Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - NGƯỜI HẠM TRƯỞNG BẤT ĐẮC DĨ

16 Tháng Tư 20234:43 CH(Xem: 3737)
Nguyễn thị Thêm - NGƯỜI HẠM TRƯỞNG BẤT ĐẮC DĨ
Tựa NHTBDD


Một ngày tang thương của 48 năm về trước, khoảng 8:30 tối ngày 29/4/1975 gia đình đại tá Hải Quân Bùi Cửu Viên vội vã xuống dương vận hạm HQ 801 trong Hải Quân Công Xưởng để rời khỏi Việt Nam. Chiến hạm đó đang trong tình trạng sửa chữa và chỉ chạy được một máy. Khi tàu chạy ra tới Nhà Bè thì các cơ khí viên của chiến hạm đã sửa tiếp được máy số 2. Như vậy tàu đã có được hai máy để chạy ra biển.

Khi chiếc tàu đi tới ngã 4 Lòng Tảo (Lòng Tàu)  và Soài Rạp thì thấy Soái hạm Trần Hưng Đạo 01 bị nạn đang đánh đèn và và gọi vô tuyến điện kêu cứu. Đại Tá Viên quá mệt mỏi sau một ngày biến cố dồn dập, anh ngồi trên sân cờ cùng một số Sĩ Quan di tản.  Lúc bấy giờ Hạm Trưởng chiếc HQ 801 là Thiếu Tá Nguyễn Phú Bá từ trên đài chỉ huy chạy xuống hỏi Đại Tá Viên:

- Commandant, mình có cứu nó được không?

- Nếu anh quay lại, tôi có thể cứu được.

Lúc bấy giờ chiếc HQ 801 đã đi qua khỏi HQ Trần Hưng Đạo một hải lý rưỡi rồi. Đồng hồ chỉ lúc đó là 12:30 sáng , nếu quay lại cứu thì khi ra khỏi Vũng Tàu trời sáng tỏ có thể bị địch trên núi bắn xuống rất nguy hiểm cho mấy ngàn người ở trên tàu.
Trong tình trạng khẩn cấp và nan giải đó Đại tá Viên nghĩ tới lời thề của mình trong thời gian huấn luyện trong quân trường. Các Sĩ Quan người Pháp luôn nhắc nhở: "Nếu người Sĩ Quan Hải Quân gặp người lâm nạn trên biển cả mà không cứu thì các anh không xứng đáng là người Sĩ Quan Hải Quân" Anh nhìn Thiếu Tá Nguyễn Phú Bá và quyết định: "Phải cứu chiến hạm, Người ta gặp nạn thì mình phải cứu." Hạm trưởng Bá đồng ý quay tàu và giao tay lái cho Đại tá Viên: "Thôi! Đại Tá lái đi"

Chiếc HQ 801 quay đầu lại và ra lệnh cột dây để kéo chiếc tàu Trần Hưng Đạo ra giữa sông. Vừa kéo ra được một quãng, khi hai chiếc tàu cập sát nhau thì những người trên soái hạm HQ 01 đã nhảy sang tàu HQ 801. Chỉ trong vòng 5 phút đồng hồ mà có vài trăm người đã nhảy qua. Điều đó vô cùng nguy hiểm vì khi tàu ra tới giữa sông, hai tàu sẽ dang ra và người ta sẽ rớt xuống biển. Đại Tá Viên ra lệnh cho các thủy thủ bắn súng chỉ thiên để chấm dứt tình trạng vô cùng hung hiểm này.

Khi chiếc HQ 01 ra được giữa sông anh toát mồ hôi hột. Quyết định chí mạng của anh nếu không thành công hai tàu sẽ đụng vào nhau trong đêm tối có thể giết chết bao nhiêu mạng người trên cả hai con tàu. Vững tin vào tài điều khiển đầy kinh nghiệm của một sĩ quan Hải Quân 21 năm trên sông nước anh đã cứu được mấy ngàn người trong đường tơ kẽ tóc.  Chiếc Trần Hưng Đạo HQ 01 ra khỏi vùng nguy hiểm bắt đầu chạy theo chiếc HQ 801 dẫn ra tới biển an toàn không bị phát hiện hay bị địch trên núi bắn xuống.

