Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - ÚT: CON MA TRONG XÓM TÔI

05 Tháng Mười Một 20222:45 CH(Xem: 4908)
Nguyễn thị Thêm - ÚT: CON MA TRONG XÓM TÔI
ÚT Con ma trong xóm tôi.

Má hốt hoảng nói với tôi:

- Con Út chết rồi con!

Tôi đứng bật dậy, hai tay xoa vào nhau để phủi lớp đất bám vào tay khi nhổ cỏ cho đám rau thơm của má.

- Hồi nào? Tại sao vậy má?

- Má không biết, má ra phía hàng rào coi trái mít chín chưa, nghe bên nhà bác Bửu lao xao khóc la bên đó. Nghe nói con Út tự tử chết rồi.

Tôi run rẩy vào nhà rửa tay rồi vạch hàng rào đi qua vườn nhà Út. Nhà Út cách nhà tôi chỉ có một cái hàng rào tạm bằng một dãy mít trồng làm ranh. Ba tôi cắm thêm một ít khoai mì xen kẽ. Lâu lâu muốn ăn khoai mì ra đó nhổ một gốc lấy củ, chặt cây cắm lại ở đó. Thế là cứ tiếp tục cha mì con nối vừa làm ranh vừa có khoai mì ăn.

Trong nhà mọi người khá ngạc nhiên thấy tôi đi vào. Bác trai vừa khóc vừa nói:

- Cái Út chết rồi cô Chín ơi! Em nó còn nằm trong phòng.

Tôi như người mộng du không kịp chào ai hết, theo ngón tay bác trai tôi đi thẳng vào phòng Út. Trên giường Út nằm đó, mắt mở thao láo, mặt trắng bệch, tay để xuôi theo thân hình. Vẫn bộ đồ hôm qua Út sang nhà chơi với tôi. Vẫn gương mặt đó mà giờ đây Út đã bỏ lại tôi.

Tôi bước lại bên giường, đưa tay nắm tay Út, bàn tay lạnh ngắt, mặt cũng đã lạnh, tôi vuốt mấy sợi tóc Út lòa xòa trên mặt và vuốt mắt Út:

-Sao em lại thế này! Sao em dại dột vậy hở Út.

Tôi vuốt mắt cho em nhưng đôi mắt vẫn mở lớn như hoảng hốt, như giận dữ và như muốn nói một điều gì.

Bác gái bước vào, tôi chào bác và hỏi về cái chết của Út. Bác nhìn tôi với đôi mắt đẫm đầy nước mắt

- Em nó dại dột quá cô Chín ơi!  Trời ạ! Tôi chết khổ vì con. Con ơi là con! Út ơi là Út...

Rồi bác khóc tức tưởi, bác kể lể lung tung không đầu không đuôi. Bác giận Út, tức Út mà cũng thương con vô cùng. Nhìn Bác tôi không biết phải an ủi thế nào. Chờ cơn khóc dịu lại, tôi nói với bác:

- Sự thể là vậy rồi, bác bình tĩnh để lo cho em. Có cần cháu giúp gì bác cứ nói.

-  Cám ơn cô Chín. Tôi chờ các anh nó về rồi mới tính được.

 Tôi thương Út quá. Mới hôm qua Út tới nhà tôi, hai chị em dẫn nhau xuống vườn, tôi hái một chùm chôm chôm chín đỏ thật ngon mời em ăn. Em dường như có nhiều tâm sự, mắt em sưng húp có lẽ vì khóc nhiều . Em ngồi lặng yên nhìn mông lung rồi nắm tay tôi em khóc một cách đau khổ tột cùng. Tôi hỏi em có chuyện gì nói với chị được không? Em lắc đầu và chỉ khóc. Trong tiếng nấc nghẹn ngào em nói:

- Chắc em không sống được nữa chị ơi!

Tôi ôm em vào lòng và khuyên em nhiều lắm. Tôi đoán em có một nỗi buồn không thể nói với ai kể cả tôi.  Ở nhà em là út với 3 anh trai. Họ đều có gia đình và đều ra ở riêng. Lý do là bác gái rất khó tính, con dâu và mẹ chồng thường bất hòa cãi nhau nhiều lần trước khi ra riêng. Út thường tâm sự với tôi là đã nhiều lần bị mẹ chửi thậm tệ bằng những câu không đẹp trước mặt bạn bè. Em luôn luôn tủi thân vì mình xấu xí không được đẹp. Em từng mơ ước có một người yêu thương em, không để ý đến khuyết điểm trên gương mặt em. Em sẽ có một đám cưới, có một mái nhà riêng, một bầy con xinh xắn. Những ước mơ nhỏ nhoi, bình thường em hay dệt cho tôi nghe và tôi luôn chúc phúc cho em.

Thật ra nhan sắc Út không tệ. Em trắng trẻo, hiền lành và dễ thương. Chỉ cái tội miệng em hơi méo một chút do ngày còn bé em bị giật kinh phong, cứu cấp không kịp nên em có tật. Đối với tôi, người nào cưới được Út sẽ hạnh phúc vì em rất siêng năng, sống có tình có nghĩa.

