Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - MỘT CHÚT HƯƠNG XƯA - TRÂU HÓA THÀNH CỌP (P.1)

22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 11530)
Huỳnh Văn Huê - MỘT CHÚT HƯƠNG XƯA - TRÂU HÓA THÀNH CỌP (P.1)

Chuyện năm Sửu & Dần (p.1)
Huỳnh Văn Huê.


trauhoacop

  (Hình ảnh sưu tầm trên mạng và ghép lại)


 TRÂU HÓA THÀNH CỌP (phần 1)


(Trong thời gian đại dịch, uống cà phê... online với bạn bè tác giả đã được nghe nhiều câu chuyện thú vị. Nhưng giai đoạn ấy thì không sao hứng thú để viết ra được. Nhất là qua 2 năm Sửu và Dần phải viết 2 truyện Trâu và Cọp. Hôm nay, để rút gọn xin được giới thiệu đến quý bạn đọc chuyện Trâu + Cọp ... )



    Câu chuyện cũng đã lâu lắm rồi, không nhớ rõ vào ngày tháng năm nào... .

    Nơi một thôn bản heo hút vùng núi, nơi này đồng bào vùng cao vẫn còn một đời sống sơ khai đơn giản. Lúa chỉ trồng một vụ, trông chờ vào nước... trời ! Muốn ăn cá thì xuống bắt ở... suối ! Công  việc chăn nuôi cũng rất là thuận theo tự nhiên: heo gà thì thả rong quanh quẩn trong sân - ngoài đồng, chúng tự biết tìm đường về nhà khi chiều xuống... 

    Riêng việc chăn nuôi đại gia súc như trâu bò càng tự nhiên một cách rất đặc sắc... Đầu năm vào mùa xuân chúng được lùa lên rừng ở dưới chân núi, cuối năm bà con cứ lên núi lùa về, bầy gia súc của nhà ai cứ nhớ đường về nhà ấy... 

    Xuân năm nay, như thường lệ các đàn trâu của mọi nhà đã ổn định trên bìa rừng dưới chân núi, nơi có những trảng cỏ tươi xanh và một con suối nhỏ róc rách quanh năm... 

    Bỗng một đêm mọi người nghe tiếng cọp gầm trên rừng vọng về! Sáng ra mọi người lo lắng tụ tập trước nhà trưởng bản, vì đây một điều rất bất thường và nguy hiểm cho các đàn trâu. Trưởng bản là người cao niên nhiều kinh nghiệm và lại là người có trách nhiệm với đời sống của các cư dân nơi đây vì họ đã “bầu” cho ông làm trưởng bản mà. Ông lo âu đưa mắt nhìn về phía núi và nói rằng có lẽ năm rồi có mấy đám cháy rừng ở phía Bắc, thêm vào nạn người từ dưới xuôi lên đây phá rừng chiếm đất trồng trọt. Đất rừng bị thu hẹp, việc săn bắt để sinh tồn không được như trước đây nên có cọp bên đó dạt về bên đây kiếm “mồi” là lẽ đương nhiên. Ông ra lệnh nhanh chóng tụ tập nhóm trai tráng mạnh khỏe do chính ông dẫn đầu.

    Đoàn đem theo đầy đủ lương thực trong bảy ngày, trang bị giáo mác đầy đủ, nhất là phải mang theo mấy cái cồng chiêng cỡ lớn! Và đặc biệt nhất là ông còn nói đem theo một lượng khá nhiều... muối (?) và dây thừng. Đi rừng đem theo dây thừng thì ai cũng biết là cần thiết, còn đem theo nhiều muối quá mức tiêu dùng là điều thật khó hiểu, nhưng trưởng bản nói là không nên thắc mắc, đến nơi sẽ biết.

    Ông còn căn dặn những người còn ở lại nếu thấy phía núi có khói lửa và nghe tiếng cồng chiêng báo động vọng về thì phải nhanh chóng lên đó ứng cứu! Quả thật giống như có chiến tranh vậy!

    Xuất hành từ sáng sớm trời còn mờ sương, mãi đến xế trưa mọi người mới tới được “hiện trường” là nơi chăn thả đàn trâu. Mọi người không khỏi kinh hoàng...! 

    Đàn trâu tan tác và hoảng loạn, ánh mắt bọn chúng còn hằn lên một nỗi sợ hãi khủng khiếp... ! Mọi người chia nhau, một nhóm đi lùa các con trâu tụ tâp trở lại, lúc này thấy có sự xuất hiện của con người, các con vật phần nào có vẻ yên tâm, bắt đầu tụ tập lại và có con đã bắt đầu gặm cỏ.

    Riêng ông trưởng bản, với kinh nghiệm lâu năm của mình, đã dẫn nhóm thanh niên còn lại tiến vào sát bìa rừng. Mọi người ai cũng hồi hộp và căn thẳng, tay lăm lăm thứ vũ khí nào mà mình có trong tay.

    Đúng như dự đoán của ông trưởng bản, họ tìm được những gì còn lại của con trâu xấu số. Tim gan đã được ăn mất tại chỗ, riêng hai cái đùi ngon nhất đã được con cọp dữ cắn đứt rời và tha mang đi vô rừng sâu.

