Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - CHUYẾN ĐI THĂM HAI KỲ QUAN CỦA THẾ GIỚI

13 Tháng Mười Một 20221:22 SA(Xem: 10357)
GS. Lê Quý Thể - CHUYẾN ĐI THĂM HAI KỲ QUAN CỦA THẾ GIỚI




image001

Trong chuyến đi vòng quanh trái đất lần nầy tôi đã ghé qua hai quốc gia cũng “xưa” như trái đất, đó là Ai Cập ở phía bắc của Phi Châu và Ấn Độ ở phía nam của Á Châu. Qua dòng lịch sử hai quốc gia nầy không ít thì nhiều đã có ảnh hưởng đến tôn giáo và văn hóa của nhân loại. Một quốc gia với Cleopatra, một Nữ Vương qua hình ảnh đẹp tuyệt vời của cô diễn viên Elizabeth Taylor và một quốc gia với hình ảnh của một ông cụ già gầy còm mình trần là Thánh Gandhi. Một Nữ Vương Cleopatra với vẻ đẹp quyến rủ của mình đã làm lung lay một đế chế La Mã và một Thánh Gandhi với thuyết đấu tranh bất bạo động đã tạo được một sức mạnh để đánh bại đế quốc Anh.

Nhìn chung Ai Cập và Ấn Độ cũng có điểm giống nhau, mỗi quốc gia theo tôi đều có hai xã hội, xã hội của dân nghèo ngoài đường phố và xã hội của giới thượng lưu giàu có mà tôi thấy tại các khách sạn. Đường phố phần lớn quá dơ bẩn, bụi bặm với dân nghèo lang thang qua lại. Trong khách sạn thì cảnh tượng hoàn toàn trái ngược, nhân viên ăn mặc sạch sẻ, phòng ốc trang hoàng lộng lẩy, khách khúa sang trọng ra vào.

Khi nói đến Ai Cập là người ta nghĩ ngay đến những kim tự tháp, mà Đại Kim Tự Tháp là một kỳ quan của thế giới nhưng có lẽ ít ai biết đến một kỳ quan khác của thế giới là Taj Mahal ở Ấn Độ. Rất khó mà so sánh giữa hai kỳ quan nầy, tuy nhiên theo tôi nếu xem Đại Kim Tự Tháp là một chàng công tử khổng lồ thô kệt thì Taj Mahal phải là một nàng công chúa nhỏ bé mĩ miều.

Người ta tìm được khoảng trên 100 kim tự tháp lớn nhỏ rải rác trên khắp lảnh thổ của Ai Cập mà đa số là những ngôi mộ của các cấp vua chúa trong xã hội thời cổ đại. Các kim tự tháp nầy có một điểm giống nhau là tất cả đều có mặt chính hướng về cực bắc. Hiện nay vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau về số nhân lực cũng như phương pháp di chuyển những khối đá khổng lồ để đặt khối nầy chồng lên khối kia tạo thành một kim tự tháp với bốn mặt cùng kích thước và cùng độ dốc từ dưới mặt đất lên tới đỉnh. Độ dốc nầy không phải là ngẩu nhiên mà đã được tính toán làm sao cho chiều cao từ mặt đất lên tới đỉnh phải bằng chiều dài của bốn cạnh đáy chia cho 2ℼ (2 lần 3,1416) (thuyết pi).

Theo Wikipedea,

“Đại Kim Tự Tháp Giza (Great Pyramid of Giza) là kim tự tháp cổ đại và lớn nhất nằm ở quần thể kim tự tháp Giza của Ai Cập, chỉ có duy nhất kim tự tháp này là nằm trong danh sách bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp nầy được xây trong khoảng thời gian 24 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Mọi người cũng cho rằng Đại Kim Tự Tháp được xây dựng đề làm lăng mộ cho Pharaon Cheops thuộc Triều Đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại. Vị tề tướng của Cheops là Hemon được cho là kiến trúc sư của Đại Kim Tự Tháp nầy”.

