Tôi nhớ lại lúc bước chân xuống xe lam ở Rạch Sỏi. Hình như hai ngày tôi không có gì bỏ bụng. Tôi có được uống nước, nhưng ăn thì không.
Tôi không muốn trả lời người tù già. Tôi thấy đói. Tôi đang đói. Người ta không chỉ sống bằng bánh mì. Ai nói vậy? Người ta đâu chỉ sống bằng cơm gạo. Đúng vậy. Nhưng không có bánh mì, cơm gạo thì trước hết người ta sống bằng cái gì? Tôi cúi xuống vét tiếp những hột cơm còn thừa trong chén. Tôi làm sạch không còn một hột. Tôi xòe bàn tay ra. Tôi gặm những ngón tay còn vướng cơm. Tôi biết người tù già đang nhìn tôi. Mặc kệ. Tôi phủi tay, tựa lưng vào vách nhà giam. Tôi thở.
“Nè, người anh em...” Người tù gọi.
Tôi nhìn ông. Chiếc đầu không sợi tóc của ông như cái đầu lâu. Những hốc mắt, hố mũi, hố miệng, răng. Một xác chết biết nói.
“Kêu tôi là Tư Long.”
Tư Long kể ông ta là đảng viên, là cựu thành viên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Tư Long hoạt động nội thành, làm nghề lái tắc xi. Trong vụ tổng tấn công Tết Mậu Thân, quân “giải phóng” bị bại nặng khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa phản công mạnh. Bộ đội vừa đánh vừa tháo chạy. Nhiều tên lạc đường bị bắt. Lúc đó Tư Long phụ trách một đường dây. Tư Long chở hai người bộ đội bị thương đi “ém” ở một địa điểm gần xã Bình Chánh. Tư Long quen một bác sĩ quân y Saigon. Tư Long đến than với người y sĩ là vợ mình bị bệnh nặng sắp chết. Người y sĩ bị cấm trại, vừa xếp đặt với một đồng nghiệp về thăm nhà mấy tiếng đồng hồ, thấy tình cảnh đáng thương của Tư Long nhận lời.
Tư Long chở ông ta đến chỗ ém mấy người bộ đội bị thương, bắt điều trị. Sau khi Tư Long đưa bác sĩ quân y trở về, một người bộ đội được cứu đưa ra bưng trở lại. Người kia đang hấp hối. Khi người bác sĩ quân y trở về anh ta cũng vừa tắt thở. Tư Long đành chôn người bộ đội tại chỗ. Tư Long bị nghi là cấu kết với “sĩ quan ngụy” giết bộ đội. Tư Long bị gọi vô bưng, bị bắt giam một nơi trong rừng. Nhà tù của “quân giải phóng” là một cái hầm sâu trên ba thước, bên trên được đậy bằng một tấm phên tre và phủ bằng các nhánh cây. Ban đêm tù nhân bị còng dính chung vào một thanh sắt dài và nặng, không cách nào đứng dậy được. Muốn tiểu tiện gì phải “đi” tại chỗ. Phần ăn mỗi ngày một bữa, khoai mì và muối. Đói là căn bản. Cho nên ban ngày hay ban đêm, bất cứ lúc nào vồ được con nhái, con cào cào là bỏ ngay vào miệng ngấu nghiến. Tư Long bị tù từ trong rừng tù ra. Tư Long nói tù ở đây sướng hơn tù ở rừng. Mặc dầu cơm chỉ được ngày một bữa, nhưng là cơm chớ không phải khoai mì. Vả lại tuy bị cùm chân còng tay, nhưng là cùm chân một mình chứ không phải cùm chung bằng một thanh sắt dài. Tư Long nói có lần đau khổ quá không chịu nổi, Tư Long buột miệng niệm Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tên bộ đội canh giữ tình cờ nghe được đập cho một báng súng AK. Tư Long bị quy thêm tội tư sản, lạc hậu, mê tính, dị đoan!...
Người ta muốn đem Tư Long ra xử, nhưng không biết xử như thế nào cho phải. Tư Long có thành tích cách mạng, có tuổi đảng, nhưng Tư Long chỉ có một tội là bị tình nghi. Lúc đầu Tư Long lý luận mình không có làm gì sai trái, trước sau chi rồi “đảng” cũng sẽ rõ, sẽ thấu, sẽ trả tự do cho mình, sẽ được minh oan. Cá nhân mình có phải gánh chịu một vài đau khổ thì có sá gì với nỗi khổ đau của cả dân tộc. Tư Long lý luận kiểu đó để an ủi mình nhưng dần dà niềm tin được ngọn đèn “công lý cách mạng” chiếu rọi bị lung lay. Tư Long nhiều lần nói với người coi tù xin được đưa ra tòa án xét xử.