Khi tàu HQ 801 gần tới Phan Thiết chiến hạm nhận được lệnh của Tư lệnh Hải Quân: "Tất cả các chiến hạm phải tập trung tại Côn Sơn để chuẩn bị đi Subic Bay" Gia đình Hạm Trưởng Nguyễn Phú Bá không muốn đi và muốn ông phải lái tàu về lại Sài Gòn. Đại Tá Viên không đồng ý vì nếu tàu về Sài Gòn thì mấy mấy ngàn người di tản đang ở trên tàu phải kẹt lại hết. Ông quyết định nói chuyện trên vô tuyến với ngài Tư Lệnh Hải Quân. Cuối cùng Tư Lệnh quyết định cho một chiếc tàu dầu đến đón những người muốn trở về Sài Gòn vì gia đình còn kẹt lại và ra lệnh cho đại tá Bùi Cửu Viên:

- Toa lái chiếc tàu đó đi. Toa làm hạm trưởng.

Đó là nguyên nhân của cái tên :"Hạm Trưởng Bất Đắc Dĩ" mà sau này anh Viên hay nói. Bởi vì anh đã không làm hạm trưởng 11 năm từ năm 1964  mặc dù anh vẫn giữ chức vụ chỉ huy ở trên bờ. Vậy mà đến phút chót  của VNCH anh lại làm hạm trưởng lần cuối cùng với con tàu này. Anh nói: " Đó là cái duyên của mình với Hải Quân."

Tàu tiếp tục rời Côn Sơn đến Subic Bay. Tại đây tất cả quân nhân VNCH phải cởi bỏ hết quân phục và trao trả chiếc tàu lại cho Hải quân Mỹ. Tại đây cờ VNCH phải kéo xuống và người Mỹ kéo cờ của họ lên. Chính thể VNCH đã bị giải thể. Nước mắt của những người lưu vong rơi xuống như chia tay một trang chiến sử. Từ đây giữa một nơi không phải là VN họ là những người lưu vong không còn nơi chốn để về.

Đại tá Viên kể lại cuộc đời mình trong phần phỏng vấn của đài RFA trong ngậm ngùi. Anh nói:

- Lúc bấy giờ trong lòng tôi rất xúc động. Tôi không biết kể từ nay cuộc đời mình sẽ trôi nổi ra làm sao…Và khi tôi bỏ chiếc nón với cặp lon xuống dưới sàn tàu thì tôi nghĩ là từ nay mình có cuộc đời khác hẳn. Các sĩ quan cũng như các thủy thủ đến bên cạnh tôi, các anh em ôm lấy nhau cũng chỉ muốn khóc.

Một điều thật đẹp nữa là trong vòng 5 phút hai tàu cập sát vào nhau, 200 người đã nhảy từ HQ 01 sang HQ 801 có ông Nguyễn Văn Khanh hiện tại đang là Giám Đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do đơn vị phỏng vấn anh. Nếu lúc ấy Đại Tá Viên không quyết định cứu người thì có lẽ bây giờ không có một Nguyễn Văn Khanh.

 

Các bạn biết không? Vị cựu đại tá VNCH Bùi Cửu Viên đã cứu bao ngàn người trên soái hạm Trần Hưng Đạo HQ 01 mà mọi người yêu kính. Người hạm trưởng đầu tiên của con tàu HQ 501 mà anh nhận từ Mỹ năm 1962 cho VNCH lúc anh mới là Đại Úy. Anh đã yên bình ra đi lúc 1:20 sáng ngày thứ Ba 11 tháng 4 năm 2023 thọ 92 tuổi. Vị ân nhân của mấy ngàn người di tản năm 1975 đã thật sự ra khơi và mãi mãi không về.

Chúng tôi, nhóm Cô Gái Việt, Minh Châu Trời Đông và Văn Bút Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ gọi anh Viên là anh rể với tất cả kính trọng lẫn thương yêu. Anh là phu quân của Trưng Vương Hồng Thủy chủ tịch VBHNVĐBHK. Anh Viên là một người hiền lành, vui tính và hiếu khách. Anh canh cánh bên lòng tâm sự một người lưu vong. Sau khi về hưu, anh là hậu phương luôn hỗ trợ chị trong các công tác hoạt động cộng đồng và bảo toàn văn hóa. Ai gặp anh một lần là nhớ hoài vì sự tốt bụng và thân ái của anh.

Anh chị là chuyện tình đẹp giữa một hoa khôi Trưng Vương và một Sĩ Quan Hải Quân đẹp trai tài giỏi. Họ cưới nhau đã được 60 năm và sống rất đẹp. Chữ ĐẸP tôi dùng đầy đủ ý nghĩa cho một cuộc sống hôn nhân mỹ mãn. Anh chị yêu nhau tương kính như tân. Anh hiền hòa tế nhị, chị dịu dàng đoan trang. Các con đều hiếu thuận và có cuộc sống thành công ở xứ người . Anh chị hiện cư ngụ ở thành phố Gaithersburg, bang Maryland, Hoa Kỳ.

