Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đặng Thị Trí - MỘT CHÚT HỒI TƯỞNG

28 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 64558)
GS. Đặng Thị Trí - MỘT CHÚT HỒI TƯỞNG

 

MỘT CHÚT HỒI TƯỞNG

 

 

co_tri-content

Gs Đặng Thị Trí


  

 

 

Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu…

 

Mấy chục năm qua rồi tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến trình diện để dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Trường lúc đó đang xây dựng, một số lớp đã hoàn tất, một số lớp còn phải học nhờ ở trường Nữ Công Gia Chánh. Trường chưa có đủ giáo sư, nên có một số giáo viên kỳ cựu được đưa lên dạy trung học. Năm ấy, 1959, Bộ Giáo Dục đưa về 16 nhà giáo: 6 tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm một năm và 10 tốt nghiệp Quốc Gia Sư Phạm ba năm trong đó có tôi. Vì về đông như vậy nên số giờ không đủ phân chia cho mọi người (18 giờ/tuần) và cũng vì lẽ đó mà ngày đầu tiên đến trường để nhận thời khóa biểu, tôi đã nghe có người nói “tôi không có bằng cấp nhưng tôi có mấy chục năm kinh nghiệm”. Thật ngỡ ngàng nhưng đó cũng là động lực thúc đẩy tôi vươn lên vì tôi không muốn tranh chấp với danh xưng và công viêc. Tôi muốn phải được công nhận một cách đương nhiên không bàn cãi. Rồi thời gian qua nhanh, các học sinh của tôi có đứa thật dễ thương, ngây thơ, có đứa cũng thật ngỗ ngáo! Tôi, khi thì dịu dàng, khi thì nghiêm khắc nhưng nói chung chỉ muốn các học sinh của tôi đạt được kết quả tốt trong kiến thức và hạnh kiểm. Phụ huynh ở đây đã kết hợp tốt với nhà trường để dạy dỗ các học sinh. Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu vì đối tượng của tôi bây giờ là học sinh chứ không phải là sự tranh chấp của người lớn.

Sau 1975, vài năm đầu tôi cũng có cơ hội dạy những học sinh đã được theo học từ các trường công lập cũ hoặc các trường của nhà dòng. Tôi cũng không còn được dạy Việt Văn như xưa, có lẽ vì vậy mà giữa học sinh và tôi thiếu vắng đi sự đồng cảm. Tôi trở nên dễ nóng giận và sẵn sàng phản ứng mạnh khi cảm thấy mình bị xúc phạm. Tôi đã tát học sinh và rất may là tôi chưa hề bị kiểm điểm!

Dù không còn thấy hứng thú như xưa nhưng khi không được dạy học nữa (note: tôi chữa lời văn cho gọn hơn) vì lý do xuất cảnh, tôi vẫn có cảm giác như mình đã bị mất mát. Tôi đi, đứng, làm việc một cách vô hồn, phải lâu lắm mới trở lại bình thường. Vì vậy, khi sang Mỹ, tôi vẫn có ý định học để trở lại nghề giáo. Tôi không có nhiều cơ hội vì tôi muốn các con tôi không quá bận tâm vì sinh kế mà khó khăn trong việc học nên sau khi hiểu rõ những điều phải hội đủ để trở thành nhà giáo, tôi rời trường và bắt đầu sống và làm việc như mọi người.

Đã hơn 14 năm sống trên đất Mỹ, tôi sắp được về hưu theo tiêu chuẩn của chính phủ Mỹ. Trải qua những khó khăn, tranh đấu với người, với mình, tôi chưa bao giờ lùi bước nhưng cũng chưa bao giờ quên phương châm “không hại người nhưng cũng không để người hại mình”. Giờ đây, tôi có thể “plan” để vui sống.

Ít dòng tâm sự với các học sinh nhỏ bé của tôi ngày nào mà ngày nay đã có quá nhiều kinh nghiệm sống. Chúc các em thành công trên mọi mặt.


(Trích trong Kỷ Yếu NGÔ QUYỀN 2004)

25 Tháng Hai 2009(Xem: 63795)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68322)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
25 Tháng Hai 2009(Xem: 51707)
  Thơ vẽ như tranh, âm nghe như nhạc             . Thy Ân làm thơ hay như anh ca, anh hát trong những buổi họp mặt tiếng thơ với bút hiệu "Sư Thân Nguyên" làm mê mẩn hồn người.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32806)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 54154)
  Tiến về nội, thối về ngoại. Quê ngoại lúc nào cũng gợi nhớ hình ảnh êm đềm, bao bọc của mẹ hiền. Tôi xin ghi lại bài thơ "Nắng quê ngoại" để tặng các bạn gốc gác Biên Hòa hay có dây nhợ với Tân Uyên
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68007)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 54188)
Lưu bút ngày xưa mỗi độ hè, Chuyền tay từng đứa, lòng sắt se.  
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80359)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72874)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35425)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
24 Tháng Hai 2009(Xem: 66877)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81560)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76760)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63107)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76718)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?