Nhưng lời kêu xin của ông như những hạt bụi rơi vào khoảng không. Có lần Tư Long nài nỉ xin được tờ giấy cây bút, Tư Long làm đơn gửi lên trên xin sớm được đem ra xét xử. Nhưng một lần nữa tiếng kêu của ông không hề được vọng lại. Tư Long mòn mỏi chờ, mỗi ngày thêm một tuyệt vọng. Tư Long bắt đầu chửi, chửi từ trên xuống dưới. Tư Long đem tên tuổi tất cả lãnh đạo đảng ra phỉ báng.
Có lần Tư Long đánh người coi tù đưa cơm, vì “câm miệng hến” nhất định không trả lời bất cứ câu hỏi nào của Tư Long. Tư Long bị cùm tay cùm chân, nhốt riêng. Ít lâu sau Tư Long không chửi nữa. Người ta tháo cùm cho Tư Long. Tư Long bóp cổ người coi tù. Tư Long vượt ngục hụt. Tư Long bị cùm cả tay chân trở lại. Tư Long đang chết mòn trong chờ đợi thứ ánh sáng công lý mà có lúc Tư Long tin tưởng.
Tôi hiểu tại sao Tư Long nói với tôi “tội tình nghi” chắc là sẽ ở lâu.
Tư Long hỏi:
“Nè, người anh em... ở đâu vậy?”
“Saigon.”
“Đường nào?”
“Đường Võ Tánh. Khu Mã Lạng.”
“Gần rạp Quốc Thanh phải không?”
“Sao ông rành vậy?”
“Trời, dân tắc-xi mà!”
Ông nhắc thời kỳ chạy tắc-xi ở Saigon. Nghề tắc-xi có nhiều kỷ niệm.
“Tội nghiệp cái ông đại úy bác sĩ có lần bị tôi gạt. Không biết ổng có đi vượt biên được không?”
“Nếu đi không được cách mạng cũng phải đền ơn đáp nghĩa ổng chớ! Ổng đã từng cứu người của cách mạng mà!”
“Mà ai làm chứng là ổng có cứu người của cách mạng? Người nào? Ở đâu? Hồi nào?”
“Thì ông làm chứng.”
Tư Long khua sợi xích sắt cười không ra tiếng.
“Nè, người anh em... Tổ mẹ nó tui như vầy tôi còn làm chứng cho ai!”
Tôi không ở lâu với Tư Long. Một tuần sau tôi được cho ra ngoài. Chân tôi đã hết đau từ hôm nào tôi cũng không rõ. Tôi có một chỗ nằm bên rãnh nước chảy từ nơi rửa chén của cái giếng giữa nhà giam. Tôi hít thở được khí trời. Thỉnh thoảng trong đêm tôi nghe tiếng xích sắt khua trong xà lim của Tư Long.
Tôi không biết bao giờ mình được đem ra xét xử. Tôi không biết Quỳnh và con bây giờ sống chết ra sao. Tôi ở đây cứ cho là yên thân đi. Tôi thấy mình lo cho người thân ở ngoài hơn là lo cho chính bản thân tôi.
Cũng như Tư Long, tôi chờ đợi.
Tôi không phải chờ đợi lâu. Một tuần sau khi được đưa ra nằm bên rãnh nước rửa chén, tôi bị tên coi ngục đánh thức đi “làm việc” vào lúc nửa khuya về sáng. Người công an chấp pháp ngồi trước mặt tôi khá quen. Cô tên Nhị Hà.
Tôi biết chắc người ngồi trước mặt tôi là Nhị Hà, cô học sinh những ngày đầu tiên của một Saigon vừa thất thủ. Có tất cả ba người tù cùng ngồi với tôi trên băng ghế dài chờ hỏi cung. Nhị Hà thì ngồi với một công an áo vàng. Chính Nhị Hà cũng mặt quần áo công an. Cô đang chăm chú đọc một tờ giấy, thỉnh thoảng cô quay sang người công an bên cạnh, đã trọng tuổi, trao đổi điều gì đó rồi lại tiếp tục cúi xuống tờ giấy. Tôi nhìn người tù bên cạnh. Tôi không quen. Tôi cúi xuống nhìn hai bàn tay tôi.