    Ông trưởng bản ra lệnh lọc lại phần thịt nào còn ăn được để lo cho bữa cơm chiều, nếu còn lại bao nhiêu thì ướp muối.(Trưởng bản quả thật tiên liệu như thần, ông ấy đã chuẩn bị quá chính xác!- Biết bao đứa trẻ vốn là thế hệ tương lai của bản làng vẫn còn... thiếu ăn !) 

    Trước lúc đám thanh niên trai tráng bắt đầu lo công việc xẻ thịt con mồi không mong muốn, ông trưởng bản xua tay ra hiệu cho mọi người dạt ra. Ông ấy đi vòng quanh “hiện trường” quan sát thật kỹ... .

    Nhìn những dấu chân hãy còn rành rành ra đó, ông chép miệng, đây là con cọp tơ áng chừng trên 150kg nhưng dưới 200kg. Nó đủ sức giết chết con trâu nhưng không vác nổi con mồi đem vô rừng, nếu là một con nghé thì mọi việc đã khác.

    Qua một đêm nó quá đủ thời gian đi trở ra một lần nữa để mang thêm cái đùi trâu thứ hai vào cất giữ trong rừng sâu. Ông đoán đêm nay nó sẽ không trở ra nữa đâu, nhưng mọi người cũng nên đề phòng, phải đốt nhiều đống lửa rải rác để vừa bảo vệ người vừa bảo vệ đàn trâu.

    Sau bữa ăn chiều vội vã, nơi vùng rừng sâu màn đêm buông xuống rất nhanh, bên đống lửa trưởng bản gợi ý hỏi mọi người về làm cách nào để ngăn chận được con cọp dữ đã xuất hiện tại đây bắt trâu ăn thịt??

    Mọi trai tráng đều... rụt rè, vì từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ họ chưa nhìn thấy một con cọp... thật! ( Tất nhiên là trừ ông trưởng bản ra) Bọn họ sau khi được ông trưởng bản khuyến khích, có người -- là đại diện của đám thanh niên -- rụt rè nói là phải tổ chức canh gác thường xuyên, đó là phòng thủ.  Hoặc mạnh dạn hơn, ta tổ chức phản công là... là... tổ chức đánh bẫy con cọp hung dữ kia ! Ý kiến xong cả nhóm ngồi im đợi ý kiến của trưởng bản.

     Đưa ánh mắt buồn buồn nhìn một cách thân thương và trìu mến vào từng người. Ông chậm rãi nói rằng, thanh niên trong bản đã bỏ về xuôi làm công nhân cũng khá nhiều, số còn lại phải đảm đương công việc nương rẩy, nếu cắt cử một số người mạnh khỏe để chỉ bảo vệ đàn trâu thì còn mấy ai lo những công việc bình thường từ trước đến giờ?!

     Chợt ông đứng xổm dậy như cái lò xo, ông đưa mắt về phía bìa rừng. Ông bắt loa tay nói rằng đám canh gác chú ý, mũi ông vừa cảm nhận được mùi khen khét của... cọp! Ông nói lớn rằng nó đã no nê nên chỉ ra đây để... quan sát cho lần săn mồi tiếp theo thôi. Mấy đống lửa cháy sáng rực như thế này nó không dám ra đây đâu (nhứt là trong khi nó còn... no!). Tuy vậy, đám trực phải cẩn thận, còn số người còn lại cũng cần tỉnh táo, ai thấy sợ thì leo lên cây ngủ và nhớ dùng dây thừng cột chặc mình vào thân cây để không bị rơi xuống đất khi ngủ quên.

    Nói xong ông lần nữa quắc mắt nhìn về phía rừng sâu, có hai đóm sáng phản chiếu trở ra đáp trả ánh nhìn của ông. Xong nhanh chóng nó vụt tắt... . Ông nói gọn lỏn với mọi người, đêm nay “nó” đã trở vô rừng sâu rồi !!

     Trở lại vấn đề mới nêu ra vừa rồi, vấn đề “đánh bẫy con cọp”! Ông trưởng bản thở dài, mấy đứa ở đây có ai tận mắt thấy... cọp bao giờ. Ngay cả hiện giờ vào đến tận đây rồi, cũng có thấy được mặt mũi của con cọp đâu !? Như thế đấy!!

Ta đây lại cũng đã già yếu rồi... . Việc đánh bẫy cọp dữ không biết có thành công hay không nhưng hao tổn nhân mạng là điều có thể ! Hơn nữa, bây giờ ta nghe nói cọp là loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Nếu may mà bẫy được nó thì không khéo cái may mắn lại biến thành điều... rủi ro!

Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến. 

(còn tiếp)

 

HUỲNH VĂN HUÊ (9-2022)

25 Tháng Hai 2009(Xem: 69326)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 73726)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72877)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 71003)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 68209)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 74353)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 74936)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 76669)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 62146)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 83688)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 79111)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 99639)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 96621)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 87855)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 82794)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 73736)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 86718)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 77077)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 83842)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 85384)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?