Chúng tôi thường gọi chị Hồng Thủy là Chị Yêu bởi vì ngoài dung nhan xinh đẹp, trẻ trung hơn số tuổi, chị còn là một nhà văn một người hết lòng để bảo toàn văn hóa Việt. Chị là chủ bút của Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới, thành viên của Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Nhà Việt Nam Vùng Hoa Thịnh Đốn. Đối với chúng tôi chị Hồng Thủy là một người chị luôn quan tâm lo lắng cho mọi người. Chị khéo léo và giải quyết những vấn đề gặp phải với sự tế nhị và cương quyết.

Nhà chị là nơi những người bạn thân thường đến dường như mỗi năm vào tháng ba, tháng tư để được anh chị hướng dẫn đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn, thưởng thức, ngắm hoa Anh Đào nở rộ xinh đẹp. Năm nay cũng đầu tháng tư nhóm chúng tôi tổ chức đi chơi. Tôi không tham dự vì đã có chuyến đi chơi Hy Lạp trùng với thời gian này.  Khi các anh chị về kể lại là anh Viên tuy đã 92 mà trông rất khỏe. Anh trẻ đi trên 10 tuổi. Anh lái xe ra tận phi trường để đón mọi người dù đi về gần hai tiếng. Mỗi sáng anh dậy thật sớm pha cà phê, nước trà, chiên trứng làm điểm tâm cho từng người. Đó là phong thái và cách phục vụ khách lâu nay của anh. Nhà anh chị tràn ngập tiếng cười vì những câu pha trò duyên dáng, những thức ăn thật ngon do chị nấu và anh mời mọc chân thành. Mọi người trao đổi với nhau những mẫu chuyện vui ai ai cũng khen anh chị hiếu khách. Nhất là anh đã tiếp đãi khách của vợ một cách hết lòng.
 

Vậy mà khi những câu chuyện, những bài viết về chuyến đi chưa chấm dứt thì hung tin đã đến với mọi người. Chị Hồng Thủy gọi với tiếng khóc nức nở: "Em ơi! Anh đã đi rồi" Chỉ mới một tuần thôi, niềm vui chưa hết dư âm thì nỗi đau làm mọi người như đóng băng vì sửng sốt. Anh đi rồi, chị sẽ ra sao đây. 60 năm chồng vợ, anh chị quấn quít yêu thương nhau, căn nhà rộng thênh thang vì các con đều ra riêng tự lập, chị sẽ cô đơn và đau đớn lắm.

30/4/1975 người Việt lưu vong trên những xứ sở tự do vẫn nhớ hoài ngày tang thương đó. Ngày đất nước VN thay ngôi đổi chủ, lá cờ vàng bị kéo xuống vùi dập tả tơi. Ngày những người lính chiến VNCH oai hùng bị làm kẻ tội đồ dân tộc. Ngày của những vị anh hùng tuẫn tiết hy sinh. Ngày mà mọi người dân miền Nam rơi vào khủng hoảng.

Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do.  Bây giờ 48 năm sau cũng vào tháng tư anh bỏ lại tất cả để về nước Chúa.

Mấy hôm nay chúng tôi đã gửi đến chị Hồng Thủy và gia đình những lời chia buồn chân thành nhất. Trong thâm tâm tất cả mọi người chúng tôi anh Viên như một người anh rộng lượng và chăm chút em út. Anh ra đi để lại sự kính trọng lẫn thương tiếc cho biết bao người.

Chị ơi!

Hãy cố gắng vượt qua sự mất mát to lớn này. Chị hãy tin là anh được Chúa rước về thiên đàng vì nơi chốn này anh đã làm được nhiều điều tốt đẹp vui lòng Chúa.

Em không biết phải nói gì để chị biết em đang rơi nước mắt vì thương chị quá mà không biết phải làm gì hơn.

Giữ gìn sức khỏe và bình an nha chị. Chúng em luôn bên cạnh chị và tin tưởng rằng chị Hồng Thủy của chúng em, người chị tài ba sẽ kiên cường đối diện với mọi tình huống.

Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa

Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả 

 

Nguyễn thị Thêm.

15/4/1975

 

Những chi tiết trong bài viết lấy ra từ cuộc phỏng vấn Cựu Đại tá Hải quân Bùi Cửu Viên của đài RFA do cô Hòa Ái phụ trách ngày 18/3/2015


chia buồn anh VIEN

anh chị Viên Thủy

Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:
MỘT LOÀI CHIM BIỂN - Nhạc Nguyên Vũ 
Nhạc đệm: Vũ Thế Hiệp - Tiếng hát Kim Phụng




29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89216)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92211)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152616)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91784)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101174)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140059)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91141)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80333)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93721)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72933)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83809)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94476)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84419)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65289)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87477)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79952)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89821)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84386)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91397)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97674)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.