Vì là con gái út của bác Bửu cho nên bác giữ em rất chặt. Bác không cho phép em giao du với bạn bè sợ em bị gạt gẩm. Mấy lần đi làm chung,  các em thường kể cho tôi nghe là bác không muốn ai tới nhà rủ rê Út nhất là con trai. Tội nghiệp Út đã cô đơn lại bị bạn bè cô lập ít dám thân mật vì sợ bác gái. Có lần em nói với tôi muốn nghỉ làm ở nhà cho rồi vì chẳng ai chơi hay làm bạn với em. Nhưng rồi em vẫn đi làm và sau này bác gái và em thường xung đột lớn tiếng.

Tôi đổi qua việc làm khác nên hàng ngày không tiếp xúc với Út chỉ thỉnh thoảng cuối tuần hai chị em mới gặp nhau nói chuyện linh tinh. Không biết em có người yêu chưa nhưng tôi thấy em vui vẻ hơn trước, chịu khó trau chuốt và ít mặc cảm hơn. Tôi hỏi em nhưng em mắc cỡ lắc đầu không chịu nói. Dường như Út đã yêu Tân, một thanh niên cùng làm chung tổ sản xuất. Tân không phải là người địa phương, sau 30/4/75 Tân về đây ở tạm nhà anh chị và xin làm công nhân nông trường. Nghe đâu bác gái cương quyết phản đối cuộc tình này, bác chửi Tân một trận nảy lửa với những ngôn từ không mấy đẹp. Tự ái Tân đã nghỉ làm và đi mất. Có lẽ đó là lý do đã khiến Út rơi vào sự thất vọng trầm trọng.

Giờ này Út nằm đó, Út tự hủy hoại bản thân mình trong tuyệt vọng. Nguyên nhân chính xác không ai rõ ràng. Tôi giận mình hôm qua đã vô ý không tìm hiểu tâm sự của Út. Nếu tôi chú ý đến Út nhiều hơn, giúp đỡ Út nhiều hơn biết đâu Út đã không như thế này.

Tôi về nhà hình ảnh Út cứ lãng vãng trong tôi. Gương mặt đó, đôi mắt đó và tâm sự của em làm tôi không thể nào ngủ được.

 

Bác Bửu quyết định sẽ chôn Út ngay trong vườn, cách con đường phía trước nhà độ vài chục thước. Ngày tẩn liệm đôi mắt em chỉ khép hờ. Tôi đứng bên những người đạo tỳ thương em không cầm được nước mắt. Tôi không có em gái, tôi đã từng coi em như em gái mình, vậy mà giờ này tôi đã vô tình để em ra đi một cách đau khổ oan nghiệt như vậy.

Trong mấy ngày tang lễ, hàng xóm đến phụ đám một tay. Rạp dựng bên ngoài sân, ban đêm khách khứa, bạn bè, bà con cùng thức với gia chủ. Các anh của Út cũng về đủ để lo tang sự cho em. Tôi coi như người nhà đến tiếp khách, châm trà, thêm rượu cho khách. Đám ma buồn và hoang lạnh đến rợn người với những lời gào khóc kể lể thống thiết của bác gái.

Đêm thứ nhì làm đám, hôm sau sẽ động quan, hạ huyệt đúng giờ như lời dặn của ông thầy nào đó. Tiếng kèn đám thỉnh thoảng lại kéo ò e buồn não nuột. Bỗng dưng Tân trai của Út từ dưới nhà giận dữ bước ra đứng trước quan tài tự đập vào ngực mình la lớn:

- Tại sao anh lấy cái quần em mới mua. Anh có biết em dành dụm bao lâu mới mua được nó không? Anh biết má chửi em bao nhiêu khi em khoe với má không? Trả lại cho em, mau trả lại cho em!

Tiếng la rõ lớn giọng đầy uất ức. Cả nhà không hiểu gì hết chỉ đứng nhìn rồi nhào vào giữ không cho Tân tự hành hạ lấy mình. Một hồi sau Tân ngã ra bất tỉnh. Khi tỉnh lại, Tân run rẩy vào nhà lấy ra một cái quần Jean còn mới để lên quan tài và lạy như tế sao. Thì ra lúc liệm Út, thấy cái quần Jean của em gái còn mới tinh Tân tiếc của nghĩ liệm theo rất uổng nên giữ lại để mặc. Không ngờ hồn Út nhập vào Tân và đòi lại. Ai cũng nói Út là con gái còn trinh, chết oan nên linh lắm. Ngày đem chôn Út, cái quần Jean và một số đồ dùng của em cũng được chôn theo. Số tiền Út dành dụm bác gái mua giấy tiền vàng bạc đốt theo, không ai dám lấy một xu.

