Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Thị Kim Anh - BA TÔI VÀ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN

11 Tháng Sáu 20232:22 SA(Xem: 3415)
Lê Thị Kim Anh - BA TÔI VÀ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN



BA TÔI VÀ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN


IMG_1203


Tháng 6 báo hiệu mùa Hè đến, với tiếng ve kêu, hoa Phượng nở khắp nơi, và học sinh rộn rã làm lễ tốt nghiệp ra trường. 
Một ngày trong tháng 6 cũng được dành ra để Nhớ Ơn Thân Phụ.
Xem lại những tấm hình trong album của gia đình, tôi lại nhớ đến ngôi trường xưa. Và song song với những kỷ niệm về Trường Ngô Quyền, là hình bóng của Ba tôi.
Đây là những tấm hình của buổi lễ phát thưởng cuối cùng ở trường Trung Học Ngô quyền, Biên Hòa. Niên khóa 1973-74.
Lễ phát thưởng được tổ chức tại rạp hát Biên Hùng.

IMG_1197Lễ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ tại trường Ngô Quyền, tỉnh Biên Hòa.
Những gói phần thưởng danh dự dành cho ba hoc sinh có thứ hạng cao nhất lớp, có những cuốn sách Tự Điển Anh-Việt-Anh của Lê Bá Kông, Học Làm Người của Nguyễn Hiến Lê, Tuấn, Chàng Trai Nước Việt của Nguyễn Vỹ, Lều Chõng, Nhà Nho của Ngô tất Tố, sách dịch Tâm Hồn Cao Thượng của Đào Duy Anh, Những Kẻ Khốn Cùng, v.v… 
Tôi biết rõ lắm vì tôi được …ngồi chung với sách khi Ba tôi chở vào tặng cho Trường để làm phần thưởng cuối năm. 
Ba tôi thích đọc sách. Ông xem sách vở, học vấn là một phương cách hữu hiệu để nâng cao dân trí, giúp các học sinh nghèo vươn lên khỏi hoàn cảnh khó khăn. Ba tôi tin tưởng giáo dục là nền tảng cho một xã hội thịnh vượng. 
Trung Học Ngô Quyền là mái nhà thứ hai, ngoài gia đình, mà Ba tôi đã đặt tất cả tấm lòng và tâm huyết. Ông mong mỏi đóng góp với các Thầy, Cô trong việc giáo dục những thế hệ tương lai. Và Ông đã miệt mài trong vai trò của người Hội Trưởng Hội Phụ Huynh từ ngày Trường mới thành lập cho đến khi mất nước. 
Mặc dù bận rộn với công việc làm ăn, mang thêm trách nhiệm nặng nề của một người chủ gia đình đông con, Ông luôn luôn có mặt trong những ngày lễ quan trọng do Trường tổ chức. Mỗi lần Trường có lễ,  đang xếp hàng phía trước lớp, là tôi đã thấy Ông đã đến và đang đứng nói chuyện với thầy Hiệu Trường và thầy Giám Học.
Đa số các phụ huynh vào thời ấy phải bận rộn với vấn đề mưu sinh nên không có thời giờ đến trường để tham dự các sinh hoạt. Nên Ba tôi tự cho mình có trách nhiêm đại diện cho các phụ huynh để đến ủng hộ Trường và khen thưởng các học sinh. 
Từ Lễ phát thưởng hàng năm, cho đến Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ, Lễ cắt băng khánh thành Thư viện (mà chính Ông đã là một trong những người đã khởi xướng và vận động để thành lập). Ông đều tham dự đầy đủ để gửi những huấn từ đến các học sinh.
Ông xem các học sinh của trường Ngô Quyền như những đứa con của chính mình. Và Ông nghĩ ra nhiều cách để khuyến khích tinh thần thi đua như phát bằng Danh Dự mỗi tháng, và cho phần thưởng cuối năm.
Số là, để khuyến khích các con có tinh thần tranh đua, Ba tôi lập ra ở nhà một bảng khen thưởng cho các con dựa theo thứ hạng mỗi tháng. Bảng khen được Ông vẽ ra và treo trên tường, trước bàn học của các con. Nếu tôi nhớ không lầm thì năm 1974, hạng nhất thì được thưởng $50, hạng nhì $40. Số tiền thưởng bớt từ từ cho đến hạng 10 thì không được thưởng nữa, mà lại bị phạt. Dưới hạng 10, phải trả cho Ông $5 !!!