Sau đây là bài giới thiệu Taj Mahal của một hảng du lịch:

Taj Mahal chắc chắn là điểm tham quan không thể bỏ qua ở thành phố Agra. Ngôi đền cẩm thạch trắng này đã trở thành biểu tượng của ngành du lịch Ấn Độ, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Đền Taj Mahal là món quà mà hoàng đế Shah Jahan dành tặng cho người vợ yêu dấu, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Shah Jahan là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng của đế quốc Mughal, lên ngôi năm 1627. Trong số các thê thiếp, được ông sủng ái nhất là người vợ thứ ba, hoàng hậu Mumtaz Mahal. Năm 1631, Mumtaz Mahal chẳng may qua đời trong khi hạ sinh người con thứ mười bốn. Sự ra đi của bà đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng Shah Jahan. Ít lâu sau đó, Shah Jahan bắt tay vào thực hiện di nguyện của Mumtaz Mahal: xây dựng một lăng mộ tương xứng với tình yêu của hai người. Ustad Tsa, kiến trúc sư tài hoa nhất Bắc bán cầu thời bấy giờ, đảm nhiệm việc thiết kế ngôi đền. Đích thân Shah Jahan giám sát quá trình xây dựng. Ngoài ra, còn cần đến 32 triệu rupee (tương đương 877 triệu USD theo tỷ giá hiện tại), khối lượng đá quý và vật liệu do 1.000 con voi vận chuyển, cùng với hơn 20.000 nhân công lao động ngày đêm. Vậy mà phải đến 22 năm sau (1653), đền Taj Mahal mới hoàn thành.

Sau khi hoàn thành, Taj Mahal được coi là viên ngọc hoàn mỹ, biểu tượng tiêu biểu của thời kỳ Mughal, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Ba Tư, Hindu, Hồi giáo. Đến ngày nay, ngôi đền vẫn khiến người ta kinh ngạc bởi sự cân xứng hoàn hảo và đường nét tinh tế tuyệt mỹ. Bước qua cánh cổng lớn, bạn sẽ nhìn thấy đền Taj Mahal lộng lẫy soi bóng xuống bể nước gióng theo trục bắc – nam, bao quanh bởi hai hàng cây xanh đều tăm tắp. Ở các góc của lăng là bốn ngọn tháp sừng sững, hai kiến trúc bằng đá sa thạch đỏ (thánh đường và nhà khách) nằm cách lăng một khoảng cách cân xứng. Các mặt của ngôi đền cũng hoàn toàn giống hệt nhau với cổng vòm và kinh Quran được chạm khắc trên đá cẩm thạch trắng. Người Mughal đã làm được điều mà ngay cả các kiến trúc sư trong kỷ nguyên hiện đại cũng phải sửng sốt: độ cân xứng song phương dọc đường trục trung tâm. Phần chính của công trình là lăng mộ hình bát giác cao 75 mét với mái vòm bằng đá cẩm thạch và sa thạch, trang trí hình một bông hoa sen nhằm nhấn mạnh chiều cao. Đỉnh cao nhất là một hình chạm đầu mái mạ vàng, pha trộn phong cách Ba Tư và các yếu tố Hindu. Nội thất bên trong lăng cũng không kém phần thanh nhã, các chi tiết trang trí đạt đến độ tinh xảo sánh ngang với nghệ thuật kim hoàn”.

***

Để thực hiện chuyến đi nầy tôi liên lạc với các hảng du lịch địa phương tại hai thành phố Cairo của Ai Cập và New Delhi của Ấn độ để nhờ họ phụ trách những phương tiện đưa đón và di chuyển cũng như sắp xếp những chuyến tham quan và đặt khách sạn theo đúng lịch trình tôi mong muốn. Chi phí có hơi cao nhưng bù lại mình không phải mất thì giờ đến những nơi mình không muốn đến. Tôi lưu lại 5 ngày tại Ai Cập và 3 ngày tại Ấn Độ.

Trên đường từ Los Angeles đến Cairo tôi phải quá cảnh tại Frankfurt cùa nước Đức. Lúc đến phi trường Cairo thì gặp ngay nhân viên hảng du lịch chờ tôi và họ đưa tôi về khách sạn. Khách sạn khá sang trọng và tôi có nguyên một buổi chiều hôm đó tự do đi thăm quanh thành phố Cairo.

Sáng sớm hôm sau nhân viên du lịch quay trở lại và tôi bắt đầu ngày tham quan thứ nhất. Trước hết tôi được dẫn tới vùng Giza. Từ xa tôi nhìn thấy ba kim tự tháp vừa đẹp vừa hùng vĩ hiện rõ trên nền trời trong sáng nhưng khi đến gần thì chỉ là những khối đá sứt mẻ bị soi mòn bởi thời gian. Nhìn quanh không thấy một bóng mát, sau một lúc phơi mình giữa cơn nóng cả 100℉ tôi quyết định về sớm, thế là chấm dứt ngày thứ nhất.


