Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - MỘT CHÚT HƯƠNG XƯA - TRÂU HÓA THÀNH CỌP (P.1)

22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 5177)
Huỳnh Văn Huê - MỘT CHÚT HƯƠNG XƯA - TRÂU HÓA THÀNH CỌP (P.1)

Chuyện năm Sửu & Dần (p.1)
Huỳnh Văn Huê.


trauhoacop

  (Hình ảnh sưu tầm trên mạng và ghép lại)


 TRÂU HÓA THÀNH CỌP (phần 1)


(Trong thời gian đại dịch, uống cà phê... online với bạn bè tác giả đã được nghe nhiều câu chuyện thú vị. Nhưng giai đoạn ấy thì không sao hứng thú để viết ra được. Nhất là qua 2 năm Sửu và Dần phải viết 2 truyện Trâu và Cọp. Hôm nay, để rút gọn xin được giới thiệu đến quý bạn đọc chuyện Trâu + Cọp ... )



    Câu chuyện cũng đã lâu lắm rồi, không nhớ rõ vào ngày tháng năm nào... .

    Nơi một thôn bản heo hút vùng núi, nơi này đồng bào vùng cao vẫn còn một đời sống sơ khai đơn giản. Lúa chỉ trồng một vụ, trông chờ vào nước... trời ! Muốn ăn cá thì xuống bắt ở... suối ! Công  việc chăn nuôi cũng rất là thuận theo tự nhiên: heo gà thì thả rong quanh quẩn trong sân - ngoài đồng, chúng tự biết tìm đường về nhà khi chiều xuống... 

    Riêng việc chăn nuôi đại gia súc như trâu bò càng tự nhiên một cách rất đặc sắc... Đầu năm vào mùa xuân chúng được lùa lên rừng ở dưới chân núi, cuối năm bà con cứ lên núi lùa về, bầy gia súc của nhà ai cứ nhớ đường về nhà ấy... 

    Xuân năm nay, như thường lệ các đàn trâu của mọi nhà đã ổn định trên bìa rừng dưới chân núi, nơi có những trảng cỏ tươi xanh và một con suối nhỏ róc rách quanh năm... 

    Bỗng một đêm mọi người nghe tiếng cọp gầm trên rừng vọng về! Sáng ra mọi người lo lắng tụ tập trước nhà trưởng bản, vì đây một điều rất bất thường và nguy hiểm cho các đàn trâu. Trưởng bản là người cao niên nhiều kinh nghiệm và lại là người có trách nhiệm với đời sống của các cư dân nơi đây vì họ đã “bầu” cho ông làm trưởng bản mà. Ông lo âu đưa mắt nhìn về phía núi và nói rằng có lẽ năm rồi có mấy đám cháy rừng ở phía Bắc, thêm vào nạn người từ dưới xuôi lên đây phá rừng chiếm đất trồng trọt. Đất rừng bị thu hẹp, việc săn bắt để sinh tồn không được như trước đây nên có cọp bên đó dạt về bên đây kiếm “mồi” là lẽ đương nhiên. Ông ra lệnh nhanh chóng tụ tập nhóm trai tráng mạnh khỏe do chính ông dẫn đầu.

    Đoàn đem theo đầy đủ lương thực trong bảy ngày, trang bị giáo mác đầy đủ, nhất là phải mang theo mấy cái cồng chiêng cỡ lớn! Và đặc biệt nhất là ông còn nói đem theo một lượng khá nhiều... muối (?) và dây thừng. Đi rừng đem theo dây thừng thì ai cũng biết là cần thiết, còn đem theo nhiều muối quá mức tiêu dùng là điều thật khó hiểu, nhưng trưởng bản nói là không nên thắc mắc, đến nơi sẽ biết.

    Ông còn căn dặn những người còn ở lại nếu thấy phía núi có khói lửa và nghe tiếng cồng chiêng báo động vọng về thì phải nhanh chóng lên đó ứng cứu! Quả thật giống như có chiến tranh vậy!

    Xuất hành từ sáng sớm trời còn mờ sương, mãi đến xế trưa mọi người mới tới được “hiện trường” là nơi chăn thả đàn trâu. Mọi người không khỏi kinh hoàng...! 

    Đàn trâu tan tác và hoảng loạn, ánh mắt bọn chúng còn hằn lên một nỗi sợ hãi khủng khiếp... ! Mọi người chia nhau, một nhóm đi lùa các con trâu tụ tâp trở lại, lúc này thấy có sự xuất hiện của con người, các con vật phần nào có vẻ yên tâm, bắt đầu tụ tập lại và có con đã bắt đầu gặm cỏ.

    Riêng ông trưởng bản, với kinh nghiệm lâu năm của mình, đã dẫn nhóm thanh niên còn lại tiến vào sát bìa rừng. Mọi người ai cũng hồi hộp và căn thẳng, tay lăm lăm thứ vũ khí nào mà mình có trong tay.

    Đúng như dự đoán của ông trưởng bản, họ tìm được những gì còn lại của con trâu xấu số. Tim gan đã được ăn mất tại chỗ, riêng hai cái đùi ngon nhất đã được con cọp dữ cắn đứt rời và tha mang đi vô rừng sâu.

    Ông trưởng bản ra lệnh lọc lại phần thịt nào còn ăn được để lo cho bữa cơm chiều, nếu còn lại bao nhiêu thì ướp muối.(Trưởng bản quả thật tiên liệu như thần, ông ấy đã chuẩn bị quá chính xác!- Biết bao đứa trẻ vốn là thế hệ tương lai của bản làng vẫn còn... thiếu ăn !) 

    Trước lúc đám thanh niên trai tráng bắt đầu lo công việc xẻ thịt con mồi không mong muốn, ông trưởng bản xua tay ra hiệu cho mọi người dạt ra. Ông ấy đi vòng quanh “hiện trường” quan sát thật kỹ... .

    Nhìn những dấu chân hãy còn rành rành ra đó, ông chép miệng, đây là con cọp tơ áng chừng trên 150kg nhưng dưới 200kg. Nó đủ sức giết chết con trâu nhưng không vác nổi con mồi đem vô rừng, nếu là một con nghé thì mọi việc đã khác.

    Qua một đêm nó quá đủ thời gian đi trở ra một lần nữa để mang thêm cái đùi trâu thứ hai vào cất giữ trong rừng sâu. Ông đoán đêm nay nó sẽ không trở ra nữa đâu, nhưng mọi người cũng nên đề phòng, phải đốt nhiều đống lửa rải rác để vừa bảo vệ người vừa bảo vệ đàn trâu.

    Sau bữa ăn chiều vội vã, nơi vùng rừng sâu màn đêm buông xuống rất nhanh, bên đống lửa trưởng bản gợi ý hỏi mọi người về làm cách nào để ngăn chận được con cọp dữ đã xuất hiện tại đây bắt trâu ăn thịt??

    Mọi trai tráng đều... rụt rè, vì từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ họ chưa nhìn thấy một con cọp... thật! ( Tất nhiên là trừ ông trưởng bản ra) Bọn họ sau khi được ông trưởng bản khuyến khích, có người -- là đại diện của đám thanh niên -- rụt rè nói là phải tổ chức canh gác thường xuyên, đó là phòng thủ.  Hoặc mạnh dạn hơn, ta tổ chức phản công là... là... tổ chức đánh bẫy con cọp hung dữ kia ! Ý kiến xong cả nhóm ngồi im đợi ý kiến của trưởng bản.

     Đưa ánh mắt buồn buồn nhìn một cách thân thương và trìu mến vào từng người. Ông chậm rãi nói rằng, thanh niên trong bản đã bỏ về xuôi làm công nhân cũng khá nhiều, số còn lại phải đảm đương công việc nương rẩy, nếu cắt cử một số người mạnh khỏe để chỉ bảo vệ đàn trâu thì còn mấy ai lo những công việc bình thường từ trước đến giờ?!

     Chợt ông đứng xổm dậy như cái lò xo, ông đưa mắt về phía bìa rừng. Ông bắt loa tay nói rằng đám canh gác chú ý, mũi ông vừa cảm nhận được mùi khen khét của... cọp! Ông nói lớn rằng nó đã no nê nên chỉ ra đây để... quan sát cho lần săn mồi tiếp theo thôi. Mấy đống lửa cháy sáng rực như thế này nó không dám ra đây đâu (nhứt là trong khi nó còn... no!). Tuy vậy, đám trực phải cẩn thận, còn số người còn lại cũng cần tỉnh táo, ai thấy sợ thì leo lên cây ngủ và nhớ dùng dây thừng cột chặc mình vào thân cây để không bị rơi xuống đất khi ngủ quên.

    Nói xong ông lần nữa quắc mắt nhìn về phía rừng sâu, có hai đóm sáng phản chiếu trở ra đáp trả ánh nhìn của ông. Xong nhanh chóng nó vụt tắt... . Ông nói gọn lỏn với mọi người, đêm nay “nó” đã trở vô rừng sâu rồi !!

     Trở lại vấn đề mới nêu ra vừa rồi, vấn đề “đánh bẫy con cọp”! Ông trưởng bản thở dài, mấy đứa ở đây có ai tận mắt thấy... cọp bao giờ. Ngay cả hiện giờ vào đến tận đây rồi, cũng có thấy được mặt mũi của con cọp đâu !? Như thế đấy!!

Ta đây lại cũng đã già yếu rồi... . Việc đánh bẫy cọp dữ không biết có thành công hay không nhưng hao tổn nhân mạng là điều có thể ! Hơn nữa, bây giờ ta nghe nói cọp là loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Nếu may mà bẫy được nó thì không khéo cái may mắn lại biến thành điều... rủi ro!

Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến. 

(còn tiếp)

 

HUỲNH VĂN HUÊ (9-2022)

30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119496)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 124886)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 117027)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102689)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 124687)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
22 Tháng Bảy 2011(Xem: 116877)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thanh Duyên
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 116906)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109864)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 100084)
Cám ơn Ban Tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, Cám ơn Thầy Cô, cám ơn tất cả...
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105400)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115305)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
17 Tháng Sáu 2011(Xem: 106976)
Bài này là một trong rất ít bài con viết cho Ba nếu có 1 thế giới nào khác thế giới này, mà Ba có thể nghe được thì xin ba hãy mỉm cười,
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 101709)
Kính dâng Ba Mẹ và xin lỗi Ba Mẹ, ai con cũng có thể viết cho họ đuợc, viết thư tình, viết công văn, viết thơ tán gái, viết... tùm lum, mà chả mấy khi viết được giòng nào cho Ba Mẹ.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 119296)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138438)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 126117)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110562)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107285)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113795)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!