Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nghiêm Thái Bình - CHUYỆN XA XƯA EM TÔI

13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 30265)
Nghiêm Thái Bình - CHUYỆN XA XƯA EM TÔI

 

CHUYỆN XA XƯA EM TÔI


em_toi-large

 

 Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi. Tuy là em kế nhưng chú thua tuổi tôi nhiều, nếu tính cặn kẽ chi tiết cả tháng luôn ngày, cũng xấp xỉ con số 5.

 Tôi còn nhớ, lúc chú chưa đủ năm, mẹ tôi cứ phải hát hò, hát ru suốt, chú mới chịu nằm yên. Hôm nào bà muốn làm việc khác, định buông chú ta ra tí xíu, việc trước tiên là quay qua chỉnh âm thanh chiếc radio sao cho vừa đủ đến tai chú, mà chỉ nhạc êm dịu mới chịu. Có vậy mới dám bỏ mặc chú nằm gọn lỏn trong chiếc võng bé tí nị, khỏi cần đu đưa, chú cũng tự mút tay lim dim mơ màng. Nhớ lại thấy thương bà, chuyện đâu đơn giản, mỗi lần bật volume xong, Mẹ tôi phải chờ cái radio cũ kỹ chạy bằng điện, vỏ ngoài nhựa trắng đã bạc màu, đặt trên đầu tủ gỗ đựng chén bát đĩa kiểu, đợi thật lâu cho nóng bóng đèn điện tử bên trong một hồi, mới khoọt khà, khoọt khẹt phát thành tiếng . Hôm nào mà chưa dò được đài có nhạc, chú ta giẫy dụa khóc thét lên, tội nghiệp bà cụ, lại phải cúi xuống vỗ vỗ và tiếp tục... ầu ơ! Thỉnh thoảng chú lại làm mình làm mẩy, không thèm nghe nhạc radio nữa chứ! Mẹ tôi lại phải bỏ công dở việc đang làm, đến gần võng, ngân nga một hồi lấy lòng chú, mới xong chuyện. Kể vậy để thấy âm nhạc đã ăn sâu vào trái tim non nớt của chú, chắc chả phải từ lúc nằm nôi, mà có lẽ mãi tận từ thuở chú mới tượng hình.

 Lúc tàn cuộc chiến chinh, tù tội xong tôi trở về nhà, em tôi đã trở thành anh chàng thanh niên cao ráo, mặt mũi cũng khôi ngô, "bảnh toỏng" ra phết. Hình ảnh đậm nét nhất trong tôi là cái dáng chú tối tối ở trần, quần xà-lỏn, tóc dợn sóng lăn quăn dài chấm ót, bắc chiếc ghế nhựa thấp tè, ôm đàn dựa cột tường cổng nhà, vừa đàn vừa nghêu ngao những bản tình ca. Tôi mới vừa được sổ lồng, như con chim sợ cả cành cây cong, dặn dò chú hát bài nhạc nào xanh vàng, khe khẽ nho nhỏ thôi, chú cũng biết nghe lời nên thường là đàn nhiều hơn hát . Được một cái, con đường nhựa trước nhà tôi tương đối vắng vẻ ít bóng người, bóng xe qua lại, bớt lo lo, gió sông thổi qua hiu hiu mát mẻ, nên hầu như tối nào chú cũng "biểu diễn" đến khuya khuya . Cả nhà tôi cũng không rõ chú tự mò mẫm biết đánh đàn từ thuở nào, hay học với ai? Mà sao tiếng đàn nghe lại du dương réo rắt, chao đảo lòng người đến thế! Nghe kể lại, thời gian tôi còn khoác áo chinh nhân xa nhà, chú đã từng biểu diễn trên đài truyền hình Sài-Gòn trong sắc áo học sinh trường Ngô-Quyền Biên-Hòa. Đến hôm phát hình, bạn học cùng bạn bè trang lứa của chú ở xóm, ngồi chật kín nhà tôi xem TV , vỗ tay rần rần. Tôi nghe, mũi mình, thoang thoảng mùi "thơm lây " đâu đây phảng phất.

