Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - NGÀY XUÂN - TẢN MẠN VỀ BÁO XUÂN

03 Tháng Hai 20241:32 SA(Xem: 2948)
Phan Phú Hiệp - NGÀY XUÂN - TẢN MẠN VỀ BÁO XUÂN

NGÀY XUÂN - TẢN MẠN VỀ BÁO XUÂN

 


Ở Biên Hòa quê tôi vào trung tuần tháng 1, nếu bạn đi trên đường phố và bất chợt nhìn thấy những tờ báo Xuân được in ấn rất đẹp, trưng bày đầy ắp trên các sạp báo, là tín hiệu cho bạn biết thêm một cái Tết nữa đang đến gần. 

Thật vậy, chính những tờ báo Xuân có màu sắc tươi đẹp, rực rỡ trên các sạp báo đã mang đến không khí vui tươi rộn ràng cho mọi người đang chuẩn bị đón Tết.


Hinh1

Ngày xưa, Ba tôi có thói quen thích đọc sách báo đủ mọi thể loại. Đặc biệt là trong những ngày cận Tết, Ba tôi mua rất nhiều báo Xuân và ông cũng nhận được không ít những tờ báo Xuân từ những người thân quen gửi tặng, xem đó là món quà Tết trang nhã, lịch sự và rất thịnh hành lúc bấy giờ.

Trên bàn Salon phòng khách nhà tôi , bên cạnh bình hoa mai vàng rực, khay mứt Tết là những tờ báo Xuân màu sắc tươi đẹp được Ba tôi bày biện ngăn nắp, như là cách trang trí để phòng khách thêm phần trang nhã, lịch sự trong dịp Tết .Ba tôi nói ngày Tết ngoài việc chưng bình hoa, bày mâm ngũ quả, bánh mứt trên bàn thờ, thì phải có thêm báo Xuân nữa thì không khí Tết được thêm đậm đà hương vị, để mang lại năng lượng tích cực và may mắn cho gia đình trong năm mới.

Đối với Ba tôi, đọc báo Xuân là món ăn tinh thần không thể thiếu, như là nhâm nhi ly trà, bánh mứt trong những ngày Tết. Có lẽ do ảnh hưởng của ông, nên tôi rất thích đọc báo Xuân vì đây là số báo đẹp nhất, hay nhất trong năm, mà những người thực hiện đã chắt lọc những nội dung tinh túy nhất,vui lạ nhất, độc đáo nhất để đưa vào cho độc giả thưởng thức.

 Nội dung các báo Xuân đều có những chuyên muc giống nhau như Sớ Táo Quân, trình bày những sự kiện nổi bật trong năm, với thể loại văn vần hài hước và tinh tế. Những bài tổng kết về thời sự và dự báo thời cuộc trong năm mới. Các bài phiếm luận và sưu tầm về con vật cầm tinh trong năm. Có những bài biên khảo về tục lệ ngày Tết của VN và của các nước trên thế giới. Các bài ký sư, phóng sự ngày Tết thường được viết với giọng văn vui tươi, sinh động. Có những truyện ngắn hấp dẫn, có kết cuộc vui và nhiều chuyên mục đặc sắc khác.

Đối với tuổi nhỏ anh em nhà tôi thời ấy, Ba tôi mua cho chúng tôi nhiều báo Xuân như: Tuần báo Thiếu Nhi, Thằng Bờm, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc... với trang bìa màu sắc rực rỡ bắt mắt của họa sĩ tài hoa ViVi. Trong bộ sưu tập báo Xuân giành cho tuổi học trò ấy, còn có giai phẩm Xuân của trường Trung Học Ngô Quyền (NQ) những năm 71-74 mà tôi đã mua, gìn giữ và rất trân quí, đơn giản là đọc để nhìn thấy hình ảnh của mình đâu đó lãng đãng trong những áng văn chương học trò, và cũng để lưu giữ lại những kỷ niệm ngọt ngào về ngôi trường thân yêu …

