Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phố Núi - TRẦN AI KHANH TƯỚNG

19 Tháng Giêng 202311:46 CH(Xem: 4056)
Phố Núi - TRẦN AI KHANH TƯỚNG
TRẦN AI KHANH TƯỚNG

 

Phố Núi


thegioi


Tôi nghĩ chắc có nhiều người đồng ý với tôi rằng nhạc của Đại Tá Nguyễn Văn Đông vừa bi vừa hùng, thiết tha mà mạnh mẽ, thực tế mà lãng mạn, êm ái mà cường tráng. Nhạc của ông gieo vào lòng người lính miền Nam Việt Nam những cảm xúc lâng lâng với tiếng cười và nước mắt, khiến người ta dễ chấp nhận những oan khiên trong chiến cuộc bằng niềm tự hào và kiêu hãnh.

Dù viết như vậy cũng chưa chắc đủ những sắc thái vô cùng đặc biệt của một chiến binh nhạc sĩ tài ba nầy. Mỗi lần nghe cô Hà Thanh cất tiếng hát những nhạc khúc của ông, ta sẽ cứ ngỡ cô đang mô tả tiếng lòng mình quyện trong thổn thức của con tim đầy yêu thương dấu kín.

“Anh đến thăm áo anh mùi thuốc súng” nhắc cho ta rằng chiến tranh hãy còn đang tiếp diễn trên quê hương còn nhiều đau thương và nghèo khó. Cái chết vẫn còn đang chực sẵn ngoài chiến trường, ngay cho dù khi “anh đến đây rồi anh như bóng mây” , anh bay đi chắc chi có một ngày sum họp! Thật vậy, có lắm lúc anh nhìn người yêu và muốn nói ”chuyện người Kinh Kha” mà e rằng “nước mắt nhạt nhoà môi em”. Nỗi nhớ nhung theo đường dài anh mang ra biên giới xa và ngày về phải lê thê. Chốn Sơn Khê ngút ngàn và cô đơn như em đang “gối chiếc cô phòng đêm đông lạnh lẽo.’’   Em ơi! Anh nhớ em nhiều lắm.

Nhưng anh vẫn muốn em hiểu rằng “người đi giúp nước nào màng danh chi, cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy”. Nước mắt loanh tròng.

Tôi yêu quá đất nước nầy. Tội nghiệp dân tộc tôi. Ai gieo tang thương?

Và rồi khi “Chiều nay biên giới anh đi về đâu?”. Gót giày anh in khắp mọi miền. Anh có về thành phố thì anh cũng về trong”bơ vơ”. Nơi đồn biên giới, anh nhận và “thương màu áo gởi ra sa trường “,anh thắm thiết hiểu sự hy sinh của gia đình, của người yêu với những xót xa vô vàn. Anh chỉ biết nhắn về nhà một câu ngắn ngủi:” Lòng trần còn tơ vương khanh tướng thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều em ơi!”.

Phải. Từ vạn cổ chí lai, từ đông sang Tây, bởi sự đam mê quyền lực và danh vọng mà chiến tranh luôn vấn vít theo dòng sinh hoạt của loài người. Cuối cùng, chết chóc là cái giá mà con dân của mọi nước đều phải trả.

Một vị linh mục Công Giáo đã làm một bảng theo dõi và đối chiếu cho thấy rằng: Cuộc chính phục của Alexander Đại Đế của Hy Lạp kéo dài cho đến sự hình thành Đế Quốc La Mã bên trời Tây gần như cùng thời với cuộc thống nhất Trung Hoa của nhà Tần bên phương Đông.

Máu xương ngút trời. 

Nhiều nhà Thần Học cũng đã đặt ra câu hỏi: “Có phải vì muốn có đủ vinh hoa phù phiếm của cả thế gian để phô bày cho Đức Ki-tô mà Sa-tan đã hối hả thúc giục các lực lượng quân sự thế gian cả Đông lẫn Tây phải hoàn tất mọi cuộc chinh phục, trước khi Đấng Mê-si được sinh ra? Bất kể những tang tóc và đau thương.

Đức Ki-tô cương quyết chối từ. Ngài không muốn đạt vinh quang bằng xương máu của loài người, cũng như nhờ cậy quỷ dử và phản lại Cha ngài.