 Có tài như thế, bộ mã cũng ngon lành. Vậy mà chẳng thấy chú có "bồ", cứ cởi trần xà-loỏn, nghêu ngao mãi. Thỉnh thoảng có vài bạn trai tới rủ rê chú cà-phê cà pháo rồi thôi! Mẹ tôi thương chú nhất nhà, thứ nhất là út trai, thứ hai bản tánh chú hiền lành dễ dãi, xuề xòa, sao cũng được (nghệ sĩ mà! ). Mẹ tôi có cấm đoán, khuyên lơn điều gì, chú ta nghe nghe không cãi, nhưng chú vẫn cứ âm thầm tiếp tục làm, Mẹ tôi la mắng, chú cứ cười cười rồi xởi lởi xời là với bà là xong. Như cái vụ khuyên chú đừng qua đánh cờ với ông Bác cách nhà tôi mấy căn, Mẹ tôi không ưa cái ông này. Bác trước cũng là công chức của chế độ cũ, đồng nghiệp với Bố tôi thuở sinh tiền. Bà bảo ngày mới "đổi đời" 75, ghét Bác hại nhà mình, với "chức vụ" cờ đỏ (dạng ăng-ten), lần nào cũng vậy, lúc họp khóm, họp phường, Bác cứ nêu tên nhà tôi đi kinh tế mới, nên bây giờ bà không thích nhà mình dây dưa. Vậy mà chú có nghe Mẹ tôi khuyên đâu! Lâu dần bà cũng quen mắt cái cảnh em tôi đi qua nhà Bác, về lại nhà mình, chắc chắn trong bụng bà không ưng, nhưng ngoài mặt không biểu lộ cấm cản. Mẹ vẫn sợ em tôi buồn. Em tôi thì luôn nghểnh ngảng vô tâm, mỗi lần đánh cờ về, tôi hỏi ăn thua, lần nào chú cũng cười cười: "Thua nhiều hơn". Tôi thoáng nghi ngờ chú nói dối, thua cờ sao cười toe toét vậy? còn đâu danh xưng "kỳ thủ"? định hỏi, thấy chú lại vào nhà lấy đàn ra ngồi tích tịch tình tang. Thôi kệ hắn! 

 Có lần đang nằm thưởng thức tiếng đàn, hồn phách đang thả phiêu bồng như mọi lần, tôi nghe giọng nữ cất cao tiếng hát, tôi nhớ liền, bài "Vũng lầy của chúng ta" đây mà! giọng cao và trong vắt có cả tiếng em tôi hát bè theo, tôi ngạc nhiên nhỏm dậy ngó ra phía ngoài. Một cô bé đang ngồi trên đôi dép kê dưới đất hát với em tôi, mặc bộ đồ đen tuyền, tóc quăn dài xỏa vai, dáng gầy gầy cao cao. Em tôi vẫn tỉnh bơ xà-loỏn, ở trần, tôi định chạy ra nói chú ta lấy ghế cho cô bé ngồi, luôn tiện nói chú mặc cái quần dài vào, chứ kiểu "biểu dương lực lượng" như vầy kỳ quá! Nghĩ lại, sợ làm mất hứng hai ca sĩ văn nghệ cây nhà lá vườn đang say sưa, nên thôi! Tôi nghe tiết mục song ca này thêm bài nữa, vẫn người hát người bè, vẫn hay ơi là hay! Nhớ Lê Uyên&Phương năm nào! Tiếc, mà phải đi công việc. Muộn rồi! Cô bé khẽ gật đầu chào nhẹ, nhích người qua một bên để tôi bước ra khỏi cổng nhà. Gương mặt trắng nõn sáng ngời, tôi thấy quen quen.

