Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Một Góc Thầy Trò 1- Nguyễn Ngọc Xuân.

30 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 37177)
Một Góc Thầy Trò 1- Nguyễn Ngọc Xuân.


Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “Một góc Thầy Trò” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.

 

Bao nhiêu năm trôi qua, vật đổi sao dời, nhiều thứ đã thay đổi, nhưng tấm lòng của anh Nguyễn Ngọc Xuân với Thầy giáo cũ vẫn còn nguyên vẹn như xưa, thời anh còn ngồi ở lớp đệ tứ (lớp chín) Trung học Ngô Quyền.

Ước mong trong tương lai, “Một góc Thầy Trò” sẽ nhận được nhiều đóng góp qúy báu của tất cả các CHS NQ ở khắp nơi trên thế giới, để củng cố niềm tin “nhất tự vi sư bán tự vi sư” và “trọng Thầy mới được làm Thầy”

E mail liên lạc : banbaochinq@yahoo.com ; Ntdhnt@aol.com ; tdung18@yahoo.com.

Kính mời quý Thầy Cô, mời anh, mời chị, mời bạn đọc lời tâm tình từ trái tim của một CHS NQ gởi cho Thầy giáo cũ gần nửa thế kỷ qua.


thay_pho2-content
 

  Thầy Nguyễn Văn Phố



Kính thưa Thày,

Thắm thoát mà đã hơn ba mươi năm qua, em chưa được gặp lại Thày. Cuộc đời qua nhanh như giấc mộng. Và đối với em, đó lại chẳng phải là một giấc mộng bình thường,Thày ạ! Khi giấc mộng tan, thì thấy cuộc đời mình không còn trẻ nữa! Và mọi giá trị hình như đã bị xóa nhòa, thay đổi. Nhưng mặc dầu vậy, mặc dầu cách xa, em luôn luôn nhớ, nghĩ đến Thày,và lúc nào cũng cầu mong Thày được vạn sự lành, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Những tháng năm ở bên Thày dưới mái trường Ngô Quyền, được Thày thương yêu chăm sóc dạy dỗ, đối với em mãi mãi là những tháng ngày đẹp đẽ, những kỷ niệm giá trị vô cùng và vĩnh cữu...

Về phần em, em không còn ở Sài Gòn nữa, và đã đến cư ngụ ở thành phố Đà Nẵng kể từ tháng 06/2006 đến nay. Cuộc sống ở thành phố biển Miền Trung Việt Nam, bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn do mưa bão, lũ lụt triền miên, nhưng dần dần em cũng đã thích nghi với biển xanh, với núi xanh, với thành phố nhỏ bên bờ sông Hàn yên tĩnh, sạch sẽ và đang được từng bước dựng xây...

Thày ơi, ngày xưa, Thày đã dạy em, làm người phải có lý tưởng và sự nghiệp để đời. Chắc là em đã không hoàn thành lý tưởng và sự nghiệp ấy rồi, xin Thày tha lỗi cho em, vì lý tưởng đời em đã có nhiều , mà sự nghiệp khi em tóc đã bạc đầu không có gì đáng kể!

Giờ đây, em như con chim giang hồ tạm bằng lòng khép lại đôi cánh tha phương nơi chân trời xa lạ... Những mong Thày đừng trách, xin Thày đừng trách tiếng thổn thức của con tim người học trò mang nhiều hoài bão, nhưng không làm được gì nhiều cho cuộc sống...

Quỹ thời gian cuộc đời của Thày, của em, chẳng còn nhiều. Mỗi một ngày qua, là một lời tạm biệt đầy nhung nhớ tình Thày, tình trò.

 

Thày ơi, Em mãi mãi kính yêu Thày như ngày xưa đã từng, như những tháng ngày qua đã từng...

 

Em mong làm sao Ơn Trên giúp cho em cơ hội được gp lại Thày lần nữa...

 

Kính chúc Thày Cô cùng Quý quyến dồi dào sức khỏe, may mắn và an vui . 

 

Kính thăm Thày.

Em NGUYỄN NGỌC XUÂN

anh_nnxuan 

 

12 Tháng Mười 2012(Xem: 52867)
Khi thưởng thức một bài hát hay, có khi nào bạn nghĩ đến bảy nốt nhạc Do Re Mi Fa Sol La Si, căn bản của nhạc lý, nằm trên các dòng kẻ mà bạn đã được học từ thời mới vào Trung học?
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20740)
Nhìn đám học trò cứ như từ cung trăng mới xuống, Thầy bảo “Thôi, cứ nhớ ít thôi, bốn chữ là đủ, Tu Tề Trị Bình, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Eo ôi! Thầy dạy học trò đệ tứ nuôi mộng lớn “trị quốc, bình thiên hạ“.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 17195)
Cả học trò anh (chị) lẫn học trò em đều nhớ đến quý Thầy cũng như tất cả Thầy Cô đã dạy bảo chúng tôi thời mới lớn. Ngày xưa, chúng tôi học Toán từ quý Thầy; bây giờ, chúng tôi học được những kinh nghiệm sống quý báu từ Thầy.
20 Tháng Tư 2012(Xem: 23204)
MGTT số 24 được thực hiện không những với tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" mà còn bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu, sự quý mến, trân trọng của ChsNQ dành cho Thầy Hiệu Trưởng,
08 Tháng Ba 2012(Xem: 15786)
Chưa có dịp gặp lại Cô Hòa, học trò của Cô thuộc rất nhiều niên khóa xin mượn "Một góc Thầy trò" để cùng bạn bè xưa nhớ lại một thời êm đềm trong các giờ Pháp văn năm lớp 7.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20852)
Xin tạ ơn các đấng sinh thành đã nuôi dạy chúng ta nên người. Xin tạ ơn Thầy Cô đã giảng dạy cho chúng ta những kiến thức đầu đời suốt một thời thơ dại.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 53490)
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ CHS NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA MỘT NGÀY LỄ TẠ ƠN THẬT HẠNH PHÚC, ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN.
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17711)
Những bài học sơ khai về thân phận con người, về thế giới quan và nhân sinh quan thầy dạy chúng tôi còn dang dở, thì cơn lốc dữ đã xô dạt thầy trò chúng tôi tan tác muôn nơi…
26 Tháng Chín 2011(Xem: 16775)
Cô yêu văn chương Việt Nam, đặc biệt là Cổ văn, nên dạy học trò không chỉ bằng sách giáo khoa mà còn bằng trái tim. Vì vậy, Cô đã góp phần lớn đào tạo được nhiều thi sĩ học trò.
22 Tháng Ba 2011(Xem: 19252)
Cụ Dương quảng Hàm là một nhà giáo có công dựng nền tảng cho văn học Việt Nam, một người uyên bác, tài hoa đã bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên đã lìa đời lúc chưa đến 48 tuổi...
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62842)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31303)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40228)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
30 Tháng Chín 2010(Xem: 19185)
các cô bé học trò đệ nhất cấp nâm xưa vẫn nhớ rõ ràng trái tim và hệ thống tuần hoàn trong giờ Vạn vật của Cô Phạm Thị Khang như vừa mới xảy ra hôm qua.
08 Tháng Chín 2010(Xem: 37810)
môn Triết được giảng dạy ở Ngô Quyền lần lượt bởi quý Thầy: Nguyễn Xuân Hoàng, Lưu Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lan, Vũ Khánh Thành, Nguyễn Minh Lý, Trương Hữu Chí, và Nguyễn Văn Lục.