Nhiều người biết chi tiết về Thế Chiến Thứ II, nhưng cũng lắm người biết “sơ sài” về Thế Chiến Thứ I; vì thế tôi xin mạn phép đúc kết gọn về nó.

Thực ra, hoàng tộc các nước Châu Âu đa số đều là “họ hàng” của nhau cả. Các hoàng tử và công nương của các nước được “gả bán” với nhau, phần nhiều, nhằm tạo thế liên minh cho vững chiếc ngai vàng của từng dòng họ. Tuy nhiên, vì quyền lợi và quyền lực cá nhân hoặc phe phái, các màn đấu đá lẫn nhau đã xảy ra liên tục tạo nên xung đột “liên quốc gia”. Các cuộc chiến nhỏ rồi các cuộc chiến lớn nổ ra cho đến tận Thế kỷ thứ 19.

Sử Gia Norman Davies viết, “Âu Châu vào thế kỷ 19 có một sự sinh động vượt xa bất cứ thời kỳ nào mà người ta biết trước đó. Nó có vẻ khao khát quyền lực hơn bao giờ hết, gồm quyền lực về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá kể cả quyền lực Liên Lục Địa, Intercontinental Power.

Những phát minh lớn như máy in, máy hơi nước, máy nổ, máy điện lần lượt xuất hiện tạo nên một nền sản xuất dư thừa và tiêu thụ kéo theo nhu cầu khai thác nguyên nhiên liệu. Thế kỷ của tranh giành lớn manh nha.

1- Nước Đức:

Ngày 18 tháng 01 năm 1871, Wilhelm Đệ I trở thành Hoàng Đế đầu tiên của Đế Quốc Đức, với Otto Von Bismarck làm Thủ Tướng. Chú tâm phát triển đế quốc mà tránh xung đột với các quốc gia khác, Bismarck  thành lập Liên Minh Tay Ba-The Triple Alliance- gồm các nước Áo Hung và Ý.

Sau khi Wilhelm Đệ Nhất và người kế vị là Frederick Đệ III chết vào năm 1888 thì Wilhelm Đệ II lên ngôi, lúc 29 tuổi. Ông nầy chủ trương phát triển của Đức ra khắp thế giới với một thái độ “kiêu ngạo và gây hấn”.

2- Về nước Nga:

Ngày 24 tháng 8 năm 1898, Czar Nicholas Đệ II của Nga  triệu tập một hội nghị hoà bình tại La Hague- Hà Lan, giữa bầu không khí thật căng thẳng tại nhiều quốc gia. Sau vài lần gặp mặt, họ đồng ý thiết lập một cơ chế Tư Pháp Quốc Tế vào năm 1907, gọi là Toà Án Trọng Tài Thường Trực nhằm giải quyết các bất đồng pháp lý giữa các quốc gia. Cả nước Đức và nước Anh đều trở thành hội viên của tổ chức nầy nhằm gây ấn tượng là họ ủng hộ hoà bình, dù trên thực tế các nước nầy đã tiến hành các cuộc chinh phục nhiều lãnh thổ tại nhiều nơi trên thế giới và tham vọng về chính trị, thương mại , quân sự vẫn còn là những khác biệt chưa hề thỏa hiệp được.

3- Về nước Anh:

Đã được mệnh danh là Chúa của Bảy Biển và nơi mà mặt trời không hề lặn. Đế Quốc Anh đã sở hữu những vùng thuộc địa từ Ai Cập, Nam Phi qua đến Ấn Độ, xuyên đến Mã Lai, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, ngược lên Ma-Cao lẫn Hồng-Kông, vượt qua Đại Tây Dương chiếm hữu các các vùng Bắc Mỹ và Canada. Quả là một đế quốc bao la.

Ganh tị với Anh, nước Đức tìm cách mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng, bước đầu từ Phi Châu. Vì muốn thách đố quyền bá chủ Hải quân của Anh, Wilhelm Đệ II cho thiết lập một lực lượng Hải quân hùng hậu. Sách bách khoa The New Encyclopaedia Britannica viết, “Lực lượng Hải quân của Đức đi từ chỗ không đáng kể lên đến hàng thứ hai-giống Tàu bây giờ quá, chắc thế giới tiếp tục khổ-sau Anh quốc chỉ trong vòng hơn một thập niên.”

