Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Vũ Ngọc Giao - BỨC TƯỜNG NGHIÊNG

10 Tháng Hai 202312:03 SA(Xem: 6414)
Vũ Ngọc Giao - BỨC TƯỜNG NGHIÊNG


 BỨC TƯỜNG NGHIÊNG

TUONGNGHIENG

Tiếng cối xay bột quay ù ù, Nàng thức giấc. Bà nội đang xay bột làm bánh đậu xanh. Mới tờ mờ sáng, mấy con bò trong chuồng đã sốt ruột gõ sừng cốc cốc vào thanh gỗ chắn đòi ra đồng. Lần dò từng bước nàng xuống bếp, bà nội húng hắng ho trong mớ muội than mù mịt, quay qua mắng yêu:

- Cha mày, lạnh mà dậy gì cho sớm!
- Con dậy từ sớm nghe nội xay bột - Nàng đến sau lưng, áp má vào tấm lưng xương xẩu của bà, hít hà mùi trầu âm ấm.

Tiếng nổ tí tách từ cành củi khô nghe vui tai, bà nội vần nồi cơm vừa chín tới vào tro. Hơ hai bàn tay bên bếp lửa, nàng áp lên má nghe âm ấm, có cả mùi khen khét của thanh củi chưa khô. Con mèo Mun ở đâu lại gần dụi dụi cái đầu vào chân, nàng bế nó lên, hôn vào cái mũi ươn ướt, nó “meo” một tiếng rồi chạy vụt ra sân. Men theo bức vách, nàng mò mẫm  ra vườn.

- Đừng ra ngoài đó lạnh, con! Không chừng lại ngã như bữa hổm! - Bà nội lo lắng nhìn theo, nén tiếng thở dài.

Nàng mù từ nhỏ. Cha chạy chữa khắp nơi đều vô ích. Đêm đêm nàng nghe tiếng thở dài thườn thượt của bà nội, tiếng thở kín đáo nén lại của cha mỗi khi nàng lại gần. Nàng không hiểu sao người lớn lại khổ sở khi thấy nàng như vậy, còn nàng vẫn vui, vẫn ôm con mèo Mun ngủ hết đêm này sang đêm khác. Từ nhỏ, quanh nàng luôn là bóng đêm, nên nàng quen, thói quen của một người biết chấp nhận.

Mỗi ngày nàng “nhìn” mọi thứ diễn ra xung quanh bình thường như bao người khác, chẳng cần ai gọi tên. Tiếng nổ tí tách dưới bếp, nàng biết trời sắp sáng, bà nội đang nhóm lửa nấu cơm. Mùi khói thuốc thoảng trong đêm, nàng biết cha đang thức khuya làm việc. Xung quanh tịch mịch, lành lạnh nàng biết đêm xuống. Tiếng gà gáy lao xao, nàng biết mọi người trở dậy tất bật cho một ngày mới.

Nàng ra sau hè, vườn sau ông nội trồng bụi chuối, quanh năm ra trái. Nàng ngắt lá chuối vấn thành chiếc kèn lá, chiếc nhẫn đeo tay… Nàng chỉ biết làm những món đồ chơi quen thuộc. Chiếc kèn bé tí, chiếc nhẫn đeo tay được nàng tỉ mẩn từng chút cho đến khi mồ hôi thành dòng trên trán, mặt trời đã đứng trưa.

Mỗi ngày, mọi người đã tất bật ra khỏi nhà, nàng lại ra vườn sau. Trong vườn, ngoài bụi chuối còn có luống bắp, vạt cải xanh, bà nội suốt ngày loanh quanh vun xới. Giữa vườn có một bức tường sừng sững, nàng không biết nó có từ bao giờ, chỉ biết mỗi khi nàng chạm tay vào nó mát lạnh vì bám đầy rêu. Bức tường đứng chơ vơ, bí ẩn như chẳng liên quan gì đến căn nhà vách đất của ông bà nội. Tường rêu - Đó là chỗ của nàng, chỗ bà nội phơi củi khô cho mùa sau, cũng là chỗ ẩn nấp của con mèo Mun mỗi khi giận dỗi nàng.

