Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - HỌC TRÒ THỜI NAY

27 Tháng Giêng 202411:05 CH(Xem: 1686)
Nguyễn Thị Thanh Dương - HỌC TRÒ THỜI NAY

 

HỌC TRÒ THỜI NAY


ThanhDuong

Thảo gọi phôn cho tôi và mở đầu bằng một câu than thở:

- Khiếp quá, nếu mình là cô giáo ở Việt Nam thời buổi nay là không yên thân với lũ học trò và cả phụ huynh  luôn. Nghề dạy học cao quý bây giờ xuống cấp rồi.

Thảo bạn học Trung học với tôi ở Việt nam. Trước 1975 nàng vào ngành sư phạm và  yêu nghề này lắm. Tôi hỏi:

- Chắc bạn mới đọc tin trên báo mạng Việt Nam vụ học trò ở Tuyên Quang nhốt cô giáo trong lớp và ném rác ném đồ vào cô giáo hả?

- Ừ, ở Đồng Tháp có vụ phụ huynh túm tóc đánh cô giáo giữa sân trường nữa cơ, hành xử “bạo lực” như giang hồ ấy.

- Vụ này mình cũng đọc. Bố và bà nội thể hiện ”tình thương con thương cháu vô bờ bến”, đến “xử tội” cô giáo vì dám tát con cháu họ dù cô giáo đã biết điều gọi phôn đến nhà xin lỗi.

- Cô giáo Tuyên Quang và cô giáo Đồng Tháp kia dù có sai trái, đám học trò và phụ huynh  tấn công cô giáo càng sai trái hơn…

Thảo kể thêm:

- Vì mình từng là dân sư phạm nên luôn quan tâm đến những gì liên quan mà buồn. Đấy là phần thày cô giáo là nạn nhân của học sinh, còn học sinh là nạn nhân của chính bạn học thì đếm không xuể, tại thành phố Hồ Chí Minh nam sinh bị bạn đâm dao thủng cổ. Tại Long An nữ sinh lớp 8 bị nhóm bạn lột áo, đánh bằng mũ bảo hiểm đến chấn thương phần đầu và cổ. Đứa thì đánh, đứa thì đứng quay video lát sau phát tán lên mạng. Chúng chẳng sợ gì ai, coi trời bằng vung.

Tôi cũng đã từng xem trên báo net Việt Nam những đoạn video nhóm  nữ sinh xúm vào đánh hội đồng 1 đứa bạn vì tội gì đó, các nữ sinh mặc áo dài mà “vũ phu” dơ chân múa tay “tung chưởng” tấn công đấm đá tới tấp vào người nạn nhân mặc cho nạn nhân bò lê bò càng ra chịu trận, khóc lóc và hết lời van xin tha tội. Ôi, tội nghiệp những tà áo dài Việt Nam dịu dàng tha thướt mà kẻ mặc nó tính cách hung dữ côn đồ mang danh là nữ sinh. Những học sinh này không biết đến “Tiên học lễ hậu học văn”  và môn công dân giáo dục là gì.  Dù đó chỉ là một thiểu số học sinh hư nhưng vẫn đáng lo đáng buồn cho ngành giáo dục nơi quê nhà.

Thảo tiếc nuối nhớ về quá khứ:

- Ngày xưa học trò tụi mình thật là ngoan, thày cô giáo là thần tượng của mình, một lòng yêu kính tin cậy và vâng lời thầy cô dạy bảo, tình cờ gặp thày cô ngoài đường mình còn rụt rè e ngại nào dám lại gần nói chi chuyện động tay động chân như học trò ngày nay.

Tôi bổ sung vào:

- Với bạn bè nếu có xích mích chỉ giận hờn nhau nhẹ nhàng như mưa bóng mây, chẳng mấy khi chúng ta giận dữ cãi nhau với bạn học chứ đừng nói là đánh nhau đấm đá túm tóc chảy máu bị thương như học trò ngày nay.

Thảo tỉ tê kể:

- Mình nhớ hồi cấp hai lúc tan học có lần thày giáo nhờ mình giữ giùm thày cái cặp táp khi thày bận ôm một đống sách vở lên phòng học vụ. Ôi, mình đứng trước cửa lớp khư khư ôm chiếc cặp của thày với niềm sung sướng và hãnh diện vô biên, vì cả lớp có mấy chục đứa học trò má thày chỉ nhờ mình, thế mới oai. Giá ngay lúc ấy có kẻ cướp đến giụt chiếc cặp táp của thày chắc chắn mình sẽ gào khóc và bảo vệ chiếc cặp của thày đến….hơi thở cuối cùng luôn.

