Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phạm Anh Quân - NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

17 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 70619)
Phạm Anh Quân - NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ...

toi_ve-content

  Xin được mượn tựa đề một bài thơ của tác giả Phạm Thiên Thư (nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ này) làm tựa đề cho bài viết dưới đây của tôi.

 Lúc ở tuổi con trai mới lớn thích liếc nhìn con gái,tôi rất thích nghe bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị (NXHT)…, nghe hoài không chán, càng nghe càng thấy thấm... và thầm mơ mộng rồi mình sẽ có một cuộc tình đẹp như thế! Nhiều ca sĩ đã hát bài hát này, không biết ai là người đầu tiên nhưng theo tôi ca sĩ Thái Thanh là người hát NXHT tuyệt vời nhất..!

 Chỉ là kỷ niệm riêng tư cá nhân thôi, tôi chưa hề tâm sự với ai hết vì ngại nói ra sẽ bị nhận xét là lãng mạn vớ vẩn vào thời điểm đó (1973-74). Nay thời gian qua gần 40 năm rồi... khi kể ra cho mọi người biết chắc không ai phê phán khắt khe như ngày xưa lúc tôi ở độ tuổi 14-15.

 Người xưa nói: “nữ thập tam, nam thập lục” là đến tuổi dậy thì, biết chăm chút bản thân nhiều hơn, biết liếc nhìn bạn khác phái, mong muốn kết bạn khác phái... So sánh với tuổi học sinh thì con gái tuổi 13 là nữ sinh lớp 7, lớp 8. Con trai tuổi 16 là nam sinh lớp 9, lớp 10.

 Tôi có cảm nhận riêng thế này: con trai lúc trẻ tuổi ưa thích con gái lớn tuổi hơn mình, lớn hơn một chút thôi (hai,ba tuổi). Khi đến tuổi về chiều thì ngược lại, đàn ông lại ưa thích phụ nữ trẻ tuổi hơn mình,càng trẻ càng tốt!

 Tôi đi học từ lớp 1 đến lớp 9 toàn là học lớp nam sinh, học buổi của nam sinh học, thật ra lúc học lớp 5 trong lớp có 10 nữ sinh nhưng ở độ tuổi 10-11 chưa phải là tuổi dậy thì nên không chú ý gì đến chuyện bạn trai, bạn gái.

 Năm học 1970-71, tôi vào học lớp 6/8 Pháp văn trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, lớp toàn nam sinh nên học buổi nam sinh (3 chiều 3 sáng: thứ 2,3,4 học buổi chiều,thứ 5,6,7 học buổi sáng. Buổi học nữ sinh thì ngược lại 2,3,4 học sáng, 5,6,7 học chiều).

 Tuy phân biệt buổi học như thế nhưng buổi học nữ sinh toàn mầu trắng (áo dài trắng) vẫn có rải rác mầu xanh (đồng phục quần tây xanh nam sinh) và ngược lại buổi học nam sinh toàn mầu xanh vẫn có một số tà áo dài trắng phất phơ theo gió làm xốn xang lòng người mơ mộng!

 Sự xen kẽ thiểu số như trên là do phải chọn ban A, B theo học từ lớp10 trở lên (không có lớp ban C vì ít học sinh không đủ mở một lớp C). Cũng có lớp 6 mới vào trường, nam nữ học chung nhưng độ tuổi 11-12 chưa dậy thì nên chưa mơ mộng gì đâu!

 Hình như có quy định là lớp nam nữ học chung nếu nam sinh nhiều hơn thì xếp vào buổi học nam sinh, nữ sinh nhiều hơn thì lớp học buổi nữ sinh vì vậy mới có sự xen kẽ như nói ở trên.

 Phải nhìn nhận buổi học nữ sinh là buổi học đẹp nhất, thơ mộng nhất của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa trước 1975, nhất là hai niên khóa 1973-74 và 1974-75. Vào giờ ra chơi và lúc tan trường về, sân trường, cổng trường, đường phố... tràn ngập tà áo dài trắng. (Theo một bài viết của thầy Bảo đăng trên Đặc san Ngô Quyền hải ngoại, lúc thầy Bảo còn làm Hiệu Trưởng tổng số học sinh của trường là trên dưới 5000 học sinh).

 Bài hát NXHT lấy bối cảnh: một nữ sinh trung học tan trường về... dáng đi dịu dàng... bờ vai nhỏ nhắn... ôm nghiêng tập vở... tóc dài tà áo vờn bay, một chàng trai lẽo đẽo theo sau (đúng là cây si rụt rè !)...

 Theo tôi, nhân vật nữ nói trên phải là nữ sinh lớp 11 hoặc 12 không thể là lớp 10 được vì nữ sinh lớp 10 chưa có được nét đẹp người lớn như lớp 11,12 (tuy chỉ cách nhau 1, 2 tuổi).

 Tôi có nghe một số người nói... tựa đề NXHT... (có 3 chấm), trong nội dung bài thơ (cũng là bài hát) có chữ Ngọ (viết hoa) vậy nhân vật nữ chắc tên là Hoàng Thị Ngọ (HTN).