Sau ngày đám ma Út, tôi cũng hay qua mả đốt hương cho em. Nấm đất đắp cao cho tôi một cảm giác ly biệt ngậm ngùi trên cõi đời này. Sự vô thường và nghiệp duyên của kiếp con người. Công lao nuôi dưỡng khó nhọc của cha mẹ mà chỉ vì sự lạc lòng thiếu suy nghĩ mà Út đã quyên sinh. Hai đấng sinh thành ở lại phải đau khổ trong cảnh cha mẹ già phải khóc con thơ. Hai bác giờ quạnh quẽ, nhà chỉ còn hai người già trong vườn tược mênh mông thật tội nghiệp.

Điều đáng sợ là sau ngày mở cửa mả, những người bạn của Út mờ sáng đi làm thường gặp Út cùng đi theo. Út đi theo họ lặng lẽ, im lìm đến cuối đường rẽ vào khu nhà máy mủ thì không thấy nữa. Những ngày đi lãnh nhu yếu phẩm hay lãnh lương về tối họ cũng gặp Út đứng ở cổng nhà đưa tay vẫy vẫy chào như khi Út còn sống. Bà con trong xóm thường thấy Út ngồi trước mộ khóc một mình mỗi khi họ đi ngang vườn.

Tôi nghe nhiều người trong xóm kể lại thường gặp bóng ma của Út hiện về. Nhưng thật kỳ lạ, tôi chưa bao giờ trực diện được gặp lại em. Tôi đã đốt nhang trước mộ, khấn em hiện về báo mộng cho tôi biết nội tình như thế nào và tôi giúp gì được cho em. Nhưng có lẽ tôi nặng bóng vía nên chờ hoài không thấy.

Bác trai nói, ban đêm Út thường hiện về đi lòng vòng trong nhà, nhiều khi Út đứng yên nhìn chăm chăm bác gái đang ngủ. Bác trai nói bác không sợ, nhưng bác gái sợ lắm, bà la hét và mất ngủ thường xuyên.
Trong xóm tôi, tiếng đồn Út chết oan không siêu thoát. Dù Út không hại hay nhác ai nhưng cũng làm mọi người sợ hãi, đêm tối chẳng dám đi ngang qua đó một mình.

Bác Bửu đi coi thầy và đúng 49 ngày của Út bác rước thầy pháp làm lễ đàn tràng trấn yểm mả của Út.

Nghe má tôi nói lại hai ông thầy pháp đến cúng bái lớn lắm. Họ vẽ bùa dán trong nhà, ngoài cửa nhà bác Bửu đồng thời dùng mấy đạo bùa trấn yểm mả Út. Họ dùng dao đóng bốn bên ngôi mả và làm gì đó để chế ngự hồn Út không thể xuất ra ngoài.  Từ đó người ta không thấy Út hiện về nữa. Đúng 100 ngày bác Bửu kêu thợ tới xây mả cho Út.

Những gì của Út đã khép lại, chỉ còn đó một ngôi mộ buồn thiu nằm trong vườn vắng lặng. Không biết hồn ma của Út đã bị chận lại nằm sâu dưới ba lớp đất hay Út đã đi đến thế giới nào rồi. Riêng tôi thỉnh thoảng vẫn đến thăm em, đốt cho em  ba cây nhang, cầu nguyện cho em siêu thoát.

...

Bây giờ tháng 10, ngày mai là lễ Halloween, những con ma sẽ hiện diện trên đường, sẽ vào từng nhà xin kẹo. Khu nhà tôi ở trang trí ma quái, mồ mả dựng trong sân khiến mỗi sáng đi bộ tôi lại nhớ tới Út và bóng ma của em trong xóm tôi. Bây giờ qua đọc kinh sách, tôi nghĩ giá như bác Bửu ngày đó thỉnh chư tăng về tụng kinh siêu thoát cho Út. Cậy nhờ năng lượng từ bi của những người tu hành chân chánh giải tỏa những ẩn ức, những sân hận trong lòng Út để Út buông bỏ tất cả mà đi ra nhẹ nhàng, hơn là dùng bùa chú của thầy pháp trấn ếm hồn em. Bao nhiêu năm rồi cứ nghĩ đến bùa chú nhốt linh hồn Út không thể siêu thoát, không có lối ra, tôi lại thương em vô cùng.

Cõi vô hình không ai biết thực hư như thế nào nhưng đối với tôi Út mãi là đứa em gái hiền lành, dễ thương nhưng bạc mệnh.

Tôi tin tưởng thời hạn giam cầm đã hết để em được tự do tái sinh ở một kiếp khác. Kiếp đó em sẽ đẹp đẽ và có một cuộc sống an vui hạnh phúc.

Ta cầu nguyện cho em
Hồn thiêng được giải thoát
Được sống đời an lạc.
Không vướng khổ ưu phiền
Không uất hận triền miên.
Tái sinh nhiều phước báo.
 
Nguyễn thị Thêm.
10/2022
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69723)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88327)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72471)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 66115)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64236)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65687)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62583)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65183)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65620)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 63707)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
25 Tháng Hai 2009(Xem: 63934)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68518)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68111)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 67008)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63192)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70226)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70071)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 71999)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 57270)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78377)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.