Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - Đọc “Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên” của Milan Kundera do Trịnh Y Thư Dịch.

Monday, October 25, 20211:34 AM(View: 10286)
Tô Đăng Khoa - Đọc “Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên” của Milan Kundera do Trịnh Y Thư Dịch.


Đọc “Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên” của Milan Kundera do Trịnh Y Thư Dịch.
Một tiểu thuyết tư tưởng thâm sâu với bảy biến tấu, hai chủ đề, một lằn ranh.

 
Tô Đăng Khoa



taapsachcaicuoivasulangquen
 

Độc giả Việt Nam đam mê tiểu thuyết hiện đại của nước ngoài có lẽ không xa lạ gì với Milan Kundera. Tôi được biết đến Kundera qua tác phẩm dịch thuật nổi tiếng của Trịnh Y Thư “Đời Nhẹ Khôn Kham” khoảng hơn một thập kỷ trước.  Tôi còn nhớ lúc đó, tuy chưa quen thân với Trịnh Y Thư nhưng tôi rất khâm phục cách dịch rất tài tình tựa của quyển sách này.  Từ “The Unbearable Lightness of Being” đến “Đời Nhẹ Khôn Kham” đối với tôi lúc ấy là một “cú nhảy” xuất thần trong dịch thuật.  Theo lời tâm sự của Trịnh Y Thư (TYT) về việc dịch Milan Kundera thì giữa dịch giả và tác giả đã có một mối quan hệ “phi vật thể” gắn bó trên 30 năm. Theo tôi đó là một khoảng thời gian đủ dài để phần tinh túy của tư tưởng tác giả và dịch giả hòa nhập thành một.  Đó chính là nền tảng của tác phẩm dịch thuật lần này của Trịnh Y Thư, trong đó sự giao thoa của tư tưởng được phơi bày qua tiểu thuyết “Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên”, một tác phẩm mà Trịnh Y Thư tâm sự với tôi rằng anh tâm đắc nhất khi dịch.

Và quả thật tiểu thuyết tư tưởng này, “Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên” đã không hề làm tôi thất vọng. Sau khi gấp lại trang sách cuối cùng, tôi chiêm nghiệm lại và càng phục cách mà Milan Kundera đặt tựa cho quyển sách: “The Book of Laughter and Forgetting” và cách mà ông phối trí cấu trúc tập sách.  Xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, (cha ông là cầm thủ piano kiêm nhà âm nhạc học), Milan Kundera đã sắp xếp tác phẩm của mình gồm bảy phần như là những  biến tấu âm nhạc nối tiếp nhau. Trong lời tựa của tác phẩm này ông viết:

Sách này là cuốn tiểu thuyết viết theo dạng thức biến tấu. Những phần của sách nối tiếp nhau như những chặng đường chuyến du hành dẫn đến cái nội tại của chủ đề... Nó là cuốn tiểu thuyết về cái cười và sự lãng quên...”

Bảy phần, bảy biến tấu về hai chủ đề về cái cười và sự lãng quên, được Milan Kundera phối trí theo thứ tự như sau:

Phần 1. Những cánh thư thất lạc


Phần 2. Mama


Phần 3. Thiên Sứ


Phần 4. Những cánh thư thất lạc


Phần 5. Litost

Phần 6. Thiên Thần


Phần 7. Biên Thùy

Theo lời của Milan Kundera, cách phối trí các biến tấu này là nhắm tới việc: “dẫn đến cái nội tại của chủ đề”.  Ở đây một câu hỏi rất quan trọng cần được nêu ra để làm cho sáng tỏ: Chủ đề của tác phẩm là “cái cười và sự lãng quên”, như vậy “cái nội tại” của “cái cười” và “sự lãng quên” là gì? Vì sao gọi là “nội tại”?

Nếu chúng ta cẩn thận đối chiếu lại một lần nữa lời giới thiệu sách của Kundera với cách thức mà ông phối trí tập sách theo bảy phần, chúng ta nhận ra sáu phần đầu chính là những biến tấu, mà theo Kundera: “chúng nối tiếp nhau như những chặng đường của chuyến du hành dẫn đến cái nội tại của chủ đề”- tức là phần 7- Biên Thùy.  Vì thế theo tôi hiểu cái “nội tại của chủ đề” trong tập sách này là khái niệm về “biên thùy” hay là một lằn ranh.

Biên thùy theo nghĩa đen là nơi xác định một ranh giới, một lằn ranh, nó mở ra trước mặt kẻ du hành một sự lựa chọn rất quan trọng: Đó là sự chọn lựa vượt qua, hay không vượt qua lằn ranh này!