 Con gái mà mang tên HTN là một cái tên không đẹp, đơn sơ, mộc mạc nhưng qua hình tượng của thơ,văn nàng là một nữ sinh trung học xinh xắn, duyên dáng, dịu dàng...

 (Người con gái có khi có tên đẹp nhưng hình thức lại không đẹp, ngược lại có khi tên đơn sơ thôi nhưng hình thức lại đẹp. Cái tên không nói lên nhan sắc của người con gái. Còn nếu có tên đẹp lại đẹp người, đẹp nết nữa thì nhất trên đời rồi... cây si đi theo và vây quanh chắc đếm không hết..!)

 Tùy theo sự cảm nhận, sự liên tưởng riêng của mỗi người khác nhau mà "nàng" NXHT sẽ khác nhau với những ai yêu thích bài hát này.

 Với ai đã có bạn gái, người yêu rồi khi yêu thích bản tình ca nào thì nhân vật nữ của bài hát chính là người mình đang thương yêu.

 Với ai chưa có ai để nhớ, để thương thì mơ mộng, tự tìm cho mình một hình dáng bất chợt nào đó mà mình thích và xem “nàng” là hình tượng cho nhân vật nữ của bài tình ca mình yêu thích... Khi nhìn thấy “nàng” thì tiềm thức vang vang lên tình khúc mình ưa thích... Khi nghe bài hát thì hình dáng “nàng” tràn ngập trong tâm tư...

 Tôi yêu thích bài hát NXHT... tôi biết tìm "nàng" NXHT của tôi ở đâu đây? Từ khi học lớp 7, đi học về nhà tôi ít khi ra chơi với bạn bè hàng xóm như trước kia nữa, không biết rõ về hàng xóm thì không thể tìm "nàng" trong số bạn gái hàng xóm được rồi!
Vậy thì tìm lúc mình đi học...!

 Lớp 9/8(73-74) tôi học toàn nam sinh, học buổi nam sinh, cũng có đó đây một số tà áo dài trắng là nữ sinh lớp 10 trở lên. Phòng học lớp tôi ở tầng trệt dẫy lầu sau, cửa chính lớp học mở ra ngay bậc thềm lên xuống dẫy lầu ngang (đối diện Thư Viện) mới xây dựng từ NK 69-70.

 Lúc đó nhà trường quy định: đầu giờ học buổi sáng/chiều và khi hết giờ ra chơi học sinh phải xếp hàng ngoài cửa lớp chờ Thầy, Cô đến lớp. Lớp tôi xếp hàng nhanh lắm vì ở dưới trệt và gần với sân cột cờ vài bước chân. Các lớp học trên lầu (lầu sau và lầu ngang, toàn là lớp 11 và 12, tất nhiên có nữ sinh) lần lượt đi vòng qua cửa lớp 9/8 (73-74) để đi tiếp lên lầu.

 Nữ sinh ít khi đi riêng lẻ, thường đi chung một nhóm với nhau. Qua những lần xếp hàng như thế,tôi chú ý quan sát và đã chọn cho riêng mình một "nàng" NXHT, nhìn theo "nàng" lâu hơn chút tôi thấy"nàng" đi về hướng các lớp 11.

 Tôi thích"nàng" nhất trong nhóm nữ sinh hay đi qua cửa lớp tôi học vì hình dáng "nàng" phù hợp với nét miêu tả nhân vật nữ trong bài hát NXHT.

 Thích thì để trong lòng vậy thôi, không cần thiết nói ra cho ai biết, mà nói ra sao được khi tôi là đàn em học dưới "nàng" 2 lớp, kém"nàng" 2 tuổi (hoặc vài tuổi nếu "nàng" đi học trễ tuổi). Theo website Ngô Quyền, tôi học Khóa 15 (1970-77), "nàng" học trên tôi 2 lớp là Khóa 13 (1968-75).

 Từ nk 1973-74 đến nay, gần 40 năm đã trôi qua... đàn em Khóa 15 xin được hỏi "nàng"Khóa 13: Từ khi ra trường "nàng" sinh sống ở đâu ? Làm việc gì? Cuộc đời "nàng" có được như ý mong muốn không? Lên chức bà nội, bà ngoại được bao lâu rồi? (Ngày xưa... một thời… đàn em Khóa 15 này rất thích hình dáng của "nàng" đấy!)

 Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!

27/3/2011

paquan-content

Phạm Anh Quân

(học sinh Ngô Quyền, Khóa 1970-77)

11 Tháng Năm 2025(Xem: 704)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
11 Tháng Năm 2025(Xem: 537)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
11 Tháng Năm 2025(Xem: 561)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
09 Tháng Năm 2025(Xem: 1393)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
29 Tháng Tư 2025(Xem: 3247)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1103)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 882)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1009)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1448)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 958)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 1039)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1840)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1944)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3766)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3401)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 4870)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!
06 Tháng Tư 2025(Xem: 1978)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 4891)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 2496)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 2025(Xem: 3045)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?