Để duy trì quyền bá chủ, Anh phải bành trướng Hải lực của mình và điều đình để có một hiệp ước thân thiện với Pháp và Nga, tạo thành một Khối Tay Ba-The Triple Entente. Như vậy, Âu châu đã chia ra làm hai phe quân sự: một phe là Liên Minh Tây Ba và một phe là Khối Tay Ba.

Sự đối kháng giữa các phe phái và các nước lên đến đỉnh điểm, vào ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi một thanh niên thuộc phong trào Quốc Gia Cực Đoan của Serbia ám sát Đại Công Tước Francis Ferdinand, cũng là Hoàng Tử nước Áo của Đế Quốc Áo Hung tại Sarajevo, Bosnia. Biến cố nầy châm ngòi cho Thế Chiến I..

Cục diện nầy giống ngày nay, khi mà tham vọng đạt địa vị siêu cường của Tàu Cộng đối với Hoa Kỳ cũng gần vượt qua lằn ranh đỏ. Trung Cộng cũng tăng cường hải lực, không lực, cũng lập thế liên minh, cũng phô trương ảnh hưởng, cũng tìm lý cớ để gây chiến từ mọi mặt trận.

Không biết một thứ “Đại Công Tước” nào bị ám sát, một phong trào cực đoan nào bị đàn áp tạo ra một “can thiệp quốc tế” chính đáng nào đó, để một thứ “thế chiến mới” có nguyên do xảy ra, không biết ngắn hay dài, không biết loại vũ khí nào được đem ra “xài” mà hậu quả lại khôn lường.

Chắc kỳ nầy ”lý thú” hơn nhiều, vì sức hủy diệt vượt qua sự tưởng tượng của loài người gấp nhiều lần. Sẵn sàng?

Trở lại Âu Châu, Hoàng Đế Wilhelm đòi Áo Hung trừng phạt Serbia, nên hai nước nầy tuyên chiến với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914, Nga Cứu viện Serbia. Vì nằm trong Liên Minh Tay Ba, Đức tuyên chiến với Nga. Pháp thuộc Khối Tay Ba, đứng về phía Nga do đó Đức tuyên chiến luôn với Pháp. Nga tổng động viên.

Để nhanh chóng tiến chiếm Paris trước khi Nga đủ thì giờ tập trung lực lượng, Đức chọn con đường ngắn nhất qua nước trung lập là Bỉ. Việc xâm lăng nầy kéo Đế Quốc Anh vào cuộc, vì Bỉ được Anh bảo trợ. Anh tuyên chiến với Đức.

Tất cả những “nhân vật” chính của những liên minh quân sự chính đã vào cuộc. Thế chiến I bắt đầu.

Hậu quả là: 10 triệu người chết, kèm theo dịch cúm Tây-ban-nha với 25 triệu nạn nhân. Kỳ nầy có sẵn Civid-19 rồi, khỏi lo thiếu. Hoà Ước Versailles ký nhận Đức bại trận không sửa đổi gì được cho sự “mất mát” của thế giới.

Những tưởng mọi sự đều có thể dàn xếp một cách ổn thỏa “một lần cho tất cả”, không ngờ, Hoà Ước Versailles quá nghiệt ngã , gọi là hoà ước hoà bình nhưng thực chất là để trừng phạt Đức. Chính dân Đức cũng cảm thấy có sự “khắc nghiệt” trong các điều khoản. Số tiền gọi là đền bù chiến phí không phải là điều quan trọng mà là phải chịu sự giám sát của bên thắng trận trong mỗi sinh hoạt có tính cách điều hành và tái phát triển nước Đức sau cuộc chiến.

Tuy nhiên, giống dân Aryan nầy với nỗ lực ngấm ngầm phục hận đã lén lút đóng tàu đánh cá mà trang bị “hai bánh lái”-chuẩn bị chuyển đổi thành tàu chiến khi có thể-, điều khoản “không cho phát triển không quân” thì lập các “Câu Lạc Bộ Hàng Không”, không cho đào tạo Sĩ Quan thì đào tạo “Hạ Sĩ Quan”, mà  điều kiện gia nhập trường hạ sĩ quan phải là tốt nghiệp trung học, vài chứng chỉ đại học thì được  miễn thi tuyển, sau đó thụ huấn bốn năm, nhấn mạnh 4 năm, và tốt nghiệp với cấp bậc Hạ Sĩ Nhất. Hãy tưởng tượng, kiến thức, năng lực và phong thái của mấy ông Hạ Sĩ Quan nầy!