Giá trị tư tưởng và triết học của tác phẩm Kundera nằm ở đây: tức là việc ông khéo léo phối trí các biến tấu như những cuộc du hành dẫn độc giả đến “biên thùy” (lằn ranh) của cái “cái cười” và “sự lãng quên”.  

Khi ý thức được lằn ranh của cái cười và sự lãng quên cùng với những “hệ quả khôn kham” của sự vượt qua hay không vượt qua lằn ranh này, chúng ta sẽ có quyết định sáng suốt nhất cho đời sống của chính chúng ta.

Bản thân Kundera cũng lựa chọn cho chính mình “sự vượt qua” một “biên thùy” địa lý khi ông tị nạn chính trị tại Pháp.  Sự lựa chọn này cho ông một môi trường tự do cần thiết cho tư duy và sáng tác của ông. Có lẽ vì thế chăng mà trong tư tưởng của Kundera, khái niệm “biên thùy” và “lằn ranh” là những khái niệm quan trọng nhất luôn luôn ám ảnh ông?

Nhưng Kundera còn muốn đi sâu hơn nữa. Ông thiết trí các biến tấu của tiểu thuyết để dẫn độc giả tới một biên thùy (lằn ranh) của nội tâm: Tại đây chỉ một “cái cười” hay là “một sự lãng quên” thì mọi sự đều sẽ hoàn toàn đổi khác!!!

Trong biến tấu số 2 của tập sách (Phần 2-Mama) “cái cười” của Karel chính là “lằn ranh” mà vợ anh vượt qua về mặt nội tâm:  Trong khi làm tình cùng lúc với hai người đàn bà hiện tại (Marketa và Eva) và một hình ảnh của bà vú nuôi Nora hiện về trong tâm thức, anh chàng Karel bỗng phá lên cười sằng sặc, chỉ vì một tư tưởng thoáng qua trong đầu anh. Chính cái cười, vừa vô duyên, vừa không hợp thời hợp lúc này của Karel đã xô vợ anh Marketa vượt qua một lằn ranh của nội tâm: sau khi tự cho mình như một cái xác không hồn, không quá khứ, không tương lai, Marketa tưởng tượng ra anh chồng mình Karel cũng như một kẻ không có cái đầu, và cả ba người (Karel, Marketa, và Eva) đang dự một ngày hội hóa trang. Sau khi tự cho là như vậy Marketa được giải phóng và cảm giác sung sướng bất tận khi vượt qua được lằn ranh nội tâm của chính mình:

“Nhưng đến đây cái thân thể không đầu bỗng ngưng chuyển động, và tiếng hét vô nghĩa nghe ngu ngốc không thể nào tưởng tượng nổi thốt ra từ miệng Karel: “Ta là Bobby Fishcher! Ta là Bobby Fishcher!” đã khiến mọi hưng phấn đột ngột biến mất trong lòng cô”- trích Phần 2-Mama

 Ở đây trong biến tấu số 2 này, cái cười sằng sặc của Karel và sự quên lãng của Marketa dẫn độc giả tới lằn ranh nội tâm của Marketa và làm nhân chứng cho “sự vượt qua” một lằn ranh của nàng Marketa. Cùng với “sự vượt qua” này, độc giả chúng ta cũng hiểu rằng tình yêu của Marketa dành cho Karel cũng kết thúc.  Nhưng ranh giới không phải chỉ là nơi một cái gì đó kết khúc, nó cũng đồng thời là nơi mà một cái gì đó khác bắt đầu.

“Cái cười” ở Phần 7-Biên Thùy về câu chuyện của một người đàn ông và cái mũ bên huyệt mộ trong một đám tang cũng dẫn độc giả tới lằn ranh của “cái tinh túy nhất của sự kiện” tức là “có ý nghĩa” hay “vô nghĩa”, “nghiêm trang” hay “đùa cợt”.