image002

Sáng sớm ngày thứ hai tôi được chở ra phi trường để bay tới thành phố Luxor nằm bên bờ sông Nile. Nile là một con sông dài nhất Phi Châu và cũng có thể là dài nhất thế giới, nó chảy qua nhiều nước và cuối cùng đổ vào biển Địa Trung Hải. Tôi lên du thuyền ở đây và thuyền xuôi dòng về phía bắc để quay trở lại Cairo. Anh hướng dẫn đón tôi tại phi trường Luxor và giúp tôi làm thủ tục lên thuyền và anh cho biết khi tôi di chuyển trên thuyền thì anh dùng đường bộ để đến những trạm kế tiếp và chờ đón tôi đề hướng dẫn tôi đi tham quan các vùng kế cận sông. Đây là chuyến du thuyền trên sông duy nhất của tôi nhưng cũng là một chuyến du thuyền ghi lại trong tôi nhiều hình ảnh đẹp của cảnh thôn quê êm đềm, của những thị trấn nhỏ dọc theo bờ sông Nile, xa xa có vài cánh chim bay lượn, bầu trời trong xanh, không khí thật yên tĩnh trong lành.

Ngày cuối tôi được chở tới kinh Suez, con kinh nối liền biển Địa Trung Hải với biển Ấn độ Dương. Đứng trên bờ kinh nhìn đoàn tàu nối nhau, tôi có cái cảm giác như những ngôi nhà năm mười tầng chậm chạp di chuyển trước mắt tôi và nếu tay tôi dài hơn một chút thì tôi có thể với tới. Chiều đó tôi được chở trở lại phi trường và chấm dứt 5 ngày tham quan Ai Cập.

Tôi đi chuyến bay tối để đến New Delhi, máy bay quá cảnh tại Doha của nước Qatar và đến thủ đô của Ấn Độ vào rạng sáng ngày hôm sau. Nhân viên hảng du lịch  đón tôi tại phi trường và chở tôi về khách sạn. Sau một giấc ngủ khá dài, tối đó tôi một mình lang thang trên đường phố New Delhi chen lấn với nhiều con bò cũng lang thang trên đường phố như tôi và cuối cùng tôi phải dùng xe taxi mới về tới khách sạn được.

Hôm nay là ngày tôi mong đợi nhất để tới thăm đền Taj Mahal. Sau hơn hai giờ xe rời New Delhi, anh hướng dẫn ngừng xe tại bãi đậu. Tôi bước xuống xe, nhìn quanh quẩn mà không thấy hình dạng tòa nhà đã in sâu trong trí nhớ của tôi. Tôi quay lại nhìn anh hướng dẫn như dò hỏi. Như đoán được thằc mắc của tôi, anh giải thích vì sợ ô nhiểm xe chỉ được phép đậu cách đền hơn nửa cây số và chúng tôi phải cùng đoàn du khách đi bộ vào đền. Khi nhìn thấy đền hiện ra trước mắt thì bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến hết. Đền quá đẹp, quá sang trọng như mới được hoàn tất ngày hôm qua. Anh hướng dẫn cho biết chính phủ Ấn Độ phải bỏ nhiều tài nguyên về nhân lực cũng như tài chánh để tu bổ và bảo trì đền nhất là sau khi những tên lính viễn chinh cuối cùng của thực dân rút lui, chúng vừa cạy phá vừa trộm cắp những viên đá quí. Khi bước vào phía trong đền tôi chỉ thấy hai ngôi mộ nổi nằm ngay giữa phòng và chung quanh hoàn toàn trống trơn không hình, không bàn thờ. Các bức tường đều được cẩn bằng những đá quí có hình dạng các bông hoa đủ loại, đủ màu, tất cá đều được trang hoàng một cách rất nghệ thuật. Cảnh tượng càng rực rở hơn khi anh hướng dẫn lén dùng đèn pin chiếu vào tường. Nhìn toàn cảnh trong ngoài cùa đền du khách có một cảm giác vừa trang nghiêm vừa tinh khiết.

Nếu bây giờ có ai hỏi ý kiến của tôi có nên đi thăm Ấn Độ và Ai Cập không, thì câu trả lời của tôi là có và không. Đền Taj Mahal là một kỳ quan, một kiến trúc quá đẹp mà ta cần phải tận mắt chiêm ngưỡng còn kim tự tháp thì xem hình cũng đã quá đủ.

Lê Quý Thể

 

 

25 Tháng Hai 2009(Xem: 69263)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 73696)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72849)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 70970)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 68147)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 74261)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 74917)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 76573)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 62089)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 83655)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 79076)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 99602)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 96496)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 87816)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 82744)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 73688)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 86606)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 77041)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 83797)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 85272)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?