Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Thị Nguyệt Thu - Tâm Tư Của Người Đi Dự Họp Bạn Ngô Quyền.

03 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 39517)
GS Trần Thị Nguyệt Thu - Tâm Tư Của Người Đi Dự Họp Bạn Ngô Quyền.

 

TÂM TƯ CỦA NGƯỜI ĐI DỰ CUỘC HỌP BẠN NGÔ QUYỀN.

                               

                                                GS TRẦN THỊ NGUYỆT THU

 

 

Cô ơi! xuống đây với các em.

 

Lúc này, tuần nào tôi cũng được điện thoại các em gọi tôi đi xuống Ca. dự cuộc họp mặt kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Ngô Quyền.

 

Tôi thuộc hạng người không thích di chuyển. Ở đâu, tôi cắm dùi ở đó. Xứ này, di chuyển bằng đường hàng không là một cực hình. Không kể chầu chực hàng giờ ở phi trường, đôi khi còn bị “đình trệ” hay “hủy bỏ.”

 

Nhưng sau cuộc điện đàm với các em, kỷ niệm bừng dậy trong tâm hồn tôi. Mười ba năm, tôi sống với “lũ” xếp hạng thứ 3 sau quỷ và ma. Thành thật mà nói, đôi khi các em ngoan ngoãn, dễ thương hơn thiên thần. Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.

 

Tôi còn nhớ:

Trước khi vào lớp, gặp chuyện bực dọc, nhìn nét mặt tôi, các em biết ngay và thì thầm:”Chúng mày coi chừng, hôm nay bọn mình bị “tố khổ.” Đôi khi, tôi cho bài toán làm trong giờ học. Từ trên nhìn xuống, tôi thấy các em chăm chỉ, nhíu mày, cố gắng tìm giải đáp. Lúc ấy, tôi cảm thấy thương các em vô cùng. Tôi muốn ôm hết các em vào lòng mà thầm nhủ:”Bài này hơi khó với các em.” Chỉ dám nghĩ như vậy, nhưng đâu có dại khờ mà thốt.

 

Tôi còn nhớ:

Chúng mình ngồi ở bờ sông. Tôi lắng nghe tâm tư khắc khoải, lo âu của các em. Đôi khi tôi nhận thư các em từ quân trường hay các quân khu. Đọc thư các em, tôi không biết mình đã khóc hồi nào.

 

Vâng, thưa các em, tôi sẽ xuống.

Tôi đi tìm kỷ niệm ngày nào. Tôi nhớ các em, và tôi cần tình thương các em.

 

 

 

25 Tháng Hai 2009(Xem: 68518)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 33075)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68115)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35533)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
24 Tháng Hai 2009(Xem: 67011)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63192)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70228)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70073)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 72001)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24509)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35681)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 41156)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47380)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37991)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40583)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.