Tôi cũng có kỷ niệm để khoe với Thảo, những kỷ niệm mà tôi chẳng bao giờ quên:

- Còn mình hồi lớp nhất ban đầu mình học thày Muôn, thày bệnh mình và Tới nhỏ bạn cùng xóm đã lò mò đến Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm thầy, sau đó thày Muôn nghỉ dạy, học cô giáo Bích, có một buổi chiều mình và Tới rủ nhau đến nhà cô chơi. Hai đứa đi bộ từ nhà đến hẻm chùa Huỳnh Kim, Hạnh Thông Tây, quẹo vào xóm nhỏ vừa đi vừa hỏi thăm đến được nhà cô giáo Bích hai đứa mừng như bắt được vàng. Thày cô vừa ăn cơm xong, thày đang nằm võng tòn ten nghe đài radio bên cạnh, cô Bích đang dọn dẹp bàn ăn, thế là mình và bạn cùng phụ cô, đứa rửa bát đứa quét nhà sạch sẽ, sạch hơn khi quét nhà mình nữa cơ. Nhà cô Bích có một cây chùm ruột trước sân, chẳng có gì làm quà cho hai đứa học trò cô bèn ra hái một rổ chùm ruột chín vàng trên cây vào chấm muối ớt. Chùm ruột chua mà hai đứa cùng hí hửng ăn, vì chua thì chua nhưng của nhà cô giáo vẫn quý và ngon hơn mua ở chợ.

Thảo cười khúc khích:

- Mình cũng thế, đi ngang nhà cô giáo, nhìn vào sân thấy con chó nhà cô cũng… dễ thương làm sao.

…………………..

Sau 1975  Hàng xóm tôi có gia đình bác Tâm, đời cha bác, đời bác đều là nhà giáo. Bác Tâm có 3 người con gái Lan Huệ Cúc, bác khuyên ba con thi vào sư phạm “nối nghiệp” cha ông. Ba cô Lan Huệ Cúc ngoan ngoãn vâng lời cha dù ngày nay không phải ai cũng quan niệm nghề giáo cao cả như suy nghĩ của cha mình, dù “ Nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo. đều là nhà…nghèo.” có mấy ai giàu đâu, chưa kể nghề giáo phần nhiều là phái nữ ít đồng nghiệp nam, nên cô giáo thường bị…ế chồng.

Mỗi năm đến ngày nhà giáo học trò tặng hoa tặng quà cho thày cô. Nhà bác Tâm đầy hoa không biết cắm vào đâu nữa, bác gái bảo mấy nhà hàng xóm sang nhà bác lấy hoa về mà cắm cho bác bớt chật nhà. Thế là hàng xóm được hoa đẹp miễn phí, được “ thơm”  lây vinh dự ngày nhà giáo.

Tôi cũng có hai người em là nhà giáo nên thông cảm vụ này lắm. Thời bao cấp cả nước đói nghèo, học sinh nào tặng thày cô hiện vật hay hiện kim bỏ vào phong bì thì quý biết bao còn hoa thì đẹp đấy nhưng chỉ nhìn bằng mắt, nhiều hoa quá mà bụng đói thì thày cô cũng…. hoa cả mắt.

Hai bác Tâm luôn hãnh diện gia đình mình từ cha ông đến con cái nghề nghiệp trí thức. Ngày ấy cô Lan con gái lớn quen và yêu một anh công nhân trong xóm nhưng hai bác nhất định phản đối, chê anh công nhân không xứng với con gái cô giáo của họ. Vài năm sau anh công nhân lấy vợ có hai con rồi mà cô Lan vẫn ế chưa có một tấm chồng tương xứng. Lúc ấy bà giáo Tâm mới kinh nghiệm “xuống nước” để gả hai cô con gái còn lại kẻo …bị lây cái ế của cô chị.

Ba cô giáo Lan Huệ Cúc ở nhà hiền ngoan đến trường lại là cô giáo giỏi, tư cách đàng hoàng nên được học trò yêu mến, học trò các cô thường đến nhà chơi. Những thày cô tư cách như thế thì trò nào dám lờn mặt dở thói côn đồ cho được.

………………………………..

Ngày nay lứa tuổi học trò của mấy chục năm trước, các cựu học sinh trường lớn trường nhỏ, trường ở ngay thủ đô Sài Gòn hay ở những tỉnh thành xa hiện đang sống tại hải ngoại, dù tuổi đời những học trò đã cao , có “trò” đã lưng đau gối mỏi, cao mỡ cao máu ngày uống mấy loại thuốc nhưng các “trò” vẫn háo hức chờ mong ngày họp mặt hàng năm hoặc vài ba năm một lần để gặp lại thầy cô bạn bè, cùng nhớ lại những kỷ niệm đẹp thuở áo trắng học trò.

Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè, nhưng bên cạnh những kỷ niệm đẹp ấy họ có quên được không những vụ bạo lực học đường mà họ đã là nạn nhân hoặc nhân chứng một thời?


Nguyễn Thị Thanh Dương

( December 28, 2024)

 

17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6134)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6470)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2613)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5818)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4436)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2913)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2896)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 3229)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3377)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3369)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 3226)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3542)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3676)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3528)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3373)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3440)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3211)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3449)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3558)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3902)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…