Các con đọc trong lễ Tưởng Niệm Thầy Phan Thanh Hoài
Những ngày cuối của tháng 4 năm 1975, là 1 viên chức cao cấp trong 1 công ty Mỹ, Getz Bros & Co., Ba va gia đình được công ty cho di tản chung rời khỏi Saigon. Ba lúc đó nói với gia đình nán lại chờ làm xong lương nhân viên rồi sẽ đi. Quyết định đó đã khiến cho Ba và gia đình không thể rời VN, bị mất tất cả. Tuy cuộc sống bị đảo lộn với nhiều khó khăn, Ba chúng tôi chưa bao giờ hối tiếc hay nhắc lại việc này. Đối với ông, làm tròn trách nhiệm, giữ chữ tín chỉ đơn giản là việc cần làm.
Công ty Getz Bros, Co. vẫn giữ lời hứa với Ba tôi, đã tài trợ hết chi phí khi Ba và gia đình đến định cư ở Mỹ vào năm 1992.
Tôi được may mắn sống gần với Ba trong nhiều năm để chứng kiến được tài hoa và sự hiểu biết uyên bác của Ba. Nhưng với tính cách đơn giản và khiêm nhường, Ba đã không để bộc lộ ra ngoài. Ba là một trong số ít người được học bổng toàn phần đến Mỹ tu nghiệp trong những năm đầu thập niên 1960. Ông đã được trao bằng Master trong 2 lĩnh vực kế toán va giáo dục tại trường đại học Kent State ở tiểu bang Ohio. Ba đã từng được trao tặng huy chương bội tinh do những cống hiến trong ngành giáo dục.
Một trong những đức tính của Ba mà tôi luôn khâm phục đó là sự bao dung, rộng lượng. Trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn cách mấy, Ba tôi cũng vẫn thanh thản, không oán trách, giận hờn. Có câu nói “sướng khổ tại tâm mình”, Ba chọn để tâm của mình thanh thản, coi nhẹ những vật ngoại thân, xem những được mất là sự tạm thời, cho dù đó là tài sản, danh vọng bị tước đoạt, cho dù vất vã với những lần đi kinh tế mới, cho dù cực khổ trong nhà tù Côn Đảo sau những chuyến vượt biển thất bại, Ba cũng đã không để ảnh hưởng tơí sự thanh thản trong lòng. Ngay cả khi trí nhớ bị mất dần do Alzheimer, Ba cũng đón nhận bằng nụ cười hiền hòa, và tấm lòng bao dung. Cả nhà họp mặt mừng sinh nhật thứ 87 của Ba. khi mọi người hỏi “Ba nhớ năm nay Ba được mấy tuổi không?” Sau vài giây suy nghĩ, Ba tôi nhoẽn miệng cười, một nụ cười thật tươi, và trả lời “48 tuổi”. Ba đã không còn nhớ. Ba ngồi phía sau bánh sinh nhật, đọc mặt sau của số 87 thành 48. Ba là vậy, tâm hoài thanh thản, lòng luôn bao dung.
Ba là người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người, từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của con, cho đến cả những người chưa hề quen biết. Khoảng thời gian sau này, tôi nhận được nhiều thư từ rất nhiều hội từ thiện cảm ơn những quyên góp của Ba. Ba ra đi tuy không để lại tài sản cho các con, nhưng lòng bác ái nhân từ của Ba là di sản vô giá, là sức mạnh vô hình luôn dẫn dắt chúng con tìm đến những may mắn trong cuộc sống của riêng mình.
Tôi quí trọng và khâm phục ở Ba nhất là lòng thương yêu gia đình, sự tận tụy hy sinh không điều kiện của Ba. Tôi tìm được hình ảnh của Ba trong bài thơ “Tình Cha” của thi sĩ Đỗ Sơn:
Tính nết cha thường ít nói ra Luôn tay quán xuyến việc nơi nhà
Tình thương ở dạ như trời biển
Quý mến trong lòng tựa hải hà
Cả một đời người luôn nhẫn nại
Hằng ngày vật lộn với phong ba
Mong dành tốt đẹp cho con cái
Nhận lại riêng mình khổ ải qua
Ba đã âm thầm hy sinh tất cả, sự nghiệp của riêng mình, gác lại sự sum hợp vợ chồng với những lần chia ly dài với Má chỉ để giúp cho các con, cháu một cơ hội xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự thương yêu vô điều kiện của Ba, chúng con sẽ mãi ghi nhớ.
Ta ngã mũ cúi chào chân thật
Bởi suốt đời ta gặp một cha ta
Thưa Ba, “sống gửi, thác về”. Ngày hôm nay, Ba đã được về đoàn tụ với Má. Tụi con thương chúc Ba cùng Má được mãi tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
Trời vô tình xui khiến
Nàng gặp người nhẫn tâm
Nàng chết trong âm thầm
Đời nàng sao phận bạc.
Tối nay lần tràng hạt
Nguyện ơn trên từ bi
Rước hương linh nàng đi
Được về nơi cõi tịnh.
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc.
Ta cám ơn đời hôm nay có được
Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân
Dẫu đường đời còn lại rất gần
Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình.
Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn .
Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên
Mãi mãi ba sẽ gọi tên con.
Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh
Rằng: Về gom chữ ca dao
Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không
Tự nhiên rất mực tâm đồng
Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi.
Ta đi về phía chân trời
Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương?
Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
Bộ môn CL trong lịch sử đã từng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam VN, nên cần được bảo tồn cẩn thận và có chính sách khôi phục tốt
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.
Hoa nở rồi tàn, trăng khuyết rồi tròn, nước lớn rồi ròng, bèo hơp rồi tan, sinh ký tử qui... là LẼ THƯỜNG của cuộc đời. Có sinh thì có diệt, và đó là một kiếp người.
Cuộc đời của ba tôi rất bình lặng với nghề thợ may khiêm tốn nhưng đối với tôi, ông là biểu tượng của một người cha lặng lẽ, cần mẫn sống âm thầm chu toàn cuộc sống cho vợ con.
Sau hơn hai năm bó gối ngồi nhà, khuya ngày 13 tháng tư năm 2022 tôi bước lên máy bay của hảng Singapore Airlines để bắt đầu cho chuyến du lịch đầu tiên sau mùa đại dịch,
Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm
Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai
Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài
ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.