Vào một ngày đẹp trời, Ba tôi suy nghĩ tại sao không áp dụng cách khen thưởng này để khuyến khích các học sinh trong trường NQ. Vừa nghĩ là Ông làm ngay.
Ông lấy máy đánh chữ ra, ngồi xuống, cặm cụi đánh máy. Vốn có hoa tay và có khiếu mỹ thuật, sau vài tiếng đồng hồ, Ông đã hoàn thành một Bảng Danh Dự trang trọng và thanh nhã. Ngày hôm sau, khi đi làm, Ông đem đến nhà in, chọn mẫu giấy dày, cứng, màu xanh  lá mạ, và đặt in cả ngàn tấm.
Ông còn tự vẽ và làm con dấu cho Hội Phụ huynh HS. Chi phí cũng là tiền túi Ông xuất ra.
Mấy chị em tôi đã có những buổi tối, sau khi học bài, tựu lại ở cái bàn ăn lớn giữa nhà để giúp Ba tôi đóng dấu Hội PHHS vào các bảng Danh Dự này trước khi Ông đem vào tặng cho Trường. 
Các bạn cùng Trường chắc hẳn còn nhớ là Trường NQ có thông lệ chào cờ vào mỗi thứ hai đầu tháng. Sau lễ chào cờ, ba học sinh có điểm cao nhất của mỗi lớp được xướng danh trước cả Trường, và được mời ra khỏi hàng để nhận bảng Danh Dự do Hội Phu Huynh trao tặng. 
Bằng ban khen này có thể được dùng như một vé hát để đi xem một xuất chiếu bóng ở rạp Biên Hùng hay Lido. 
Những năm 70, trường NQ có 7 cấp lớp Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp. Mỗi cấp lớp chia ra 12 lớp . Mỗi lớp có ba học sinh được lãnh bảng danh dự.. Tính ra thì mỗi tháng, rạp hát Biên Hùng và Lido đã tặng các học sinh 252 vé đi xem phim miễn phí! 
Có một người bạn của tôi đến nay vẫn còn giữ bảng Danh Dự này. Và cũng như mọi người khác, bạn cũng không bao giờ biết đó là sáng kiến và nghĩa cử của Ba tôi để giúp cho Trường và cũng để khuyến khích các học sinh thi đua học tập.
Để chuẩn bị cho lễ phát thưởng cuối năm, khi học sinh nhộn nhịp trở lại Trường sau khi nghĩ Tết, là Ba tôi lái xe xuống nhà sách Khai Trí và Tự Lực ở Sài Gòn để đặt mua từng kiện sách. 
Đầu tháng 5, Ông lại chở các con xuống để phụ khiêng sách về, có năm Ông mua nhiều đến nổi chất đầy chiếc xe 6 chỗ ngồi của gia đình từ trong coffre xe cho tới trong xe. Hôm sau, Ông lại khệ nệ chở đến Trường, để kịp gói vào các phần thưởng. Và đều đặn, mỗi năm như thế, cho đến năm 1975. 
Vì Hôi Phụ Huynh chỉ có duy nhất một Hội Trưởng… kiêm luôn Hội Viên, nên các phần thưởng,  tiếng là từ Hội Phụ Huynh, nhưng những chi phí này cũng như bao chi phí khác,  hoàn toàn do Ông đài thọ từ tiền túi riêng của mình. 
Chưa hết, mỗi năm, khi đến trường NQ dự Lễ Phát Thưởng. Ba tôi nhận thấy là lễ được tổ chức vào dịp Hè, khí hậu rất nóng làm cho mọi người đều mệt mỏi. Nên Ông bàn với Chú tôi để đóng cửa rạp hát Biên Hùng một ngày,  để cho Trường mựơn chỗ. 
Bên trong rạp hát, tất cả quan khách và học sinh đều có ghế ngồi thoải mái. Nhờ khi hậu mát mẻ, nên người nào cũng tươi tỉnh và có thì giờ theo dõi từng tiết mục. Đặc biệt là sau buổi lễ phát thưởng là buổi chiếu phim miễn phí. Các phim hoạt họa của Walt Disney như Bambi, Snow White and Seven Dwarfs, Sleeping Beauty và các phim mới, hợp với lứa tuổi học trò, được chiếu để khen thưởng những hoc sinh xuất sắc của Trường, trước khi buổi lễ bế mạc. 
Rồi khi học sinh bắt đầu nghỉ hè, thì Ba tôi lại nghĩ đến những học sinh lớp Đệ Nhị Cấp, sắp đến ngày ra trường.  Ông nghĩ đến chuyện giúp các Cô, Cậu Tú chuẩn bị chọn ngành nghề và hứơng đi cho tương lai. 
Ba tôi bắt tay vào việc vận động những người bạn Ông quen biết và sắp xếp những chuyến đi Hướng Nghiệp như thăm viếng các công ty kỹ nghệ tại khu Kỹ Nghệ Biên Hòa - Vinatexco, Cogido, nhà máy BGI Bia 33 ở Sài gòn. Vì chiến tranh bắt đầu lan tỏa, nên Ba tôi chỉ tổ chức được hai năm thì bị gián đoạn cho đến ngày mất nước.