Hinh2

Nhớ lại lúc còn đi học tại trường những năm 70-75 , những giờ học vui nhất của chúng tôi là sau khi thi xong đệ 1 lục cá nguyệt vào giữa tháng 1 .Lúc ấy tiết trời dịu mát, muôn hoa đua nở, cũng là lúc không khí Tết đã lan tỏa khắp nơi. Các giờ học trong lớp vào những ngày gần Tết cũng nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Thời ấy, mỗi độ Xuân về, các trường trung học tại Miền Nam có một truyền thống rất hay là thi đua làm một giai phẩm Xuân của trường thật hay, thật đẹp, để trước tiên là bán cho học sinh trong trường làm kỷ niệm, và sau đó là đi chào bán, giới thiệu báo Xuân của mình đến các trường bạn trong khu vực lân cận hoặc đi xa hơn đến các trường của tỉnh khác .Khoảng độ 2 -3 tuần trước khi nghỉ Tết, những giờ học trong lớp thật vui và hào hứng khi Thầy Cô cho phép các đoàn đại diện trường bạn từ Sài Gòn, Thủ Đức, Bình Dương… đến bán báo Xuân . Mỗi đoàn có cách “tiếp thị” rất vui nhộn, duyên dáng để giới thiệu trường mình cùng những nội dung phong phú hấp dẫn trong báo Xuân. Trường NQ của tôi cũng có giai phẩm Xuân hàng năm và cũng có đội quân bán báo tỏa đi khắp nơi.

Qua các đoàn bán báo của các trường bạn, tôi được biết thêm về các trường trung học nổi tiếng thời ấy như Petrus Ký, Chu văn An, Huỳnh Khương Ninh, Quốc gia nghĩa tử, Trung học kiểu mẫu Thủ Đức, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trưng Vương… Đây là một sự giao lưu rất ý nghĩa để các trường có cơ hội hiểu biết và học hỏi lẫn nhau.

Thế hệ học trò chúng tôi được học hành dưới nền giáo dục Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng của Miền Nam VN. Ngay từ những năm đầu ở bậc trung học, các học sinh được Thầy Cô truyền bá kiến thức về văn học qua các môn Kim Văn , Cổ Văn , Văn Học Sử … Lớn lên ở bậc trung học đệ nhị cấp, học sinh được học thêm về triết học Đông- Tây, Duy Thức, Tâm Lý Học… từ đó hạt giống văn chương và tự tưởng tự do, phóng khoáng đã được gieo mầm cho học sinh từ rất sớm. Do vậy, sáng tác văn chương luôn là điều thích thú và đầy hấp dẫn đối với giới trẻ. Cứ mỗi khi Tết đến là niềm đam mê lại dạt dào, học sinh lại đua nhau làm bích báo cho lớp và đóng góp bài vở cho báo trường. Thời ấy, báo Xuân học trò đã trở thành một sinh hoạt học đường không thể thiếu trong mỗi trường trung học.

Nhiều giai phẩm Xuân của trường NQ và các trường khác có nội dung rất đặc sắc, tuy là văn chương học trò nhưng lại rất chuyên nghiệp không kém gì báo của người lớn. Gần đây tôi có đọc giai phẩm Xuân của trường NQ năm Ất Tỵ (1965) với nội dung rất phong phú và hấp dẫn. Tôi cảm thấy vô cùng khâm phục năng khiếu văn chương tuyệt vời của các bậc đàn anh, đàn chị của chúng tôi ngày xưa cách đây gần 60 năm.

Hinh3

Vào những ngày Xuân, tôi nghĩ niềm vui tinh thần trọn vẹn nhất là mọi người được đoàn viên sum vầy trong mái ấm gia đình, có hoa Xuân , nhạc Xuân và báo Xuân.Thật vậy, khi tiết trời đã vào Xuân, không có gì thú vị bằng việc ngồi ở một góc tĩnh lặng trước hiên nhà, chầm chậm giở đọc từng trang báo Xuân, vừa nhâm nhi từng ngụm trà, cắn chút hạt dưa, vừa lắng nghe những bài nhạc Xuân bất hủ vượt thời gian, để rồi thả hồn bay bỗng, hoài niệm về những kỷ niệm ngọt ngào của những mùa Xuân xưa.

Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa, mà vẫn còn lưu truyền đến ngày nay cho thế hệ hậu sinh được  thụ hưởng niềm vui tinh thần nhẹ nhàng và ý nghĩa trong mùa Xuân.

 

(Ảnh Sưu Tầm)

 

Hiep Phan_ SJ 2/2024

17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6117)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6459)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2609)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5803)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4427)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2912)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2884)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 3214)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3360)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3358)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 3207)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3531)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3663)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3520)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3356)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3409)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3193)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3437)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3540)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3885)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…