Người Đức tìm đủ mọi cách “lách luật” để xây dựng một tầng lớp cấp chỉ huy quân sự tương lai cho nước Đức mới. Đây là chuyện sau của thời ông Hạ Sĩ Hitler.

Đất nước họ trải qua muôn vàn khó khăn vừa tái thiết vừa trả nợ, cộng thêm vụ Khủng Hoảng Kinh Tế toàn cầu năm 1929 với hơn 6 triệu người thất nghiệp. 

Thời thế đã tạo anh hùng- anh hùng tàn ác nhất nhân loại-, đầu thập niên 1930, Hitler trở thành thủ lãnh của hàng ngũ công nhân, 1933 được bổ nhiệm làm thủ tướng, năm sau đảm nhiệm chức vụ quốc trưởng của một Đế Quốc Đức mới gọi là Quốc Xã hay Đệ Tam Quốc xã.

Tại sao gọi là Đệ Tam quốc Xã? Vì hoàng đế Đức xưa đảm nhiệm chức vụ nầy cho Đế Quốc La Mã Thánh, gọi là Đệ nhất, sau đó là các Kaiser làm Đức Hoàng cho Đế  Quốc Đức gọi là Đệ Nhị Đế Chế. Quốc Xã của Hitler là Đệ Tam.

Do khả năng hùng biện và những biện pháp cải cách thích đáng, chỉ trong vài năm ông đã biến nước mình thành một cường quốc trên diễn đàn thế giới. Cái hay của ông ta là lợi dụng sự ủng hộ của các thế lực tôn giáo. Ông ký thỏa ước với Giáo Hoàng La Mã.  Năm 1935, lập Bộ Tôn Giáo nhằm đem các hệ phái nhà thờ Tin Lành  vào sự kiểm soát của nhà nước, lại là Quốc Doanh thôi! 

Đủ lớn mạnh, Hitler xé Hoà Ước Versailles, các tàu đánh cá hai bánh lái thành các chiến hạm, các nhà thể thao trong các  Câu Lạc Bộ Hàng Không thành phi công chiến đấu, các ông “Hạ Sĩ” biến thành các sĩ quan đầy uy lực cho một đạo quân “công nhân” được huấn luyện một cách kỷ cương hằng năm.

Muốn tiến chiếm về phía đông thì Ba Lan là địa điểm lý tưởng, ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức đánh Ba Lan, hai ngày sau Anh Pháp tuyên chiến với Đức. Thế Chiến thứ II bùng nổ.

Lịch Sử của 200 năm Bang Giao Quốc Tế là hiệp ước, hiệp định, thỏa ước, nghị định, thậm chí hoà ước nhưng cũng chí là ký để xé khi nào “bên thua trận” phục hồi sức mạnh đủ để “xé” nó.

Thế Chiến II xảy ra như nó đã xảy ra và chúng ta cũng đã chứng kiến, nhưng những ước mơ khanh tướng còn vương vấn nơi những tấm lòng trần tục thì chắc chắn đường trần còn mang nhiều gió cuốn mưa bay.


 

 
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119503)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 124891)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 117039)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102693)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 124697)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
22 Tháng Bảy 2011(Xem: 116882)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thanh Duyên
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 116916)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109868)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 100089)
Cám ơn Ban Tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, Cám ơn Thầy Cô, cám ơn tất cả...
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105406)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115310)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
17 Tháng Sáu 2011(Xem: 106982)
Bài này là một trong rất ít bài con viết cho Ba nếu có 1 thế giới nào khác thế giới này, mà Ba có thể nghe được thì xin ba hãy mỉm cười,
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 101713)
Kính dâng Ba Mẹ và xin lỗi Ba Mẹ, ai con cũng có thể viết cho họ đuợc, viết thư tình, viết công văn, viết thơ tán gái, viết... tùm lum, mà chả mấy khi viết được giòng nào cho Ba Mẹ.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 119306)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138441)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 126122)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110574)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107296)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113801)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!