Ngoài trường NQ, Ông còn có công xây cất Trường Trung Học Nam Hà ở xã Hiệp Hòa. Trường Nam Hà sau khi xây xong, được trao tặng cho Ty Giáo Dục tỉnh Biên Hòa.
Khi đoàn tụ với các con ở Hoa Kỳ, Ba tôi vẫn canh cánh nỗi lòng, nhớ về có hương. Sau khi quen với cuộc sống mới, Ông liên lạc về người cháu họ đang làm cô giáo ở xã Hiệp Hòa, để lập ra một quỹ học bổng. Và mỗi tháng, Ông dùng một phần số tiền già và kêu gọi các con đóng góp để gửi về, tặng học bổng cho các học sinh nghèo ở xã Hiệp Hòa. 
 Phần còn lại của tiền già, Ba tôi gửi cho một cái quỹ khác, cũng do Ông lập ra, để giúp bệnh nhân nghèo ở bệnh viện BH
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội. 
Lúc nào Ông cũng thong thả, hay huýt sáo, luôn kể chuyện, cười nói vui vẻ với vợ con , và ấm áp. thân tình, và lịch sự với tất cả mọi người, dù thân hay sơ. 
Ba tôi làm những công việc giúp đời một cách vui vẻ.  Ngay cả danh tiếng Ông cũng không bao giờ nghĩ đến. Cho đến ngày cuối, Ông cũng không bao giờ kể ơn với bất cứ người nào, 
Ngoại trừ các thầy Hiệu Trưởng và Giám Học biết rất rõ về những sự giúp đỡ cho Trường, rất ít học sinh của trường Ngô Quyền biết được những tình cảm của Ba tôi đối với Trường và các học sinh qua những việc làm âm thầm của Ông.
 Tôi nhớ hoài những lời Ông tâm sự, “Mình thấy điều gì đúng, điều gì hay,  thì mình cứ làm đi con. Giúp được người khác chuyện gì, dù nhỏ, cũng cứ làm. Ba may mắn có khả năng tài chính và bên cạnh Ba,  có Má con là một người vợ hiểu biết, luôn thương Ba và ủng hộ Ba nên Ba làm được nhiều chuyện. Ai biết thì người ta cảm ơn. Mà không biết thì cũng không sao. Mỗi lần làm được chuyện gì làm cho người khác vui là tối đó, Ba ngủ ngon lắm con!”. Nói xong thì Ông nhìn tôi, rồi mỉm cười nhẹ. 
Những lá thư Ba tôi viết cho các con, thường nhắc đến hai câu 
Thi ân bất cầu báo 
Thọ ơn mạc khải vong.
Tạm dịch:
Làm ơn đừng nên mong được báo đáp 
Nhận ơn không bao giờ được quên.
Và Ông cũng hay nhắc nhở 
Phú quý bất năng dâm, 
Bần tiện bất năng di, 
Uy vũ bất năng khuất
Thử chi vị đại trượng phu 
Cuộc đời của Ông, cho đến ngày nằm xuống, là âm thầm sống đúng như ý Ông tâm nguyện. 
Được nhìn cách Ông sống, tôi thực sự hiểu thế nào là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Qua Ông, tôi thấy hình ảnh sống động có thật của một Quân Tử, Đại Trựong Phu.
Ba tôi luôn nói là những gì Ông làm là những điều rất bình thường. Nhưng sống đến tuổi này, tôi thấy rất rõ, là để sống một cuộc đời hoàn toàn vì mọi người xung quanh, như Ba tôi, đòi hỏi một con người không tầm thường chút nào, nếu không muốn nói là phi thường. 
Nhìn những gì Ba tôi làm, nghe những lời dặn dò của Ông, tôi học được rất nhiều bài học quý giá. Tôi học được những suy nghĩ, xem chừng rất đơn giản, nhưng thật sự rất sâu sắc.
Nhìn hình xưa, nhắc nhở nhũng kỷ niệm, những tấm lòng quý giá của bậc tiền nhân đối với đồng hương, đồng bào, và đất nước, để càng nhớ ơn và để tự nhắc mình phải sống làm sao để theo gương và không phụ lòng bậc sinh thành.
Nhân ngày lễ Nhớ Ơn Phụ Thân, con xin cảm ơn Ba Má đã nêu tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Lê thị Kim Anh, khóa 15
IMG_1198  Ông Hội Trường phát phần thưởng cho Ban Đại Diện Học Sinh Trường NQ.
Ông Hội Trường Hội PHHS đang phát biểu. Ba tôi ít nói và khiêm tốn,  nhưng có tài là khi nói chuyện trước đám đông, Ông không bao giờ cần giấy để đọc. Và Ông nói từ tấm lòng.

