Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh -TRÊN HAI CHUYẾN ĐI VỀ

18 Tháng Bảy 201411:48 CH(Xem: 23376)
Nguyễn Hữu Hạnh -TRÊN HAI CHUYẾN ĐI VỀ



TRÊN HAI CHUYẾN ĐI VỀ

chuyen xe

Về lại trường xưa với Thầy Cô Bạn bè

Về lại bên nhau tay nắm tay reo mừng

Tiếng gọi của trường xưa vẫn nhen nhúm âm ỉ, vươn lên trong lòng Thầy Cô hòa chung những tâm tư và ước nguyện của những đứa học trò ngày nào. Từ Việt Nam, Chicago, Oaklahoma, Philadephia, Georgia, Seattle, Sacramento, Riverside, San Diego, các bạn đã đến cùng Thầy Cô và chúng tôi cùng đi trên chuyến xe đường dài từ Nam lên Bắc California để cùng chung vui ngày họp mặt Ngô Quyền.

Đã xa rồi một thời áo trắng, nhưng trường xưa trong nỗi nhớ được nhắc nhớ vẫn không sao tránh được ngậm ngùi. Giờ nầy còn gần nhau được chia sẻ những tâm tình qua ánh mắt nụ cười là cả niềm hạnh phúc. Phải chi xe bus được nối dài thêm đủ chuyên chở 72 Thầy trò là có được niềm vui trọn vẹn. (Vì lần nầy số lượng ghi danh ngoài dự định nên ban tổ chức phải tăng cường thêm một xe 15 chỗ ngồi.) Đông vui những cũng là một điều đáng tiếc.

Từng nhiều năm qua những lần họp mặt Ngô Quyền nếu ai chưa một lần ngồi trên xe bus như là mất đi niềm vui của một phần đời. Vì mỗi lần đi, theo cô Hoàng Minh Nguyệt là cô được trẻ ra 10 tuổi, ai ai đã từng tham gia hay đi lần đầu cũng đi đều mong muốn được ngồi trên xe bus, như được thể hiện qua niềm vui may mắn được đi trong giờ thứ 25 của anh chị Nguyễn Chánh Nghĩa - Ngọc Mai.

Được sự tin tưởng của ban tổ chức, tôi đã cố gắng làm tròn vai trò của mình trên hai chuyến đi về. Nếu không có sự đóng góp của quý Thầy Cô, quý anh chị và các bạn, tôi cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Freeway 5 sau ngày lễ, lưu lượng xe cộ không đông, xe bus đã bỏ lại vùng phố thị xuyên qua đồi núi chập chùng. Tiếng động cơ êm êm nhưng không thể đưa mọi người trên xe đi vào giấc ngủ vì những câu chuyện cười qua tài diễn xuất linh hoạt của anh Trầm Hữu Tình, Tống văn Hỏ, Lê Bình An, Trần văn Châu. Những tâm tình ngắn gọn của Thầy Hoàng Phùng Võ, Thầy Mai Kiến Phúc, Cô Đặng Thí Trí, cô Bùi Thị Ngọc Lan vẫn là những ánh đuốc soi đường được mọi người ghi nhớ.
Bên cạnh những cảm xúc lần đầu và rất thực của chị Nguyễn Thị Thêm, chị Nguyễn Ngọc Hạnh, bỡ ngỡ làm quen với chị Kim Thi từ Oaklahoma, cùng người đàn anh hiền từ Huỳnh văn Thôi từ Georgia và những người em phương xa Ngọc Sương từ Chicago, Chu Thúy Loan từ Việt Nam. (Chu Thúy Loan cũng đã ủng hộ gây quỹ NQ qua món quà đầu giá của anh Tống văn Hỏ và được Huỳnh Hữu Thọ tặng lại).

