Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Góp Nhặt - Vui Buồn Trang Báo Cũ.

02 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 64237)
Người Góp Nhặt - Vui Buồn Trang Báo Cũ.

blank

 

VUI BUỒN TRANG BÁO CŨ

 

Tặng ảnh, viết lưu bút ngày xanh, làm bích báo, ra đặc san... là những sinh hoạt đặc trưng, ngộ nghĩnh và dễ thương của tuổi học trò. Giờ đây, từ những vần thơ ngây ngô sau bức ảnh nhoẹt nhòe tình cờ tìm thấy trong đáy tủ, thí dụ “thương nhau mới tặng ảnh này, ghét nhau ai tặng ảnh này làm chi, dù cho ảnh có phai đi, xin đừng xé bỏ đau lòng bạn thân”, cho tới những trang báo đầy những tình cảm đầu đời, lan man mà say đắm, vơ vẩn mà nhiệt cuồng, hay những dòng tạp văn phảng phất không khí sân trường lớp học ngày xưa, vân vân, tất cả đều có một tác dụng diệu kỳ là làm lòng ta ấm lại, dù đó đây ngổn ngang bao vui buồn lẫn lộn - có trận cười sảng khoái và có cả giọt lệ ngậm ngùi.

Trong tinh thần đó, “Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học. (Người Góp Nhặt)

*

PHÁC HỌA VƯƠNG QUỐC 12A1

Địa Thế:

Nằm cuối bao lơn trông ra Trần Thượng Xuyên, vương quốc 12A1 là một quốc gia cỡ bỏ túi. Khí hậu thuộc Châu Á gió mùa, quanh năm mát mẻ trong lành nhờ “gió mậu dịch” từ ga thổi đến. Núi non rừng rậm không đáng kể, tuy nhiên, nhờ địa thế thuận lợi, 12A1 đã trở thành một hậu cứ bảo đảm của thế giới tự do vốn chẳng ưa thông lệ chào cờ của nhân loại.

Kinh Tế:

Đặc biệt hoạt động mạnh vào giờ âm vì toàn là nữ công dân. Kỹ nghệ phóng thanh nhiều hứa hẹn. Nhập cảng: cóc, ổi, mía, đậu phọng, khoai mì, kẹo... Xuất cảng: giấy gói muối, vỏ đậu phọng, xác mía, hột me...

Nhân Văn:

Với dân số khiêm nhường, 57 đầu người, thuộc chủng tộc tóc kẹp, vương quốc 12A1 đã là nơi xuất thân của hầu hết vĩ nhân thế giới. Tuy nhiên, với “máu đa sát”, ưa tuyên chiến “bất tử” của họ, chúng ta nên nhân đạo tối đa mà giới thiệu những nhân vật lừng danh này theo thứ tự alphabet để tránh một cuộc nội chiến thảm khốc “tỉ muội tương tàn”.

- Ngọc Ánh: mỹ hiệu “Ông Tây”, giám đốc công ty sản xuất bưởi cho toàn xứ.

- Phạm Ba: tức “Mợ Ba nhà ga”, người đẹp dư công thức.

- Dương Ba: oai và hiền như một “Papa sắp nhỏ” chính cống.

- Nguyễn Có: thuộc dân xóm dưới nhưng ngoan ra phết.

- Kim Cúc: tự “Cúc lùn”, cầu thủ Tân Vạn, một phó tổng trưởng bộ thể thao du hí rất chịu chơi.

- Thu Cúc: hỗn danh “Cúc lục lạp”, có vẻ con nhà “nữ công da chó”.

- Kim Cương: từng làm sóng gió trên màn bạc nhưng chưa khóc lần nào trong vương quốc.

 

blank

..........

Sinh Hoạt:

Hầu hết các nữ công dân, nhờ trực giác bén nhạy, ai cũng đoán hiểu một điều bi thảm nhất của quốc gia: vương quốc sắp bị giải tán! Vì vậy, tất cả cùng đồng tâm nhất trí... vui chơi, tạo cơ hội sống bên nhau để sau này an lòng... về bên kia thế giới. Trong tinh thần đó, “Ngày Vũng Tàu” được thực hiện với sự đỡ đầu của những nhân vật quan trọng tận mẫu quốc như Tiểu Vương Phùng Thái Toàn, Đức Ngài Vũ Khánh Thành, Đức Ngài Hà Tường Cát, v.v...

Vượt bao chông gai thử thách lâm ly, một buổi sáng mùa đông, 23 tháng 12 năm 72, chiếc xe của đoàn du mục đã phon phon nuốt trửng 100 cây số đường dài, mang theo những tiếng hát chứa chan niềm vui sống, những giọng cười đầy ắp thân tình và để lại cho mỗi người nhiều mẩu chuyện khó quên. Thí dụ như:

- Đức Ngài Vũ Khánh Thành, trên chuyến đi đã trở thành một “thí sinh ưu tú” của chương trình Đố Vui Để Học; thí sinh tỏ ra thật xuất sắc đến nỗi có nhiều câu đã... trả lời trước khi giám khảo hỏi.

- Đức Ngài Hà Tường Cát, chuyên viên du ca, đã bắt giọng cho cả đoàn như thế này: “Em nhớ thương ai, đôi con mắt ố mấy lim dim... Con mắt lim dim chứ không phải cái miệng lim dim nhé mấy cô. Nào! Tết Trung Thu dắt bồ đi chơi, em dắt bồ đi khắp phố phường...”

- Nữ tướng Như Mai, một nữ chính khách của mẫu quốc tháp tùng theo đoàn như khách danh dự, đã phán một câu xanh rờn: “Xe của mấy em nhứt Cấp!” (Xin hiểu là “Xe độc đáo số một ở Vũng Tàu (Cấp)” chứ đừng nói lái nghe quốc dân đồng bào!)

Đặc biệt, Tiểu Vương Phùng Thái Toàn, người chính thức đỡ đầu cho Vương Quốc 12A1, trong những ngày chộn rộn chuẩn bị lên đường, đã thành khẩn tuyên bố: “Tôi ráng ăn chay ngày đó cho mấy cô đi “thuận buồm xuôi mái”!” Lúc đang trên đường đi thì Tiểu Vương chỉ còn nước lắc đầu thú nhận “Thôi, tôi chào thua lớp nầy rồi!” và khi phái đoàn bình yên trở về thì Tiểu Vương mới thở phào: “Một chăm phần chăm!”

Người Góp Nhặt

(Dâng lên hương hồn cố giáo sư Phùng Thái Toàn)

17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75561)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162266)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84608)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18542)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77722)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69726)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88339)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72476)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 66116)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65692)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65185)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65633)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
27 Tháng Hai 2009(Xem: 14581)
  Những tưởng họp lâu thế thì ai cũng mệt mỏi, nhưng không, càng trễ lại càng vui hơn mới lạ chứ!
25 Tháng Hai 2009(Xem: 63940)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68524)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!