IMG_1199
Phần thưởng danh dự cho lớp 9. Thiếu lớp 9/1. Hình từ lớp 9/2 đến 9/12. Các bạn cùng năm học có nhìn ra bạn bè không?
Từ phải sang trái: bạn ( không biết tên lớp 9/2), Tý (9/3), Thủy (9/4), Lám (9/5), Kim Anh (9/6), bạn (không biết tên,9/7), 9/8, Liêm (9/9), 9/10-9/11, Tiến (9/12)

IMG_1201
Bút tích của Cô Nguyễn thị Luông, phía sau các tấm ảnh.
Cô Luông dạy Anh văn rất giỏi. Cô cũng là một nữ tu hiền hậu, rất vui vẻ và thương học trò.

IMG_1202
Ba tôi và người em kế, Chú Bảy Lộ, chụp tại nhà Chú Thím ở Paris. 
Chú Bảy cũng là một Mạnh thường Quân của tỉnh Biên Hòa. Chú cũng đã sát cánh với Ba tôi trong những việc làm để giúp Trường Ngô Quyền.

IMG_1204
 Ba Má tôi trên đường Tự Do
12 Tháng Tư 2024(Xem: 604)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 438)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 503)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 710)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1200)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 856)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 798)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 768)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1530)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1135)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1242)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1196)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1078)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1105)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1385)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1142)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1240)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 843)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1063)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1137)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.