Được đến trong đêm đại hội với tôi là cả niềm hạnh phúc, gặp lại thầy Nguyễn Thất Hiệp dạy lớp toán tam B2 (67-68), thầy Phạm Ngọc Quýnh dạy việt văn tứ 4 (66-67), thầy Bùi Đức Lương dạy Toán Nhị B2 (68-69). Riêng cô Bùi Thị Ngọc Lan dạy Việt Văn thất 4 (63-64) từ Nam California, tôi phải hướng dẫn người bạn cũ cùng lớp Mai văn Chín đến chào cô. Mừng cho Thầy Hiệp và Thầy Quýnh vẫn còn sức khỏe, nhưng khi nắm bàn tay dìu Thầy Phan Thanh Hoài tôi cảm có sự vui buồn lẫn lộn trong nỗi lo, vì chuyến đi nầy ban tổ chức phải cố gắng thuyết phục với gia đình Thầy, lý do những người con của Thầy Hoài không muốn ba mình đi xa trong điều kiện sức khỏe không tốt. Cám ơn ơn trên giữ gìn sức khỏe của Thầy để có một niềm vui.

party96
Ngoài dịp cụng ly với người thân trong gia đình, tôi còn dịp đến chào hỏi bà Út Lý để xưng hô lại 2 tiếng “má Út“ thân thương ngày nào, gặp lại chị Hương của xe đò Liên Hiệp một thời chung xóm Lò Heo muôn thuở khó quên, bất ngờ gặp lại cô em Ngô Quyền Hoàng Mai từ một nơi xa, anh chị Tám -Hiền từ Sacramento luôn dành cho đàn em sự thương mến, cùng nhắc nhở những kỷ niệm một thời Biên Hòa sau 1975. Đỗ Đình Tâm thằng bạn cùng lớp 7 năm với tôi và Nguyễn Thành Long. Thằng bạn Trang Tấn Hưng giới thiệu đàn em khóa 9 Phạm Công Hoàng và phu nhân, cô Thanh Phương người đã thực hiệu audio bài viết của tôi được nhiều người biết đến và được cô ưu ái giới thiệu cho hai bậc sinh thành ''anh Hạnh anh trai Biên Hòa đây”. Rồi thằng bạn chí tình Hoàng Duy Liệu cùng các đàn em Nông Lâm Súc, lại được qua một đêm cùng người anh tinh thần Trần Kiêu Bạc, anh chắc an tâm vì khi trở về Sacramento không còn phảng phất mùi hương nhưng lại là mùi men của thằng em dung dị luôn dễ thương.

Còn nhiều người thân quen nữa khi xem lại hình ảnh mới biết thiếu sót không được tay nắm bàn tay với đàn em Bùi Đức Tùng. Xa hơn tôi vẫn còn nhiều bạn Ngô Quyền tại San José chỉ tiếc là các bạn không đến. Ngày họp mặt Ngô Quyền chan hòa tình cảm như thế làm sao bỏ lỡ…

Xin được cám ơn ban nhạc đã hết mình đến giờ phút cuối dành cho Nam Cali vui chơi quậy phá vì cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ.

Tình cảm tốt đẹp dành cho ban tổ chức anh Huỳnh Quan Minh, chị Bùi Thị Hảo v.v... Không quên tình đồng môn, tình chiến hữu của anh Trương Kiến Xương và Lê Văn Tới đã đến tâm tình từng bàn, tiễn đưa và chúc Thầy Cô và các bạn thượng lộ bình an cũng đủ “Thật Lòng Với Trường Xưa”.

party124

Chào bình minh San José, giã biệt Crown Hotel Plaza, sau một đêm vui chơi với đàn anh và bạn bè hơn 2 giờ sáng, vẫn còn giữ được tiếng nói nụ cười chỉ mong mang sự cảm thông trong tình cảm chân thật nhất. Cám ơn sự hy sinh của các anh Võ Hà Phi, Nguyễn Đức Trí và các bạn Mai Trọng Ngãi, Ma Thị Ngọc Huệ, Võ Thị Ngọc Dung, và Nguyễn văn Hiệt trụ lại hoặc chuyển qua xe nhỏ. Để Thầy Phan Thanh Hoài và các bạn từ phương xa có cơ hội chung vui trên xe bus. Vì tất cả mọi người đều hứa hẹn vui chơi xả láng và “vùng lên". Hai người bạn trẻ Phạm Hiếu và Tuyết Hương từ Nam Cali, không đi theo đoàn xe đã chu đáo chăm lo thức ăn cho hai chuyến đi về.