Bức tường không biết có từ bao giờ, chỉ biết ngày chập chững tập đi, tay nàng đã vịn vào bức tường rêu. Cho đến giờ nàng vẫn gọi nó là thế giới riêng của nàng - Thế giới bóng đêm. Cũng có khi nàng tựa vào tường miên man nghe tiếng con chim cu cườm gáy gừ gừ rồi thiếp đi lúc nào chẳng hay, cho đến khi con mèo Mun đi tìm, nó cào vào bàn tay đánh thức nàng dậy, nàng giật mình ngẩn ngơ. Đôi khi chỉ thiếp một chút nàng đã mơ, trong mơ nàng thấy con chim cu cườm đẹp lắm, y chang lời kể của tụi trẻ con trong làng. Con chim mặc một chiếc áo màu xám tro, cổ đeo dây chuyền màu xanh ngọc bích. Ôi chao! Nàng ước được một lần nhìn thấy nó, thấy bầu trời xanh, nàng ước được một lần nhìn thấy cha, thấy ông bà nội, ước được một lần nhìn thấy dung nhan của mình trong gương…

Tiếng tụi trẻ con inh ỏi ngoài ngõ, tụi nó tụ tập múa hát và kể chuyện, chúng chẳng buồn gọi nàng. Mà thật ra có khi nào tụi nó gọi nàng đâu? Nàng thích được hát, mỗi khi nàng cất tiếng hát, cha vẫn khen nàng hát hay. Nàng cũng thích được kể chuyện, nàng có cả một kho chuyện cổ tích ở trong đầu, những câu chuyện cổ ông nội kể, cho đến giờ nàng vẫn nhớ.

Men theo hàng chè tàu, nàng ra ngõ tựa vào cánh cổng, nghe tiếng tụi trẻ con gần hơn chút nữa. Tụi nó không hay biết nàng đứng đó. Tiếng hát, tiếng chí chóe, tiếng cười đùa sao mà vui! Chao ôi! Nàng thèm được một lần như thế biết bao!

- Ê! Con mù kìa! - Một đứa nhìn thấy nàng nó la lớn.
- Mù ra đây chi vậy hông biết! - Đứa khác phụ họa.
- Đi đi! Đi chỗ khác chơi, đứng chỗ này tụi tao chọi banh đất, lỡ trúng bà nội mày bắt đền -
Nhiều đứa hét lên.

- Kệ nó đi, để nó đứng chơi, ảnh hưởng gì tụi mày đâu! - Một giọng con trai lên tiếng.

Nàng lủi thủi quay trở vào. Từ lâu nàng đã quen với sự xa lánh của tụi trẻ trong làng. Nàng biết, đứa lên tiếng sau cùng là thằng Nâu ở xóm trên. Lần nào bị tụi trẻ trong xóm xua đuổi, chọc ghẹo Nâu cũng bênh vực nàng. Một lần trên đường làng, bất chợt mưa ập xuống, nàng luống cuống chưa biết nấp vào đâu, Nâu vội chạy lại nắm tay nàng kéo vào mái hiên bên đường trú mưa. Cơn mưa giông bất ngờ mà dai dẳng, nàng co ro vì lạnh, Nâu lo lắng:

- Ráng chút đi, đứng yên đây chờ tui đi kiếm áo mưa.

Chưa nói hết câu Nâu đã vụt chạy đi, một lúc quay lại :

- Về thôi, để tui che cho khỏi ướt.

Đưa nàng về đến ngõ, Nâu không quên dặn dò:

- Lần sau đừng đi xa, chơi loanh quanh trong vườn được rồi. Mai mốt tui bẫy cho con chim dồng dộc làm bạn, nghen!

Nàng lí nhí  “cảm ơn”  nước mắt chực trào ra. Chỉ có Nâu mới làm bạn với nàng, mới bênh vực nàng trước tụi trẻ trong làng. Chỉ có Nâu mới hiểu nỗi cô độc của nàng.

Cha dạo này đi nhiều, ông nội bảo:

- Nghề cha nó là phải đi!

Nàng nghe mùi trầu phảng phất từ hiên vào, bà thở dài đánh sượt:

- Nghề gì lạ, hết đi rồi về thức đêm, đốt hết dầu lửa viết cũng chẳng ra tiền.

Tiếng lạo xạo xúc lúa ở bồ, bà nội xúc lúa đi bán.

- Bà nhẹ tay thôi, nó chưa ngủ đâu - Ông khẽ nhắc.

- Nó thức cũng có thấy được gì đâu! - Bà cay đắng.

Con mèo Mun bỏ đi không về, đêm đến nàng co ro một mình. Từ lâu nàng chỉ có nó làm bạn. Hai ngày trời nàng lang thang tìm nó, mọi xó xỉnh, góc vườn nàng đều sờ soạng, gọi Mun khản cả tiếng.

Ông nội trong nhà nhìn ra rưng rưng:

- Chắc nó ham chơi đâu đó, vài hôm lại mò về thôi, con!

Bà nội lầm bầm:

- Nó chạy qua đường, xe cán chết hai ngày trước, ông quên rồi sao?

Giọng ông khẽ khàng:

- Suỵt, nhỏ thôi bà!