 Tôi về hơi khuya, chú đã ngủ, hôm sau tôi hỏi: "Tối qua bé nào vậy ?", chú dí dí ngón tay chỉ: "Ở nhà Bác kinh tế mới đó!" tôi hơi nhíu mày, chợt nhớ ngờ ngợ hỏi lại: "Cô út ít nhất phải không?". Chú ta gật đầu. Út này nay lớn ghê! Lâu quá, trổ mã nhận không ra. Năm nào Út mới đậu đệ thất Ngô-Quyền, tôi đã năm cuối, Út nhờ tôi mua mấy phù hiệu về may vô áo dài đây mà! Lần đó tôi tặng Út luôn còn xoa đầu dặn dò học giỏi nha cưng nữa! Tôi quay qua em tôi : "Hèn chi mày đánh cờ tướng thua hoài ", chú gãi gãi đầu, cười ngượng bẽn lẽn: "Thua chiến thuật mà anh!" 

 Tôi được nghe Út và em tôi song ca vài lần nữa, mới có dịp tìm hiểu, Út mới ra trường, dạy học ở một quận huyện hơi cách xa nhà, nên thứ bảy Út mới về, sáng sớm thứ hai lại đi. Tiếp xúc, Út nói chuyện lễ phép và thân thiện, tình cảm. Khỏi nói Út "dễ thương" hơn ông Bố nhiều! Rồi, cứ cuối tuần, thuận tiện, Út qua văn nghệ với em tôi. Lúc sau này, chú đã biết lịch sự, bận quần dài, và không có ở trần, tệ lắm cũng là áo thun ba lỗ tròng vào. Út thì ngồi vắt chéo chân trên chiếc ghế nhựa, cũng thường mặc bộ đồ tuyền đen. Mỗi lần được nghe Út hát, để ý thấy càng ngày Út càng dạn dĩ hơn. Một lần có mặt tôi ngay đó, Út vẫn đong đưa cặp mắt long lanh tình tứ vừa hát diễn tả cảm xúc một bài hát trữ tình lãng mạn, giọng hát Út mượt mà, sâu lắng nghe chẳng khác gì mấy nàng ca sĩ nhà nghề. Tiếng đàn em tôi cũng hứng khởi không kém, đến điệp khúc, chú solo tuyệt vời. Hai giọng chính, bè cùng kéo dài hơi và kết thúc, phản xạ tự nhiên tôi vỗ tay hoan hô thật tình, rồi quay qua Út: " Ngày học trung học, em có tham gia trong ban văn nghệ chứ? " "Dạ, không anh, Bố em không cho". Cảm giác tiếc nuối một ánh sao bị che lấp trên bầu Trời chợt đến với tôi. Tiếc luôn cho cả trường mẹ Ngô-Quyền.

 Chuyện này đã bao nhiêu năm rồi! Út bây giờ đã chồng con, em tôi lập gia đình sau Út. Không phải tôi tiếc cho hai đứa không thành vợ thành chồng. Tôi chỉ tiếc tiếng đàn em tôi sau này không còn được như ngày có Út nơi này. Có thể hồn nhạc của chú đã lạc vào một nơi... xa xăm.

nghiêm thái bình

 

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 37078)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39505)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 43095)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38769)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46564)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34710)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38811)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73983)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 36288)
         Xin vĩnh biệt anh…người bạn đời 37 năm!
20 Tháng Giêng 2009(Xem: 34893)
Cảm xúc ghi lại sau ngày họp mặt gần nửa tháng.   Có dịp lắng lòng nhìn lại việc đã qua.
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 42228)
  Ngày ấy chúng con là những học sinh lớp Đệ Thất B1, chúng con là những đứa bé vừa hơn 10 tuổi, và đến nay đã 50 năm nhưng hình ảnh Thầy Cô không thể xóa nhòa trong trí chúng con.
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76892)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!
26 Tháng Năm 2008(Xem: 28166)
Thắm thoát đã gần 9 năm kể từ ngày hội ngộ Ngô Quyền lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 03 năm 1995 tại nhà hàng " Ánh Hồng " thành phố Westminster.