Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thái NC - CHÚT DUYÊN CÙNG NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG

22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 6086)
Thái NC - CHÚT DUYÊN CÙNG NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG


CHÚT  DUYÊN CÙNG NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Thái NC


Gần nhà tôi có tủ sách nho nhỏ bên đường, bên trong có rất nhiều sách và không ai trông coi cả. Bạn đi ngang qua mở ra thấy có cuốn nào vừa ý, lấy về đọc, đọc xong mang trả lại khi nào cũng được, hoặc lỡ quên luôn cũng… không sao! Hay ngược lại, nếu bạn có sách hay muốn chia sẻ cho người khác cùng đọc hoặc vì lý do nào đó không thể giữ lại trong nhà, thay vì tặng ở thư viện lớn địa phương, có thể đem ra tặng ở tủ sách này cũng được. San Jose nơi tôi ở có khá nhiều tủ sách thư viện mini kiểu này, không phải chỉ một.


blank

                                                      Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Cường Trần San Jose)


Tủ sách nằm trên đường tôi hay đi bộ exercise hằng ngày và thỉnh thoảng cũng dừng lại tò mò mở xem xét tình hình, biết đâu có cuốn nào hay.

Hôm qua, tôi đi ngang qua tủ sách và dừng lại mở ra xem. Như một phép mầu nào đó, trước mặt tôi là một cuốn tiếng Việt, nằm lạc loài giữa mấy chục cuốn sách Mỹ, và điều làm tôi xúc động vì ba chữ: Nguyễn Xuân Hoàng.

Cuốn tiểu thuyết “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu” của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Sách còn khá mới mặc dù xuất bản từ năm 1998.

Và điều làm tôi xúc động hơn, đây là cuốn chính tác giả Nguyễn Xuân Hoàng đã ký tặng cho ai đó với chữ ký còn trên trang giấy. Tên người được tặng đã được cắt bỏ. Có lẽ vì nguyên nhân nào đó, người được tặng (hay có thể là con cháu họ) vì hoàn cảnh không thể giữ cuốn sách này nữa, nhưng không nỡ quăng vào thùng recycle nên đã chọn cái thư viện tý hon này cho người hữu duyên.

blank
Cuốn tiểu thuyết “Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu” của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Thái NC cung cấp)


Và hôm nay tôi là kẻ may mắn và hữu duyên đó.

Khi tôi bắt đầu lớn lên và rất thích đọc sách, nhà có một tủ sách gia đình khá lớn, hầu hết là của các tác giả thế hệ Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Tất cả đều do mấy chị của tôi tha về. Một hôm tôi khám phá trong khu rừng Tuổi Ngọc đó một con chim lạ tựa đề là Kẻ Tà Đạo, tác giả Nguyễn Xuân Hoàng.

Thế hệ của tôi, trước 1975, Nguyễn Xuân Hoàng không phải là cái tên đầu giường gối sách như Duyên Anh, Từ Kế Tường, Mường Mán…, đơn giản vì chúng tôi chưa lớn đủ để đọc và thích văn của ông.

Lứa tuổi như tôi lúc bấy giờ, những nhân vật Dzũng Dakao, Chương Còm, Thằng Côn, Con Thúy, hấp dẫn và mê ly hơn. Tuy nhiên, cái tên Nguyễn Xuân Hoàng làm tôi chú ý vì đây là người mà chị tôi rất ngưỡng mộ.

Dạo đó, chị tôi chuẩn bị thi Tú Tài ban C Việt Văn và đang học với thầy Hoàng. Gần mùa thi, chị và mấy người bạn nữa tới nhà tôi học nhóm. Học thì không rõ mấy chị học được bao nhiêu, nhưng bàn bạc về thầy Nguyễn Xuân Hoàng thì chỉ cần hóng chuyện nghe thôi tôi cũng đủ hình dung rõ ràng trong đầu một ông thầy trẻ tuổi, đẹp trai, hoạt bát, và nhất là một nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ.

Với một ông thầy mà cả tài lẫn danh vang dội như vậy, thử hỏi cô học sinh 17, 18 tuổi nào mới lớn lên không ngưỡng mộ? Cầm cuốn sách “Kẻ Tà Đạo”, tôi lật trang đầu và thấy dòng chữ thân tặng do chính tác giả, thầy Nguyễn Xuân Hoàng ký tặng cô học trò, hèn chi chị tôi quý quyển sách này như vậy.

Đó là chuyện năm xưa khi tôi còn nhỏ.

Tôi ở San Jose và biết ông Nguyễn Xuân Hoàng cũng đang ở đây mười mấy năm rồi, từ khi ông về làm Tổng Thư Ký cho báo Việt Mercury và sau đó là chủ bút tờ Việt Tribune.

Một lần duy nhất tình cờ đưa hai người quen từ Việt Nam sang chơi được ông Nguyễn Xuân Hoàng và một số nhà văn, nhà báo ở đây tiếp đón tại cà phê Paloma. Họ là những người bạn văn cũ, có tên tuổi trên văn đàn Việt Nam từ trước 1975, nay gặp lại hàn huyên.

Tôi chỉ là tài xế, nhưng họ không để tôi về, nhứt định giữ lại uống cà phê với các anh, các chú. Câu chuyện đưa đẩy và biết tôi cũng có viết lách vui chơi, ông Nguyễn Xuân Hoàng nói gởi bài tới Việt Tribune, ông sẽ xem. Lúc đó sắp đến mùa Vu Lan, tôi bèn gởi “Tô Canh Thơm Của Mạ.” Tuần sau, quả nhiên thấy đăng trên Việt Tribune.

Tính từ lúc mới lần đầu tiên biết đến ba chữ Nguyễn Xuân Hoàng ở cuốn truyện “Kẻ Tà Đạo,” mối duyên văn nghệ giữa tôi và ông chỉ một lần gặp gỡ tại café Paloma đó, và bài viết “Tô Canh Thơm Của Mạ” trên Việt Tribune.


TN-NguyenXuanHoang-1
Cuốn tiểu thuyết “Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu” của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Thái NC cung cấp)


Năm sáu năm trước, biết tin ông bệnh nặng và đã ra đi về miền vĩnh cửu.

Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!

Không cần biết tác giả ký tặng cuốn sách này cho ai, và nguyên do gì người ấy sau bao năm trời gìn giữ lại đem bỏ nơi đây. Âu cũng là duyên đưa đẩy, tôi mang cuốn sách nhỏ này về nhà tiếp tục gìn giữ trong tủ sách của mình.


11 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 95613)
Nhớ về quê hương, nhớ thời thơ ấu, dưới mái trường xưa, con đường ngập lá vàng rơi, nhớ chúng mình một thời rong chơi. Cuộc đời đổi thay, chúng ta mỗi người mỗi ngả, đối với tôi, đời sống thế nào? Ngày tháng phôi pha, xứ người xa lạ, lòng luôn ngóng về quê hương, nhớ từng nơi ngày đó chúng tôi đã đi qua, nhưng bây giờ cảnh cũ không còn và các bạn xưa cũng không còn, biết lưu lạc nơi nao?
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100354)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93982)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97328)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210412)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100938)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96051)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92357)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75543)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84587)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76326)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93574)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87025)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58685)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77714)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 75137)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 82242)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69715)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88305)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72460)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.