Đêm, từng cơn ác mộng kéo về. Nàng thấy mèo Mun mù hai mắt, quờ quạng chạy qua đường, chiếc xe trâu chạy vụt qua... Trong giấc ngủ mệt nhọc, nàng nghe tiếng ông bảo bà:

- Ngày mai tui cho đập bức tường phía sau hè, xây lại… Cũng lâu rồi, mục hết, sập khi nào không hay. Nó cứ ngồi ở đó, hôm qua tui thấy nó tựa vào đó ngủ. Tui sợ…

Tiếng bà nội lại thở đài đánh sượt:

- Tội nghiệp cháu tui, phải chi hồi đó…

Nàng thức giấc nhưng vờ nằm yên như đang ngủ. Vậy là ngày mai bức tường rêu mỗi ngày nàng  tựa vào sẽ bị phá đi. Bức tường rêu ươn ướt, man mát. Bức tường rêu của nàng. Thế giới bóng đêm của nàng. Bức tường nghiêng vì đã mục hay nghiêng theo vệt nắng đổ? Nàng làm sao biết? Chỉ biết ngày mai ông nội cho người phá nó đi.

Đêm lạnh, nàng mò mẫm ra hiên. Trong nhà, tiếng bà khe khẽ:

- Sắp đến rằm rồi, nhanh quá! Mới đó đã sáu mươi con trăng rồi ông ơi, mẹ nó giờ này…

- Nhanh thiệt, nó mới đỏ hỏn tui bồng trên tay, giờ đã mười sáu rồi. Cái con giống mẹ, càng lớn càng xinh.

- Xinh gì, gầy trơ xương gió thổi cũng bay! - Bà nội lại thở dài thườn thượt.

Nàng nhủ thầm, lại một mùa trăng? Nàng ngước nhìn trời, vẫn là đêm, đêm đặc quánh, tiếng côn trùng rỉ rả ở vườn sau. Nàng nghe tiếng nó than van, nó khóc, nó nỉ non, có khi nó cất tiếng hát du dương làm rung cả mảnh vườn sau. Nàng yêu tiếng côn trùng kỳ lạ, vì nó thật, duy nhất nàng “cảm” được, nó thật…

Trong nhà, tiếng ông lại thầm thì với bà:

- Tôi quyết định rồi, phải bán mảnh vườn sau, lấy tiền chạy chữa cho nó đến khi nào sáng mắt thì thôi!

- Ừ, thì tùy ông, thương con mình thương luôn cháu, còn mảnh vườn trước đủ tui trồng luống bắp cũng vui - Tiếng bà nội ngậm ngùi.

Nàng nghe như tiếng sấm nổ, “bán mảnh vườn sau”. Vậy ông nội bán tiếng côn trùng, bán tiếng than van, bán luôn cả tiếng nỉ non đã dành riêng cho nàng trong những đêm sâu… chỉ vì mong nàng nhìn thấy cuộc đời này?

Nàng chạy ra ngõ, dưới chân là bóng đêm, trên cao mảnh trăng gầy xanh xao. Nhưng bóng đêm hay bóng trăng với nàng có nghĩa gì? Nàng chỉ là cô gái mù. Nàng đã thuộc về bóng đêm từ bé, nàng lớn lên trong thế giới đó. Nàng nhìn cuộc đời bằng cách riêng của mình, nàng bằng lòng, không cưỡng lại, nàng ước ao nhưng nàng chấp nhận.

Nàng vẫn lang thang trên đường làng, chốc chốc mảnh trăng gầy vén mây rọi xuống chút ánh sáng nhạt nhòa. Nàng đi đâu? Nàng cũng không không biết nữa! Đi ngắt lá vấn kèn? Hay ra ngõ nhặt trăng?

Đêm khuya. Đôi chân nàng lại dò dẫm trở về. Trên lối mòn quen thuộc, nàng ngửi thấy mùi hương nồng của đất mà lâu nay nàng tưởng đã quên. Tay nàng quờ quạng vào bóng đêm, chạm vào thế giới của nàng  - Bức tường rêu. Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?! Nhiều năm rồi nàng tựa vào tường nghiêng. Nghiêng theo thời gian? Nghiêng theo vệt nắng đổ? Hay nghiêng theo bóng tối trong mắt từ lúc nàng có mặt trên cõi đời này?...

Tiếng côn trùng rỉ rả đâu đây. Trên cao, trăng hạ tuần khuyết một vành không đủ soi đôi mắt nàng chỉ chứa được bóng đêm. Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...

Vũ Ngọc Giao

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89367)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92273)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152669)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91824)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101244)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140157)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91412)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80380)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93800)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72979)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83876)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94523)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84481)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65324)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87617)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79994)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89844)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84450)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91451)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97880)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.