Ở đây chỉ đơn cử hai cái cười trong tập truyện, tuy nhiên độc giả có thể tự mình chiêm nghiệm về “cái cười” dẫn tới một lằn ranh qua nhiều kinh nghiệm khác, chẳng hạn như trong bộ phim The Joker (Oscar 2019).  Trong the Joker, nhân vật chính mắc bệnh phá lên cười sằng sặc mỗi khi anh bị căng thẳng thần kinh. Cuộc đời Joker trải qua nhiều khó khăn đau khổ, tuy nhiên anh vẫn duy trì tính Thiện. Nhưng khi bị dồn tới chân tường, ở nơi mà đa số mọi người chúng ta phải khóc, thì chỉ trong một tư tưởng bất chợt xẹt qua trong đầu, anh chàng Joker lại cười. Và chúng ta hiểu rằng trong tình trạng đáng lẽ ra phải khóc, chính “cái cười” của anh dẫn anh tới “biên thùy” của Thiện và Ác. Chính sau cái cười đó, Joker vượt qua lằn ranh của Thiện Ác và có thể làm bất cứ điều gì mà trước “cái cười” đó, anh hoàn toàn không thể!

Tập sách còn là biến tấu của “Sự Lãng Quên”, ở biên độ nhẹ, có thể là sự cố ý làm cho lãng quên đi một mối tình thời thơ ấu của anh chàng Mirek với cô nàng Zdena. Chàng Mirek cất công lái xe một đoạn đường rất xa mạo hiểm vì bị mật vụ theo dõi chỉ với một mục đích: thâu hồi những lá thư thất lạc của Mirek gửi cho Zdena thời trẻ dại. Tựa đề “Những lá thư thất lạc” này được Kundera sử dụng tới hai lần, có lẽ là để nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ văn bản (văn viết) trong việc quyết định lằn ranh giữa “Nhớ” và “Quên”. Chúng ta cũng nhận thấy “Sự Lãng Quên” cũng được thực hiện ở mức độ cả một cộng đồng qua việc báo chí Bohemia “viết lại lịch sử” bằng cách xóa Clementis ra khỏi bức hình chụp với lãnh tụ Gottwald. Cái còn lại của Clementis chỉ là một chiếc mũ!  (Tôi thấy chi tiết này cũng thú vị: Kundera mở đầu các biến tấu của ông bằng chiếc mũ trên balcony tại quảng trường Praha trong buổi ăn mừng chiến thắng đảng cộng sản Bohemia, và kết thúc các biến tấu cũng bằng một chiếc mũ trong huyệt mộ.)

Khi khép lại tập sách “Cái Cười và Sự Lãng Quên”, tôi có một cảm giác thật hài lòng với những gì tôi được hứa hẹn sẽ nhận được trong lời giới thiệu của chính Kundera: “Sách này là cuốn tiểu thuyết viết theo dạng thức biến tấu. Những phần của sách nối tiếp nhau như những chặng đường chuyến du hành dẫn đến cái nội tại của chủ đề... Nó là cuốn tiểu thuyết về cái cười và sự lãng quên...”

Cái nội tại của chủ đề chính là cái “Biên Thùy” mà cái cười và sự lãng quên sẽ dẫn chúng ta tới. Một cái cười có thể xóa tan tất cả cô đơn, làm cho chúng ta hạnh phúc, nhưng cũng có thể xô chúng ta vượt qua một lằn ranh nào đó: Lằn ranh Thiện-Ác chẳng hạn, và từ đó mở ra một loạt những gì khả-dĩ và bất-khả-dĩ. Mặt khác, sự-lãng-quên và cái đối nghịch lại với nó là sự-nhớ, hay sự-khắc-cốt-ghi-tâm chính là cái quyết định cái gì “Hữu” cái gì “Vô” cái gì xảy ra và cái gì không xảy ra trong cuộc đời này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Kundera, nhà thiết kế các biến tấu rất ma mị và tài tình, và đặc biệt là nhà thơ, nhà văn, dịch giả Trịnh Y Thư, một người anh mà tôi rất quý mến đã “ăn nằm” với tư tưởng Kundera trên dưới 30 năm để tạo nhịp cầu nối giữa Kundera và độc giả Việt Nam khởi đi từ “Đời Nhẹ Khôn Kham”, và lần này là “Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên”.

 

TDK. 2021

 

RMS TrinhYThuTừ trái: Trịnh Y Thư, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa, Lê Lạc Giao, ca sĩ Thu Vàng.