Những ngón gầy ốm, đen đúa. Những móng tay dài cáu bẩn, gớm ghiếc. Tôi nhìn xuống chân tôi. Hai bàn chân không dép còn đen đúa hơn cả hai bàn tay. Khi bắt đầu đi chân không, tôi nhói lên khi giẫm phải một viên sỏi, nhưng bây giờ chỉ một thời gian ngắn, tôi thấy gan bàn chân tôi đã quen với các vật cứng nhọn. Da chân đã tương đối dày đủ để chống với sức nóng mặt đường và những hòn sỏi cứng. Tôi chợt nhớ tới lớp học những buổi đầu sau ngày Ba Mươi Tháng Tư. Nhị Hà hồi đó ngồi một mình ở bàn đầu, mặt áo may theo kiểu nửa sơ mi, nửa bà ba, hai con mắt sắc, giọng nói đặc biệt của những người Bắc bảy lăm. Bài giản là một đoạn trích trong tiểu thuyết “Cái Sân Gạch” của Đào Vũ,... Và tôi đã giảng bài như một con vẹt. Nhị Hà hồi đó giống như cái phong vũ biểu của tôi. Tôi nhìn mắt của cô bé này để đo lường bài giảng tôi chính xác đến mức độ nào. Tôi không nghĩ là cô ta giỏi, nhưng tôi tin là cô bé thuộc lòng quan điểm chính trị mà bố cô có lẽ là một đảng viên và cô đang là một đoàn viên. Cái cánh đưa tay lên xin phát biểu ý kiến của Nhị Hà cũng khác cách đưa tay của các em học sinh Saigon.
Tôi nhớ Nhị Hà nói, “Thưa thầy, em nghĩ rằng nhân vật trong Cái Sân Gạch là một nhân vật lạc hậu...” Hồi đó tôi luôn luôn nhận biết là không cách gì còn có thể đứng nổi trên cái bục giảng nữa.
Bục giảng đã không còn là của tôi. Những học sinh Saigon của tôi không làm sao có thể chấp nhận được thứ ngôn ngữ hay lập luận của một người thầy mà mới vừa hôm qua còn là xanh mà hôm nay đã là đỏ. Còn những học sinh từ ngoài Bắc vô hay từ chiến khu về, chắc cũng chẳng thể nào chấp nhận được cái ngọng nghịu ngượng ngập của một người thầy mà mỗi lần nói cứ phải cầm chặt lấy tờ giáo án, soi rọi từng chữ, từng nghĩa, lo lắng trước từng phản ứng của từng ánh mắt người học trò để xem mình có nói đúng hay sai quan điểm, lập trường. Nhị Hà luôn luôn nhìn vào mắt tôi khi tôi giảng bài. Tôi có cảm tưởng cô như một người được chỉ định để theo dõi tôi. Mỗi lớp học cần có một đoàn viên “nắm” những ông thầy và cô ngụy, nhất là những người “có vấn đề.”
Ngày tôi hát những câu ru con chết người đó má tôi đã cắt tóc, cạo đầu như dứt bỏ những thường tình mà một người phụ nữ phải có, để vượt lên thành một người phụ nữ tuyệt vời cao thượng nhất.
8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
Trời vô tình xui khiến
Nàng gặp người nhẫn tâm
Nàng chết trong âm thầm
Đời nàng sao phận bạc.
Tối nay lần tràng hạt
Nguyện ơn trên từ bi
Rước hương linh nàng đi
Được về nơi cõi tịnh.
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc.
Ta cám ơn đời hôm nay có được
Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân
Dẫu đường đời còn lại rất gần
Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình.
Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn .
Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên
Mãi mãi ba sẽ gọi tên con.
Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh
Rằng: Về gom chữ ca dao
Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không
Tự nhiên rất mực tâm đồng
Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi.
Ta đi về phía chân trời
Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương?
Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
Bộ môn CL trong lịch sử đã từng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam VN, nên cần được bảo tồn cẩn thận và có chính sách khôi phục tốt
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.
Hoa nở rồi tàn, trăng khuyết rồi tròn, nước lớn rồi ròng, bèo hơp rồi tan, sinh ký tử qui... là LẼ THƯỜNG của cuộc đời. Có sinh thì có diệt, và đó là một kiếp người.
Cuộc đời của ba tôi rất bình lặng với nghề thợ may khiêm tốn nhưng đối với tôi, ông là biểu tượng của một người cha lặng lẽ, cần mẫn sống âm thầm chu toàn cuộc sống cho vợ con.
Sau hơn hai năm bó gối ngồi nhà, khuya ngày 13 tháng tư năm 2022 tôi bước lên máy bay của hảng Singapore Airlines để bắt đầu cho chuyến du lịch đầu tiên sau mùa đại dịch,
Phần thế giới nói chung, mỗi vùng trên trái đất tự thân họ cũng coi mặt trời như của riêng họ. Họ tìm hiểu, khai trác triệt để những gì thiên nhiên ưu đãi đã dành cho họ.
Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.
Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như chì. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn còng lưng cõng nó để đi tìm một chân trời, một lối thoát,
Mít tố nữ sai oằn, thơm, ngọt lịm
Vườn chôm chôm chín mọng thắm lòng ai
Khách phương xa lưu luyến dạ thương hoài
ÔI! PHÚ HỘI!... Những ngày yêu dấu cũ...
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.