn thị Bê, Lê thị Bạch Tuyết, không biết lúc đó tôi có “làm nghiêm” không.?

Cảm động và hạnh phúc nữa, không biết từ đâu các em biết được tôi vừa gắn máy trợ tim. Các em cựu học sinh Ngô Quyền đến thăm, có sữa Ensure, có hoa, nhà không đủ chỗ ngồi nhưng vẫn nồng nàn, ấm cúng. Tôi thấy như trẻ lại.

Như một lời cảm ơn nhân 55 năm ngày thành lập trường, ghi vội những kỷ niệm với các em rất riêng tư nhưng cũng rất chung, với quan niệm lễ giáo Việt Nam “Tôn Sư Trọng Đạo”, với ý niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, các em còn nhớ đến chúng tôi là quý rồi.

Ước mong với “tấm lòng” mến thầy, thương bạn cùng nhau ôn lại những kỷ niệm trường xưa để hội Cưụ Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa trường tồn mãi nơi hải ngoại.

Với quan niệm cổ truyền “Quân Sư Phụ”, với truyền thống “Tôn Sư Học Đạo”, chắc chắn văn hoá Việt Nam ở Hải Ngoại sẽ trường tồn mãi mãi.

 

 GS Nguyễn Văn Phố

  26/3/2011

 

 

07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 48308)
Mưa trường xưa, mưa hẹn hò, mưa áo trắng… Vương vấn bước chân, ướt át mộng ban đầu. Bên sông Đồng Nai, hoa sầu đông biếng nở, Nơi góc sân trường, bóng nắng chợt ngã nghiêng …
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 75274)
Để hôm nay ngồi đọc lại những giòng thư T. đã viết ngày xưa, cho em thầm mơ có một ngày thấy T. ôm đàn hát giữa bạn bè những Bài Không Tên… nồng nàn, thiết tha như những ngày vui năm cũ.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10394)
Tôi muốn nói với Thầy Cô cũ Lời cám ơn bao lớp Ngô Quyền Niềm tự hào thiên chức thiêng liêng Tình cảm cũ lưng tròng ngấn lệ (*)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9234)
Thế là được tin nhau. Cô đang rất bình yên và hạnh phúc. Đó là điều anh mong ước vô cùng. Anh mỉm cười sung sướng vì anh vừa tìm lại được một chút vấn vương của màu ”Nắng Hạ” ngày xưa.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9858)
Mỗi lần nghe tiếng ve râm ran, nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. Vội vàng gọi hai tiếng "Hạ Ơi!".
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9755)
Vai trò của biên tập là không thể thiếu ở bất cứ tòa soạn báo nào. Thế mà, như đã nói từ đầu, họ chỉ là những con người thầm lặng và vô danh.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8755)
Hãy cất giữ ấm nồng_tình mẫu tử trong con. Đẹp tựa hình con thương, Giữa mặn nồng tim mẹ Mẹ thương con nhiều lắm hỡi con yêu!
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27579)
Chúng ta hãy hãnh diện và may mắn có được những người bạn đồng hành, hơn cả người bạn đời, mà là “bạn đời đời”, những người “bạn bình phương” nầy sẽ cùng theo ta trong suốt cuộc đời
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27271)
Nhưng dù sao, tôi vẫn tìm được chút hạnh phúc, hãnh diện khi thấy tên Trường Trung Học Ngô Quyền vẫn kiêu hãnh giữa trời… gió bụi, nhất là mình cũng là một Trung Học Sĩ ở ngôi trường thân yêu nầy.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25764)
những áo trắng học trò ngày xưa giờ kẻ ở phương Đông người ở phương Đoài, dù chưa thể gặp lại nhau nhưng tình cảm giữa những ai đã từng gắn bó với Trường xưa, Lớp cũ bao giờ cũng như thế vẫn chẳng đổi thay …
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28686)
Mưa thưa ơi xin ngừng rơi đi nhé! Để tâm hồn lắng đọng giữa đêm khuya Anh và tôi xa rồi thời áo trắng Kỷ niệm đầu xin giữ mãi trong tim
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25941)
Bạn cũ giờ đây khắp muôn phương Theo dấu thời gian tóc điểm sương Ước gì gặp lại ôn chuyện cũ Chia sẻ tâm tình còn vấn vương...
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23068)
Năm học Niên khóa 1965-1966, tôi và một số học sinh thuộc trường Trung học quận Long Thành được tuyển lên trường Trung Học Ngô Quyền, trường công lập duy nhất của tỉnh Biên Hòa để tiếp tục theo học bậc Trung Học Đệ Nhị cấp.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24419)
Không thể ngờ trong thành phố mà lại có khoảng không gian khoáng đãng và bát ngát xanh đến nao lòng thế này. Tôi đi trên đường đê lộng gió.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25000)
Gần 4 thập niên trôi qua, những kỷ niệm của thời cắp sách đến trường, của lớp 12A1 vẫn còn hiện hữu trong tôi. Thế nhưng có những người thân yêu của tôi giờ không còn nữa như giáo sư Toàn