Monday, March 17, 2025(View: 383)
Người già trong làng già này sống vui sống khỏe một cách độc lập chứ không bám vào con cháu. Họ “vô tư” ăn chơi! Và cũng không thấy ai đảm nhiệm chuyện “vá dù” cho con cháu
Sunday, March 16, 2025(View: 197)
Gặp chuyện gì không phải. Chớ vội la bai bải. Hay mặt mày hớt hải. Cứ từ từ chậm rãi: Có hai điều phải nói:
Sunday, March 16, 2025(View: 258)
Nhân ngày kỷ niệm 50 năm tháng 3 Ban Mê Thuộc, Tôi “người di tản buồn” rất thấm thía với cụm từ: “DI-TẢN CHIẾN THUẬT” xin lạy tạ “ƠN-TRÊN Trời Phật Chúa” độ trì sống sót đến ngày hôm nay!
Friday, March 14, 2025(View: 174)
Đã nhiều lần Nam có suy nghĩ rằng có phải cuộc đời tình ái của chàng gắn liền với những người con gái xứ Huế. Lạ lùng hơn nữa là hai cái tên, thật ly kỳ khó hiểu. Hồng Nghi… Đông Nghi…
Monday, February 24, 2025(View: 986)
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Wednesday, February 12, 2025(View: 909)
Thưa quí vị, nghe nói đến nhẫn, quí bà liên tưởng ngay đến cái hột xoàn lấp lánh chiếu như ánh sáng cầu vồng đính trên cái vật tròn tròn, nhỏ xíu để đeo vào ngón tay,
Tuesday, February 11, 2025(View: 1693)
Hội Đồng Hương Biên Hòa vừa có buổi họp mặt mừng Tân Niên Ất Tỵ 2025 vào sáng Chủ Nhật, 2 Tháng Hai, nhằm Mùng Năm Tết,
Tuesday, February 11, 2025(View: 3017)
Nước Mỹ vừa có một ngày chủ nhật hạnh phúc bình an, ngoài đường vắng vẻ, không có tai nạn xe cộ, không có đấu đá chính trị. Thể thao đúng là một trong những điều kiện để người ta đoàn kết,
Sunday, February 9, 2025(View: 1456)
Vào thời mà các cụ ta còn mặc áo dài đội khăn đóng thì thế nào vào dịp tết, nhà nào cũng có một hai câu đối tết viết trên giấy đỏ thắm để treo trong nhà.
Monday, January 27, 2025(View: 1628)
Cái Tết thứ hai trong trại cải tạo lặng lẽ trôi qua trong nỗi nhớ thương gia đình quay quắt. Không biết ngày nào tôi sẽ được thả về với vợ con để đón một cái Tết sum họp tràn đầy hạnh phúc.
Monday, January 27, 2025(View: 2758)
hy vọng luôn lấp lánh như vì sao trong lòng đêm sâu thẳm của người thi sĩ… nhưng với sự hiểu biết khoa học, lòng tin tưởng, hy vọng vươn cao, loài người tin rằng một ngày nào đó mình sẽ đến được với vì sao.
Wednesday, January 22, 2025(View: 3137)
Tuổi già xồng xộc đến thì mình đón lấy nó với nụ cười chấp nhận sự thật. Vui hay buồn là do mình, người già nhưng tâm hồn trẻ trung sẽ cảm thấy đời vẫn còn đẹp lắm. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Sunday, January 19, 2025(View: 2086)
Vào những năm cuối thập niên 90s, trong thời gian còn ở quê nhà, tôi đã từng thưởng thức những món ăn ngon, tuy rất bình dân, đơn giản nhưng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt,
Tuesday, January 14, 2025(View: 2606)
Giờ đây Trước làn hương khói quyện Chúng tôi cúi đầu thương tiếc Những Anh Hùng nghìn thu bất diệt Hồn hiển linh mong về chứng giám…
Wednesday, January 8, 2025(View: 1824)
Dù kim đồng hồ không thể quay ngược tôi vẫn liên tưởng hình ảnh của chị trước sân trường Ngô Quyền ngày nào
Wednesday, January 1, 2025(View: 2667)
Mùa Christmas gần kề, chúng tôi đều nhận được những lời chúc tốt đẹp của ban lãnh đạo và lúc nào cũng không quên câu phải cẩn thận với người lạ.
Thursday, December 26, 2024(View: 4075)
Sau những câu chuyện vui vẻ chúng tôi bắt đầu vào tiệc. Chồng tôi rót rượu Champagne ra ly mời mọi người khai vị trong tiếng nhạc Giáng Sinh ngân vang rộn rã ...
Thursday, December 26, 2024(View: 2500)
Những buổi tối cuối tuần sau buổi hẹn hò, anh đưa cô về, trong xe của anh vẫn còn vương vấn mùi thơm nhè nhẹ, cho anh một cảm giác nhớ thương thật dễ chịu.
Thursday, December 26, 2024(View: 3642)
Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh
Tuesday, December 24, 2024(View: 2590)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..