Anh chị Đỗ Hữu Phương và Loan đã vùng lên với những câu chuyện đời thường những kỷ niệm về tình yêu lứa đôi, trong yêu thương cũng có tranh cải, Luật Sư Lê Bình An lại có việc làm. Rể Ngô Quyền, Nguyễn Cường Thịnh sau một đêm uống thuốc liều hô hào phái đàn ông “Vùng lên” nhưng bị kéo xuống. Câu chuyện ma có thật của Cao Thị Chung, bài thơ viết vội của chị Nguyễn Thị Thêm những đã chuyên chở hết tình cảm của mình, Ma Thành Tâm thành '' Ma Thành Quỷ'' với câu chuyện “Lồng Chim”, Anh Trầm Hữu Tình và anh Tống Văn Hỏ càng lúc càng sôi động, anh Trần văn Châu bài nào cũng hay từ Chuyện 3 người đến Ăn Rau, Ăn Chay. Những bài vọng cổ với Cao Thị Chung, Hữu Hạnh và Tống văn Hỏ. Nhạc thính phòng với Mia Mỹ và Doctor Mai. Một chút nhẹ nhàng với ”tình khúc cho em” với chị Lương Thị sao, anh chị Lê Bình An, chị Ngọc Hạnh, chị Hoàng sĩ Cư, cô Hoàng Minh Nguyệt. Những tâm tình cảm động không kìm được nước mắt của chị Tuyết LinDa, Nguyễn thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc, Trần Thị Bạch Tuyết, Mai Thị Kim Hoa. v.v... Đặc biệt tâm tình tri ơn thầy cô của người bạn trẻ Thanh Lam. Hầu hết tất cả mọi người trên xe đều có dịp nói lên tâm tình và cảm nghĩ của mình kể cả anh Nguyễn văn Tân là người hiền nhất. Những người rể Ngô Quyền mong muốn sau nầy là con chớ không là rể và hứa hẹn luôn tham gia trong những lần họp mặt tới có Đặng văn Út, Trần Xuân, Vương Đình Điềm, Huỳnh Kiệt. Không thể không nhắc nhở các cô cựu học sinh Ngô Quyền luôn dốc lòng đóng góp âm thầm cho trường xưa Nguyễn Tất Ứng, Nguyễn Kim Huê, Trương lê Minh Phương, Mỹ Lộc, Mai, Dung, Thúy, Nguyễn thị Hồi và các thân hữu chị Tư Hường, Chị Thanh Trúc và chị Ngọc Mai, người em lần đầu Ngọc Sương và không quên người ồn ào gây máu lửa Nga FrooK.

Một chút thinh lặng, anh Tô Anh Tuấn nói về ý chí vững mạnh của thầy Nguyễn Xuân Hoàng trong lần viếng thăm mới nhất với một số Thầy trò NQ trước giờ họp mặt chiều thứ Bảy vừa qua. Chữ “ngộ” được gắn liền với cõi đời tạm bợ, Tuấn giới thiệu bài thơ “Quét Lá“ được chị Nguyễn Thị Hiền diễn đọc và bản nhạc được anh Trần Văn Châu trình bày như nhắn nhủ mọi người biết mình từ đâu và tìm chốn để quay về…

Sau cùng là phần cảm tưởng về tình cảm Ngô Quyền của Chu Thúy Loan từ Việt Nam.

Nhận xét của Thầy Mai Kiến Phúc “ Ngày xưa tôi là Thầy các em, ngày nay các em là Thầy tôi”

Lời cám ơn của Thầy Hoàng Phùng Võ dành cho ban tổ chức và Western Insurance của Phạm Hiếu và Tuyết Hương.

“Ngô Quyền ơ!! Qua bao nhiêu năm vẫn xanh màu kỷ niệm
Ngô Quyền ơi! Qua bao nhiêu năm tình nghĩa vẫn đong đầy”

Tình nghĩa vẫn đong đầy và kỷ niệm vẫn còn xanh, chắc chắn luôn bền vững và bồi đắp cho mái trường xưa, cho thế hệ mai sau. Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.

NGUYỄN HỮU HẠNH


Phụ Đính



24 Tháng Hai 2009(Xem: 32843)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68041)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35447)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
24 Tháng Hai 2009(Xem: 66909)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63137)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70162)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70005)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 71913)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24448)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35497)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 41002)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47251)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37881)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40420)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39219)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa