Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Văn Châu - Giới Thiệu Trang Nhà Chs/nq

02 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 65085)
Lê Văn Châu - Giới Thiệu Trang Nhà Chs/nq

 

 

Kỷ Niệm Thời Đi Học Và Giới Thiệu Trang Nhà CHSNQ.

 

Trong những lần trao đổi tin tức với nhau qua điện thư về việc đưa tờ Đặc San 2003 lên trang nhà của trường Ngô Quyền, anh Tô Anh Tuấn có nhắn tôi viết vài hàng về trường NQ và giới thiệu trang nhà Cựu Học Sinh NQ đến quý thầy cô cũng như đến quý anh chị em CHSNQ và thân hữu trên tờ Kỷ Yếu ( phát hành trong ngày truyền thống NQ Hải Ngoại năm 2004 ).

Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.

 

Tôi rời trường Ngô Quyền sau khi đậu Tú Tài II năm 1966, có nghĩa là tôi thuộc vào thời khóa 1959-1966 chăng?

Những người bạn học cũ cùng thời với tôi, tôi còn nhớ như Hồ Văn Quân, Nguyễn Thi Ân, Huỳnh Bá Hoanh, Huỳnh Công Khanh, Đỗ Hữu Tài… và rất nhiều bạn mà tôi không nhớ hết tên. Trong số đó, còn có thêm một anh bạn cùng họ và tên. Anh bạn nầy, nhà ở Chợ Đồn, hơi tròn trịa hơn tôi nên cả lớp gọi anh là Châu mập, còn tôi thì “được” gọi là Châu ốm. Đến khi lên Đệ Tam thì bạn Châu mập không còn tiếp tục học nữa mà rời trường để vào quân ngũ. Kỷ niệm với những bạn này thì quá nhiều trong suốt bảy năm theo học trường NQ, vui buồn lẫn lộn, trong lớp học cũng như ngoài sân trường. Đọc lại những bài viết về trường NQ trong đặc san NQ 2003 càng làm cho chúng tôi nhớ đến mái trường xưa.

Về cô thầy, tôi còn nhớ rõ có một vài kỷ niệm với cô Vương Chân Phương và thầy Dương Hồng Duyệt.

Cô Phương là giáo sư Việt Văn. Thân phụ cô là ông Vương Hồng Sển. Lúc dạy chúng tôi, cô Phương chưa lập gia đình. Trong cuốn tập học Việt Văn của tôi, ở trang đầu tiên, tôi viết tên môn học: Việt Văn, hàng dưới là tên của Giáo Sư. Nhưng thay vì viết trọn họ và tên Vương Chân Phương, tôi lại “cố ý” viết là Châu Phương, với chữ “n” và “u” có vẻ “gian dối” dễ gây ngộ nhận cho người đọc, có thể là Chân Phương hoặc Châu Phương? Tôi còn nhớ rõ , có lần tôi đem cuốn tập lên trình cô, cô mở ra ngay trang đầu, và má cô bỗng nhiên đỏ bừng. Không chừng cô đã biết được ý tưởng “đen tối” của tôi ? Xin lỗi cô Phương đã nhắc lại kỷ niệm này. Có lẽ lúc đó, tôi muốn chọc phá cô hơn là “tình học trò và cô giáo”!

Còn thầy Dương Hồng Duyệt, thầy là cháu ruột của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Theo lời thầy thì bản nhạc “Đường Chiều” (rất nổi tiếng thời đó), mặc dù tên tác giả là Hồng Duyệt nhưng thật ra là sáng tác của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Thầy Duyệt dạy chúng tôi môn Toán. Lúc đó, tôi chọn ban A. Tôi được may mắn là học sinh xuất sắc nhất về môn Toán, luôn luôn đứng đầu lớp về bài tập cũng như bài thi. Gần cuối khóa học, thầy gọi tôi lên và nói riêng với tôi: Tôi nhận thấy anh rất giỏi về Toán, đề nghị anh xin chuyển qua ban B, có tương lai hơn”. Theo lời khuyên của thầy, tôi xin chuyển qua Đệ Nhị B và rồi Đệ Nhất B. Có lẽ nhờ vậy mà sau nầy, tôi không bị trở ngại khi bị động viên và nộp đơn tình nguyện gia nhập binh chủng Hải Quân. Cám ơn thầy Duyệt, kỷ niệm này tôi không bao gìờ quên.

Trở về hiện tại, trong dịp đến tham dự tiệc họp mặt Tân Niên của CHSNQ Bắc Cali, hồi đầu năm 2004 tại Santa Clara, tôi có nói chuyện với anh Phan Kim Phẩm thì được biết trường NQ có trang nhà nhưng chưa phát triển, hiện tại chỉ có trang Phố Rùm. Tôi đưa đề nghị tình nguyện giúp phát triển trang CHSNQ Hải Ngoại. Phẩm mừng quá, sau đó giới thiệu tôi đến quý anh Tô Anh Tuấn và Phạm Luyến ở dưới Nam Cali.

Anh Phạm Luyến cũng là CHSNQ. Anh đang làm website chuyên nghiệp. Mặc dù quá bận rộn với công việc, nhưng anh Luyến cũng đã cố gắng thực hiện dùm trang mở đầu cho trường NQ trong server của công ty anh: www.vnvn.net. Anh Luyến cũng chính là người ủng hộ và tài trợ tất cả chi phí của trang Web chúng ta. Cám ơn anh Luyến rất nhiều.

Còn anh Tô Anh Tuấn thì chắc không xa lạ với chúng ta. Anh và rất nhiều anh chị em CHSNQ Nam Cali, cũng như quý thầy cô và thân hữu đã tốn rất nhiều công sức tổ chức những sinh hoạt cho Hội Ái Hữu CHSNQ Hải Ngoại ở Nam Cali. Và đặc biệt đã thực hiện và phát hành Đặc San NQ 2003 năm rồi. Công tác hiện tại của quý anh chị là thực hiện tờ Kỷ Yếu NQ 2004 mà anh Tuấn là người “đứng mũi chịu sào”. Xin được hoan hô tinh thần “Ngô Quyền” vô vị lợi của anh Tô Anh Tuấn.

Về trang nhà CHS Ngô Quyền BH, mái nhà chung của chúng ta có rất nhiều dự định phong phú nhưng thiếu người góp sức nên hiện tại chỉ mới có trang Phố Rùm và trang CHSNQ Hải Ngoại là tạm hoàn tất bước đầu.

Trang Phố Rùm (forum) do anh Luyến thiết lập. Ðây là một chương trình đặc biệt thật tiện ích cho chúng ta. Tại Phố Rùm, quý Thầy Cô và tất cả các bạn có thể tha hồ tâm sự, tự mình post những ý kiến xây dựng, tự mình sửa chữa, xóa bỏ hay thêm bớt ý kiến của mình, lại còn có thể đổi màu, chữ lớn nhỏ, cả bỏ dấu tiếng Việt nữa. Và hơn hết là tự mình lâp một chủ đề mới để nhiều người cùng vào góp ý. Đây đúng là một sân chơi hứa hẹn nhiều hào hứng. Ở đây trăm hoa đua nở, nó hoàn toàn tùy thuộc vào sáng kiến độc đáo của bạn để thu hút nhiều người cùng tham gia vào Phố Rùm do chính bạn thiết lập. Ai ai cũng có thể đọc tất cả những gì đã viết trong Phố Rùm, nhưng muốn viết thì phải đăng ký, sau khi đăng ký bạn hãy mở điện thư (e-mail) của mình để theo hướng dẫn mà hoàn tất thủ tục đăng ký. Trang Phố Rùm hiện rất cần nhiều ý kiến xây dựng và tiếp tay quản lý của các bạn.

Còn trang CHSNQ Hải Ngoại, hiện nay bước đầu chúng tôi cũng đã thiết lâp các phần căn bản phản ảnh các hoạt động của hội Ái Hữu CHSNQ Hải Ngoại, cùng các bản tin sinh hoạt, thông báo, chung vui, chia buồn, cảm tạ, v.v… Ngoài ra chúng tôi cũng đang cố gắng để đưa Đặc San Ngô Quyền 2003 cùng Kỷ Yếu 2004 lên mạng để bạn bè khắp nơi trên thế giới có điều kiện cùng xem.

Để hoạt động tương trợ, tương tế của Hội được nhanh chóng, hữu hiệu, xin quý thầy cô và các bạn đăng ký địa chỉ điện thư trên trang nhà CHSNQ của chúng ta để Ban Điều Hành kịp thời gửi các thông tin đến thầy cô và các bạn. Trong trường hợp chưa có điện thư, xin vui lòng ghi tên họ, những địa chỉ điện thư là của thân nhân hay bạn bè để nhờ chuyển. Cùng giúp kiện toàn được danh sách điện thư này là giúp Hội có điều kiện hoạt động hữu hiệu.

Mái nhà chung của chúng ta hiện có nhiều trang còn bỏ trống, chúng tôi rất cần sự tiếp tay của quý anh chị em CHSNQ quốc nội cũng như hải ngoại, để đảm trách các trang: trang CHSNQ Quốc Nội, trang dành cho Trường và các học sinh NQ hiện tại, trang Nhạc học trò, trang Hình ảnh học trò v.v… và nhiều trang khác mà chính bạn đề nghị và tự đảm trách để cho trang Web của chúng ta ngày thêm phong phú.

Xin liện lạc với chúng tôi qua điện thư: ngoquyenbh@yahoo.com.

Địa chỉ trang nhà CHSNQ: www.ngo-quyen.org

Chúng tôi cũng rất hân hoan đón nhận mọi ý kiến, đề nghị xây dựng của quý thầy cô, quý bạn CHSNQ và quý thân hữu để trang nhà càng ngày càng phong phú và hoàn hảo hơn.

 

Trân trọng kính chào.

 

 ChsNQ Lê Văn Châu

 04/2004

03 Tháng Ba 2009(Xem: 72356)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 66006)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64143)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 53793)
Em nhớ mãi chuyện của chúng mình,   Ban đầu chỉ biết có làm thinh.   Trời mưa hai đứa cùng gặp gỡ,   Dưới mái trường yêu cộng với tình.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 56507)
Thân tặng các bạn chs NgôQuyền   và đặc biệt cho các bạn cùng lớp Đệ Nhất B1(1971) hiện đang ở Nam Cali:   Phan Thị Ngọc Quỳnh, Nguyễn Hữu Dũng, Huỳnh Văn Tùng, Phạm Lê Việt Quốc, Bạch Thu...
02 Tháng Ba 2009(Xem: 50054)
Ai về ghé giúp thăm Ngô Quyền cũ Nhắn nhủ bạn bè có kẻ hoài mong
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65586)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62493)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 72017)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65510)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 63669)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
02 Tháng Ba 2009(Xem: 54087)
  Bỗng nhiên một tiếng nổ vang Thế rồi “con ấy” nhẹ nhàng bay ra Bèn đặt tên nó: “E-va” Còn gọi “con gái” hay là “cô”, “em”.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 51376)
    Kính gửi thầy Nguyễn Thế Văn mà học trò của nhóm tứ Hai 1964 thường gọi thầy là Má Văn, ngẫu hứng từ lời nói của thầy trong đêm họp mặt 31/12/2003. Vào đêm ấy, thầy có bảo chúng con là không nên làm văn sĩ vì có nhiều lý do. Lời thầy dạy rất đúng vì “Đời không như mộng mơ, nên đời thường giết chết mộng mơ”. Nhưng chúng con cũng phải mơ để thấy cái đẹp, cái trong sáng, nên thơ, để tâm hồn chúng con trong một khoảnh khắc nào đó sẽ mềm mại hơn, tươi mát hơn, nhẹ nhàng và bay bổng.
27 Tháng Hai 2009(Xem: 14568)
  Những tưởng họp lâu thế thì ai cũng mệt mỏi, nhưng không, càng trễ lại càng vui hơn mới lạ chứ!
25 Tháng Hai 2009(Xem: 56374)
Xin em sợi tóc thật dài Để anh cột giữ tháng ngày yêu đương